Đề kiểm tra định kì sinh 6 học kì 1/2012-2013(Có ma trận)

3 354 1
Đề kiểm tra định kì sinh 6 học kì 1/2012-2013(Có ma trận)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày nộp: 27/11/2012 Ngày thi: 06/12/2012 GV: Đoàn Thị Tuyết Dung Tổ: Hóa - Sinh Trường THCS Lê Quý Đôn KIỂM TRA HỌC KÌ I THỜI GIAN: 45 PHÚT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản: Có phải tất cả thực vật đều có hoa? (TN); Cấu tạo TB thực vật(TN); Các loại rễ, các miền của rễ(TN); Thân dài ra do đâu?(TN); Quang hợp(TL); Phần lớn nước vào cây đi đâu?(TL); Biến dạng của lá(TL); Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên(TL); Cấu tạo và chức năng của hoa(TL). - Kiểm tra kiến thức của học sinh từ đó đánh giá lại chất lượng dạy và học nhằm rút kinh nghiệm trong việc dạy và học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập. - KNS: Rèn kĩ năng trung thực, khách quan. Vận dụng tri thức vào cuộc sống. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức tự giác trong quá trình làm bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết lập ma trận. Các chủ đề chính Các mức độ nhận thức TổngNhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đại cương về giới TV Câu 2: 0,5đ 1 câu 0,5đ Chương I: TBTV Câu 3: 0,5đ 1 câu 0,5đ Chương II: Rễ. Câu 1, 4: 0,5 đ/câu 2 câu 1,0đ Chương III: Thân. Câu 5, 6: 0,5đ/câu 2 câu 1,0đ Chương IV: Lá Câu 3: 2,0đ 1 câu 2,0đ Chương V: Sinh sản sinh dưỡng. Câu 2: 2,0 đ 1 câu 2,0đ Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính. Câu 1: 3,0đ 1 câu 3,0đ TỔNG 1 câu 0,5đ 1 câu 3,0đ 3 câu 1,5đ 1 câu 2,0đ 2 câu 1,0đ 1 câu 2,0 đ 10,0đ 2.Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị viết, thước; 9 bài đã giới hạn III. TIẾN HÀNH KIỂM TRA 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số. 2. Phát đề: A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái (A, B, C, D) chỉ ý trả lời đúng nhất: 1/-Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây rễ chùm? A. Ngô, hành, lúa, xả; B. Cam, lúa, ngô, ớt; C. Dừa, cải, nhãn, hành; D. Chuối, tỏi tây, sầu riêng, đậu. 2/- Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây lâu năm? A. Mướp, tràm, mận, ổi; B. Phượng, bàng, tràm, mít; C. Lim, đay, chuối, mía; D. Bằng lăng, bí ngô, mồng tơi, ớt. 3/- Tế bào của loại mô nào dưới đây có khả năng phân chia? A. Mô nâng đỡ; B. Mô biểu bì; C. Mô phân sinh; D. Mô mềm. 4/- Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ: A. Miền trưởng thành; B. Miền sinh trưởng; C. Miền chóp rễ; D. Các lông hút. 5/- Khi trồng đậu các cây lấy quả(trái) như đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa tạo quả, người ta thường bấm ngọn nhằm mục đích gì? A. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển bộ rễ; B. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển bộ lá; C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển các cành mới làm cơ sở để tạo ra nhiều hoa, quả; D. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển thân chính. 6/- Khi các cây lấy gỗ(bạch đàn, lim) hay lấy sợi(đay, gai) người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn để nhằm mục đích gì? A. Tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại; B. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển bộ lá; C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển bộ rễ; D. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự phát triển thân chính. B. TỰ LUẬN.(7 điểm) Câu 1(3 điểm): Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất? Câu 2(2 điểm): Kể tên 2 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt có dại người ta thường làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy? Câu 3(2 điểm): Em hãy trình bày khái niệm đơn giản về quang hợp. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng nhất A B C D C D B. TỰ LUẬN. (7 điểm) Câu 1: (3đ) Hoa bao gồm các bộ phận chính : Đài, tràng, nhị và nhụy. (0,5 đ) + Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. (0,5 đ) + Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc cánh hoa khác nhau tùy loài.(0,5 đ) + Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. (0,5đ) + Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. (0,5đ) Nhị và nhụy giữ vai trò quan trọng nhất, giữ chức năng sinh sản, duy trì nòi giống của loài. (0,5đ) Câu 2: (2đ) - Cỏ tranh, cỏ gấu. (0,5đ) - Muốn diệt cỏ dại ta dùng cuốc hoặc leng đào hết toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất, rồi đốt. (0,75đ) Vì cỏ dại sinh sản bằng thân rễ, chỉ cần sót lại một mẩu nhỏ là có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. (0,75đ) Câu 3: (2đ) - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbonic (0,5đ)/ và năng lượng asmt chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.(0,5đ) - Nước + khí Cácbonic Tinh bột + Oxi (1,0đ) IV. Rút kinh nghiệm: Ánh sáng Chất diệp lục . Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày nộp: 27/11/2012 Ngày thi: 06/ 12/2012 GV: Đoàn Thị Tuyết Dung Tổ: Hóa - Sinh Trường THCS Lê Quý Đôn KIỂM TRA HỌC KÌ I THỜI GIAN: 45 PHÚT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -. nhiên(TL); Cấu tạo và chức năng của hoa(TL). - Kiểm tra kiến thức của học sinh từ đó đánh giá lại chất lượng dạy và học nhằm rút kinh nghiệm trong việc dạy và học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tư duy,. câu 1,0đ 1 câu 2,0 đ 10,0đ 2.Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị viết, thước; 9 bài đã giới hạn III. TIẾN HÀNH KIỂM TRA 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số. 2. Phát đề: A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn

Ngày đăng: 31/01/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan