PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2012 – 2013 - Môn : ĐỊA LÝ - Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) - Ngày thi : 10/3/2013 Câu 1. (2 điểm) Dựa vào hình vẽ sau đây và cho biết: a.Tên của loại gió này ? Cho biết nguồn gốc, thời gian hoạt động ở nước ta và hướng của loại gió này ? b.Tính chất của loại gió này khi vào nước ta? Câu 2. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Năm Tổng diện tích rừng (triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (Triệu ha) Diện tích rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a. Nhận xét sự biến động diện tích rừng nước ta. b. Tại sao nói, muốn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước hết phải bảo vệ tài nguyên rừng ? Câu 3. (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy nêu các thế mạnh và các mặt hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Câu 4. (6 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn và đất mặn có diện tích lớn. Câu 5. (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG (Đơn vị : nghìn ha) Vùng 1998 2008 Cả nước 7004 7325 Đồng bằng sông Hồng 1170 1171 Đồng bằng sông Cửu Long 3443 3774 Các vùng khác 2391 2380 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta. b. Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của năm 2008 so với năm 1998. HẾT - Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và các đồ dùng học tập (Thước đo độ, compa, êke, máy tính bỏ túi) trong quá trình làm bài. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2012 – 2013 - Môn : ĐỊA LÝ - Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) - Ngày thi : 10/3/2013 Nội dung Thang điểm Câu 1 2 a.Tên của loại gió này ?Cho biết nguồn gốc, thời gian hoạt động và hướng của loại gió này ? a. Gió mùa mùa đông: (1 đ) - Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta. - Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam. - Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau. 0,5 0,25 0,25 b.Tính chất của loại gió này khi vào nước ta? (1 đ) - Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã. 1,0 Câu 2 4 a. Nhận xét sự biến động diện tích rừng nước ta. (2điểm) - Từ năm 1943 đến năm 1983, nước ta mất đi 7,1 triệu ha rừng. TB mỗi năm nước ta mất đi 0,18 triệu ha rừng . Giai đoạn này S rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha. Độ che phủ của rừng giảm từ 43% còn 22%. - GĐ 1983- 2005: S rừng nước ta tăng lên 5,5 triệu ha. TB mỗi năm nước ta tăng 0,25 triệu ha. Độ che phủ của rứng tăng từ 22% lên 38% 1,0 1,0 b. Tại sao nói, muốn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trước hết phải bảo vệ tài nguyên rừng ?(2 điểm) Vì: - Rừng là nhân tố giữ cân bằng sinh thái . - Bảo về rừng sẽ bảo vệ được tài nguyên đất, nước,khí hậu cũng như sinh vật, giữ nước ngầm, điều hòa khí hậu và là nơi sinh sống của động vật. 0,5 1,5 Câu 3. (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy nêu các thế mạnh và các mặt hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Các thế mạnh: 2,5 điểm * Khoáng sản : nhiều loại (đồng, chì kẽm… Bôxit, apatit, đá vôi, than đá ) phân bố (dẫn chứng), làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp * Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển Lâm- Nông – Nghiệp. Rừng giàu về thành phần động thực vật (dẫn chứng). 0,5 0,5 HƯỚNG DẦN CHẤM * Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN , cây ăn quả, chăn nuôi gia súc… 0,5 * Nguồn thủy năng: Các sông lớn có tiềm năng thủy điện lớn.(dẫn chứng) 0,5 * Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghĩ dưỡng, nhất là sinh thái. 0,5 - Các hạn chế: * Địa hình bị chia cắt mạnh nhiều sông suối, hẻm, vực sườn dốc… gây trở ngại cho giao thông, cho khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế… 1,0 * Nhiều thiên tay: Lũ quét, xói mòn, trược lở đất, …. 0,5 Câu 4. 6 điểm Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. 4,5 - Thuận lợi: 2,5 + Diện tích : S tự nhiên hơn 4 triệu ha trong đó hơn 3 triệu ha sử dụng vào nông nghiệp, địa hình bằng phẳng, thuận lợi để cơ giới ho1ano6ng nghiệp và hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn… + Đất đai: Đất phù sa màu mỡ (Ven sông Tiền sông Hậu)1,2 triệu ha… + Khí hậu: Mang tính cận xích đạo, nhiệt độ cao và ổn định (25 0 C - 27 0 C) Lượng mưa lớn thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng nông sản. + Sông ngòi: Mạng lưới kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho thủy lợi, tưới tiêu, giao thông và nuôi trồng thủy sản. + Vùng có S mặt nước nuôi thủy sản rộng, có vùng biển rộng và giàu hải sản (dẫn chứng) - Khó khăn: + Điạ hình có những vùng bị ngập nước về mùa mưa, canh tác khó khăn. + Mùa khô kéo dài làm tăng độ phèn của đất và thiếu nước ngọt vào mùa khô. + Diện tích đất phèn đất mặn lớn (60% S đồng bằng) + Thời tiết và thủy chế diễn biến thất thường, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn và đất mặn có diện tích lớn. 1,5 Vì: - Đây là vùng đồng bằng thấp (Vùng thượng CT 2-4m vùng hạ CT 1-2m ), có nhiểu ô trũng. - Đồng bằng có 3 mặt giáp biển, bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cửa sông rộng nên nhiều vùng chịu tác động của biển. - Khí hậu cận xích đạo, có mùa khô kéo dài, về mừa khô, mực nước sông ngòi, nước ngầm hạ thấp, nước biển có điều kiện xâm nhập sâu vào đồng bằng làm cho đất nhiễm mặng , phèn. Về mùa khô , nước ngầm chua, mặn bốc lên mặt. 0,5 0,5 0,5 Câu 5. 4 điểm a. Xử lí số liệu: Vùng 1998 2008 Cả nước 100 100 Đồng bằng sông Hồng 16,7 16,0 Đồng bằng sông Cửu Long 49,2 51,5 Các vùng khác 34,1 32,5 1,0 - Vẽ 2 biểu đồ hình tròn (bán kính 1998 nhỏ hơn 2008 là 1,02) 1,0 b- Nhận xét: - Về Quy mô : từ năm 1998 đền năm 2008 diện tích trồng lúa tăng 321 nghìn ha (dẫn chứng). trong đó: + S gieo trồng lúa ĐBSCL tăng 331 nghìn ha, tăng nhiều nhất. + Diện tích gieo trồng lúa ĐBSH tăng 1 nghìn ha . + S các gieo trồng lúa vùng khác giảm 11 nghìn ha. - Về cơ cấu: từ năm 1998 đền năm 2008, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta có sự thay đồi cụ thể: + Tỉ trọng của ĐBSCL luôn chiếm cao nhất. + Tỉ trọng của ĐBSCL tăng lên ( từ 49,2% tăng lên 51,5%) + Tỉ trọng của ĐBSH giảm (34,1% xuống còn 32,5%); các vùng khác giảm ( 16,7% xuống còn 16,0%) 1,0 1,0 . VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2012 – 2013 - Môn : ĐỊA LÝ - Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) - Ngày thi : 10/3 /2013 Câu 1. (2 điểm) Dựa. VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2012 – 2013 - Môn : ĐỊA LÝ - Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) - Ngày thi : 10/3 /2013 Nội dung Thang điểm . sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và các đồ dùng học tập (Thước đo độ, compa, êke, máy tính bỏ túi) trong quá trình làm bài. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO