1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu thống kê chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam

103 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 5,63 MB

Nội dung

Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tháng 91945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: nhiệm vụ của chính phủ từ trung ương đến địa phương là “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm. Tuy nhiên, sau 30 năm kháng chiến gian khổ vì độc lập và thống nhất tổ quốc, những năm đầu sau chiến tranh thiếu thốn mọi bề, các sản phẩm xã hội làm ra về cơ bản được phân phối bình quân thì ranh giới giàu nghèo dường như đã bị xóa mờ trong ý thức của đại đa số người dân nước ta. Nhưng khi nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang thời kỳ đổi mới đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự phân hóa giàu nghèo dần dần bộc lộ rõ. Đặc biệt, trong giai đoạn 1998 2006, khi Việt Nam đạt được tốc độ tăng GDP hàng đầu thế giới thì vấn đề chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập và chi tiêu tuy chưa lớn so với các nước trên thế giới và khu vực, song lại càng có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa các vùng, các tỉnh, các địa phương và các nhóm dân cư trong cả nước. Đây là một thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững, mang tính nhân văn ở Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng tình trạng chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển nói chung, phương hại đến sự gắn kết xã hội, gây ra những tổn phí không đáng có cả về mặt kinh tế và xã hội, cụ thể: gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ trong y tế và giáo dục, góp phần làm gia tăng tình trạng tội phạm.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CHÊNH LỆCH

GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2007

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu luận văn Thạc sỹ kinh tế, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thày cô giáo trong Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, các cán bộ Vụ Xã hội - Môi trường Tổng cục Thống kê Đặc biệt, luận văn đã được hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo - Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Kiểm.

Nhân dịp này em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thày cô giáo, đến Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Thống kê, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ trên nhiều phương diện để em có thể hoàn thành tốt Khoá học cũng như bản luận văn này.

Tác giả Nguyễn Thị Huệ

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, đồ thị

Tóm tắt luận văn

Lời mở đầu

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỐNG KÊ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO 4

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THỐNG KÊ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO 4

1.1.1 Khái niệm về thu nhập 4

1.1.2 Khái niệm về chi tiêu 5

1.1.3 Các khái niệm về nghèo 6

1.1.3.1.Nghèo tuyệt đối 6

1.1.3.2.Nghèo tương đối 6

1.1.4 Khái niệm về chênh lệch giàu nghèo 6

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam 6

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế 6

1.2.2 Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 6

1.2.3 Một số chính sách của nhà nước 6

1.2.4 Các nhân tố thuộc về sự phát triển của các thể chế kinh tế thị trường 6

1.3 Tình hình chung về chênh lệch giàu nghèo 6

1.3.1 Bức tranh chung về chênh lệch giàu nghèo của thế giới 6

1.3.2 Sự phân hóa giàu nghèo của Việt Nam 6

1.3.3 Những tác động của chênh lệch giàu nghèo 6

Trang 4

CHƯƠNG II: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CHÊNH LỆCH

GIÀU NGHÈO 6

2.1 LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO 6

2.1.1 Sự cần thiết và những yêu cầu của lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê chênh lệch giàu nghèo 6

2.1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, mức độ thu nhập và chi tiêu 6

2.1.2.1 Thu nhập của hộ gia đình 6

2.1.2.2 Thu nhập bình quân đầu người 6

2.1.2.3 Chi tiêu của hộ gia đình 6

2.1.2.4 Chi tiêu bình quân đầu người 6

2.1.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu thu nhập và chi tiêu 6

2.1.3.1 Cơ cấu thu nhập hoặc chi tiêu phân theo các nhóm thu nhập (ngũ phân vị, thập phân vị ) 6

2.1.3.2 Cơ cấu thu nhập theo từng nguồn thu của các nhóm giàu nghèo .6

2.1.3.3 Cơ cấu chi tiêu theo từng khoản chi của các nhóm giàu nghèo 6 2.1.3.4 Cơ cấu thu nhập (hoặc chi tiêu) phân theo nguồn thu (hoặc khoản chi) của khu vực thành thị - nông thôn, vùng lãnh thổ 6

2.1.3.5 Cơ cấu thu nhập (hoặc chi tiêu) chia theo nhóm giàu nghèo của khu vực thành thị- nông thôn 6

2.1.3.6 Cơ cấu thu nhập (hoặc chi tiêu) chia theo nhóm giàu nghèo của từng vùng lãnh thổ 6

2.1.4 Nhóm chỉ tiêu đo lường chênh lệch giàu nghèo 6

2.1.4.1 Hệ số giãn cách thu nhập (theo tiêu chuẩn "40") 6

2.1.4.2 Tỷ số phân tán (hệ số chênh lệch giàu nghèo) 6

2.1.4.3 Tỷ số phân hóa thành thị - nông thôn 6

2.1.4.4 Hệ số GINI 6

2.1.4.5 Các thước đo Entropy tổng hợp (chi số Theil) 6

Trang 5

2.1.4.6 Chỉ số bất bình đẳng Atkinson 6

Trang 6

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CHÊNH LỆCH

GIÀU NGHÈO 6

2.2.1 Phương pháp phân tổ thống kê 6

2.2.2 Phương pháp đường cong Lorenz 6

2.2.3 Phương pháp dãy số thời gian 6

2.2.4 Phương pháp hồi quy tương quan 6

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 - 2006 6

3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM 6

3.2 PHÂN TÍCH CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 - 2006 6

3.2.1 Phân tích tình hình chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002 -2006 6

3.2.1.1 Xu hướng gia tăng nhẹ về chênh lệch giàu nghèo 6

3.2.1.2 Chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực và trong nội bộ từng khu vực 6

3.2.1.3 Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng 6

3.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH GIÀU - NGHÈO 6

3.3.1 Lựa chọn, mô tả và phân tích các đặc trưng của hộ giàu, nghèo theo các biến cần nghiên cứu 6

3.3.2 Xây dựng mô hình hồi quy 6

3.3.3 Ước lượng mô hình hồi quy 6

3.3.4 Phân tích và đánh giá mô hình 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP : Tổng sản phẩm trong nước

GNI : Tổng thu nhập quốc dân

UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

LDC : Các nước chậm phát triển

LTTP : Lương thực, thực phẩm

WB : Ngân hàng Thế giới

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

OECD : Khối các nước phát triển Châu âu

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

DBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long

DHNTB : Duyên Hải Nam Trung Bộ

BTB : Bắc Trung Bộ

BQĐN : Bình quân đầu người

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ

Trang

Bảng 2.1: Chi tiêu bình quân đầu người chia theo 5 nhóm chi tiêu

năm 2004 6 Bảng 2.2: Tổng thu nhập của hộ chia theo thành thị và nông thôn 6 Bảng 2.3: Tổng chi tiêu của hộ chia theo thành thị và nông thôn 6 Bảng 3.1: Chất lượng nhà ở của nhóm thu nhập giàu- nghèo giai đoạn

2002 -2006 6 Bảng 3.2:Một số đồ dùng lâu bền tính trên 100 hộ chia theo nhóm thu

nhập giàu-nghèo 2002-2006 6 Bảng 3.3: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn của

các nhóm thu nhập giàu-nghèo 6 Bảng 3.4: Cơ cấu thu nhập của nhóm giàu - nghèo chia theo nguồn thu

thời kỳ 2002 - 2006 6 Bảng 3.5: Cơ cấu chi tiêu của nhóm giàu - nghèo chia theo các khoản chi

6 thời kỳ 2002 - 2006 6 Bảng 3.6: Tỷ lệ thu nhập trong tổng thu nhập chia theo các nhóm giàu

nghèo thời kỳ 2002 -2006 6 Bảng 3.7: Hệ số Gini và chỉ số Theil tính theo thu nhập bình quân đầu

người của Việt Nam thời kỳ 2002 - 2006 6 Bảng 3.8: Thu nhập bình quân đầu người chia theo 5 nhóm thu nhập ở

Việt Nam giai đoạn 2002 -2006 6 Bảng 3.9: Chi tiêu bình quân đầu người chia theo nhóm giàu - nghèo thời

kỳ 2002-2006 6 Bảng 3.10: Thu nhập BQĐN chia theo khu vực thời kỳ 2002-2006 6 Bảng 3.11: Hệ số Gini tính theo thu nhập BQĐN của thành thị - nông

thôn thời kỳ 2002-2006 6

Trang 9

Bảng 3.12: Thu nhập BQĐN chia theo nhóm giàu - nghèo và khu vực

thành thị - nông thôn thời kỳ 2002-2006 6 Bảng 3.13: Phân tích tình trạng chênh lệch giàu nghèo ở nông thôn-

thành thị theo chỉ số Theil L thời kỳ 2002-2006 6 Bảng 3.14: Thu nhập bình quân đầu người chia theo vùng thời kỳ 2002-

2006 6 Bảng 3.15: Hệ số Gini tính theo chi tiêu BQĐN của các vùng thời kỳ

2002-2006 6 Bảng 3.16: Phân tích sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và

trong nội bộ từng vùng thời kỳ 2002-2006 (chỉ số Theil L tính theo thu nhập) 6 Bảng 3.17: Hệ số chênh lệch giàu nghèo tính theo thu nhập BQĐN chia

theo 8 vùng giai đoạn 2002-2006 6 Bảng 3.18: Tăng trưởng thu nhập và chi tiêu chia theo khu vực, vùng

lãnh thổ thời kỳ 2002 - 2006 6 Bảng 3.19: Hệ số Gini tính theo thu nhập BQĐN chia theo khu vực thành

thị - nông thôn và 8 vùng thời kỳ 2002 - 2006 6 Bảng 3.20: Mô tả và phân tích đặc trưng của hộ theo các biến độc lập và

theo 5 nhóm thu nhập 6 Bảng 3.21: Mô hình hồi quy Logistic đa bậc về giàu nghèo Các biến độc

lập 6 Bảng 3.22: Sự thay đổi xác suất về giàu nghèo dựa trên cơ sở mô hình

hồi quy Logistic đa bậc 6Hình 2.1 Đường cong LorenZ 45Hình 2.2.Đường cong LorenZ theo chi tiêu BQĐN chia theo 5 chi tiêu năm

2004 46Hình 3.1 Đường cong LorenZ theo thu nhập BQĐN năm 2002 -2006 60Hình 3.2 Chi tiêu bình quân đầu người của 8 vùng thời kỳ 2002 -2006 69

Trang 10

Hình 3.3 Hệ số chênh lệch giàu nghèo của 8 vùng thời kỳ 2002 - 2006 75

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tháng 9/1945, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: nhiệm vụ của chính phủ từ trung ương đến địa phương là “làmcho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm".Tuy nhiên, sau 30 năm kháng chiến gian khổ vì độc lập và thống nhất tổ quốc, nhữngnăm đầu sau chiến tranh thiếu thốn mọi bề, các sản phẩm xã hội làm ra về cơ bảnđược phân phối bình quân thì ranh giới giàu nghèo dường như đã bị xóa mờ trong ýthức của đại đa số người dân nước ta

Nhưng khi nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang thời kỳ đổi mới đó là nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự phân hóa giàu nghèo dần dầnbộc lộ rõ Đặc biệt, trong giai đoạn 1998 - 2006, khi Việt Nam đạt được tốc độ tăngGDP hàng đầu thế giới thì vấn đề chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập

và chi tiêu tuy chưa lớn so với các nước trên thế giới và khu vực, song lại càng cóchiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước, giữa thành thị và nông thôn, cũng nhưgiữa các vùng, các tỉnh, các địa phương và các nhóm dân cư trong cả nước Đây làmột thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững, mang tính nhân văn ở ViệtNam Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng tình trạng chênh lệch giàu nghèo, bất bìnhđẳng về thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển nói chung, phươnghại đến sự gắn kết xã hội, gây ra những tổn phí không đáng có cả về mặt kinh tế và

xã hội, cụ thể: gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng

tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ trong y tế và giáo dục, góp phần làm gia tăng tìnhtrạng tội phạm

Trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cũng

đã làm nảy sinh sự gia tăng chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa các nhóm dân

cư Vì vậy, việc nghiên cứu chênh lệch giàu nghèo là một vấn đề cấp thiết và hếtsức có ý nghĩa không những trên phạm vi thế giới mà còn cả trong phạm vi của một

quốc gia Do đó, tôi đã chọn đề tài: " Nghiên cứu thống kê chênh lệch giàu nghèo

ở Việt Nam " cho luận văn thạc sĩ của mình Nội dung của đề tài tập trung chủ yếu

vào phân tích vấn đề chênh lệch về thu nhập và chi tiêu của dân cư theo yếu tố địa

Trang 12

lý và theo thời gian Qua đó thấy được các nguyên nhân cơ bản gây ra sự chênh lệchgiàu nghèo Đồng thời đề tài cũng phân tích các yếu tố chủ yếu quyết định giàunghèo, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị góp phần thuhẹp khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề về thống kê chênh lệch giàu

nghèo; hệ thống các chỉ tiêu thống kê thu nhập, chi tiêu và các chỉ tiêu đo lường chênhlệch giàu nghèo; các phương pháp thống kê phân tích chênh lệch giàu nghèo

-Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu thống kê chênh lệch giàu

nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006, dựa trên cơ sở bộ số liệu có thể thu thập

và tính toán được qua các cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2002,

2004, 2006 và các số liệu thống kê được công bố trên các báo, tạp chí, trên mạngviễn thông

4 Phương pháp nghiên cứu

-Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, logic, cácphương pháp phân tích kinh tế xã hội, đồng thời kết hợp với các phương pháp thống

kê như: phương pháp phân tổ, hồi quy tương quan, dãy số thời gian, số bình quân,

số tương đối, số tuyệt đối, đặc biệt là phương pháp thống kê đo lường bất bìnhđẳng thu nhập/ chi tiêu

-Luận văn sử dụng một số phần mềm thống kê chuyên dụng như: Stata, Excel

Trang 13

để tính toán, vẽ đồ thị và chạy mô hình hồi quy dựa trên bộ số liệu gốc VHLSS02,VHLSS04, VHLSS06.

5 Những đóng góp của luận văn

-Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về thống kê chênh lệch giàu nghèo

- Hệ thống hóa và lựa chọn các chỉ tiêu thống kê thu nhập, chi tiêu, thống kêchênh lệch giàu nghèo và các phương pháp phân tích, đánh giá chênh lệch giàunghèo

-Phân tích sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa thành thịvới nông thôn, giữa các vùng, qua đó tìm ra được các nguyên nhân cơ bản gây ra sựchênh lệch này

-Phân tích các yếu tố quyết định đến sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dâncư

-Đề xuất các kiến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giảm bất bìnhđẳng về thu nhập và chi tiêu

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có

3 chương:

-Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thống kê chênh lệch giàu nghèo.-Chương II: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê và các phương pháp thống kêphân tích chênh lệch giàu nghèo

-Chương III: Phân tích thống kê chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam giai đoạn2002-2006

Trang 14

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỐNG KÊ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THỐNG KÊ CHÊNH LỆCH GIÀUNGHÈO

1.1.1 Khái niệm về thu nhập

Thu nhập là một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng sự lựachọn cho con người và là một trong những chỉ tiêu kinh tế để đánh giá mức sốngcủa dân cư Vì vậy, tăng thu nhập là yếu tố hàng đầu để cải thiện và nâng cao mứcsống, tăng tích lũy, mở rộng sản xuất

Thu nhập của dân cư là toàn bộ các khoản thu nhập bằng tiền và hiện vật màngười dân nhận được từ công lao động của mình được sử dụng trong quá trình sảnxuất cộng với các khoản thu nhập nhận được ngoài thù lao lao động trong một thờigian nhất định thường là một năm

Theo cuộc Điều tra mức sống dân cư thu nhập của dân cư hay hộ gia đìnhđược chia theo các nhóm sau:

- Các khoản thu nhập nhận được từ tiền công, tiền lương bằng tiền và hiện vậtnhư: tiền lương, tiền công, các khoản tiền có tính chất lương của cán bộ công nhânviên, người lao động làm việc trong các cơ quan, các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác nhau Và các khoản thu nhập ngoài lương như: tiền ăn trưa, tiền

ăn ca ba, tiền làm thêm giờ, phụ cấp, tiền thưởng, tiền phong bao hội nghị, tiền mayquần áo, trang phục bảo hộ lao động

- Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: đó làcác khoản thu nhập bằng tiền và hiện vật trong các hộ gia đình nông dân, công nhânviên của các tầng lớp dân cư bao gồm: thu từ lâm nghiệp, thu từ trồng trọt, thu từchăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động liên quan đến nôngnghiệp như chế biến sản phẩm do gia đình sản xuất ra, cho thuê đất canh tác

- Các khoản thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp của hộ bao gồmcác khoản thu của hộ gia đình tham gia vào các lĩnh vực như: thương nghiệp, công

Trang 15

nghiệp gia công chế biến tại nhà, các loại hình dịch vụ,

- Các khoản thu nhập khác: thu từ hưu trí, trợ cấp, học bổng, quà biếu, quà tặng,thu từ cho thuê tài sản (nhà cửa, máy móc thiết bị ), thu từ tiền lãi cho vay, lãi tiềngửi tiết kiệm, thu do được biếu hoặc tặng, thu từ trúng xổ số, thu từ trợ giúp khôngphải hoàn lại từ các tổ chức, cá nhân khác

1.1.2 Khái niệm về chi tiêu

Chi tiêu của hộ gia đình là toàn bộ các khoản chi được biểu hiện bằng tiền vàhiện vật trong một thời kỳ nhất định thường là một năm

Chi tiêu của hộ gia đình gồm có: chi cho sản xuất, chi cho tiêu dùng và cáckhoản chi tiêu khác Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu chi tiêu ởphạm vi chi tiêu cho tiêu dùng

Chi tiêu dùng của hộ gia đình (hay của dân cư) là toàn bộ giá trị sản phẩmvật chất và dịch vụ sử dụng cho nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày của hộ giađình dân cư như: ăn, uống, ở, đi lại, quần áo, chăm sóc sức khoẻ, đồ dùng lâubền, và các khoản chi tiêu khác trong một thời gian nhất định thường là một năm

Theo Điều tra mức sống dân cư Việt Nam chi tiêu dùng của hộ gia đình baogồm các khoản sau:

- Chi tiêu cho đời sống:

+ Chi giáo dục: tiền học phí, học thêm, tiền đóng góp xây dựng trường, lệphí thi, đóng góp hội huynh

+ Chi về y tế và chăm sóc sức khoẻ: chi khám chữa bệnh, đóng góp bảohiểm y tế, mua thuốc, tiền nằm viện

+ Chi lương thực thực phẩm (LTTP) và sản phẩm tự sản xuất: chi ăn uốnghàng ngày và vào các dịp lễ tết

+ Chi tiêu phi lương thực thực phẩm và đồ dùng lâu bền: đó là các khoảnchi về phi LTTP do hộ tự sản xuất hoặc mua trên thị trường như: than,củi, quạt, tivi, tủ lạnh,

+ Chi về điện, nước và vệ sinh môi trường

+ Chi về thuốc lá, thuốc lào

Trang 16

+ Chi phí về thuê nhà ở.

- Chi tiêu khác: đóng góp các quỹ, ma chay, cưới xin, đóng góp lao động công ích,cho, biếu, tặng

1.1.3 Các khái niệm về nghèo

Nghèo được khái niệm là sự bần cùng hoá về phúc lợi Nhưng tình trạng bầncùng hoá là gì? làm thế nào để đo lường nó? Có rất nhiều quan điểm khác nhau vềnghèo, theo Ngân hàng thế giới (WB 2000) "đói nghèo là sự mất đi tình trạng ấmno" Ấm no có thể được đo bằng việc sở hữu của cá nhân về thu nhập, sức khỏe,dinh dưỡng, giáo dục, tài sản, nhà ở và các quyền nhất định trong xã hội như quyền

tự do ngôn luận, quyền chữa bệnh, quyền thụ hưởng sinh hoạt văn hoá, thể dục thểthao Cũng có thể hiểu đói nghèo là sự thiếu các cơ hội, thiếu các quyền lực và khảnăng dễ bị tổn thương trước các sự kiện bất lợi

Theo quan điểm truyền thống, nghèo được hiểu trước hết là sự thiếu thốn vềvật chất, sống với mức thu nhập và tiêu dùng thấp, điển hình là tình trạng dinhdưỡng kém và điều kiện sống thiếu thốn Tuy nhiên, dễ nhận thấy rằng trong hầuhết các trường hợp, nghèo về thu nhập luôn liên quan tới cái gọi là nghèo về conngười- hay sức khoẻ kém và trình độ giáo dục thấp, cả hai đều là nguyên nhân hoặc

là kết quả của mức thu nhập thấp Nghèo về thu nhập và về con người cũng thườngkèm theo tình trạng nghèo về xã hội như tính dễ bị tổn thương trước các sự kiện bấtlợi, ví dụ như bệnh tật, thiên tai, hoặc khủng hoảng kinh tế, không có tiếng nói tronghầu hết các thể chế trong xã hội và sự bất lực trong việc cải thiện điều kiện sống của

cá nhân Bản chất đa chiều này của tình trạng nghèo đã được bộc lộ thông qua cáccuộc phỏng vấn với chính những người nghèo và được khẳng định qua nhữngnghiên cứu xã hội học đặc biệt

Khái niệm rộng hơn coi nghèo như một hiện tượng đa chiều đưa đến sự hiểubiết rõ ràng hơn về nguyên nhân của nghèo và một chính sách toàn diện hơn trongviệc xoá đói giảm nghèo Chẳng hạn, bên cạnh các vấn đề về tăng trưởng kinh tế vàphân phối thu nhập, khái niệm này còn đặt ra vấn đề khả năng tiếp cận công bằnghơn đến các dịch y tế, giáo dục cũng như sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội.Những chiến lược xoá đói giảm nghèo cũng phải thừa nhận thực tế là những khía

Trang 17

cạnh khác nhau của nghèo tương tác qua lại và củng cố lẫn nhau Ví dụ, việc tăngcường an sinh xã hội không chỉ giúp cho người nghèo ít bị tổn thương hơn mà còncho phép họ tận dụng tốt những cơ hội có tính rủi ro cao hơn, chẳng hạn việcchuyển tới một nơi khác hay thay đổi nghề nghiệp Sự đại diện và tham gia ngàycàng nhiều của người nghèo không chỉ giúp họ vượt qua cảm giác bị gạt ra ngoài lề

xã hội mà còn góp phần định hướng tốt hơn các dịch vụ giáo dục và y tế

Như vậy, có rất nhiều khái niệm khác nhau về nghèo nhưng nhìn chung đều

có tư tưởng cốt lõi giống nhau đó là: tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận

theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phươngtrong một quốc gia

Những nhu cầu cơ bản của con người được xác định theo chuẩn nghèo vàphụ thuộc vào thời gian và không gian Quốc gia nào càng giàu thì chuẩn nghèo củaquốc gia đó càng cao Đối với các nước nghèo, nghèo thường được hình dung là sựthiếu hụt tuyệt đối, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cơ bản cho cuộc sống Trongkhi đó đối với các nước giàu, có thể là sự thiếu hụt tương đối, sự thiếu khả năng để

có một mức sống ngang bằng với các nhóm dân cư hiện có thu nhập cao hơn

Nhìn chung nghèo được hiểu theo hai nghĩa sau đây:

1.1.3.1.Nghèo tuyệt đối

Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoảmãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống

Với khái niệm này thì nhu cầu tối thiểu của các nước rất khác nhau và luônthay đổi theo thời gian Một cái gì đó có thể được coi là xa xỉ ở nước này nhưng lạiđược coi là một nhu cầu tối thiểu ở nước khác Ví dụ, có một hệ thống lò sưởi trongnhà là tiện nghi tối thiểu ở Pháp nhưng lại là xa xỉ ở Butan Chính vì vậy, một người

ở Mỹ và một người ở Việt Nam đều được coi là người nghèo, mặc dù thu nhập vàchi tiêu của người ở Mỹ cao gấp nhiều lần so với người ở Việt Nam Rất nhiềungười nghèo ở Mỹ được xem là khá ấm no theo chuẩn nghèo của Việt Nam Tuynhiên, các nhu cầu tối thiểu cần thiết về lương thực, thực phẩm ở các quốc gia lạikhông khác nhau nhiều lắm

Trang 18

Nói tới nghèo tuyệt đối, người ta thường hay đưa ra một đường nghèo tuyệtđối được cố định theo trình độ phát triển của mức sống và được dùng để thực hiệncác so sánh nghèo đói

Đối với các nước nghèo, chậm phát triển thì hiện tượng nghèo tuyệt đốikhông đáp ứng đủ các nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, mặc, chất đốt là phổ biến

Khái niệm nghèo tuyệt đối không có ý nghĩa nhiều lắm đối với các nướccông nghiệp phát triển như: Mỹ, Anh, Nhật, bởi vì ở các nước này có mức thunhập cao và sự giàu có ngày càng tăng lên Do đó, nghèo tuyệt đối hầu như không

có ở các nước này mà chủ yếu là nghèo tương đối

1.1.3.2.Nghèo tương đối

Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mứctrung bình của cộng đồng trên phạm vi địa bàn

Hay có thể hiểu nghèo tương đối theo một nghĩa khác là vị trí của một hộgia đình hay một cá nhân so với mức thu nhập trung bình của quốc gia nơi mà họđang sinh sống Chẳng hạn, ở Việt Nam những người thuộc hai nhóm thu nhập thấpnhất trong năm nhóm thu nhập thì được coi là nghèo tương đối

Như vậy, nói tới nghèo tương đối là nói đến sự phân bổ thu nhập hay chính

là sự bất bình đẳng về thu nhập Nghèo tương đối xuất hiện bất chấp quy mô củanghèo tuyệt đối, tức là số người nghèo tuyệt đối có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưngnghèo tương đối vẫn giữ nguyên Điều này có nghĩa là nghèo tương đối luôn luôntồn tại cùng chúng ta Căn cứ vào nghèo tương đối có thể đánh giá sự phân phối thunhập có công bằng hay không giữa các nhóm dân cư

1.1.4 Khái niệm về chênh lệch giàu nghèo

Để hiểu được cuộc sống tại một quốc gia đang diễn ra như thế nào, ví dụ đểbiết xem có bao nhiêu người dân là thuộc diện nghèo thì phải căn cứ vào thu nhậphoặc chi tiêu bình quân đầu người của quốc gia đó Nhưng số người nghèo của mộtquốc gia và chất lượng cuộc sống trung bình không chỉ phụ thuộc vào thu nhập hoặcchi tiêu mà còn phụ thuộc vào việc thu nhập và chi tiêu đó được phân phối một cáchbình đẳng hay bất bình đẳng Vậy chúng ta hiểu bất bình đẳng về thu nhập haychênh lệch giàu nghèo là như thế nào? Chênh lệch giàu nghèo được khái niệm như

Trang 19

Ở phạm vi toàn thế giới, chênh lệch giàu nghèo là chênh lệch về thu nhậphoặc chi tiêu giữa các nước giàu với các nước nghèo (hay là giữa các nước côngnghiệp phát triển với các nước chậm phát triển)

Trong phạm vi một quốc gia, chênh lệch giàu nghèo là chênh lệch về thunhập hoặc chi tiêu giữa các nhóm dân cư, chênh lệch giữa thành thị với nông thôn,giữa các vùng, các địa phương trong cả nước

Tóm lại, sự chênh lệch giàu nghèo không chỉ diễn ra giữa các nước giàu vớicác nước nghèo trên thế giới mà còn diễn ra trong phạm vi từng quốc gia Tuynhiên, các quốc gia khác nhau có mức độ chênh lệch giàu nghèo không giống nhau

và sự biến động của nó còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, phải thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển Như thế tăngtrưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội mới là mục tiêu vươn tới của xã hộinước ta

Trong 20 mươi năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rất cơ bản vềtăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗinăm từ 1986 đến 2000 đạt 6,3% và đạt 7,5% trong thời kỳ 2001 - 2005 Với tốc độtăng trưởng như trên, nước ta đứng vào hàng các nước có tăng trưởng kinh tế khácao Những thành tựu đã đạt được trong tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở vật chất đểchúng ta thực hiện công bằng xã hội

Ngoài hình thức phân phối thu nhập theo hiệu quả lao động, theo các nguồnlực đóng góp thì nước ta còn hình thức phân phối thông qua quỹ phúc lợi như: thựchiện chính sách người có công với nước, với dân; chính sách bảo trợ những ngườigià cô đơn không nơi nương tựa; chính sách đối với trẻ em lang thang có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo; chínhsách bảo trợ phát triển xã hội ở vùng sâu, vùng xa

Mỗi năm chính phủ đã dành từ 24,4% đến 28,4% ngân sách nhà nước đầu tư

Trang 20

cho các lĩnh vực xã hội Hiện nay cả nước không còn hộ đói kinh niên, số hộ nghèo

đã giảm nhanh chóng, số hộ giàu ngày một tăng Tính đến 31 -12 - 2005 cả nước có85% hộ gia đình chính sách, người có công với đất nước có mức sống bằng hoặckhá hơn mức sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú Nhờ có hệ thống các chínhsách an sinh xã hội đã góp phần làm cho đời sống của các hộ nghèo được cải thiệnhơn

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay chúng ta đangđứng trước một loạt các vấn đề cần giải quyết Một trong các vấn đề đó là tăngtrưởng kinh tế càng nóng thì khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng rộng Hay cóthể hiểu tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố tác động đến vấn đề chênhlệch giàu nghèo Vậy tăng trưởng kinh tế tác động đến chênh lệch giàu nghèo theochiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực, nó làm chênh lệch giàu nghèo tăng lên haygiảm đi? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần phải xem tăng trưởng kinh tế cótốt cho người nghèo không?

Đây là một trong những chủ đề được bàn cãi rất nóng bỏng, nhất là trongnhững cuộc thảo luận mới về thay đổi trong tư duy phát triển Một bài viết gần đâycủa tác giả David Dollar khẳng định giả thiết người nghèo có thể thu lợi hoàn toàn

từ tăng trưởng Giả thiết này được thử nghiệm bằng một kỹ thuật rất đơn giản: sosánh tỷ lệ tăng thu nhập của nhóm 1/5 nghèo nhất với tỷ lệ tăng thu nhập trung bình.Kết quả cho thấy rằng gần như có tỷ lệ 1:1 giữa hai chỉ số này ở hầu hết các nước

và như vậy người nghèo gần như đã hoàn toàn hưởng lợi được từ tăng trưởng về thunhập và tình trạng bất bình đẳng không gia tăng khi thu nhập tăng Kết luận này đơngiản nhưng sâu sắc: một chính sách thúc đẩy tăng trưởng cũng chính là một chínhsách vì người nghèo

Thử nghiệm này được lặp lại và mở rộng cho Việt Nam trong giai đoạn1996- 2004 Kết quả hết sức thú vị, mặc dù tăng trưởng nhìn chung đem lại lợi íchcho tất cả, cả người giàu và người nghèo, song người giàu được hưởng lợi nhiềuhơn Tình trạng này thậm chí còn trầm trọng hơn ở những tỉnh tăng trưởng nhanh

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thu nhập tăng thì bất bình đẳng gia tăng, nghĩa làchênh lệch giàu nghèo cũng gia tăng Nhưng tăng trưởng về kinh tế, dù là so sánhtuyệt đối hay tương đối thì mọi sự tăng trưởng kinh tế đều kéo theo sự giàu chung

Trang 21

của toàn xã hội Động lực chính của sự phát triển là sự giải phóng sức sản xuất đểmọi người ganh đua nhau vươn lên làm giàu Nhưng điều đó không hoàn toàn cónghĩa là sự giàu lên đồng loạt của các tầng lớp dân cư mà trong bất cứ hoàn cảnhnào cũng sẽ bỏ lại phía sau một nhóm dân cư nghèo khó so với chính số dân cưđang giàu lên trong xã hội đó Điều này có thể hiểu, khi người nghèo tiến thêmđược một bước thì người giàu đã tiến thêm được hai, ba thậm chí hàng chục bước.

Từ đó thấy rằng tăng trưởng kinh tế là tốt cho người nghèo nhưng khi có thêm tínhnhân văn nó còn tốt hơn

Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cómối quan hệ với nhau Điều này không chỉ xảy ra ở riêng Việt Nam mà nó cũngdiễn ra ở các nước khác trên thế giới

Chẳng hạn như ở Trung Quốc, khoảng 10 năm trở lại đây Trung Quốc đangtrên con đường trở thành một siêu cường quốc nhờ tốc độ phát triển kinh tế như vũbão Trong giai đoạn 1993 - 2005 Trung quốc là một nước có tốc độ tăng trưởng caonhất Châu Á Nhưng đằng sau ánh hào quang ấy còn tồn đọng nhiều khoảng tối, đặcbiệt là tình trạng phân hoá giàu nghèo, khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa thànhthị và nông thôn, giữa các nhóm dân cư đã trở thành một trong những hiểm hoạđược kỳ họp quốc hội của Trung Quốc mới đây đưa vào

Theo khảo sát sơ bộ thu nhập bình quân của lao động nông thôn là 395,7nhân dân tệ/tháng (49 USD), so với thu nhập bình quân của một giám đốc công ty là

8000 nhân dân tệ (997 USD) Trung quốc hiện còn tới 100 triệu người nghèo, mộtnửa vùng nông thôn không có nước sạch Các cơ sở vệ sinh và y tế còn lạc hậu,nông dân phải tự trả tiền cho các công trình làm đường xá, hệ thống nước sạch và

Trang 22

phúc lợi của mình Nghĩa là trong khi tăng trưởng kinh tế góp phần to lớn vào xoáđói, giảm nghèo thì chính nó lại làm gia tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàunghèo, do thành quả của tăng trưởng không được chia sẻ một cách đồng đều mà lạitheo hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật khá giả hơn

Điều này được lý giải như sau: trong quá trình đổi mới, bắt đầu theo đuổikinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam có hiệu suất sinh lời của đồng vốn đầu tưcao Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tập trung vào những ngành đòi hỏi vốncao, ít lao động và lao động có trình độ cao Vì vậy, những người giàu có nhiều điềukiện hơn người nghèo để sản xuất, kinh doanh và sự sinh lời nhanh đã tạo thêm thunhập cho họ, góp phần làm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng nhanh hơn.Còn những người nghèo là những người bản thân ít vốn liếng, tri thức và trình độ đểtham gia vào các ngành sản xuất đó, dẫn đến cơ hội việc làm, thu nhập, tiếp cậnthông tin, tri thức của họ ngày càng thấp Cùng lúc, tại các địa phương có tỷ lệ vốnđầu tư cao so với GDP và chất lượng giáo dục tốt hơn thì nhóm người giàu càng có

cơ hội tích tụ tài sản, đẩy mạnh làm ăn thu lời Sự tăng trưởng của các địa phươngnày vừa tạo thêm của cải cho người giàu (góp phần làm cho chênh lệch giàu nghèogia tăng), lại vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tóm lại, chênh lệch giàu nghèo hay bất bình đẳng về thu nhập không chỉ làhậu quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng Bởi

vì bất bình đẳng để người giàu tăng tích luỹ, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Nhưng nền kinh tế nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng

xã hội Quá chú trọng tới tăng trưởng kinh tế, không quan tâm giải quyết các vấn đềcông bằng xã hội sẽ để lại nhiều hậu quả về mặt xã hội Ngược lại, chỉ chú trọng tớiviệc giải quyết các vấn đề xã hội sẽ triệt tiêu mất các động lực phát triển kinh tế

Vì vậy, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội trong từngbước đi và trong suốt quá trình phát triển của đất nước

1.2.2 Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Trong 20 năm tiến hành quá trình đổi mới, Việt Nam đã ngày càng biết đếnnhư một nền kinh tế năng động hàng đầu trong danh sách các nước đang phát triểntrên thế giới Mặc dù vậy, tự do hoá, đặc trưng bằng quá trình mở cửa và hội nhập

Trang 23

vào kinh tế khu vực và thế giới, cũng đã làm nảy sinh sự gia tăng chênh lệch về thunhập giữa các nhóm dân cư, giữa khu vực thành thị với nông thôn, giữa các vùngtrong cả nước.

Theo kinh tế gia nổi tiếng Simon Kutznets, thường thì tại các nước bắt đầuthực hiện tự do hoá, mở cửa kinh tế như tại các nước phương tây giữa thế kỷ 20, bấtbình đẳng thu nhập tăng nhanh, sau đó chậm dần rồi đến một thời điểm nào đó bắtđầu giảm xuống Nguyên nhân của hiện tượng này là do các yếu tố liên quan tớicầu Cụ thể, tại thời điểm bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, công nghệ và thể chếthay đổi sẽ kéo theo nhu cầu về vốn và lao động có kỹ năng, trong khi hạ thấp vaitrò của lao động không có kỹ năng dẫn đến bất bình đẳng tăng nhanh Sau đó khinền kinh tế đã phát triển mạnh, thu nhập của lao động nói chung đều được cải thiệnthì bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng chậm lại và giảm dần (hình chữ U ngược)

Việc mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ làm lợi chủ yếu cho cáctrung tâm kinh tế của đất nước Đầu tư vốn từ nước ngoài thường tập trung ở nhữngvùng đã có sẵn một hạ tầng cơ sở sản xuất tương đối tốt, nghĩa là ở thành thị Mởrộng kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài như vậy sẽ có tác động đào sâu thêmmức phân hoá giữa thành thị với nông thôn Tuy nhiên, quá trình hội nhập với kinh

tế khu vực và thế giới giúp nền kinh tế của nước ta tiếp cận với các công nghệ hiệnđại, máy móc thiết bị hiện đại Điều này đòi hỏi cán bộ, công nhân phải có trình độ,tay nghề cao Vì vậy mà những người lao động có trình độ chuyên môn sẽ được thuhút vào làm việc và được trả lương cao, còn những lao động tay nghề thấp sẽ trởnên thất nghiệp Thêm vào đó, những người giàu có nhiều vốn và trình độ càng có

cơ hội làm ăn kinh doanh dẫn đến càng giàu có, những người nghèo không có vốn

và trình độ thì càng trở nên nghèo hơn Do đó, không tránh khỏi sự gia tăng chênhlệch về thu nhập và chi tiêu giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động có tay nghềvới lao động giản đơn, giữa những người giàu có với những người nghèo

Quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới dẫn đến sự chênh lệch

về thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn cũng là một sự kiện thườngthấy ở những nước nông nghiệp trong đó có Việt Nam Từ những thập niên vừaqua, giá quốc tế những mặt hàng nông, lâm sản, những nguyên liệu thô và sơ chếgiảm đi rất nhiều so với các mặt hàng công nghiệp Mà công nghiệp lại thường có

Trang 24

địa bàn hoạt động ở các khu vực thành thị và vùng lân cận, khiến cho người dânthành thị cổ cồn giàu lên và hưởng lợi nhiều nhất, trong khi nông dân hưởng lợi ítnhất nên tương đối nghèo đi, dẫn đến mức thu nhập của dân cư thành thị tăng so vớidân cư nông thôn Ngoài ra, những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và côngnghiệp chế biến khiến mức cầu lao động trong nông nghiệp giảm, lượng cung laođộng vượt cầu, gây thêm tác động tiêu cực đến mức thu nhập của người dân ở nôngthôn Ngày nay, với sự phát triển của khâu dịch vụ cũng chủ yếu là ở thành thị, sựchênh lệch thu nhập và mức sống diễn ra giữa hai khu vực này lại càng tăng thêm

Bên cạnh đó, những vùng và khu vực có bộ máy hành chính hoạt động kémhiệu quả với những thủ tục kinh doanh khó khăn và rườm rà, không tạo được môitrường thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân thamgia sản xuất kinh doanh, sẽ cũng tụt hậu

Đặc biệt khi Việt Nam trở thành một thành viên của WTO, nếu chính phủkhông có các biện pháp tốt cho người nghèo và những người nông dân thì khoảngcách giàu nghèo ngày một doãng rộng ra khi họ bắt buộc phải hội nhập vào WTO.Bởi vì Việt Nam vẫn phải tiếp tục cải cách nền kinh tế trong vòng 5 năm sau sau khigia nhập WTO

Các cuộc cải cách này có thể làm sút giảm thu nhập của các hộ nông dân,khoét sâu hố ngăn cách thu nhập giữa thành thị với nông thôn và có khả năng làmtăng tỷ lệ nghèo đói đang trên đà giảm Những cuộc cải cách này sẽ có tác động đếnphân phối thu nhập, chẳng hạn sau khi gia nhập là phải xoá bỏ mọi trợ cấp nôngnghiệp và cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu nông sản Điều này sẽ làm giảm một cáchtương đối thu nhập của các hộ nông dân sản xuất những sản phẩm nông nghiệp bịsản phẩm nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là những sản phẩm chứa đựng lợithế đất đai, vốn không phải là thế mạnh của Việt Nam Do đó, giảm nhu cầu về laođộng phổ thông sản xuất nông nghiệp Thu nhập của những hộ nông dân bám vàonông nghiệp còn giảm thêm do nhu cầu về đất đai canh tác giảm Vì vậy, nếu Nhànước không có những chính sách hỗ trợ hữu hiệu thì thu nhập của hộ nông dânthuần tuý dựa vào sản xuất nông nghiệp nói chung sẽ suy giảm cả về tuyệt đối vàtương đối so với hộ nông dân thoát ly nông nghiệp hay so với lao động ở khu vựcthành thị, dẫn đến làm tăng bất bình đẳng thu nhập trong khu vực nông thôn và giữa

Trang 25

nông thôn với thành thị.

1.2.3 Một số chính sách của nhà nước

Trong những năm qua chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách quantâm tới các vùng núi, vùng xa xôi, hẻo lánh, các hải đảo và các nhóm dân cư nghèokhó như: cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phícho những gia đình nghèo khó, miễn giảm học phí cho con em các gia đình nghèo,gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng ưu tiên khác Và hàng loạtcác chương trình như: chương trình 135 (phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu,vùng xa), chương trình 327 (Dự án trồng năm triệu ha rừng), chương trình 120 (Tạoviệc làm), chương trình tái định canh, định cư, thành lập ngân hàng người nghèo đểcung cấp tín dụng cho các hộ nghèo

Những chương trình và chính sách trên đã tạo được việc làm và thu nhập chohàng trăm ngàn hộ nghèo, giúp họ tự thoát khỏi nghèo đói Điều này đã góp phầnlàm giảm chênh lệch thu nhập và chi tiêu giữa các nhóm dân cư, các khu vực

Song bên cạnh đó vẫn còn một số chính sách có tác động làm cho khoảngcách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư dường như ngày một nới rộng Chẳng hạnnhư chính sách chi tiêu công, theo báo cáo phát triển thế giới 2004 của Ngân hàngthế giới, công bố cuối tháng 9/2003, nhóm 1/5 nghèo nhất của dân cư nhận được íthơn 1/5 chi tiêu cho giáo dục và y tế, trong khi nhóm 1/5 giàu nhất lại nhận đượcnhiều hơn Lý do cơ bản là chi tiêu công cộng đã nghiêng về những dịch vụ đượcngười giàu tiêu dùng nhiều hơn, cho dù ban đầu nó có xu hướng vươn tới ngườinghèo

Đối với chính sách đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng chưa hợp lý vàhiệu quả Những vùng trọng điểm, kinh tế phát triển mạnh lại được đầu tư nhiều,những vùng nghèo tỷ lệ vốn đầu tư còn quá thấp so với tổng vốn đầu tư Chính sáchđầu tư công chủ yếu dành cho các doanh nghiệp nhà nước nhưng lại tạo ra rất ít việclàm cho người lao động Cụ thể, giai đoạn 2002 - 2004, trong khi khu vực kinh tếngoài quốc doanh có tổng số vốn đầu tư là 320,9 nghìn tỷ đồng đã tạo ra khoảnghơn 1 triệu việc làm mới, còn khu vực kinh tế nhà nước với tổng số vốn đầu tư là

Trang 26

384,8 nghìn tỷ đồng nhưng nhìn chung việc làm thay đổi ít.

Chính sách quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ vẫn còn nhiều bất cập.Chẳng hạn ở đầu giàu ngoài những người làm ăn chính đáng, làm giàu hợp pháp,làm giàu bằng trình độ, bằng tri thức và năng lực của mình ra thì còn có một sốngười giàu mới với các nguồn thu nhập không rõ ràng như tham nhũng, hoặc nhữngkhoản thu nhập không chính đáng do kẽ hở của chính sách được hưởng từ nhà đất,

từ bao cấp mà có, hay các hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, cạnhtranh không lành mạnh, làm ăn phi pháp có xu hướng tăng, ảnh hưởng xấu tới tăngtrưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội

Về chính sách hỗ trợ cho người nghèo có hiệu quả nhưng chưa cao, thể hiện

ở đầu nghèo (tức là nhóm 1/5 thu nhập thấp nhất) có rất nhiều người nghèo do thiếuvốn, thiếu lao động, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm và trình độ hiểu biết, do bịrủi ro ốm đau, tai nạn, thiên tai, do cơ cấu thu nhập

Chính những điều bất cập được thể hiện ở các nhóm giàu và nghèo cũng làmột trong những nguyên nhân làm mở rộng khoảng cách giàu nghèo

Tóm lại, ở Việt Nam nếu Nhà nước không quản lý và điều hành các chínhsách tốt hơn, đồng thời nếu không có một chính sách định hướng nhằm giảm thiểuphân hoá giàu nghèo thì mức chênh lệch thu nhập hoặc chi tiêu giữa thành thị vớinông thôn, mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư, chênh lệch giữa cácvùng sẽ ngày càng gia tăng trong một nền kinh tế thị trường dưới áp lực toàn cầuhoá và tư hữu hoá Sự phân hoá ngày càng trầm trọng này sẽ tạo ra những vấn đềphức tạp về an ninh quốc gia và an ninh xã hội Đặc biệt luồng di dân từ nông thôn

ra thành thị, từ các tỉnh ra các thành phố lớn quá tải sẽ biến đô thị thành nhữngtrung tâm của nạn thất nghiệp, môi trường thì ô nhiễm, các tệ nạn xã hội ngày cànggia tăng

1.2.4 Các nhân tố thuộc về sự phát triển của các thể chế kinh tế thị trường

Các nhân tố thuộc về sự phát triển của các thể chế kinh tế thị trường như: vaitrò của đất đai đối với nông dân và nông thôn, sự hoạt động biến dạng của thịtrường đất đai và bất động sản Đây là những nhân tố quan trọng tác động đếnchênh lệch giàu nghèo trong xã hội Với 79% người nghèo sống chủ yếu ở nông

Trang 27

thôn mà một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là do họ không có ruộngđất hoặc có quá ít đất canh tác Tỷ lệ nông dân không có ruộng đất tăng lên cao tạiđồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ và tình trạng thiếu đất canh táccũng xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng Không có đất haythiếu đất canh tác, đồng nghĩa với việc người nông dân thiếu việc làm gay gắt, thunhập không ổn định và cuộc sống trở lên khó khăn hơn.

Tại các vùng ven đô đất canh tác không tăng thêm mà bị thu hẹp do quá trình

đô thị hoá Đối với khu vực thành thị và các vùng sắp được đô thị hoá, việc đầu cơđất đai, đẩy giá đất lên mức khá cao hay việc chuyển nhượng bất động sản phi chínhthức chưa bị đánh thuế thu nhập, thuế lợi nhuận dẫn đến một số nhóm người giàu cómột cách nhanh chóng góp phần làm cho chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳngtrong xã hội tăng lên

Bên cạnh đó thị trường bất động sản chính thức thì hầu như đóng băng trongkhi thị trường bất động sản phi chính thức hoạt động với quy mô rất lớn không đượckiểm soát và điều tiết Thị trường lao động thì chưa phát triển mạnh các dịch vụ môigiới lao động, giới thiệu việc làm

1.3 Tình hình chung về chênh lệch giàu nghèo

1.3.1 Bức tranh chung về chênh lệch giàu nghèo của thế giới

Mức phân phối thu nhập giữa các nước vừa có xu hướng phân kỳ, vừa có xuhướng hội tụ: ở một số khu vực khoảng cách thu nhập đang thu hẹp, trong khi một

số khác khoảng cách về thu nhập lại đang có chiều hướng gia tăng Năm 1960, một

số khu vực tương đương nhau: vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Nam Á,Châu Phi cận Sahara và các nước kém phát triển nhất có mức thu nhập bình quânđầu người từ 1/10 đến 1/9 mức thu nhập bình quân đầu người của các nước thuộcOECD thu nhập cao Các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê có mức thu nhập đầungười khá hơn nhưng cũng chỉ bằng 1/3 đến 1/2 mức thu nhập đầu người của cácnước thuộc OECD

Sự tăng trưởng đầy ấn tượng của các nước Đông Á và Thái Bình Dương làmtăng tỷ lệ thu nhập của các nước này so với các nước thuộc OECD thu nhập cao, từ

Trang 28

khoảng 1/10 lên đến gần 1/5 trong thời kỳ 1960 - 2004 Thu nhập tương đối của cácnước vùng Caribê và Mỹ La tinh vẫn không thay đổi Thu nhập của các nước Nam

Á - từ sau thời gian suy thoái vào những năm 1960 và 1970, rồi phục hồi đáng kểvào những năm 1980 và 1990, vẫn chỉ bằng 1/10 mức thu nhập của các nước thuộckhối OECD Tại vùng Châu Phi cận Sahara, tình hình tồi tệ đi: thu nhập trên đầungười khoảng 1/9 mức thu nhập của các nước thuộc khối OECD thu nhập cao vàonhững năm 1960, đã giảm xuống còn khoảng 1/18 vào những năm 2002

Mặc dù chênh lệch thu nhập tương đối ở nhiều nước có giảm đi, nhưngkhoảng cách tuyệt đối trong thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên Thậm chí ởkhu vực tăng trưởng nhanh nhất là khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, chênhlệch tuyệt đối về thu nhập so với các nước thuộc khối OECD thu nhập cao đã mởrộng từ 6000 USD năm 1960 lên hơn 13000 USD năm 1998 và 16000 USD vàonăm 2005

Một nghiên cứu gần đây của Milanovic so sánh giữa người giàu nhất vớingười nghèo nhất trên toàn thế giới đưa ra một bức tranh về mức độ bất bình đẳngtrên thế giới đầy đủ hơn nhiều so với việc so sánh đơn giản các mức trung bìnhquốc gia Trên cơ sở số điều tra 1998- 2003, nghiên cứu này đề cập đến 91 nước(chiếm khoảng 84% dân số thế giới) điều chỉnh theo quy tắc sức mua ngang bằng.Nhược điểm của nghiên cứu này là dựa hoàn toàn vào số liệu điều tra về ngân sáchgia đình Những cái có thể không so sánh được và có mức độ hạn chế Dù saonghiên cứu cũng đưa ra một số kết quả đáng chú ý:

 Mức độ bất bình đẳng trên thế giới lớn Thu nhập của 10% những ngườinghèo nhất trên thế giới chỉ bằng 1,6% thu nhập của 10% những ngườigiàu nhất

 1% những người giàu nhất trên thế giới có mức thu nhập bằng 57%những người nghèo nhất

 Tổng thu nhập của 10% những người giàu nhất nước Mỹ lớn hơn thunhập của 43% những người nghèo nhất trên thế giới

 Khoảng 25% dân số giàu nhất thế giới chiếm 75% thu nhập toàn thế giới( theo PPP USD)

Trang 29

Bên cạnh đó, vấn đề toàn cầu hoá làm xuất hiện nguy cơ phân hoá hai cực thế giới(Bắc - Nam), phân hoá hai cực giàu nghèo, phân hoá xã hội một cách sâu sắc Sựnghèo khổ và hố ngăn cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triểnngày càng tăng lên Trong báo cáo về " sự phát triển nhân văn" năm 1999, chươngtrình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) khẳng định: "Các thế lực của quá trình toàncầu hoá đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế cácnguồn hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua đường biên giới quốc gia", trong khi đa sốdân chúng trên thế giới ngày càng nghèo đi Chính vì vậy, khoảng cách chênh lệchgiàu nghèo trên thế giới ngày một doãng ra.

Theo báo cáo của Liên hiệp quốc về phát triển con người năm 2000 cho thấy:chỉ trong vòng 5 năm (1995 - 2000), 200 người giàu nhất thế giới đã nhân gấp đôi

số tài sản kếch xù của họ lên hơn 1000 tỷ USD; cũng trong thời gian đó 1,3 tỷ ngườisống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân 1 USD/ngày vẫn không thay đổi.Quá nửa dân số thế giới trên 3 tỷ người chủ yếu thuộc các nước đang phát triển cómức thu nhập dưới 2 USD/ người/ngày, trên 90% số người nghèo khổ hiện đangsống ở các nước đang phát triển Từ năm 1971 đến nay, số nước nghèo và chậmphát triển nhất (LDC) không giảm đi mà còn tăng từ 25 lên 48 nước Trong khi cácnước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người, bằng 1/5 dân số thế giới đangchiếm tới 86% GDP toàn cầu và 4/5 thị trường xuất khẩu và 1/3 vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI), khống chế 75% đường dây điện thoại thế giới thì các nước nghèonhất chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chỉ tạo ra được 1% GDP toàn cầu và chỉchiếm 0,4% kim ngạch xuất khẩu, 0,6% kim ngạch nhập khẩu của thế giới Tỷ lệ vềkhoảng cách GDP theo đầu người giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất cũng giatăng nhanh chóng từ 31/1 vào những năm 1960, lên 61/1 vào thập niên cuối cùngcủa thế kỷ XX và hiện nay khoảng cách này là 74/1

Trên đây, chúng ta mới chỉ xem xét vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các khuvực, giữa nước giàu với nước nghèo, giữa các nước phát triển với các nước đangphát triển ở trên phạm vi toàn thế giới Còn vấn đề chênh lệch thu nhập hay chênhlệch giàu nghèo trong phạm vi mỗi quốc gia cũng rất quan trọng và có thể tác độngđến triển vọng của quốc gia đó trong dài hạn

Một nghiên cứu bao gồm 77 nước, chiếm 82% dân số thế giới cho thấy,

Trang 30

trong giai đoạn từ những năm 1950 đến những năm 2000, tình trạng chênh lệchgiàu nghèo đã tăng lên ở 45 nước và giảm ở 16 nước Nhiều nước có tình trạngchênh lệch về thu nhập tăng lên là các nước Đông Âu và cộng đồng các quốc giađộc lập (SNG), những nước có mức tăng trưởng thấp và âm vào những năm 1990.Tại 16 nước còn lại, hoặc xu hướng không rõ, hoặc bất bình đẳng thu nhập giảm,sau đó chững lại.

Các nước mỹ La Tinh và vùng Caribê là những nước có bất bình đẳng thunhập cao nhất thế giới Ở 13 nước trong số 20 nước có số liệu vào những năm đầucủa thế kỷ XXI, 10% những người nghèo nhất có mức thu nhập thấp hơn 1/20 mứcthu nhập của 10% những người giàu nhất Tình trạng bất bình đẳng quá cao đẩyhàng triệu người vào tình trạng nghèo đói quá mức và hạn chế nghiêm trọng tácđộng của sự tăng trưởng có tính công bằng tới tình trạng nghèo đói Do đo, cácnước Mỹ La Tinh và vùng Caribê chỉ có thể đạt được mục tiêu giảm được một nửa

tỷ lệ nghèo đói vào năm 2015 nêu trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ, chỉ khi khuvực này tạo ra được tăng trưởng mạnh hơn và sự tăng trưởng đó mang lại lợi íchcho người nghèo hơn

Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấpnhưng tăng trưởng nhanh và dân số lớn - xứng đáng được chú ý tới Tại Trung Quốcbất bình đẳng có dạng hình chữ U, với tình trạng bất bình đẳng giảm cho đến giữanhững năm 1980, sau đó lại tăng lên và đến bây giờ đang ở thời kỳ nóng bỏng Tìnhtrạng chệch lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng và sự chênh lệch quá lớn giữa thànhthị và nông thôn Các số liệu của chính phủ Trung Quốc cho biết, cùng với việc cảicách kinh tế, 10% số người giàu nhất ở Trung Quốc sở hữu đến 40% tài sản đấtnước, trong khi đó 10% số người nghèo nhất chỉ chiếm 2% Tình hình xảy ra tốthơn ở Ấn Độ, mức độ chênh lệch giàu nghèo giảm xuống cho tới gần đây và sau đótới điểm dừng

Nhiều nước ở Châu Phi cận Sahara có mức chênh lệch giàu nghèo cao 16trong số 22 nước cận Sahara có số liệu những năm 90, thu nhập của 10% dân sốnghèo nhất chưa bằng 1/10 số thu nhập của 10% dân số giàu nhất, và ở 9 nước là íthơn 1/20

Các nước thuộc khối OECD cũng có sự khác biệt trong bất bình đẳng thu

Trang 31

nhập, từ những mức thấp như ở Áo và Đan Mạch, đến những mức tương đối caonhư ở Anh và Hoa Kỳ Tuy nhiên, so với thế giới, mức độ bất bình đẳng về thunhập ở các nước này là tương đối thấp Xu hướng thay đổi theo thời gian của cácnước này như thế nào? Kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau ở các nước và giữacác nước cho thấy rằng, bất bình đẳng thu nhập ở nhiều nước thuộc OECD đã tănglên từ giữa và cuối những năm 80 và những năm đầu của thế kỷ XXI.

Tóm lại, trong khi thế giới ngày càng giàu có hơn thì bất bình đẳng thu nhập

- dù là tuyệt đối hay tương đối, đều gia tăng nhanh chóng trong nội bộ từng nước vàgiữa nước giàu với nước nghèo

1.3.2 Sự phân hóa giàu nghèo của Việt Nam

Chúng ta biết rằng, quá trình phân hoá giàu nghèo tiếp diễn liên tục tronglịch sử loài người theo dòng chảy của sự phát triển của lực lượng sản xuất Từ khilực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ làm cho phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa ra đời và phát triển, xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân và trao đổi, sự phânhoá giàu nghèo bắt đầu từ đó Trong tác phẩm " Nguồn gốc của gia đình, của chế độ

tư hữu, của chế độ nhà nước", Ăng ghen đã viết: " Sự phân biệt giữa kẻ giàu vàngười nghèo đã xuất hiện bên cạnh sự phân biệt giữa người tự do và người nô lệ.Cùng với sự phân công mới là sự phân chia mới xã hội thành giai cấp"

Như vậy, chính sự phân hoá giàu nghèo tất yếu dẫn đến sự phân hoá giai cấp

và khi lợi ích của các giai cấp mâu thuẫn thì xung đột xã hội trở nên gay gắt ViệtNam dưới thời kỳ xã hội phong kiến được chia ra thành hai giai cấp đó là giai cấpđịa chủ phong kiến và giai cấp nông dân, người lao động làm thuê Sự giàu có tậptrung vào tay các nhà địa chủ, họ nắm trong tay hàng trăm héc ta ruộng đất, hàngngàn lao động làm thuê Còn sự nghèo khó lại rơi vào những người nông dân,những lao động làm thuê Ngay trong giai đoạn này xã hội đã được chia thành haitầng lớp giàu có và nghèo khổ

Đến thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, các sản phẩm xã hộilàm ra về cơ bản được phân phối mang tính bình quân bao cấp hiện vật, thực chất làchia đều sự nghèo khổ Việc thực hiện công bằng trong xã hội này là "cào bằng", làchia đều các nguồn lực và của cải làm ra, bất chấp chất lượng, hiệu quả sản xuất

Trang 32

kinh doanh và sự đóng góp của mỗi người trong sự phát triển chung của cộng đồng.

Vì vậy, cuộc sống của người dân " khéo ăn mới no, khéo co mới ấm" Do đó, ranhgiới giàu nghèo dường như đã bị xoá mờ trong ý thức của đại đa số người dân nướcta

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thựchiện nền kinh tế nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo, không thể duy trì cơ chế phân phối bình quân bao cấp như trước kia thì sựphân hoá giàu nghèo dần dần lộ rõ Khi nền kinh tế có điều kiện tăng trưởng, do đókhông tránh khỏi việc gia tăng chênh lệch giàu nghèo Tại Đại hội Đảng cộng sảnViệt Nam lần thứ VII diễn ra vào tháng 6 năm 1991 đã nêu lên chủ chương

"Khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hộiphù hợp với trình độ phát triển kinh tế" Mặc dù, tỷ lệ đói nghèo đã giảm và thunhập của nhóm nghèo đã được cải thiện nhưng vẫn còn có sự chênh lệch khá lớngiữa các nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo về thu nhập và chi tiêu Chính những điềunày đã tạo điều kiện, cơ hội cho các hộ giàu được tiếp cận nhiều hơn trên các lĩnhvực giáo dục, y tế, dịch vụ Ngược lại, những người có thu nhập thấp càng gặpkhó khăn hơn trước sự bùng phát của vô số các dịch vụ

Đây là xu thế vận động khó tránh khỏi không chỉ ở nước ta mà kể cả cácnước khác trong quá trình phát triển Nước ta do trình độ của lực lượng sản xuất cònlạc hậu, phát triển không đồng đều, dân số đông, có sự phức tạp về địa lý, điều kiệnkhí hậu, tài nguyên cũng như phong tục tập quán văn hoá của các dân tộc Vì vậy,việc giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là điều không

dễ Tuy nhiên, kinh tế thị trường mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Định hướng này đòi hỏi phải kiềm chế sự gia tăng bất hợp

lý của chênh lệch giàu nghèo

1.3.3 Những tác động của chênh lệch giàu nghèo

Sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu, song việcphân hoá đi quá xa, tập trung ở các khu vực hay các vùng nhạy cảm trong thời giandài sẽ trở thành lực cản thực sự trên bước đường phát triển kinh tế và thực hiệncông bằng xã hội Đó cũng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn xung đột vềmặt chính trị, xã hội, đánh mất các cơ hội phát triển kinh tế Sự chênh lệch giàu

Trang 33

nghèo không chỉ là điều đáng lo ngại đối với những người dân quan tâm đến tìnhtrạng thu nhập tương đối của họ mà nó còn đáng lo ngại cho cả một quốc gia vì cáctác động sau:

Một là, chênh lệch giàu nghèo có thể làm trầm trọng tác động của các thất

bại chính sách và thất bại thị trường tới tăng trưởng kinh tế, do vậy, tới sự tiến bộđối với người nghèo Điều này làm cho chênh lệch giàu nghèo trở lên đặc biệt quantrọng ở các nước nghèo như Việt Nam, nơi mà thị trường không hoàn hảo và cácthất bại về thể chế mang tính phổ biến Ví dụ, những nơi thị trường vốn kém pháttriển như ở các tỉnh miền núi, các khu vực nông thôn và các khu vực vùng sâu, vùng

xa, người nghèo không có tài sản thế chấp sẽ khó có khả năng có thể vay vốn được.Khả năng thực hiện các công việc kinh doanh nhỏ của họ do đó sẽ rất hạn chế - dẫnđến làm giảm mức tăng trưởng chung của cả nước và hạn chế các cơ hội cho các hộnghèo

Mặc dù, tăng trưởng kinh tế không phải là tất cả để thúc đẩy phát triển conngười và để giảm nghèo đói Bởi vì khi có sự tăng trưởng kinh tế thì những ngườinghèo chỉ được hưởng một phần từ sự tăng trưởng đó Đặc biệt, đối với các quốcgia chậm phát triển và bất bình đẳng về thu nhập ở mức cao, sự tăng trưởng sẽ tácđộng rất ít đến việc giảm nghèo đói Trái lại, đối với các nước có nền kinh tế pháttriển thì giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói lại có mối quan hệ về số học.Kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác ở Đông Á cho thấy,tăng trưởng kinh tế mang lại sự đóng góp rất lớn

Hai là, sự tập trung thu nhập vào nhóm giàu nhất có thể làm hạn chế các

chính sách công cộng như chính sách hỗ trợ cho giáo dục công nhằm mục đích phổcập và nâng cao chất lượng - đây là một chính sách có thể nâng cao sự phát triểncủa con người Chi tiêu công cho giáo dục có xu hướng phân bổ không công bằng,

cơ hội giáo dục tốt hơn thường được dành cho trẻ em thành thị nhiều hơn trẻ emnông thôn, cho trẻ em con nhà giàu hơn là trẻ em con nhà nghèo Thậm chí, ngay cảkhi giáo dục tiểu học được cung cấp miễn phí thì trẻ em nghèo có thể cũng khôngđược hưởng lợi Rất nhiều trong số những đứa trẻ nghèo này phải làm việc thay vìđến trường Làm việc quá tải trước tuổi trưởng thành làm giảm sức khoẻ của trẻ vàcản trở sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ em, làm giảm năng lực kiếm sống

Trang 34

khi trở thành người lớn và kéo dài mãi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo.

Các chính sách dân tuý gây ra lạm phát có thể làm ảnh hưởng đến ngườinghèo trong dài hạn Trong báo cáo "Nước cho tất cả" vừa được công bố, các tác giả

đã chứng minh được rằng trong khi tại các thành phố lớn, các khu đô thị thì đượchưởng nước sạch với giá rẻ thì tại nông thôn, các khu vực miền núi lại không đượccung cấp nước sạch Bên cạnh đó, điện tiêu thụ ở nông thôn với giá đắt gấp đôi ởthành thị và lại thường xuyên bị cắt trong những mùa nóng Như vậy, việc xây dựng

và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là cần thiết, khi mà vấn đề bất bình đẳngxuất hiện dưới hình thức thu nhập tập trung vào một nhóm dân cư giàu có nhất đứngđầu và tình trạng nghèo đói nặng nề ở phía sau những người dưới đáy xã hội

Ba là, sự chênh lệch giàu nghèo lớn, làm giảm số người có khả năng tiếp cận

các nguồn lực (như đất đai, vốn, giáo dục ) cần thiết để giải phóng toàn bộ tiềmnăng sản xuất của họ Bất bình đẳng cao sẽ làm giảm các nguồn vốn xã hội, baogồm sự tự tin và tính trách nhiệm công dân, những yếu tố nền tảng cho sự tạo dựng

và tính bền vững của các thể chế công cộng lành mạnh Ngoài ra, nó có thể hạn chế

sự tham dự của nhóm dân cư nghèo vào các hoạt động chung của đời sống cộngđồng, như các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao Đồngthời, chênh lệch giàu nghèo quá lớn thì làm tăng tỷ lệ tội phạm, ảnh hưởng tới đờisống tương ái giữa các nhóm dân cư giàu nghèo Như vậy, một quốc gia đã tự làmmất những đóng góp mà người nghèo có thể thực hiện đối với phát triển kinh tế và

xã hội

Bốn là, Chênh lệch giàu nghèo càng lớn càng đe doạ ổn định về chính trị của

một quốc gia do có nhiều người không thoả mãn về tình trạng kinh tế của mình,khiến cho khó đạt được sự đồng thuận về chính trị giữa các nhóm dân cư có mứcthu nhập cao thấp khác nhau Bất ổn về chính trị sẽ làm tăng rủi ro khi đầu tư vàomột quốc gia và làm suy giảm một cách đáng kể tiềm năng phát triển của quốc gia

đó Bởi vì, một môi trường đầu tư thuận lợi bao gồm nhiều yếu tố làm cho việc đầu

tư vào nước này mang lại nhiều lợi ích hơn và ít rủi ro hơn khi đầu tư vào nướckhác Sự ổn định về chính trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất

Tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều lo lắng trước những biến độngchính trị và viễn cảnh chế độ mới có thể áp đặt các mức thuế hà khắc hay tịch thu

Trang 35

các tài sản đầu tư Kết quả là một quốc gia lại có thể rơi vào cái vòng luẩn quẩn củađói nghèo, điều này đã từng xảy ra trong lịch sử tại nhiều nước Châu Phi và một vàinước Châu Mỹ Latinh Sự bất ổn chính trị "xua đuổi" những khoản đầu tư mới, cáibảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và cải thiện phúc lợi cho cuộc sốngcủa người dân, thậm chí gây ra sự bất mãn về chế độ chính trị và làm tăng sự bất ổnchính trị Rơi vào cái vòng luẩn quẩn này có thể gây trở ngại to lớn cho các nỗ lựcthúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo.

Năm là, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng thường phản ánh điều kiện

địa dư của phân bố tài nguyên, mặt khác phản ánh mức độ phát triển của từng vùng

và sự hoà nhập kinh tế của các vùng với nhau Nếu sự chênh lệch này mà ở mứckhông đáng kể thì có thể coi như là ổn định, nếu sự chênh lệch này đạt đến một mức

độ nào đó, mâu thuẫn quyền lợi kinh tế địa phương là điều không tránh khỏi Nhữngmâu thuẫn này có thể dẫn đến những xung đột mà mức gay gắt nhất là ly khai Lịch

sử nhân loại đầy những thí dụ này và nhất là ở Châu Phi trong hai mươi năm trở lạiđây Cách giải thích thường ghép thêm sắc tộc vào những vùng xảy ra ly khai vàđem những lý lẽ như văn hoá, quyền tự trị ra làm nguyên do cho những xung độtkhông thể hoà giải này được Thực ra, chính mức thu nhập mới là động cơ và nếuthêm tác động từ bên ngoài, thường là từ một cường quốc có quyền lợi kinh tế trongvùng thì khả năng đẩy mức xung đột đến bạo loạn ly khai mới có thể được

Sáu là, sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn quá cao sẽ gây

ra các tác hại không thể lường trước được Chẳng hạn như vấn đề an ninh quốc gia

và an ninh xã hội Vì vậy, nếu phân hoá giàu nghèo giữa nông thôn và thành thịtheo vùng ngày càng sâu sắc thì dể xảy ra các tranh chấp xã hội giữa nông dân vớinhau, giữa nông dân với thị dân Ngoài ra, người dân nông thôn tự mình di chuyển

về các thành phố lớn và các khu đô thị quá tải, tạo ra các bài toán mới về nhà ở, sốngười thất nghiệp, ô nhiễm môi trường và những tệ nạn sinh ra từ nghèo khó Mứcsinh hoạt kinh tế đô thị sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, với một dân số quá lớn thiếu công

ăn việc làm

Bẩy là, sự chênh lệch giàu nghèo cao hạn chế việc sử dụng các công cụ thị

trường quan trọng như thay đổi mức giá và tiền phạt Ví dụ, tiền điện và tiền nướcsạch cao hơn sẽ làm tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng, nhưng trong

Trang 36

bối cảnh bất bình đẳng thu nhập nghiêm trọng, chính phủ chỉ cần tăng giá một chútcũng có nguy cơ gây ra tình trạng nghèo khổ cùng cực cho đại bộ phận dân chúngnghèo nhất

Tóm lại, những tác động của chênh lệch giàu nghèo vừa kể ở trên đã đặt rõvấn đề làm sao để giảm bớt chênh lệch thu nhập và chênh lệch mức sống giữa cácnhóm dân cư giàu nghèo, giữa các vùng và giữa thành thị với nông thôn Khát vọngmột tương lai chung cho mọi tầng lớp là một nền kinh tế có phát triển và từng bướchiện đại hoá Sự phát triển này không đi ngược với chính sách làm sao cho phân hoágiàu nghèo, mỗi ngày một giảm đi Và nhất là giảm cho đến dưới mức nó có khảnăng thành nguyên do của những bất ổn chính trị và xã hội

Trang 37

CHƯƠNG II: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CHÊNH

Bên cạnh đó, việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường chênh lệch giàu nghèorất hữu ích cho việc so sánh sự chênh lệch về thu nhập hoặc chi tiêu giữa các nhómdân cư, các khu vực, các vùng trong nội bộ một quốc gia hay có thể so sánh quốc tế,đồng thời có thể so sánh mức độ chênh lệch giàu nghèo theo thời gian

Ngày nay, vấn đề chênh lệch giàu nghèo được coi là vấn đề quan trọng đốivới bất kỳ quốc gia nào Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực đưa ra các biện phápnhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo như các chương trình phát triển, ưu đãi đầu

tư cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các chương trình xoá đói giảmnghèo mà điển hình là chương trình 135 Vì vậy, cần phải lựa chọn hệ thống chỉtiêu đo lường, đánh giá chênh lệch giàu nghèo cho phù hợp với điều kiện cụ thể củanước ta

Việc lựa chọn các chỉ tiêu thống kê chênh lệch giàu nghèo phải đảm bảo một

số yêu cầu sau đây:

Tính chuyển nhượng: đây chính là nguyên lý chuyển nhượng của Pigou- Dalton,

Trang 38

nguyên lý chuyển nhượng đòi hỏi một chuyển nhượng thu nhập hoặc chi tiêu từmột người giàu hơn tới một người nghèo hơn sẽ làm giảm tính toán chênh lệchgiàu nghèo mà không làm thay đổi vị trí tương đối của họ Tất cả các chỉ số đolường chênh lệch giàu nghèo đều thỏa mãn nguyên lý chuyển nhượng.

Tính độc lập trung bình: các hệ số chênh lệch giàu nghèo sẽ không thay đổi nếu

tất cả thu nhập hoặc chi tiêu tăng hay giảm cùng một tỷ lệ Điều này có nghĩa là

nó phụ thuộc vào tỷ lệ Y1:Y2:Y3: :Yn ( với Yi là thu nhập hoặc chi tiêu củangười thứ i) chứ không phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của các thu nhập cũngnhư sự chênh lệch giữa các thu nhập ((Y1-Y2), (Y2-Y3), (Yn-1-Yn))

Tính độc lập theo quy mô dân số: nếu dân số thay đổi, các điều kiện khác vẫn

giữ nguyên thì các thước đo chênh lệch giàu nghèo không thay đổi

Tính cân bằng: nếu hai người đánh đổi thu nhập hoặc chi tiêu cho nhau thì các

thước đo chênh lệch giàu nghèo hay bất bình đẳng vẫn giữ nguyên

Tính phân tách cộng dồn giữa các nhóm nhỏ: Việc phân tách bất bình đẳng theo

một tập hợp các nhóm nhỏ là cần thiết cho việc đánh giá tổng số bất bình đẳng

về thu nhập hoặc chi tiêu là bao nhiêu do sự chênh lệch trong các nhóm và tổngbất bình đẳng là bao nhiêu do sự chênh lệch giữa các nhóm với nhau Nhữngnhóm này có thể được chia thành các nhóm dân cư, các vùng, khu vực thành thị

- nông thôn Với tiêu chí này chỉ có các số đo Entropi khái quát hóa về bất bìnhđẳng là chỉ số Theil L và Theil T mới thỏa mãn tính phân tách cộng dồn, trong

đó bất bình đẳng trong từng nhóm nhỏ và bất bình đẳng giữa các nhóm cộng lạibằng tổng bất bình đẳng Tuy nhiên, nếu phân tách bất bình đẳng giữa các nguồnthu nhập thì cần phải lưu ý vì thu nhập không phải là các nhóm loại trừ lẫn nhau.Nhiều hộ có các nguồn thu nhập từ hơn một nhóm, ví dụ như vừa từ hoạt độngnông nghiệp, vừa từ lao động hưởng lương

Có thể xử lý được các giá trị thu nhập âm: thu nhập âm xảy ra khi mất mùa diễn

ra từ năm này qua năm khác hoặc các doanh nghiệp tự trả lương làm ăn thua lỗ

từ năm này qua năm khác Với tiêu chí này chỉ có hệ số Gini mới thỏa mãn.Như vậy, các chỉ tiêu đo lường chênh lệch giàu nghèo có thể thỏa mãn tất cả hoặcchỉ một vài yêu cầu đưa ra ở trên Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng tất cả các hệ số

Trang 39

chênh lệch giàu nghèo đều là các đơn vị tự do, do đó có thể nói nó chỉ là các con sốthuần túy Chính vì vậy nó rất thuận tiện cho việc so sánh chênh lệch giàu nghèogiữa các nhóm dân cư, các vùng, các khu vực, các địa phương trong cả nước và giữacác nước với nhau

Để phân tích được sự chênh lệch giàu nghèo thì cần phải tính toán được cácchỉ tiêu về thu nhập như thu nhập của dân cư ( hộ gia đình), thu nhập bình quân đầungười Tuy nhiên, việc tính toán thu nhập của hộ gia đình có nhiều sai số, nhất là ởcác nước có thu nhập thấp như nước ta mà hộ nông dân và doanh nghiệp phi nôngnghiệp chiếm ưu thế, người trả lời phỏng vấn có thể rất miễn cưỡng khi đưa ra con

số về thu nhập thực tế của họ Các hộ có thể cũng không biết chính xác được mứcthu nhập của họ Việc tính toán nguồn thu thuần cho các doanh nghiệp cá thể đòihỏi phải tổng hợp một số lượng lớn đầu vào có định kỳ, chi phí lao động và doanh

số sản phẩm cũng như giải quyết được các vấn đề có tính khái niệm và khó trênthực tiễn Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình đã cố gắng rất nhiều để có thể tínhtoán được tất cả các mục này qua hàng trăm loại đầu vào và đầu ra nhưng tổng hợpchung về nguồn thu nhập thuần của hộ vẫn không tránh khỏi sai số Có khá nhiều số

âm và dương với khác biệt rất lớn trong nguồn thu thuần của hộ nông dân và hộ giađình không phải ở nông thôn Chẳng hạn như cuộc điều tra mức sống dân cư năm

1993 rất nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp hơn chi tiêu của hộ

Vì vậy, trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng cả chỉ tiêu thu nhập và chi tiêunhưng chủ yếu vẫn là thu nhập để phân tích và tính toán Sở dĩ, tác giả dùng chi tiêu

để tính toán và phân tích bởi vì chi tiêu có thể được xem là một phép ước tính củathu nhập thường xuyên và được tính toán một cách khá chính xác

Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giàu nghèo nhưng trong chươngnày tác giả xin lựa chọn và giới thiệu một số chỉ tiêu cơ bản nhất hay được sử dụngphổ biến để tính toán và phân tích Các chỉ tiêu được chia thành 3 nhóm: nhóm chỉtiêu phản ánh quy mô, mức độ thu nhập và chi tiêu; nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấuthu nhập và chi tiêu; nhóm chỉ tiêu đo lường chênh lệch giàu nghèo Trong 3 nhómchỉ tiêu này thì nhóm chỉ tiêu đo lường chênh lệch giàu nghèo được sử dụng là chủyếu còn hai nhóm trên chỉ sử dụng mang tính hỗ trợ

Trang 40

2.1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, mức độ thu nhập và chi tiêu

2.1.2.1 Thu nhập của hộ gia đình

Thu nhập của hộ gia đình là tổng số tiền mà hộ gia đình và các thành viêncủa hộ nhận được từ các nguồn thu khác nhau trong một khoảng thời gian nhất địnhthường là một năm

Cách xác định:

Thu nhập của hộ gia đình = (bằng)

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

+(cộng) Tổng thu từ hoạt động SXKD nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

-(trừ) Chi phí SXKD nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

+(cộng) Tổng thu từ hoạt động SXKD phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

-(trừ) Chi phí SXKD phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

+(cộng) Thu nhập từ hưu trí, trợ cấp và học bổng

+(cộng) Thu nhập từ chuyển nhượng hiện hành khác

2.1.2.2 Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người là số tiền trung bình mà một người nhận đượctrong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm

Công thức:

N

Y

Y 

Trong đó: Y là thu nhập bình quân đầu người

Y là tổng thu nhập của dân cư

N là dân số bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh sức mua của từng người trong một thời gian nhất định vàđược tính cho từng nhóm dân cư, từng khu vực, từng vùng và toàn bộ nền kinh tếquốc dân

2.1.2.3 Chi tiêu của hộ gia đình

Ngày đăng: 30/01/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w