1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề kiemtra cuối học kì II( CN)

11 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu I- MỤC TIÊU - Giúp học sinh yếu củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức HS bị hổng từ các lớp dưới. - Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. - Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo HS yếu. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói không với HS ngồi nhầm lớp” II- THỰC TRẠNG 1- Học sinh - Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. - Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. - Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. - Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền. - Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuận chỉ được 2 – 3 buổi. - Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một dộ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng về toán có thể chênh nhau 7 lớp. - Mỗi em có một khả năng nỗi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình. - Học sinh không biết đọc, biết viết (Đây lá khuyết điểm lớn nhất của HS) - Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai. - Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia). - Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức. 2- Giáo viên - Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH. - Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp. - Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm dối tượng còn hạn chế. - Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ. - Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp. - Nhiều khi thương HS mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các em phải gánh chịu khi - học lên lớp trên hoạc suốt cả cuộc đời. - Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên. - Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy. 3- Phụ huynh - Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp thái độ học tập của học sinh, chất lượng học tập cho thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa cao. - Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô. III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC - Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp. - Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh. 1- Đối với Học sinh - Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng. - Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. 2- Đối với phụ huynh - Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. - Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS. - Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần. - Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường. - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập. 3- Đối với giáo viên Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng. Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau : - Lập danh sách học sinh yếu báo cáo cho Tổ Khối Trưởng, Theo mẫu : TT Họ tên HS Môn Tiếng Việt Môn Toán Con ông bà Nơi ở Không biết đọc Không biết viết Đọc kém Viết kém Không biết tính Tính kém 1 2 - Phân tích nguyên nhân từ đâu? Để từ đó có biện pháp khác phục hợp lý và có hiệu quả. - Đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường về cách khắc phụ để tất cả cùng tập trung giải quyết có hiệu quả tốt nhất. - Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục. - Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học chính khóa có thể ở trường, ở nhà (đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường, phụ huynh ) - Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới. Ví dụ: + Học sinh không đọc được các bài tập đọc. Vậy giáo viên phải có kế hoạch dạy cho em đó trong tiết tập đọc. Có nhiều cách để lập kế hoạch dạy cho em đó. Ví dụ : Trong tiết tập đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên cũng gọi em đó đọc nhưng chỉ đọc một chữ cái, âm, vần, ghép tiếng dần dần học sinh đọc được và nâng cao dần lên (tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các em học sinh yếu tham gia bình thường nhưng chi hỏi những câu dễ và gần gủi các em để các em trả lời được. + Đối với phân môn chính tả: trong lớp học có học sinh viết không kịp hoặc không biết viết, khi giáo viên day tiết chính tả thi cần lưu ý đến e đó không thể để e đó ngaoì tiết học. Ví dụ khi giáo viên đọc cho HS viết thì đối với học sinh yếu giáo viên cho học sinh mở SGK để tập chép. Hoặc trong lớp học có nhiều em học sinh yếu về viết, viết rất chậm thì giáo viên đọc thật chậm và chỉ cho học sinh viết vài câu là đủ rồi, không nhất thiết phải đọc hết bài, còn bài tập cho học sinh học ở nhà. + Môn Toán: trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học, trách tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm TB, bài 3 nhóm khá giỏi, như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3-4 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. Hoặc trong lớp học có học sinh yếu (không nắm kiến thức lớp học dưới) với đối tượng này khi dạy giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập mà kiến thức liên quan lớp dưới, học cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ. Ví dụ khi học sinh làm bài tập 35 x 6 = ? với bài này học sinh làm không được thì chứng tỏ học sinh không thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bảng nhân 6 cho thuộc. Nói chung học sinh hỏng kiến thức ở dâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó - Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu. - Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ. - Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) giáo viên chủ nhiệm báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ Khối Trưởng và giáo viên trong khối, từ đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên trong khối góp ý bổ sung. 4- Đối với Tổ Khối Trưởng - Tập hợp danh sách học sinh yếu báo cáo Nhà trường. - Họp tổ khối để cùng phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu. - Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu. - Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”. - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục HS yếu. - Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường. - Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn với nhà trường (họp tổ khối) thì Tổ Khối Trưởng báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu 5- Đối với BCH hội phụ huynh - BCH hội mời phụ huynh có con em học yếu họp bàn về cách khắc phục. - BCH hội có biện pháp hỗ trợ về vật chất cho giáo viên, học sinh (nếu có). - BCH hội thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu, với giáo viên, với nhà trường. - Đặc biệt thường xuyên động viên, đôn đốc phụ huynh đưa con đi học chuyên cần. 6- Đối với Trưởng thôn, UBND xã - Nhà trường thường xuyên báo cáo về những phụ huynh không quan tâm hoặc để con em ở nhà đi học không chuyên cần. Từ đó thôn, UBND xã có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh này. - Cần có biện pháp hỗ trợ vật chất cho những gia đình gặp khó khăn. 7- Đối với nhà trường - Tổng hợp danh sách học sinh yếu theo khối lớp báo cáo UBND xã, BCH hội phụ huynh, Phòng GD. - Họp hội đồng sư phạm để tìm biện pháp tối ưu nhất khắc phục học sinh yếu. - Mời phụ huynh có học sinh yếu, BCH hội, đại diện UBND xã, các thôn trưởng, giáo viên có học sinh yếu, Tổ Khối Trưởng để bàn biện pháp khắc phục học sinh yếu, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội. - Duyệt kế hoạch giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu. - Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo ở trường, ở nhà. - Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”. - Có biện pháp hỗ trợ vật chất cho học sinh, giáo viên (nếu có). - Thường xuyên họp với BCH hội, UBND xã, thôn trưởng, giáo viên, phụ huynh có học sinh yếu để đánh giá kết quả đạt được, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. - Thường xuyên báo cáo cho Phòng GD về tiến độ chất lượng học sinh yếu. nguồn: Phan Vĩnh Nhựt trương Tiểu học Lương thế Vinh - Đam Rông - Lâm Đồng « Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín , 2010, 05:44:56 AM gửi bởi Admin » Logged Ế HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM NĂM HỌC 2012-2013 Thứ năm - 15/11/2012 10:55 • • • PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VĂN LANG Độc lập – Tựu do – Hạnh Phúc Số: 10/KH-VL Vạn Giã, ngày 08 tháng 10 năm 2012 KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM NĂM HỌC 2012-2013 Căn cứ phương hướng nhiệm nhiệm vụ năm học 2012-2013. Trường THCS Văn Lang xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém trong năm học 2012-2013 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Kết quả năm học 2011-2012 so với đăng ký đầu năm và so với cùng kỳ năm trước các chỉ tiêu chất lượng đều đạt và vượt, tuy nhiên số học sinh yếu, kém còn nhiều, cụ thể: Khối 6: 8,9%; Khối 7: 4,6%; Khối 8: 4,1% Tỉ lệ học sinh yếu kém năm học 2011-2012 Khối 6 Môn Toán Lý Văn Anh Yêú 9.2% 12.1% 9.4% 20.8% Kém 2.9% 1.2% 2.4% 8.2% Khối 7 Môn Toán Lý Văn Anh Yêú 4.3% / 5.2% 15.6% Kém 0.3% / / 0.9% Khối 8 Môn Toán Lý Hoá Văn Anh Yêú 8.9% 5.1% 9.8% 4.4% 14.5% Kém / 0.3% / / / Qua thi lại (đã dạy thêm trong hè) nhưng một số em không lên lớp được; Khối 6: 09 em ở lại; Khối 7: 8 em ở lại; Khối 8: 5 em ở lại. Tất cả các học sinh ở lại đều học yếu mất căn bản, có một số em ở lại lần 2. Một số giáo viên còn nặng về đánh giá thực chất cuộc vận động 2 không chưa tìm ra được giải pháp, biện pháp thực hiện kèm cặp để dần dần giảm bớt học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp. 1. THUẬN LỢI: Trường đã thực hiện tốt cuộc vận động hai không chất lượng học sinh được đánh giá sát thực tế hơn tạo được uy tín cho đội ngũ GV, niềm tin của phụ huynh đối với giáo viên lớn hơn đồng thời giáo viên phân loại chắc đối đối tượng học sinh. Đối mới giáo dục phổ thông trong đó đổi mới phương pháp dạy học tạo đà vững chắc cho giáo viên kèm cặp được đối tượng học sinh. Dạy học tự chọn nhà trường đã chọn theo chủ đề bám sát đã tạo điều kiện cho GV củng cố, luyện tập, ôn tập, hệ thống hoá lại kiến thức. Đa số phụ huynh đồng tình với cách đánh giá chất lượng của giáo dục từ đó có biện pháp giáo dục con cái. 2. KHÓ KHĂN: Một số ít giáo viên còn chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ trọn vẹn cuộc vận động đang nghiêng về phía chống tiêu cực, chống bệnh thành tích mà còn chưa coi trọng, chưa kịp thời triển khai những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời chưa tìm biện pháp giảng dạy để kèm cặp học sinh ngồi nhầm lớp. Trong một số tiết dạy giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến thức trọng tâm cho cả lớp, ít quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém có nắm bắt được kiến thức hay không. Bệnh thành tích trong những năm qua dẫn đến một số học sinh ngồi nhầm lớp, hỏng kiến thức nên khi tiếp thu kiến thức mới không có nền tảng cơ sở ban đầu nên không nắm được kiến thức mới dẫn đến sức học ngày càng yếu nguy cơ tái phát ngồi nhầm lớp. Cơ sở vật chất tuy ngày càng tăng trưởng song chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học nhất là không có phòng để phụ đạo học sinh yếu kém. Đa số học sinh yếu kém về văn hoá lại yếu kém về đạo đức và cộng thêm đó phụ huynh học sinh yếu kém không quan tâm đến việc học, chưa quản lý việc học ở nhà còn thả chơi lêu lõng. Đa số học sinh yếu kém khi ở lại lớp thường là bỏ học ảnh hưởng đến phổ cập. II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ 1. Mục tiêu: Từng bước giảm dần học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp qua hàng năm giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém tiến tới không còn học sinh ngồi nhầm lớp. Tạo một bước trong đội ngũ về nhận thức thực hiện cuộc vận động " Hai không" với 4 nội dung là chỉ coi trọng kiểm tra đánh giá mà không coi trọng đến tìm tòi các giải pháp biện pháp thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong các tiết học chính khoá trên lớp, dạy học tự chọn và bồi dưỡng phụ đạo học sinh. 2. Nhiệm vụ: Làm tốt công tác tuyên truyền trong đội ngũ phụ huynh, học sinh, giáo viên nhận thức đầy đủ hơn của cuộc vận động. Ưu tiên và tập trung cho việc khắc phục hiện tượng học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp, nâng dần khả năng tiếp nhận chương trình, từng bước giảm dần học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp không được để tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều và tái phát học sinh yếu kém. Vận động phụ huynh học sinh nếu học yếu ở lại là điều kiện để các em lấp chổ hỏng tiếp thu kiến thức cho chắc chắn có điều kiện học lên sau này, tránh tình trạng ở lại là bỏ học ảnh hưởng đến phổ cập. III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP 1. Đối với giáo viên bộ môn: Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ trên cơ sở kết quả của năm học 2011-2012, két quả khảo sát chất lượng đầu năm và két quả kiểm tra đồng loạt. Thực hiện kế hoạch giảng dạy và soạn bài khi nhà trường bố trí phụ đạo học sinh yếu kém. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác nâng cao chất lượng giờ dạy. Thực hiện bài soạn đảm bảo 2 yêu cầu cần tối thiểu là kiến thức và kĩ năng để học sinh tiếp nhận Giảng dạy trên lớp ở từng phần của mỗi tiết học cần lựa chọn hình thức hoạt động cho học sinh cả lớp một cách phù hợp, tiết kiệm được thời gian để tranh thủ tạo ra cơ hội cần thiết cho giáo viên tiếp cận học sinh yếu kém nhằm kèm cặp, hưóng dẫn, tiếp sức cần thiết trong mỗi tiết dạy. Mỗi học sinh yếu kém phải hoạt động tối thiểu như nhắc lại định nghĩa, định lý, quy tắc, đọc đoạn văn và cần có động viên khuyến khích kịp thời. Nội dung này được coi là biện pháp trọng tâm chủ yếu nhất trong công tác nâng cao chất lượng học sinh yếu kém và ngồi nhầm lớp do đó cần quan tâm thường xuyên và triển khai liên tục. Tăng cường công tác kiểm tra, chấm chữa của giáo viên đối với học sinh trong các tiết luyện tập, bài kiểm tra của học sinh cần sửa lổi thật kĩ, tạo mẫu về bài làm đồng thời nắm chắc những chổ học sinh yếu kém để bổ sung kịp thời. Giáo viên dạy tự chọn theo chủ đề bám sát, củng cố ôn luyện xem đây là nội dung phù đạo (theo công văn dạy tự chọn là củng cố kiến thức, bồi dưỡng những chổ yếu kém, những chổ hỏng). Giáo viên bộ môn lưu trử theo dõi hồ sơ học sinh yếu kém trong suốt năm học. Cuối năm học nộp lại cho chuyên môn để làm cơ sở chủ yếu để chuyên môn giao chất lượng giữa các bộ môn giữa các lớp cho năm học sau. 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Kết hợp với giáo viên bộ môn trong việc phân loại chung của từng học sinh mà lớp mình phụ trách. Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém ngồi nhầm lớp đầu năm học, giữa kì, cuối kì và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để bàn giao cho chủ nhiệm đầu năm học sau theo mẫu). Giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chổ ngồi hợp lý thuận tiện để có cơ hội giáo viên bộ môn kiểm tra, tiếp sức kịp thời đồng thời có sơ đồ chổ ngồi của học sinh hợp lý. Kết hợp với hội cha mẹ học sinh động viên tinh thần vật chất con em và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy theo quy định nhà nước, đồng thời kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh. Kết hợp với giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như giúp nhau trên lớp. 3. Đối với chuyên môn: Tăng cưòng giúp đỡ giáo viên còn thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực sư phạm còn hạn chế, tổ chức hội thảo và thường xuyên rút kinh nghiệm theo tổ hoặc theo nhóm từng bộ môn nhằm định hướng cách dạy từng loại bài, từng đối tượng học sinh trong đó định rỏ biện pháp kĩ thuật tạo cơ hội cần thiết để tiếp cận học sinh yếu kém, kèm cặp giúp đỡ, tiếp sức từng đối tượng học sinh một cách phù hợp. Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm phù đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ đồng nghiệp và bản thân xây dựng nội dung và phương pháp khoa học và có hiệu quả. Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm qua các tiết dạy chính khoá đã chú trọng đến đối tượng học sinh yếu kém. 4. Đối với quản lý chỉ đạo. Tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ của đồng nghiệp rút kinh nghiệm giúp đỡ nhau có hiệu quả. Tăng cường quản lý việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, tránh hiện tượng dạy trước bài cho học sinh. Phân công giáo viên nhiệt tình có trình độ chuyên môn tốt dạy phụ đạo học sinh yếu kém. Lập kế hoạch về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp trong từng học kì và trong từng năm học cụ thể: + Học kì I phụ đạo học sinh yếu kém Toán, Văn, Anh khối 6, 7, 8, 9 với số tiết 2 tiết/tuần sau 2 tiết tự chọn của ngày thứ năm. + Học kì II phụ đạo học sinh yếu kém Toán, Văn, Lý , Hoá, Anh ở khối 6, 7, 8, 9 với số tiết 2 tiết/tuần sau 2 tiết tự chọn của ngày thứ năm. Chỉ đạo dạy tự chọn theo chủ đề bám sát ôn tập những chổ hỏng, những chổ chưa nắm được. Tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá chất lượng và chuyển giao chất lượng hàng năm. Thiết lập hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng học sinh qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. Chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nhập và lưu giữ hồ sơ đầy đủ. Xây dựng bộ hồ sơ quản lý, chỉ đạo học sinh yếu kém như chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài Kết hợp chặt chẽ với Công đoàn động viên đoàn viên lao động triển khai cuộc vận động đồng thời tìm tòi các biện pháp, giải pháp giúp đỡ học sinh yếu. DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Chí Kỳ . phân loại chung của từng học sinh mà lớp mình phụ trách. Lập hồ sơ theo dõi học sinh yếu kém ngồi nhầm lớp đầu năm học, giữa kì, cuối kì và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để. học kì và trong từng năm học cụ thể: + Học kì I phụ đạo học sinh yếu kém Toán, Văn, Anh khối 6, 7, 8, 9 với số tiết 2 tiết/tuần sau 2 tiết tự chọn của ngày thứ năm. + Học kì II phụ đạo học sinh. tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3-4 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. Hoặc trong lớp học có học sinh yếu

Ngày đăng: 03/02/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w