HIỆP HỘI LUYỆN THI ĐẠI HỌC BAN TỰ NHIÊN (https://www.facebook.com/Toan.ly.hoa.sin h) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I-2013 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) Mã đề thi 132 Câu 1: Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIIA. Ở điều kiện thích hợp đơn chất X tác dụng với Y. Kết luận nào sau đây đúng? A. X là kim loại, Y là phi kim. B. Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân C. Công thức oxit cao nhất của X là X 2 O D. Công thức oxit cao nhất của Y là Y 2 O 7 Câu 2: Cho các cân bằng : H 2 (k) + I 2 (k) 2HI(k) (1) 2NO(k) + O 2 (k) 2NO 2 (2) CO(k) +Cl 2 (k) COCl 2 (k) (3) N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) (4) CaCO 3 (r) CaO (r) + CO 2 (k) (5) Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là: A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,3 D. 3,4,5 Câu 3: Cho phương trình hoá học: Fe(NO 3 ) 3 + KHSO 4 → Fe(NO 3 ) 3 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + NO + H 2 O. Tổng hệ số ( số nguyên, tối giản) của tất cả các chất có trong phương trình phản ứng là: A. 43 B. 21 C. 27 D. 16 Câu 4: Dãy các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: A. Fe 3+ , Cl - , NH 4 + , SO 4 2- , S 2- B. Mg 2+ , NH 4 + , SO 4 2- , HCO 3 - C. Fe 2+ , H + , Na + , Cl - , NO 3 - D. Al 3+ , K + , Br - , NO 3 - , CO 3 2- Câu 5: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl 2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là: A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại. B. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện. C. Đều sinh ra Cu ở cực âm. D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl – . Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dung dịch đậm đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 được gọi là thủy tinh lỏng. B. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại kiềm đều tác dụng được với nước. C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al 2 O 3 bền vững bảo vệ D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ giảm dần Câu 7: Có 4 chất X, Y, Z, T có công thức phân tử dạng C 2 H 2 O n (n ≥ 0) -X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 -Z, T tác dụng được với NaOH -X tác dụng được với nước Giá trị n của X, Y, Z, T lần lượt là A. 3, 4, 0, 2 B. 4, 0, 3, 2 C. 0, 2, 3, 4 D. 2, 0, 3, 4 Câu 8: Trường hợp nào sau đây thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất ? A. Cho V(lít) dd HCl 2M vào V (lít) dd NaAlO 2 1M B. Cho V(lít) dd AlCl 3 1M vào V (lít) dd NaAlO 2 1M C. Cho V(lít) dd NaOH 1M vào V (lít) dd AlCl 3 1M D. Cho V(lít) dd HCl 1M vào V (lít) dd NaAlO 2 1M Câu 9: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: A. 7 B. 4 C. 6 D. 5 Câu 10 : Hòa tan hết 26,43 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, MgO và Al 2 O 3 bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H 2 SO 4 0,75M vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,368 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan (gam) là A. 95,92 B. 86,85 C. 88,55 D. 100,52 Trang 1/5 - Mã đề thi 132 Câu 11: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau? A. Ở điều kiện thường, các khí hiếm chỉ tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử B. Nói chung, các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái. C. Những phân tử hợp chất có hiệu độ âm điện bằng 1,7 thì trong phân tử có thể có liên kết cộng hóa trị có cực hoặc liên kết ion. D. Liên kết ion có thể được coi là một trường hợp riêng của liên kết cộng hóa trị. Câu 12: Một chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh, chỉ chứa C, H, O. Trong phân tử của X chỉ chứa các nhóm chức có nguyên tử H linh động, X có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 . Khi cho X tác dụng với Na dư thì thu được số mol của H 2 bằng số mol của X đã phản ứng. Biết X có phân tử khối là 90 đvC. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 13: Chọn nhận xét đúng? A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại đều có cấu tạo tinh thể B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. C. Ở nhiệt độ càng cao thì khả năng dẫn điện của kim loại càng tăng. D. Nguyên tắc điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành kim loại. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong mỗi phân tử protit, các aminoaxit được sắp xếp theo một thứ tự xác định. B. Phân tử có hai nhóm - CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit. C. Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit. D. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-aminoaxit được gọi là peptit. Câu 15: Sục V lít CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH) 2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị lớn nhất của V là: A. 6,72 B. 8,96 C. 11,2 D. 13,44 Câu 16: Cho 200 ml dung dịch H 3 PO 4 1M vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Số gam muối có trong dung dịch X là A. 36,6 gam B. 32,6 gam C. 40,2 gam D. 38,4 gam Câu 17: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử tổng quát dạng C x H y O 4 và thỏa mãn các dữ kiện sau (1) A + NaOH → X + Y + Z (2) X + H 2 SO 4 → E + Na 2 SO 4 (3) Y + H 2 SO 4 → F + Na 2 SO 4 Đun F với H 2 SO 4 đặc (170 o C) thì thu được axit C 3 H 4 O 2 , các chất E và Z đều có phản ứng tráng gương. Các hệ số của các chất trong sơ đồ trên không nhất thiết là hệ số tối giản khi phản ứng. Giá trị nhỏ nhất của M A (gam/mol) là A. 160 B. 188 C. 112 D. 144 Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm amoniac, metylamin, đimetylamin, etylmetylamin bằng một lượng không khí vừa đủ, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua P 2 O 5 dư thì thấy khối lượng bình tăng thêm 11,52 gam và thoát ra 75,264 lít khí (ở đktc). Nếu lấy toàn bộ hỗn hợp X trên cho tác dụng với axit HCl dư thì khối lượng muối thu được là A. 14,16 gam B. 21,24 gam C. 28,32 gam D. 17,7 gam Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO 3 . B. Amophot gồm hỗn hợp của các muối NH 4 H 2 PO 4 và (NH 4 ) 2 HPO 4 . C. So với nước Gia-ven, clorua vôi có hàm lượng hipoclorit thấp hơn. D. Trong y học, ozon được dùng để chữa sâu răng. Câu 20: Cho dãy các oxit sau: SO 2 , NO 2 , NO, SO 3 , P 2 O 5 , CO, N 2 O 5 , N 2 O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H 2 O ở điều kiện thường là: A. 5 B. 7 C. 8 D. 6 Câu 21: Một hợp chất thơm có CTPT C 7 H 8 O. Số đồng phân tác dụng được với dung dịch Br 2 trong nước là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 22: Cho m gam kim loại kiềm M vào 36 gam dung dịch HCl 36,5%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn X có khối lượng 80,37 gam. Kim loại M có thể là A. K B. Na C. Cs D. Rb Trang 2/5 - Mã đề thi 132 Câu 23: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 17,92 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO 2 và H 2 . Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO 3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là: A. 28,57% B. 24,50% C. 14,28% D. 12,50% Câu 24: Đun m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, axit 2-metyl propanoic, metyl butanoat cần dùng 120 gam dung dịch NaOH 6% và KOH 11,2%. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam hỗn hợp hơi các chất. Nếu đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hơi trên thì thu được 114,84 gam nước. Giá trị của m là A. 43,12 B. 53,9 C. 41,72 D. 42,56 Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, glixerol thu được 29,12 lít CO 2 (đktc) và 27 gam nước. Thành phần phần trăm khối lượng của glixerol trong hỗn hợp ban đầu là: A. 23,4% B. 18,4% C. 43,8% D. 46,7% Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO 2 và 7,65 gam nước. Mặt khác khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít hiđro. Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với hiđro đều nhỏ hơn 40, các thể tích khí đo ở đktc. A và B có công thức phân tử lần lượt là A. CH 4 O và C 2 H 6 O B. C 2 H 6 O và C 3 H 8 O C. C 2 H 6 O 2 và C 3 H 8 O 2 D. C 3 H 8 O 2 và C 4 H 10 O 2 Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (ở đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K 2 CO 3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 1,4 B. 1,2 C. 1,0 D. 1,6 Câu 28: Hỗn hợp X gồm Al và Cr 2 O 3 . Nung 21,14 gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thì thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng, dư thì thu được 11,024 gam chất rắn không tan và 1,5456 lít khí (ở đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là : A. 83% B. 87% C. 79,1% D. 90% Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH 4 NO 3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H 2 SO 4 (đặc) (c) Sục khí Cl 2 vào dung dịch NaHCO 3 . (d) Sục khí CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 (dư). (e)Sục khí SO 2 vào dung dịch KMnO 4 . (g) Cho dung dịch KHSO 4 vào dung dịch NaHCO 3 . (h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na 2 SO 3 vào dung dịch H 2 SO 4 (dư) , đun nóng. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là: A. 2 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 30: Cho các phát biểu sau : (1) ZnS không tan trong dung dịch HCl và H 2 SO 4 loãng. (2) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca 2+ , Mg 2+ trong nước cứng. (3) Cho hỗn hợp NaF và NaCl vào dung dịch AgNO 3 dư có thể thu được tối đa 2 kết tủa. (4) NaHS là một chất lưỡng tính. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. B. Tripanmitin còn được gọi là tripanmitoylglixerol. C. Ở nhiệt độ thường, chất béo có thể phản ứng với dung dịch Br 2 . D. Triolein có nhiệt độ nóng chảy cao hơn tristearin. Câu 32: Cho các chất: NaNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , Fe(OH) 2 , CaCO 3 , NH 4 HCO 3 , KOH, KMnO 4 , KClO 3 , Na 2 CO 3 , NaHCO 3 và Ca(HCO 3 ) 2 . Trong các chất trên, số chất không bị nhiệt phân là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 33: Thủy phân một lượng saccarozo, trung hòa dung dịch sau phản ứng và tách được m gam hỗn hợp X bằng phương pháp thích hợp, chia X thành hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng với lượng dư H 2 (xúc tác Ni, t o ) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai tác dụng vừa đủ với 6,86 gam Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozo là A. 80% B. 50% C. 40% D. 60% Trang 3/5 - Mã đề thi 132 Câu 34: Cho sơ đồ A 1 A 2 A 3 CH 4 C2H2 A 4 A 5 CH 4 A 6 A 4 C 2 H 6 O Biết A 1 , A 4 đều có khả năng phản ứng được với AgNO 3 /NH 3 . A 2 , A 5 , A 6 lần lượt là : A. C 4 H 4 ; CH 3 COONa; CH 3 COOC 2 H 3 . B. CH 3 COOH; C 3 H 8 ; C 2 H 4 . C. CH 3 COONH 4 ; CH 3 COONa; CH 3 CHO. D. C 4 H 6 ; CH 3 COONa; CH 3 COOC 2 H 3. Câu 35: Dung dịch X chứa 14,60 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO 3 ) 2 . Thêm m gam bột sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,535m gam và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Giá trị của m là A. 16 B. 1,92 C.14,88 D.9,28 Câu 36: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C 6 H 10 O 5 . Khi A tác dụng với dung dịch NaHCO 3 và với Na đều thu được số mol khí bằng số mol A đã phản ứng. Mặt khác, 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam một muối khan duy nhất. Công thức của A và giá trị của m là A. HO-CH 2 CH 2 COOCH 2 CH 2 COOH; 25,6g B. HO-CH 2 CH 2 COOCH 2 CH 2 COOH; 23,8g C. HOOCCH 2 CHOHCH 2 CH 2 COOH; 23,8g D. HOOCCH 2 CHOHCH 2 CH 2 COOH; 25,6g Câu 37: Chọn nhận xét đúng? A. Các nguyên tử cacbon, hiđro trong phân tử metan, etilen và axetilen cùng nằm trên một mặt phẳng. B. Các hợp chất hữu cơ đều tan kém trong nước và tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. C. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, theo một hướng xác định, thường cần đun nóng hoặc có xúc tác. D. Các chất etilen, propilen và but-1-en thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amino axit X 1 , X 2 (chứa một chức axit, một chức amin và X 2 nhiều hơn X một nguyên tử cacbon) thì thu được 35,2 gam CO 2 và 16,65 gam H 2 O. Phần trăm khối lượng của X 1 trong X là A. 60% B. 40% C. 77,56% D. 22,44% Câu 39: Cho a mol hợp chất thơm X phản ứng vừa hết với a lit dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na dư thu được 22,4a lit H 2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HO-C 6 H 4 -COOH B. HO-CH 2 -C 6 H 4 OH C. CH 3 -C 6 H 3 (OH) 2 D. HO-C 6 H 4 -COOCH 3 Câu 40: Cho 0,1 mol FeCl 3 vào dung dịch Na 2 CO 3 dư thì sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị của m là A. 6,6 B. 17,3 C. 14,6 D. 1,05 Câu 41: Trung hòa m gam hỗn hợp hai axit cacboxylic kế tiếp nhau bằng dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chứa 1,32m gam muối cacboxylat. Công thức của hai axit là A. C 2 H 3 COOH và C 3 H 5 COOH C. HCOOH và CH 3 COOH B. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH D. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH Câu 42: Cho hỗn hợp A gồm H 2 , một anken và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Tỉ khối hơi của A so với H 2 bằng 7,8. Sau khi cho A qua bột Ni nung nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối hơi so với hỗn hợp khí A là 20 9 . Công thức phân tử của anken và ankin lần lượt là A. C 2 H 4 và C 2 H 2 B. C 3 H 6 và C 3 H 4 C. C 4 H 8 và C 4 H 6 D. C 5 H 10 và C 5 H 8 Câu 43: Chọn nhận xét đúng? A. Khi tăng áp suất thì tốc độ của tất cả các phản ứng đều tăng. B. Khi phản ứng hóa học đạt trạng thái cân bằng thì phản ứng kết thúc C. Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng thì tốc độ của tất cả các phản ứng đều tăng. D. Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học. Câu 44: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C 6 H 12 N 2 O 3 . Số đồng phân cấu tạo của Y là A. 5 B. 7 C. 6 D. 4 Câu 45: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol propenal và a mol khí hidro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm propanal, propan-1-ol, propenal và 0,15 mol hidro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Giá trị của a là A. 0,35 B. 0,3 C. 0,20 D. 0,25 Trang 4/5 - Mã đề thi 132 Câu 46: Cho 3,78 gam hỗn hợp X gồm CH 2 =CHCOOH, CH 3 COOH và CH 2 =CHCH 2 OH phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 8 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,03 mol X cần dùng vừa đủ 20 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH 2 =CHCOOH có trong 3,78 gam hỗn hợp X là A. 0,72 gam B. 2,16 gam C. 1,08 gam D. 1,44 gam Câu 47: Điện phân nóng chảy Al 2 O 3 trong criolit thu được 33,6 m 3 hỗn hợp khí X (ở đktc) và m kg Al. Dẫn 2,24 lít khí X (đktc) vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được 2 gam kết tủa. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H 2 bằng 16. Giá trị của m là A. 27 B. 32,4 C. 37,8 D. 48,6 Câu 48: Cho hỗn hợp X gồm 4,48 gam Fe và m gam Al vào 400 ml dung dịch HNO 3 2M, sau phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra 1,344 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) gồm NO và N 2 O, có tỉ khối so với H 2 bằng 52 3 . Cho vào dung dịch Y vừa thu được ở trên 400 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được 8,56 gam kết tủa và cũng thấy có 0,896 lít khí (ở đktc) thoát ra. Giá trị của m là A. 3,24 B. 4,05 C. 4,32 D. 2,97 Câu 49: Trường hợp nào sau đây không có phản ứng hóa học xảy ra? A. Sục khí H 2 S vào dung dịch MgCl 2 . B. Cho AgNO 3 vào dung dịch Fe(NO 3 ) 2 . C. Cho Cr vào dung dịch chứa NaNO 3 và H 2 SO 4 loãng. D. Cho FeCl 3 vào dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 loãng. Câu 50: Nhận định nào dưới đây là không đúng? A. Cr(OH) 2 là chất rắn có màu vàng B. CrO là một oxit bazơ C. CrO 3 là oxit axit D. Cr 2 O 3 là một oxit bazơ HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 132 . THI ĐẠI HỌC BAN TỰ NHIÊN (https://www .facebook. com/Toan.ly.hoa.sin h) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I-2 013 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) Mã đề thi. dịch X gồm Ba(OH) 2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19 ,7 gam kết tủa, giá trị lớn nhất của V là: A. 6,72 B. 8,96 C. 11 ,2 D. 13 ,44 Câu 16 : Cho 200 ml dung dịch H 3 PO 4 1M vào 250 ml dung. dịch X thu được khối lượng muối khan (gam) là A. 95,92 B. 86,85 C. 88,55 D. 10 0,52 Trang 1/ 5 - Mã đề thi 13 2 Câu 11 : Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau? A. Ở điều kiện thường, các khí