Kiểm tra học kỳ II.8+9 (2012-2013)

7 111 0
Kiểm tra học kỳ II.8+9 (2012-2013)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ LỚP 9 HỌC KỲ II.(1912-1913) Thời gian làm bài : 45 phút. ĐỀ I. Câu 1.4 điểm. Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta rơi vào tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”. Câu 2. 3 điểm. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến lược chiến tranh cục bộ ”của Mĩ ở Miền Nam ? Câu 3. 3 điểm. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. ĐÁP ÁN CHẤM. Câu 1:( 4 điểm) học sinh giải thích được các lý do sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” là : • Về chính trị .(2 điểm) - Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc , hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào , kết hợp cùng bọn phản động tay sai âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng , thành lập chính quyền bù nhìn tay sai .( 1 điểm). - Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam quân Anh kéo vào dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ( 1 điểm) • Về kinh tế ( 1,5 điểm) - Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn , lạc hậu , còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề . Hậu quả của nạn đói năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục , lụt lội , hạn hán thường xuyên diễn ra , sản xuất bị đình đốn , nạn đói mới đang đe dọa đời sống nhân dân .( 1 điểm) - Ngân quỹ nhà nước trống rỗng .(0,5 điểm) • Về văn hóa xã hội ( 0,5 điểm). Hơn 90% dân số mù chữ , các tệ nạn xã hội tràn lan . ( 0,5 điểm). Câu 2. ( 3 điểm) - Điểm giống nhau : Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ nhằm xâm lược và thống trị miền Nam . ( 1 điểm) - Điểm khác nhau : + Lực lượng chủ yếu tham gia chiến trong chiến tranh đặc biệt là quân đội tay sai Ngụy quyền và cố vấn MỸ. ( 1 điểm) + Trong “chiến lược chiến tranh cục bộ” lực lượng tham chiến gồm 3 loại quân : Quân Mĩ , quân Đồng minh ( gồm 5 nước ) và quân đội Sài Gòn .( 1 điểm). Câu 3. ( 3 điểm) Học sinh trình bày được các ý về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng , đứng đầu là Bác Hồ , với đường lối chính trị , qn sự độc lập , tự chủ đúng đắn ,sáng tạo . (1 điểm). - Nhân dân ta giàu lòng u nước ,lao động cần cù , chiến đầu dũng cảm ( 0,5 điểm). - Hậu phương miền Bắc khơng ngừng lớn mạnh , đáp ứng kịp thời cho các u cầue của cuộc chiến đấu ở hai miền (0,5 điểm) - Sự đồng tình ủng hộ , giúp đỡ của các lực lượng cách mạng , hòa bình dân chủ trên thế giới, nhất là Liên xơ ,Trung Quốc và các nước XHXCN khác ( 0,5 điểm) ĐỀ II. ĐỀ II. Câu 1. (4,0 đ) Từ năm 1950 đến năm 1954 để phát huy thế chủ động đánh Pháp trên chiến trường ta đã mở những chiến dòch nào? Nêu ngắn gọn kết quả từng chiến dòch? Câu 2. (4,0 đ) Lập bảng thống kê những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân và dân ta trong các chiến lược chiến tranh của Mó từ 1954 – 1975 theo mẫu sau: TT Tên chiến lược chiến tranh Những thắng lợi quân sự tiêu biểu Thời gian Ý nghóa 1 “Chiến tranh đơn phương” 2. “Chiến tranh Đặc biệt” 3. “Chiến tranh cục bộ” 4. “Việt Nam hóa chiến tranh” Câu 3.(2đ) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1954-1975 (2đ) Biểu điểm chấm. Câu 1. (4,0 đ) + Từ năn 1950 – 1954 ta đánh đòch bằng những chiến dòch: Biên Giới (1950); Chiến dòch Trung du, đường số 18, Hà – nam – Ninh (1950 – 1951); chiến dòch Tây Bắc(1952); chiến dòch Thượng Lào(1953), tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) và chiến dòch Điện Biên Phủ (1954) (1,5đ) + Kết quả tiêu biểu từng chiến dòch: (2,5đ) - Chiến dòch Biên Giới: Khai thông đường biên giới Việt – Trung, hành lang Đông – Tây bò chọc thủng, căn cứ Việt Bắc được giữ vững…. (0,5đ) - Chiến dòch trung du, đường số 18, Hà – Nam – Ninh: quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 1 vạn tên đòch, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng. (0,25 đ) - Chiến dòch Tây Bắc:Giải phóng 25 vạn dân, phá vỡ âm mưu lập “xứ Thái tự trò” của đòch… (0,25đ) - Chiến dòch Thượng Lào: Giải phóng 35 vạnï dân, Thượng Lào và Tây Bắc Việt nam được nối liền…. (0,25đ) - Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954: làm phá sản bước đầu kế hoạch Na- va của Pháp – Mó, buộc quân chủ lực của chúng phải bò động phân tán và giam chân ở miền rừng núi. (0,5đ) - Chiến dòch Điện Biên Phủ:Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên đòch, thu và phá hủy toàn bộ phương tiện chiến tranh, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên nước ta… (0,75đ) Câu 2. (4,0 đ) TT Tên chiến lược chiến tranh Những thắng lợi quân sự tiêu biểu (1,0 đ) Thời gian (1,0 đ) Ý nghóa (2,0 đ) 1 “Chiến tranh đơn phương” Phong trào “Đồng Khởi” 1959 - 1960 - Giáng 1 đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mó, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam… 2. “Chiến tranh Đặc biệt” -p Bắc (Mó Tho) - Bình Giã (Vũng Tàu) - 2/1/1963 - 28/12/1964 Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh Đặc biệt” của Mó… 3. “Chiến tranh cục bộ” - Vạn Tường (Quảng Ngãi) - 2 mùa khô - Tết Mậu Thân - 18/8/1965 -1965 – 1966 và 1966 - 1967 - 1968 - Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mó, Mó phải chấm dứt chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mó… 4. “Việt Nam hóa chiến tranh” - Đông Bắc Cam pu chia. - Đường 9 – Nam Lào. - Tiến công chiến lược xuân hè. - 30/4/30/6/19 70 -12/2- 23/3/1971 30/3- 30/6/1972 - Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mó - Buộc Mó phải “Mó hóa”trở lại Việt Nam. - Mó phải kí Hiệp đònh Pari rút quân về nước… Câu 3.Học sinh nêu được 2 ý mỗi ý cho 1đ. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Trong nước. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã thống nhất đất nước chấm dứt ách đơ hộ của Pháp , Mỹ kéo dài 30 năm . Mở ra một kỷ ngun mới kỷ ngun xây dựng chủ nghĩa xã hội . - Thế giới . Tác động mạnh đến thế giới và nước Mỹ , là tấm gương về bền bỉ đấu tranh giành độc lập bảo vệ chủ quyền của dân tộc . Cổ vũ động viên các nước , các dân tộc bị áp bức trên tồn thế giới … ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỊCH SỬ LỚP 8 ( thời gian 45 phút ) ĐỀ I. Câu 1. Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam ? ( 5 điểm) Câu 2. Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du ( 1905-1909 )Ý nghĩa của phong trào Đông Du .?( 3 điểm) Câu 3. Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm 1884 ? Nguyên nhân làm cho nước ta mất vào tay thực dân Pháp ? ( 2 điểm). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM. Câu 1. Học sinh trình bày được các ý sau ( 5 điểm) a, Chính sách kinh tế ( 3 điểm ). - Trong nông nghiệp : Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất ,lập các đồn điền + Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô - Trong công nghiệp : Pháp tập trung khai thác than và kim loại + Ngoài ra , Pháp đầu tư một số ngành như xi măng , điện , chế biến gỗ … - Giao thông vận tải : Pháp cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự . - Về thương nghiệp : Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam + Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế. + Đánh thuế cao các mặt hàng hóa khác , Pháp đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các thứ thuế cũ . Nặng nhất là thuế muối , thuế thuốc phiện • Mục đích là vơ vét sức người sức của của nhân dân ta làm giàu cho Pháp b, Chính sách văn hóa giáo dục. ( 2 điểm ) - Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến . - Về sau , Pháp mở một số trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho công cuộc cai trị cùng với một số cơ sở y tế , văn hóa… * Mục đích : Thông qua giáo dục nô dịch Pháp muốn đào tạo lớp người chỉ biết phục tùng . Dùng người Việt trị người Việt . Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt. Câu 2. ( 3 điểm) trình bày về phong trào Đông Du và ý nghĩa của phong trào này . ( mỗi ý cho 0,5 điểm) - Năm 1904 , Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân . Chủ trương bạo động đánh Pháp , khôi phục độc lập . - Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện , rồi từ cầu viện chuyển sang học tập. - Năm 1905-1908 , Hội phát động phong trào được khoảng 200 người Việt Nam sang Nhật học tập , nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp. - Tháng 9-1008 thực dân Pháp cấu kết với Nhật Bản trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật. Tháng 3-1909 phong trào Đông Du tan rã , hội Duy Tân ngừng hoạt động. • Ý nghĩa : Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra ngoài thế giới , gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại lúc bấy giờ .( 1 điểm) Câu 3 ( 2 điểm).Tóm tắt quá trình Pháp xâm lược Việt Nam theo các ý sau ( Mỗi ý cho 0,25 điểm). - Năm 1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển Đà Nẵng . - Năm 1859 đánh chiếm Gia Định rồi đánh Nam kỳ đến năm 1867. - Hai lần đánh ra Bắc Kỳ : Lần 1 1873 , lần 2 :1882. - Tấn công Thuận An buộc triều đình Huế đầu hàng ký hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 . Từ đây nước Việt Nam mất chủ quyền và trở thành nước nửa thuộc địa phong kiến . - Nguyên nhân làm cho nước ta rơi vào tay Pháp : Do đường lối ,cách thức tổ chức kháng chiến của triểu đình Huế đã mắc nhiều sai lầm , bất cập . Tình hình thế giới bất lợi cho Việt Nam ( 1 điểm ) ĐỀ II. Câu 1: (2 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử to lớn của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Câu 2: (5 điểm) Nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. So sánh sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế ? Câu 3: (3 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Số câu Nội dung Câu 1 (2điểm ) HS nêu được các ý sau: - Đối với nước Nga: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. - Đối với quốc tế: Đây là cuộc cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở khâu yếu nhất, làm cho nó không còn là hệ thống duy nhất nữa. Qua đó, ảnh hưởng tác động tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới, cung cấp cho cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý báu, là sự kiện mở đầu thời kỳ lịch sử mới - lịch sử thế giới hiện đại. Câu 2 (5điểm ) * HS kể tên được 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (3đ) - Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) - Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1892) - Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) * So sách sự khác nhau:(2đ) PHONG TRÀO Phong trào nông dân Yên Thế Phong trào Cần Vương Về lãnh đạo Nông dân Các văn thân sĩ phu yêu nước Về nội dung Phong trào nông dân tự phát, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương đất nước. Phong trào hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua nhằm khôi phục lại quốc gia phong kiến độc lập. Câu 3 (3điểm ) Vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cách nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. - Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn. - Nguyễn Tất Thành muốn đi sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào mình. Tìm hiểu những bí mật ẩn đằng sau những từ: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” Người ra đề .Nhóm lịch sử . . tấm gương về bền bỉ đấu tranh giành độc lập bảo vệ chủ quyền của dân tộc . Cổ vũ động viên các nước , các dân tộc bị áp bức trên tồn thế giới … ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỊCH SỬ LỚP 8 ( thời gian. chiến tranh của Mó từ 1954 – 1975 theo mẫu sau: TT Tên chiến lược chiến tranh Những thắng lợi quân sự tiêu biểu Thời gian Ý nghóa 1 “Chiến tranh đơn phương” 2. “Chiến tranh Đặc biệt” 3. “Chiến tranh. ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ LỚP 9 HỌC KỲ II. (1912-1913) Thời gian làm bài : 45 phút. ĐỀ I. Câu 1.4 điểm. Tại sao nói sau cách

Ngày đăng: 03/02/2015, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan