1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkg

19 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời nói đầu A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Phạm vi đề tài. B. Nội dung I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn 1. Về đối tượng 2. Về khách quan III. Thực trạng 1. Đối với nhà trường 2. Đối với giáo viên 3. Đối với phụ huynh học sinh 4. Đối với học sinh a. Về tâm lý b. Về kiến thức c. Về kỹ năng d. Về điều kiện cơ sở vật chất IV. Giải pháp thực hiện 1. Về mặt tâm lý 2. Về mặt kiến thức 3. Về mặt kỹ năng 4. Về mặt điều kiện cơ sở vật chất V. Kết quả thu được VI. Bài học kinh nghiệm 1 C. Kết luận LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục nhằm đào tạo những con người có năng lực toàn diện để góp phần xây dựng đất nước. Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước hiện nay lại cần có những con người có trình độ, có tri thức và có tay nghề cao. “Học đi đôi với hành” là sự kết hợp gữa lý thuyết và thực hành một cách hợp lý thì hiệu quả đào tạo giáo dục mới như mong muốn.Học văn hóa là nắm được lý thuyết còn thực hành mới rèn luyện được kỹ năng, tay nghề để sau này vào thực tiễn khỏi bỡ ngỡ. Đề tài: “Nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành : Lắp đặt mạng điện trong nhà môn công nghệ 9” đi sâu vào tìm hiểu thực trạng học sinh của trường, đặc biệt là việc học thực hành của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Trong khi nghiên cứu đề tài tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè và đồng nghiệp cùng với sự giúp đỡ quý báu của Ban giám hiệu tôi xin được gửi tới tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành!. Do những hạn chế về mặt chủ quan và khách quan nên đề tài này còn có nhiều khiếm khuyết và hạn chế. Mong được sự góp ý tận tình của tất cả các đồng chí và bạn đọc. 2 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Công nghệ lớp 9 là một môn học mới và khó cho cả giáo viên và học sinh cả về phương pháp dạy của thầy cũng như phương pháp học của trò. Thực tế cho thấy học sinh ở các trường THCS vùng khó khăn thì mức độ tiếp cận thông tin mới còn chậm, bên cạnh đó giáo viên dạy bộ môn Công nghệ chuyên ngành công nghiệp thường phải dạy kiêm nông nghiệp,nấu ăn,lâm nghiệp Môn Công Nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng thực hành là khá cao, đây là môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS. Là một giáo viên Công nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ lớp 9, trăn trở với công việc làm sao để nâng cao chất lượng môn học, phục vụ cho cuộc sống, tương lai của học sinh. Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy một tiết thực hành trong mô đun: “Lắp đặt mạng điện trong nhà” môn Công nghệ 9. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI. - Đề tài được thực hiện trong việc giảng dạy môn Công Nghệ 9, mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà 4 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Môn Công nghệ 9 được thiết kế theo từng mô đun. - Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà nói riêng cũng như các mô đun khác của môn Công nghệ 9 có thời lượng thực hành khá cao. Các bài thực hành đó thường có hai dạng: + Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập tình huống, bài thực hành rèn luyện kỹ năng. + Thực hành tạo sản phẩm: Chủ yếu là thực hiện đúng quy trình công nghệ, các thao tác kĩ thuật tạo ra sản phẩm đơn giản. - Cấu trúc chung của các bài thực hành: Có phần chuẩn bị, nội dung thực hành, trình tự tiến hành hoặc mẫu báo cáo có phần đánh giá. Cấu trúc này đã đảm bảo được những yêu cầu của nội dung thực hành tuy nhiên để vận dụng vào thực tế, nhằm giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt theo từng nội dung cụ thể. - Một thực tế là sau khi hoàn thành chương trình thường thì học sinh thao tác thực hành còn yếu, để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu của môn học là rất khó khăn vì môn học này đòi hỏi người học phải được trang bị nhiều kỹ năng khác nhau như cách sử dụng các loại kìm điện, sử dụng khoan, sử sụng cưa mặt khác còn phải tính toán được các thông số kĩ thuật của mạch điện, có óc quan sát thẩm mĩ. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Việc thực hiện chương trình còn gặp phải khó khăn vì hiện nay bộ thưc hành môn công nghệ đả quá hạn sử dụng, đa số dụng cụ và thiết bị đều bị rỉ rét hoặc hư hỏng không còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho người sử dụng, số lượng thiết bị nhà trường bổ sung hằng năm còn quá ít.Phòng 5 học bộ môn còn chung với môn Vật Lý, số lượng học sinh lại đông hơn (41 em/lớp 9A,40 em/lớp 9B). Môn học Công nghệ lại là môn học khô cứng mang tính hướng nghiệp, việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học là rất khó khăn. Tâm lí các em học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, điều này đã được kiểm nghiệm khi thực hiện chương trình trong các năm học trước. 1. Về đối tượng: Các em học sinh trong xã đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, chỉ một số nhỏ là con em nhà buôn bán nhỏ hoặc công nhân,viên chức nhà nước. Việc hướng các em yêu thích nghề nghiệp mang tính Công nghiệp như mô đun: Lắp đạt mạng điện trong nhà là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với điện, với các thiết bị điện, mặt khác các thiết bị điện đối với các em là còn khá mới mẻ, thậm chí một số em gia đình còn chưa có điều kiện lắp đặt điện sinh hoạt. 2.Về khách quan: Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ đảm bảo cho việc thực hiện bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia, các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều chủng loại, đặc biệt các thiết bị được cấp về có chất lượng không cao, có thiết bị chỉ sử dụng một lần đã hư hỏng hoặc không dùng được nữa bởi chỉ có giá trị dùng 01 lần. Địa phương lại là một xã đang trên đà phát triển, các trang thiết bị điện trong gia đình còn nghèo nàn, sự hiểu biết về điện còn chủ quan. Các dụng cụ nghề điện, thiết bị điện, vật liệu điện ngày càng đắt đỏ. III.THỰC TRẠNG: 6 1. Đối với nhà trường: BGH nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, hằng năm đã có kế hoạch mua sắm thêm thiết bị tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc dạy thực hành. Thiết bị dạy học phần đa đả quá hạn sử dụng, số thiết bị còn lại có chất lượng kém. Trường chưa có phòng học bộ môn chuyên biệt nên việc dạy thực hành còn đơn thuần chưa tạo được nhiều mô hình phong phú cho học sinh quan sát,việc sắp xếp bố trí phân công vị trí học thực hành còn bất cập. Số lượng học sinh trong một lớp đông (hơn 40 em/lớp) nên khi phân chia trang thiết bị không đáp ứng đủ cho các em tự tìm hiểu để tự chủ động trong học tập. Từ đó dẫn đến công tác hướng dẫn quản lý các em gặp nhiều khó khăn. 2. Đối với giáo viên: Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng những yêu cầu cần thiết về đổi mới phương pháp dạy học, nhiều kiến thức lí luận của nội dung chương trình sách giáo khoa mới, đòi hỏi ở người giáo viên một sự nổ lực phấn đấu say mê nghề nghiệp liên tục nhằm khắc phục những thói quen dạy học theo phương pháp cũ. 3. Đối với phụ huynh học sinh: Đa số phụ huynh chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết của việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới. Nhiều phụ huynh do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên thời gian quan tâm đến học hành của con mình còn ít dẫn đến học sinh hổng kiến thức. Một số phụ huynh còn có tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ (môn không tham gia các kỳ thi cử quan trọng như tốt nghiệp hay chuyển cấp). 4. Đối với học sinh: Sau khi tham khảo tìm hiểu học sinh về môn Công nghệ tôi thấy đa số các em gặp nhiều khó khăn cơ bản sau: a.Về tâm lý: Các em còn ngại môn học, không có hứng thú học tập bởi vì đây là môn học có nội dung mới lạ, một phần các em nhận thức chưa đúng môn học, 7 một phần nữa xem đây là môn học không mang lại lợi ích cho việc học để thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp. Xem những điều được học sẽ không giúp ích được gì cho cuộc sống, sản xuất và hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. b.Về kiến thức: Đây là môn học được xây dựng dưới dạng mô đun kỷ năng nghề, đơn vị kiến thức còn mới lạ và mang tích chất thực hành nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu biết, nắm bắt kiến thức và vận dụng vào thực hành. c.Về kỷ năng: Học sinh chưa được được tiếp xúc với thực nghiệm nên những dụng cụ thực nghiệm quả là mới mẻ, có thể nói đối với các em đó giống như là những thứ đồ chơi mới lạ. Do đó quá trình thực hành của học sinh để hoàn thành một công đoạn hay một sản phẩm trong một tiết học đạt được theo yêu cầu kĩ thuật theo mục tiêu, nội dung chương trình đặt ra gặp nhiều khó khăn. d.Về điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng mỗi học sinh tự thực hành mà phải thực hành theo nhóm lớn, do điều kiện thiết bị không đủ. Để làm căn cứ chứng minh vào đầu năm học, tiến hành khảo sát thực hành toàn khối 9 kết quả như sau: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu,kém SL % SL % SL % SL % 9A 41 2 4,9 8 19,5 20 48,8 11 26,8 9B 40 3 7,5 9 22,5 18 45,0 10 25,0 8 Từ kết quả khảo sát ta thấy tỉ lệ học sinh yếu kém cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp. Từ tình hình thực tế như vậy, bản thân tôi trằn trọc suy nghĩ và đặt câu hỏi cho bản thân. Mình là phải làm gì? Làm như thế nào, để học sinh học có kết quả học tập tốt? Cuối cùng câu hỏi đó đã được trả lời bằng giải pháp mà tôi đã áp dụng sau, đó là giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy thực hành mô đun: “Lắp đặt mạng điện trong nhà ” môn Công nghệ 9. IV.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1.Về mặt tâm lý: - Trong giờ học thực hành phải tạo cho các em một tâm lý thoải mái mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”. - Luôn luôn tìm hiểu, nắm bắt, những suy nghĩ nguyện vọng học tập của từng học sinh từ đó động viên, giúp đỡ các em thõa mãn được ý nguyện bản thân để các em có một tâm lý thoải mái, có hứng thú học tập tốt. - Xây dựng cho các em có mối quan hệ bạn bè tốt để giúp đỡ nhau trong học tập, tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những học sinh có thành tích tốt. - Khi giảng bài, truyền tải những đơn vị kiến thức cần thiết để các em tiếp bước vững vàng, tránh được hai thái cực: hoặc tự ti hoặc tự tin đến mức kiêu ngạo và liều lĩnh. - Trong kiểm tra đánh giá, luôn tạo ra sự công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh. - Khi học sinh mắc phải những sai lầm không quở phạt, chê bai, la mắng mà thay vào đó là những lời động viên, khích lệ và hướng dẫn lại 9 từng bước để các em nhận thấy được những cái lỗi của mình và tự khắc phục, sữa chữa. - Tìm hiểu điều kiện sống, điều kiện học tập của các em. Luôn gần gủi với học sinh để các em thấy được sự quan tâm, chăm lo, thân thiện từ người thầy mà học sinh hăng say, đam mê môn học. - Kết hợp linh hoạt tốt các phương pháp dạy học để phù hợp với mỗi đối tượng học sinh như nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, tạo điều kiện cho những em học giỏi có điều kiện hăng say sáng tạo tìm ra cái mới, còn những em yếu, kém có ý thức phấn đấu vươn lên. - Sử dụng có hiệu quả triệt để các đồ dùng dạy học hiện, đồng thời tôi còn sưu tầm và hướng dẫn các em tự làm thêm đồ dùng phục vụ cho việc học tập trong điều kiện còn khó khăn hiện tại của trường như làm thêm tranh ảnh, mô hình tạo cho hứng thú học tập của các em tăng dần. - Hơn thế nữa là dù trong giờ lên lớp hay ngoài giờ lên lớp tôi luôn luôn gương mẫu trước từng em học sinh từ lời nói đến công việc. - Trong các giờ dạy học không chỉ truyền thụ kiến thức đến cho các em bằng những công thức, những câu, chữ có sẵn mà tôi còn dạy bằng cả tâm hồn. 2. Về mặt kiến thức: Trong một giờ dạy, tôi thường tổ chức nhiều hình thức dạy-học phù hợp mục tiêu mỗi tiết, giúp học sinh phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động lĩnh hội kiến thức để hình thành, rèn luyện kỷ năng cơ bản trong lắp đặt mạng điện, như: - Các quy tắc an toàn lao động khi lắp đặt mạng điện. 10

Ngày đăng: 02/02/2015, 19:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w