1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

bainop_bancass

16 432 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

bancassurance

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự hội nhập không ngừng vào nền kinh tế thế giới đã giúp nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có những sự thay đổi đáng kể và ngày càng phát triển hơn. Với làn sóng hội nhập kinh tế đó kéo theo sự phát triển rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới, từ đó xuất hiện thêm nhiều cơ hội cho thị trường tiềm năng như Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Dù vậy bảo hiểm vẫn không thực sự nhận được sự quan tâm của người dân. Vì vậy, một trong những chiến lược phân phối khá phổ biến mà các công ty bảo hiểm hiện nay đang rất ưa chuộng đó là bancassurance – chiến lược này giúp các công ty bảo hiểm xây dựng được mạng lưới kết hợp với các ngân hàng giúp cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do phương thức này còn khá mới mẻ, dẫn tới nhiều vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng ta cùng nhìn nhận về thực trạng hoạt động phát triển của Bancassurace và một số giải pháp khắc phục cho thực trạng này. 2 1. KHÁI QUÁT VỀ BANCASSURANCE:  Giới thiệu Bancassurance: Bancassurance (banca + assurance) là một thuật ngữ dùng để chỉ việc bán chéo các sản phẩm Bảo hiểm qua hệ thống Ngân hàng cho cùng một cơ sở khách hàng. Một cách tổng quát, có thể hiểu Bancassurance là một kênh trong chiến lược phân phối sản phẩm của các công ty bảo hiểm (có thể là nhân thọ hoặc phi nhân thọ), liên kết với các ngân hàng thương mại để cung cấp có hiệu quả các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình.  Mô hình Bancassurance: Xét về mức độ kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm, Bancassurance tại Việt Nam có các hướng phát triển cơ bản sau: - Thỏa thuận phân phối : Ngân hàng thoả thuận phân phối sản phẩm cho công ty bảo hiểm. Những ngân hàng lựa chọn hướng phát triển này thường coi bảo hiểm là dịch vụ bổ trợ cho các sản phẩm ngân hàng, chú trọng mục tiêu gia tăng giá trị cho khách hàng của ngân hàng hơn là mục tiêu về phí bảo hiểm. Techcombank là ví dụ khá điển hình, sản phẩm bảo hiểm được Techcombank cung cấp chủ yếu bổ trợ cho các dòng sản phẩm về huy động và tín dụng. - Chiến lược liên kết : Ngân hàng sẽ đầu tư vào công ty bảo hiểm. NGÂN HÀNG BẢO HIỂM BẢO HIỂM 3 BẢO HIỂM 1 NGÂN HÀNG BẢO HIỂM 2 3 Các ngân hàng theo chiến lược này chú trọng gia tăng lợi nhuận từ đa dạng dòng vốn đầu tư để phân tán rủi ro. Các cơng ty bảo hiểm được thành lập tương đối độc lập và được hỗ trợ về mặt vốn và khách hàng từ phía đối tác ngân hàng. - Liên doanh: Ngân hàng và cơng ty bảo hiểm liên doanh thành lập cơng ty bảo hiểm mới. Cơ sở khách hàng được chia sẻ giữa ngân hàng và cơng ty bảo hiểm. Đại diện tiêu biểu của mơ hình này là Cơng ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI) do ba thành viên góp vốn thành lập là Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng (SeAbank) và Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ BNP Paribas Assurance (Cardif). VCLI có lợi thế đặc biệt nhờ thừa hưởng uy tín thương hiệu của Vietcombank, Seabank cũng như kinh nghiệm từ mơ hình kinh doanh và mạng lưới liên kết với các ngân hàng lớn nhất tòan cầu của Cardif. - Tập đồn dịch vụ tài chính: Ngồi ngân hàng, bảo hiểm còn có thêm các thành viên khác hình thành tập đồn cung cấp tất cả các sản phẩm tài chính đa dạng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Phát triển theo mơ hình Tập đồn dịch vụ tài chính, BIDV đang được biết đến là thương hiệu đi đầu trong phát triển kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng. Từ 2006, BIDV đã chủ động phát triển Bancassurance bằng việc thành lập cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ (BIC). Nhìn chung, ba mơ hình sau này ít được ngân hàng thực hiện do độ phức tạp trong cơng tác khởi tạo lẫn quản lý. Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, mơ hình phổ biến nhất chính là phân phối sản phẩm bảo hiểm. Đây là hình thức đơn giản nhất , nhưng đang hoạt động có hiệu NGÂN HÀNG TẬP ĐỒN BẢO HIỂM CƠNG TY CHỨNG KHỐN KHÁC CƠNG TY TÀI CHÍNH LIÊN DOANH NGÂN HÀNG BẢO HIỂM 4 quả nhất, theo đó các ngân hàng bán và thu về trên dưới 13% trên tổng số phí bảo hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và 6% cho các sản phẩm phi nhân thọ. Lý do dẫn đến sự phát triển “bancassurance” trên thế giới tựu trung lại là sự mang lại tiện ích cho khách hàng, lợi ích cho ngân hàng và nhất là công ty bảo hiểm.  Những lợi ích của hoạt động Bancassurance Công ty bảo hiểm Ngân hàng Khách hàng Giảm chi phí phân phối sản phẩm Hưởng hoa hồng phí Mua sản phẩm BH với giá thấp (do tiêu dùng nhiều sản phẩm và người cung cấp sản phẩm tiết kiệm được chi phí phân phối) Có thêm khách hàng mới (khách hàng của ngân hàng) Có thêm khách hàng mới (khách hàng của công ty bảo hiểm) Có thêm kênh để mua sản phẩm Đa dạng hoá kênh phân phối Mở rộng danh mục sản phẩm Mua nhiều sản phẩm tại cùng một nơi Tăng hiệu quả kinh doanh do tăng doanh thu, giảm chi phí phân phối. Tăng hiệu quả kinh doanh do tăng doanh thu và có cơ hội bán chéo sản phẩm Tăng thụ hưởng tiện ích của các sản phẩm: nộp phí, nhận bồi thường đơn giản, nhanh chóng; sử dụng kết hợp với nhiều dịch vụ khác của ngân hàng,… Gắn kết với các ngân hàng để quảng bá thương hiệu. Gắn kết với các công ty bảo hiểm để quảng bá thương hiệu. Tăng uy tín và vị thế. An toàn hơn khi mua bảo hiểm (các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp qua kênh ngân hàng đã được ngân hàng xem xét, đánh giá, lựa chọn) – khách hàng được “bảo hiểm hai lần” 5 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Khách hàng Duy trì và phát triển cơ sở khách hàng do khách hàng tin tưởng hơn và trung thành hơn. Duy trì và phát triển cơ sở khách hàng do khách hàng tin tưởng hơn và trung thành hơn. Tăng khả năng hiểu biết về công ty bảo hiểm và ngân hàng. Giảm rủi ro do thông tin bất cân xứng. 2. THỊ PHẦN BANCASSURANCE TRÊN THẾ GIỚI: Bancassurance phát triển đầu tiên ở Mỹ và các nước châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha,…). Hiện nay, Bancassurance ngày càng trở nên phổ biến hơn tại các nước châu Á. Có thể kể đến một số nền kinh tế có doanh thu phí bảo hiểm từ bancassurance chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu phí bảo hiểm như Malaysia 49%, Hồng Kông 40% . Nguồn: http://tinbaohiem.com Qua bảng thống kê cho thấy, năm 2001, tại Pháp 60% phí bảo hiểm kinh doanh được thu thông qua kênh phân phối tại các ngân hàng, con số này ở Ý là 70% (năm 2002) và Tây Ban Nha 63%. Hầu hết các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đều có hình thức hợp tác với các ngân hàng để triển khai loại hình dịch vụ này. Bảng 1: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở Pháp qua các kênh phân phối Kênh phân phối Tỷ trọng (%) Kênh truyền thống 34 Kênh ngân hàng 60 Kênh trực tiếp 6 Ghi chú: số liệu được cập nhật năm 2001 Bảng 2: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở Ý qua các kênh phân phối Kênh phân phối Tỷ trọng (%) Kênh truyền thống 30 Kênh ngân hàng 70 Kênh trực tiếp 0 Ghi chú: số liệu được cập nhật năm 2002 6 3. THỰC TRẠNG BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM: Mở đầu cho “làn sóng” Bancassurance (bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng) là hàng loạt các sự kiện sau:  NHỮNG THÀNH CÔNG BAN ĐẦU: Hơn 10 năm sau sự kiện bancassurance chính thức được triển khai trên thị trường, cục diện đã có sự định hình khá rõ nét. Hầu hết ngân hàng đều triển khai bancassurance, điển hình là Vietinbank - Bảo Ngân, Agribank - ABIC, MBBank - MIC. Ngoài ra, không thể không kể tới mối hợp tác tương đối hiệu quả của Techcombank/HSBC - Bảo Việt. Những nhân tố đáng chú ý khác trong cuộc đua bancassurance cũng đã nổi lên như Vietcombank, Maritime Bank, ACB… Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài Chính: Thị trường bảo hiểm nước ta phát triển rất nhanh, nếu như năm 1995 cả nước mới chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm thì đến nay đã có tới 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tổng doanh thu của ngành bảo hiểm giai đoạn 2003 -2010 tăng từ 11.376 tỷ đồng lên 26.121 tỷ đồng, tăng bình quân trên 18%/ năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP, trong đó doanh thu phí bảo hiểm tăng từ 10.390 tỷ đồng lên 21.195 tỷ đồng (tăng 15,33%), doanh thu hoạt động đầu tư tăng từ 985 tỷ đồng lên 4.926 tỷ đồng (tăng 37,95%) Đặc biệt, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường trong giai đoạn 2003 -2009 đã đạt 40.500 tỷ đồng (trung bình mỗi năm chi trả 5.786 tỷ đồng). Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Năm Sự kiện 2001 Bảo hiểm AIA Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) 2006 Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN (Techcombank) liên kết với Bảo Việt Nhân Thọ với sản phẩm tích hợp An sinh giáo dục 2008 Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố mua lại phần vốn góp trong Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc để thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ con là BIC 7 Tổng số tiền đầu tư trở lại cho nền kinh tế tăng từ 14.602 tỷ đồng (năm 2003) lên 66.913 tỷ đồng (năm 2009) đạt mức tăng trưởng bình quân trên 30%. Ngành bảo hiểm cũng đã tạo công ăn việc làm cho trên 150.000 lao động trong đó có 123.000 người làm đại lý bảo hiểm. Một số công ty bảo hiểm đã công bố lợi nhuận khả quan từ kênh cung cấp các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng (bancassurance). Tại BIC, bancassurance vẫn giữ vai trò là thế mạnh khi kênh này trong năm 2011 thu về 23,49 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 146% kế hoạch và tăng 50% so với năm 2010. Số lượng khách hàng BIC đang phục vụ qua kênh bancassurance đã vượt 85.000 lượt người, tăng 41% so với năm 2010. Còn tại Tập đoàn Bảo Việt, trong năm 2011, đóng góp từ kênh phân phối bancassurance tăng trên 200% so với năm 2010. Hiện nay, BIC đang triển khai 8 sản phẩm qua kênh bancassurance tại 109 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc, mạng lưới ngân hàng liên kết cũng đã mở rộng thêm các ngân hàng khác như Seabank, Bắc Á, Phương Đông, VRB, VP Bank… Tới đây, thị trường sẽ còn ghi nhận cuộc đua tranh sôi động hơn khi Tập đoàn Bảo hiểm dầu khí (PVI) chính thức tham gia thị trường bảo hiểm nhân thọ vào giữa năm nay. Tập đoàn này xác định chú trọng vào bancassurance. Được biết, ngân hàng đầu tiên bắt tay với PVI chính là Techcombank, một ngân hàng vốn đã sớm nhảy vào phân khúc thị trường bancassurance với đầy quyết tâm và lượng kinh nghiệm không hề nhỏ tích lũy được trong suốt thời gian dài. Mảnh đất màu mỡ bancassurance vẫn còn đó, nhưng phải cần thời gian để kiểm nghiệm xem ai giành được lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua. Đến trước hay đến sau, tiềm lực mạnh hay ở mức vừa phải cũng đều có thể tham gia được thị trường và thành công nếu vượt qua được những rào cản vốn có về nhân sự, về hệ thống, qui mô đầu tư hoạt động và một điều quan trọng không kém là xác định được đối tượng khách hàng của mình. Cuộc đua tranh càng hấp dẫn, khách hàng càng được hưởng lợi! Mối tương sinh giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ mang lại không chỉ lợi nhuận trước mắt mà cả một sự phát triển chiều sâu.  Thực tế Bancassurance có ưu việt như từng được tung hô? Có một điều không thể phủ nhận kết quả mà hoạt động Bancassurance đã mang lại cho giới ngân hàng cũng như các công ty Bảo hiểm đã kể ở trên là rất khả quan trong bối cảnh thị trường đầy cạnh tranh như lúc này. Hay cũng có thể đó là một “ngã rẽ” bảo hiểm của các nhà 8 băng khi tăng trưởng tín dụng bị “siết” và nguy cơ rủi ro tăng lên? Vậy thực sự Bancassurance có ưu việt như từng được tung hô? Trước hết là câu hỏi về tính minh bạch trong hoạt động. Khi ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm không ai khác là khách hàng của ngân hàng, thậm chí là những cổ đông của ngân hàng. Chẳng hạn, trong chiến lược kinh doanh của mình, ABIC đã nêu rõ đối tượng khách hàng ưu tiên là các cổ đông chiến lược . Với mối quan hệ như vậy, đơn vị bảo hiểm có giữ được tính độc lập trong đánh giá điều khoản hợp đồng bảo hiểm? Đó là chưa kể đến áp lực doanh số đã khiến cho không ít đơn vị bảo hiểm chấp nhận mở rộng điều khoản hợp đồng, hạ phí không tương ứng với rủi ro và mở rộng sang các lĩnh vực bảo hiểm mà mình không thực sự am hiểu. Trở lại với trường hợp của ABIC. Đầu năm 2012, đơn vị này phải bồi thường vụ tàu Vinalines bị chìm với giá trị hợp đồng bảo hiểm thân tàu lên đến 27 triệu USD. ABIC được thành lập trên cơ sở tận dụng lợi thế về mạng lưới và khách hàng của Agribank. Trong tuyên bố thành lập của ABIC có nêu: hướng ưu tiên bảo hiểm là khu vực nông nghiệp nông thôn, vốn còn bỏ ngỏ. Từ nông nghiệp nông thôn đến bảo hiểm thân tàu, có lẽ ABIC đã bước một bước khá xa. Cùng với chuyện bảo hiểm cho ai, bảo hiểm bao nhiêu cũng là vấn đề đáng quan tâm, vì nó liên quan đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty bảo hiểm đang đối mặt với tình trạng mức bồi thường lên cao trong khi doanh thu phí bảo hiểm thu hẹp, dẫn đến khả năng mất thanh toán. Tương tự như ngân hàng, năm nay, Nhà nước sẽ phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm vào 4 nhóm tùy theo tình trạng sức khỏe. Như vậy, cùng với xu hướng thành lập các ngân hàng có vốn lớn thì các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đi theo xu hướng này. Nhưng thực tế lại cho thấy đơn vị bảo hiểm được thành lập từ ngân hàng, hay ngân hàng được thành lập từ đơn vị bảo hiểm, đều có vốn rất khiêm tốn. Ngày 26.12.2011, Công ty Bảo hiểm BIC - Chi nhánh Thái Nguyên đã ký hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng lắp đặt cho dự án Nhà máy Nhiệt điện An Khánh 1, tỉnh Thái Nguyên với tổng hạn mức trách nhiệm lên tới 140 triệu USD (xấp xỉ 3.000 tỉ đồng). Trước đó, trong tháng 10.2011, BIC cũng đã ký hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt cho dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 (Quảng Ninh) với tổng mức trách nhiệm hơn 1 tỉ USD, (hơn 21.000 tỉ đồng). Các hợp đồng bảo hiểm trị giá rất lớn, nhưng vốn điều lệ của BIC chỉ khoảng 660 tỉ đồng. 9 Đó là công ty bảo hiểm thuộc ngân hàng, còn ngân hàng thuộc công ty bảo hiểm thì sao? Năm 2009, Baoviet Bank đã chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng này được thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và các hoạt động khác. Tuy nhiên, số vốn điều lệ của Ngân hàng vẫn chỉ 1.500 tỉ đồng, mặc dù cuối năm 2011 là hạn chót các ngân hàng thương mại nâng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng. Câu hỏi đặt ra là tại sao một định chế với vốn khiêm tốn như vậy vẫn có thể tồn tại được trong môi trường kinh tế khó khăn như hiện nay. Phải chăng đó là nhờ sự chống lưng của Tập đoàn Bảo Việt? Chưa nói đến hiệu quả hoạt động của Baoviet Bank, chỉ nói riêng lĩnh vực bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ PVI, hiện bám gót với 21% thị phần (so với 24% của Bảo Việt, tính đến cuối năm 2011).  Điều đó cho thấy vẫn còn khá nhiều bất cập trong công tác điều hành của các nhà quản trị cũng như năng lực quản lý của cơ quan Nhà nước trong hoạch định chính sách, để có một định hướng phát triển đúng đắn, nó không chỉ phù hợp với khả năng tài chính của công ty mà còn phải phù hợp với tình hình kinh tế của mỗi quốc gia, do đó đòi hỏi phải thận trọng và nhạy bén trong các chiến lược kinh doanh ngắn cũng như dài hạn. Theo các chuyên gia, trong tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, các công ty bảo hiểm sẽ quan tâm đến việc lợi nhuận họ thực sự thu được từ kênh phân phối này là bao nhiêu hơn là việc chỉ để mở rộng thị phần . Điều này có nghĩa các sản phẩm hợp tác này chú trọng về lượng hơn về chất , do đó sẽ không thấu đáo khi đánh giá các sản phẩm Bancassurance. Đồng thời, một số công ty bảo hiểm cũng có cách nhìn mới về mối quan hệ hợp tác bán sản phẩm với ngân hàng. Đó là họ vẫn chưa có sự hợp tác thực sự nhiệt tình từ phía ngân hàng. Đại diện một công ty bảo hiểm cho biết, mặc dù ngân hàng đã ký hợp tác với công ty bảo hiểm, nhưng vẫn không ít ngân hàng ký để mà… ký, việc bán được bao nhiêu sản phẩm qua hệ thống của mình thì không quan tâm lắm. Ngoài ra các công ty bảo hiểm, hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng này với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng trực tiếp qua đại lý. Trong khi đó, với kênh bancassurance cần 10 phải có một chương trình thúc đẩy động lực tới các nhân viên ngân hàng thực hiện bán chéo sản phẩm của bảo hiểm. "Nhìn vào doanh thu bán hàng từ kênh bancassurance được một số doanh nghiệp bảo hiểm công bố, khó có thể biết được hiệu quả này do nhân viên ngân hàng mang lại hay do những quầy bán hàng trực tiếp mà các doanh nghiệp bảo hiểm được đặt tại ngân hàng", đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm băn khoăn. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp bảo hiểm năm vừa qua mới chỉ bước "nửa chân" vào kênh bán hàng này bằng những thỏa thuận thăm dò và để giữ chỗ là chủ yếu . Đại điện cấp cao của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thẳng thắn: "chúng tôi vẫn đang xem xét, nhưng thực sự chưa có ý định triển khai kênh bán hàng này trong năm nay". Hơn thế nữa, điều mà các công ty bảo hiểm tiên phong đi phát triển kênh bán hàng này vẫn còn băn khoăn đó là trong Luật kinh doanh bảo hiểm chưa có nội dung hướng dẫn cho việc khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (mà vẫn coi kênh bán hàng này là một đại lý tổ chức thông thường). Chính vì vậy, trong quá trình vừa làm, vừa học hỏi các công ty bảo hiểm gặp không ít khó khăn khi triển khai kênh bán hàng bán lẻ này.  Bancassurance đã hoạt động theo đúng nghĩa của nó? Trên thực tế cho thấy, ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm chuẩn về Bancassurance . Thông thường, các công ty bảo hiểm ở Việt Nam định nghĩa, cứ khai thác thị phần qua hệ thống ngân hàng thì gọi là Bancassurance, dẫn tới việc không phản ánh đúng thực tế phát triển của loại hình này. Đối với khối bảo hiểm nhân thọ, Bancassurance đang được phát triển mạnh tại các đơn vị như AIA Việt Nam, Prudential… Tuy nhiên, đây mới chỉ là hình thức sơ khai của kênh bán bảo hiểm này như: đặt quầy giao dịch tại các ngân hàng, cho phép khách hàng thanh toán phí bảo hiểm và vấn tin phí bảo hiểm qua hệ thống tài khoản ngân hàng… Một số ít công ty đã triển khai được các sản phẩm kết hợp giữa sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ, nhưng doanh thu mang lại không nhiều mà chỉ mang ý nghĩa quảng bá và mở rộng thị phần là chính. Một chuyên gia trong ngành cho rằng, do việc định nghĩa bancassurance khác nhau giữa các công ty nên khó so sánh đơn vị nào mạnh hơn trong việc phát triển mảng này . . triển của Bancassurace và một số giải pháp khắc phục cho thực trạng này. 2 1. KHÁI QUÁT VỀ BANCASSURANCE:  Giới thiệu Bancassurance:. 2. THỊ PHẦN BANCASSURANCE TRÊN THẾ GIỚI: Bancassurance phát triển đầu tiên ở Mỹ và các nước châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha,…). Hiện nay, Bancassurance

Ngày đăng: 31/03/2013, 23:40

Xem thêm: bainop_bancass

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN