kiem tra hkII sinh 12

5 365 0
kiem tra hkII sinh 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: SINH HỌC 12 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) 132 1 C 132 2 D 132 3 C 132 4 A 132 5 B 132 6 C 132 7 D 132 8 B 132 9 D 132 10 B 132 11 D 132 12 C 132 13 A 132 14 B 132 15 D 132 16 B 132 17 D 132 18 A 132 19 A 132 20 B 132 21 A 132 22 C 132 23 B 132 24 C 132 25 A 132 26 D 132 27 A 132 28 C 132 29 C 132 30 D 132 31 C 132 32 C 132 33 A 132 34 A 132 35 B 132 36 A 132 37 D 132 38 D 132 39 B 132 40 B Mã đề 132 Câu 1: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. chỉ có ở một quần xã nào đó, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. B. có khả năng tiêu diệt các loài khác. C. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Trang 1/5 - Mã đề thi 132 D. số lượng cá thể nhiều, ảnh hưởng xấu đến những loài xung quanh. Câu 2: Điều kiện nào sau đây không nghiệm đúng quy luật phân li? A. Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau. B. Gen trội hoàn toàn lấn át gen lặn. C. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn. D. Tính trạng do nhiều gen quy định. Câu 3: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do A. các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). B. chất thải (phân động vật và chất bài tiết). C. hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể, ). D. hoạt động của nhóm sinh vật phân giải. Câu 4: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều A. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng. B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật. C. chuyển cho các sinh vật phân giải. D. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. Câu 5: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật? A. Mức nhập cư. B. Mức độ đa dạng về loài. C. Mức độ tử vong. D. Mức độ sinh sản. Câu 6: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong. B. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu. C. số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo tồn tại và phát triển. D. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và hủy diệt sự tồn tại của quần thể. Câu 7: Con người sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa, đây là ứng dụng của hiện tượng A. cạnh tranh. B. đấu tranh sinh tồn. C. ức chế - cảm nhiễm. D. khống chế sinh học. Câu 8: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể? A. Tập hợp các con gấu sống trong vườn quốc gia Cát Tiên. B. Tập hợp các con mối sống trong một tổ mối ở góc vườn. C. Tập hợp các con sâu trong đồng ngô. D. Tập hợp cây bụi trong rừng mưa nhiệt đới. Câu 9: Nếu các tính trội đều trội hoàn toàn và mỗi gen qui định một tính trạng thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1? A. AaBb x AaBb. B. AABb x AABb. C. AaBb x aaBb. D. Aabb x aaBb. Câu 10: Ổ sinh thái là (1) mà ở đó tất cả các (2) của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. (1) và (2) lần lượt là A. sinh cảnh; quần thể và các nhóm quần thể. B. một không gian sinh thái; nhân tố sinh thái. C. khoảng không gian sống của loài sinh vật; các nhân tố. D. nơi ở của loài đó; nhân tố hữu sinh. Câu 11: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào sau đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài cùng tồn tại? A. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau trong rừng. Trang 2/5 - Mã đề thi 132 B. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. C. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau. D. Cả A, B và C đúng. Câu 12: Trong một hệ sinh thái trên đất liền, bậc dinh dưỡng nào có tổng sinh khối cao nhất? A. Động vật ăn thực vật. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 13: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được. C. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết. D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích. Câu 14: Theo quy luật phân li độc lập của Menđen, cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp là 1. sự phân li độc lập của các cặp NST trong quá trình giảm phân. 2. sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh. 3. trong giảm phân các NST trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau. 4. các tính trạng phân li độc lập dẫn đến sự phân li độc lập của các alen. A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 15: Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố A. thay đổi do hoạt động của con người. B. thay đổi do các quá trình tự nhiên. C. diện tích của quần xã. D. nhu cầu về nguồn sống. Câu 16: Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 10 9 kcal/m 2 /ngày. Năng suất sinh học sơ cấp (của sinh vật sản xuất) chiếm 2%. Năng lượng mất đi khi chuyển sang sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 80%. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 4.10 5 kcal. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. 23%. B. 10%. C. 20%. D. 15%. Câu 17: Ví dụ nào sau đây thể hiện kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể? A. Các cây thông trên đồi thông. B. Các cây chôm chôm mọc ở ven rừng. C. Các cá thể giun đất sống đông đúc ở nơi có độ ẩm cao. D. Các con sò sống trong phù sa vùng triều. Câu 18: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai: ♂AABbCcdd × ♀ AaBbccDd cho đời con có kiểu hình giống mẹ chiếm tỉ lệ A. 18,75%. B. 12,5%. C. 25%. D. 6,25%. Câu 19: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm: A. thế giới hữu cơ của môi trường và những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. B. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. C. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. D. thực vật, động vật và con người, các yếu tố vô cơ và hữu cơ bao xung quanh sinh vật. Câu 20: Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến mang về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Mối quan hệ giữa dây leo và kiến là A. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ cộng sinh. C. quan hệ hợp tác. D. quan hệ hội sinh. Câu 21: Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi A. có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. B. mức tử vong giảm, mức sinh sản giảm. C. nguồn thức ăn cạn kiệt, các cá thể phát tán đi nơi khác tìm kiếm thức ăn. Trang 3/5 - Mã đề thi 132 D. mức tử vong giảm, mức sinh sản tăng. Câu 22: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F 1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng? A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa. Câu 23: Nước, đất, không khí, đa dạng sinh học được xem là A. tài nguyên không tái sinh. B. tài nguyên tái sinh. C. tài nguyên không sử dụng được. D. tài nguyên vĩnh cữu. Câu 24: Bệnh bạch tạng xuất hiện do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp vợ chồng dị hợp một cặp gen. Xác suất sinh con trai đầu lòng bình thường là A. 6,25%. B. 50%. C. 37,5%. D. 25%. Câu 25: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân giải. C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 26: Giả sử ở người, alen A quy định tóc xoăn, a quy định tóc thẳng, B quy định mắt đen, b quy định mắt nâu. Hai cặp alen này phân li độc lập. Bố có tóc thẳng, mắt nâu thì mẹ có kiểu gen như thế nào để sinh con có tóc thẳng, mắt đen? A. aabb hoặc Aabb hoặc aaBB. B. AaBB hoặc aaBB hoặc AABB. C. aaBb hoặc AABB. D. AaBb hoặc aaBB hoặc aaBb hoặc AaBB Câu 27: Phong lan sống bám trên thân cây gỗ là mối quan hệ A. hội sinh. B. hợp tác. C. cộng sinh. D. cạnh tranh. Câu 28: Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân ly độc lập nghiệm đúng là A. P thuần chủng, cặp tính trạng đem lai tương phản. B. tương quan trội - lặn hoàn toàn. C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau. D. một gen quy định 1 tính trạng. Câu 29: Ở đậu Hà Lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F 1 xuất hiện cây hoa trắng. Nếu cho các cây hoa đỏ F 1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là (Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường, không có đột biến) A. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 5 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 6 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Câu 30: Chuỗi thức ăn nào sau đây được khởi đầu bằng sinh vật sản xuất? A. Mùn → Bọ nhảy → Nhện → Kiến → Vi sinh vật phân giải. B. Nấm rơm → Người → Vi sinh vật. C. Chất mùn bã → Giun đất → Chuột → Mèo → Cáo → Vi khuẩn hoại sinh. D. Tảo lục đơn bào → Giáp xác → Mực → Cá → Vi sinh vật. Câu 31: Theo quan niệm của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do A. hai nhân tố di truyền khác loại quy định. B. một nhân tố di truyền quy định. C. một cặp nhân tố di truyền quy định. D. hai cặp nhân tố di truyền quy định. Câu 32: Cho lưới thức ăn: Gỗ → Xén tóc → Gõ kiến Thực vật Rễ → Chuột → Rắn Đại bàng Vi sinh vật Quả → Sâu → Chim ăn sâu Trong lưới thức ăn trên, rắn và chim ăn sâu thuộc bậc dinh dưỡng cấp Trang 4/5 - Mã đề thi 132 A. 5. B. 6. C. 3. D. 2. Câu 33: Diễn thế nguyên sinh A. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. C. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. D. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng của con người. Câu 34: Một trong những nội dung của quy luật phân li Menđen là “Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen (1) về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia”. (1) là A. phân li đồng đều. B. giảm phân. C. phân li. D. phân li độc lập. Câu 35: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. hợp tác. B. dinh dưỡng. C. cạnh tranh. D. sinh sản. Câu 36: Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò để bắt ve, bét, rận. Mối quan hệ giữa sáo và trâu (bò) là A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh – vật chủ. Câu 37: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố đồng đều. C. không xác định được kiểu phân bố. D. phân bố theo nhóm. Câu 38: Cho các quần xã sinh vật sau: (1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế (3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi (4) Rừng lim nguyên sinh (5) Trảng cỏ Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là A. (2) (3) (1) (5) (4). B. (4) (5) (1) (3) (2). C. (5) (3) (1) (2) (4). D. (4) (1) (3) (2) (5). Câu 39: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ và a quy định quả vàng. Để F 1 có 100% quả đỏ thì bố mẹ có kiểu gen A. Aa x Aa hoặc Aa x aa hoặc AA x Aa hoặc AA x aa. B. AA x AA hoặc AA x aa hoặc AA x Aa. C. AA x Aa hoặc Aa x aa hoặc Aa x Aa. D. Aa x AA hoặc Aa x aa hoặc aa x aa. Câu 40: Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác thể hiện mối quan hệ A. hội sinh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. cạnh tranh. D. kí sinh. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 132 . có tổng sinh khối cao nhất? A. Động vật ăn thực vật. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 13: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là A. tổng sinh khối. đến sự cạnh tranh gay gắt và hủy diệt sự tồn tại của quần thể. Câu 7: Con người sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa, đây là ứng dụng của hiện tượng A. cạnh tranh. B. đấu tranh sinh tồn. C hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 10 9 kcal/m 2 /ngày. Năng suất sinh học sơ cấp (của sinh vật sản xuất) chiếm 2%. Năng lượng mất đi khi chuyển sang sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 80%. Sinh

Ngày đăng: 31/01/2015, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan