skkn-lai

8 238 0
skkn-lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ TỪ BẢN ĐỒ THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình dạy học. Sách giáo khoa Địa lý lớp 4 hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.Từ đó các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về địa lý. Hơn nữa bộ môn Địa lý lớp 4 là một môn học rất mới mẻ đối với các em học sinh. Để các em lĩnh hội được nội dung kiến thức bài học một cách dễ dàng, trước hết phải rèn luyện cho các em biết cách sử dụng bản đồ, nhằm tạo điều kiện cho các em hứng thú học tập và yêu thích bộ môn hơn.Trong giảng dạy địa lý, trước hết phải dùng bản đồ vì bản đồ giống như khung cốt mà tất cả kiến thức địa lý đều dựa vào đó. Bởi vậy chúng ta phải biết sử dụng bản đồ trong quá trình dạy và học địa lý như thế nào để có hiệu quả cao nhất.Với việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo khoa địa lý như vậy, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập khai thác kiến thức từ bản đồ.Từ mong muốn trên bản thân tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu cùng với những kinh nghiệm ít ỏi của mình tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý từ bản đồ theo hướng dạy học tích cực”. II- Cơ sở lý luận: 1- Vai trò của bản đồ: -Về mặt kiến thức bản đồ có khả năng phản ảnh những nội dung kiến thức địa lý trên bề mặt trái đất mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những ký hiệu màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lý đã được mã hoá trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt- ngôn ngữ bản đồ. -Về mặt phương pháp bản đồ được coi là một phương tiện trực quan giúp cho học sinh khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lý.Để khai thác được những kiến thức trên bản đồ trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản đồ.Vì vậy hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập địa lý là nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên. 1 -Kỹ năng bản đồ: Học sinh phải nắm được những kỹ năng cơ bản: xác định phương hướng,vị trí địa lý, giới hạn trên bản đồ… 2- Ý nghĩa của bản đồ: Bản đồ có ý nghĩa quan trọng trong dạy học địa lý,là kiến thức từ cuốn sách thứ hai, là phương tiện dạy học ở nhiều bài địa lý, từ bản đồ có thể bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu…cho học sinh.Do đặc điểm của đối tượng, sự vật địa lý được trải rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến nơi được.Vì vậy dạy học địa lý không thể không có bản đồ.Trong mỗi bản đồ địa lý đều chứa đựng những kiến thức ở các ký hiệu, ước hiệu và những kiến thức thông qua các quan hệ địa lý- kiến thức “ẩn “ III-Cơ sở thực tế: 1-Thực trạng: Hiện nay nhiều giáo viên còn dạy chay,cho học sinh học thuộc lòng ghi nhớ mà không sử dụng bản đồ, chưa hiểu rõ nội dung ý nghĩa của bản đồ trong sách giáo khoa hoặc vẫn có giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị của bản đồ, nhưng lo ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính hình thức minh hoạ cho bài giảng. 2-Kết quả, hiệu quả thực trạng trên: Từ việc nhận thức và xác định về ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý đã dẫn đến tình trạng nhiều nơi, nhiều trường còn dạy chay, vì thế giáo viên không khai thác hết kiến thức trên bản đồ, sau khi học xong học sinh chỉ thuộc lòng không hiểu gì về kiến thức trên bản đồ. Qua đó chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại việc xác định vị trí, ý nghĩa phương pháp sử dụng bản đồ trong học địa lý. Từ thực trạng trên để cho học sinh nắm vững nội dung kiến thức trong giờ học địa lý đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đưa ra: “ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý từ bản đồ theo hướng dạy học tích cực.” IV-Nội dung nghiên cứu: 1- Các biện pháp tổ chức: a- Dạy cho học sinh hiểu bản đồ: Việc dạy cho học sinh hiểu bản đồ phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.Hiểu bản đồ còn bao gồm cả một số kỹ năng đầu tiên cần hình thành cho học sinh.Đó là các kỹ năng ban đầu thiên về bản đồ như các kỹ năng:Xác định phương hướng, xác định giới hạn.Dạy cho học sinh hiểu bản đồ có thể theo qui trình sau: - Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì? - Dựa vào bản chú giải để nhận biết các ký hiệu, màu sắc trên bản đồ,từ đó để tìm nội dung trên bản đồ. 2 Ví dụ: Khi học về bài Dãy Hoàng Liên Sơn, cho học sinh dựa vào hình 1 trang 70/SGK: - Lược đồ đó thể hiện nội dung gì? - Cho học sinh dựa vào bảng chú giải đối chiếu với kí hiệu trên bản đồ để trả lời các câu hỏi: + Kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bôk + Chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ + Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ và nêu độ cao của nó. b-Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ: - Thông qua sự hiểu biết của học sinh về bản đồ,để hướng dẫn các em khai thác kiến thức bằng ký hiệu từ bản đồ. - Bản đồ không phải chỉ là đồ dùng trực quan,cũng không phải chỉ là một phương tiện để minh hoạ kiến thức mà chính là nội dung sách giáo khoa ghi lại bằng ký hiệu.Do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ bằng hệ thống câu hỏi. - Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ hơn về dãy Hoàng Liên Sơn, giáo viên treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu học sinh tìm dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ kết hợp với lược đồ SGK để hoàn thành sơ đồ sau: Vị trí Chiều dài Chiều rộng Độ cao Hoàng Liên Sơn Đỉnh Sườn Thung lũng c- Rèn luyện kỹ năng bản đồ: Về vấn đề này được tiến hành thường xuyên trong các tiết dạy. *-Về kiểm tra bài cũ: - Cho học sinh quan sát trên bản đồ và trả lời những câu hỏi của giáo viên đưa ra,các câu hỏi cần phải có những yêu cầu buộc học sinh quan sát bản đồ và chỉ bản đồ trong quá trình trả lời câu hỏi, khi lên chỉ bản đồ tập cho học sinh đứng đúng vị trí để cho cả lớp quan sát được trên bản đồ. - Học sinh ở dưới lớp theo dõi trên bản đồ treo tường và đối chiếu với lược đồ trong sgk để học sinh tự trả lời theo câu hỏi. *- Trong bước giảng bài mới: - Phải thường xuyên thông qua các thao tác mẫu của giáo viên khi sử dụng bản đồ để khai thác và truyền đạt những nội dung bài giảng nhằm hướng dẫn 3 học sinh hình dung được cách đọc bản đồ ngay trong khi nghe giảng, đồng thời cũng để học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn. - Khi đặt câu hỏi trong quá trình giảng dạy để học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ để trả lời những nội dung câu hỏi, có như vậy mới góp phần thúc đẩy quá trình rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho các em một cách thường xuyên. Ví dụ: Khi học về bài Tây Nguyên: Cho học sinh dựa vào lược đồ hình 1 trang 82 để trả lời các câu hỏi + Em hãy đọc tên các cao nguyên (theo hướng từ Bắc xuống Nam) và xác định vị trí của chúng trên lược đồ + Dựa vào bảng số liệu em hãy xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao + Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên *- Bước củng cố: Để củng cố nội dung kiến thức vừa học, giáo viên cần đặt ra những câu hỏi có những yêu cầu rèn luyện kỹ năng về bản đồ. *- Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Hướng dẫn cho học sinh biết cách học bài ở nhà kết hợp với lược đồ trong sgk để các em hiểu bài và nhớ kỹ hơn. - Dặn dò cho học sinh thường xuyên lưu ý đến các ước hiệu bản đồ có trong sgk để các em nhận biết nó trên bản đồ. 2- Kết quả nghiên cứu: - Qua kiểm tra khảo sát chất lượng bộ môn địa lý ở giữa kỳ hoặc cuối kỳ chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhìn chung tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt từ 90% trở lên, phần lớn học sinh hứng thú học tập bộ môn, số lượng học sinh trung bình, yếu, kém không còn. - Qua thăm dò dư luận ở học sinh, tỷ lệ học sinh thích học môn địa lý tăng lên khá cao. Từ cơ sở đó, bước đầu đề tài đã có tính khả thi . 4 V- Kết thúc vấn đề: Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lý 4. Trong quá trình giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng mỗi phương pháp hoặc phối hợp các phương pháp vào nội dung của từng bài cụ thể một cách hợp lý, hiệu quả nhất. Đối với phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa, giáo viên coi bản đồ vừa là đối tượng giảng dạy học tập vừa là nguồn trí thức địa lý. Trong giảng dạy giáo viên cung cấp kiến thức qua khai thác bản đồ và dựa vào bản đồ để đặt câu hỏi gợi mở khai thác nội dung kiến thức, phần nào đó giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung kiến thức và hứng thú học tập hơn. Đại Quang ngày 24 tháng 2 năm 2013 Người thực hiện Trương Thị Lài 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách giáo khoa Địa lý lớp 4. 2- Sách giáo viên Địa lý lớp 4. 3- Thiết kế bài giảng Địa lý 4. 4- Những kinh nghiệm giảng dạy địa lý của trường phổ thông. 6 * PHẦN MỤC LỤC: I- Lý do chọn đề tài. II- Cơ sở lý luận. 1- Vai trò của bản đồ. 2- Ý nghĩa của bản đồ. III- Cơ sở thực tế. 1- Thực trạng. 2- Kết quả,hiệu quả thực trạng. IV- Nội dung nghiên cứu. 1- Các biện pháp tổ chức. a- Dạy cho học sinh hiểu bản đồ. b- Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ. C - Rèn luyện kỹ năng bản đồ. *- Bước kiểm tra bài cũ. *- Giảng bài mới. *- Bước củng cố. *- Hướng dẫn học sinh học ở nhà. 2- Kết quả nghiên cứu. V- Kết thúc vấn đề. 7 8

Ngày đăng: 01/02/2015, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan