Cơn Lốc Hóa Học cực nóng bỏng

12 333 0
Cơn Lốc Hóa Học cực nóng bỏng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! Giải đề thi thử Trường chuyên Đại Học Vinh A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu: Từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 30,24. B. 86,94. C. 60,48. D. 43,47. - Dễ thấy đây là phản ứng oxh gốc rượu, sản phẩm tùy thuộc vào cách tiến hành phản ứng (tức đầu bài cho) mà có thể là anđ, xeton thậm chí là acid. Theo đó, ta sẽ thấy rằng phản ứng này tăng 16 gam khi 1 mol tác chất phản ứng hết với CuO, tăng giảm khối lượng cho ta số mol của anđ fomic tạo ra là 0,14 => m=0,14*4*108= 60,48. Câu 2: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O 2 , thu được 0,04 mol CO 2 . Công thức phân tử của Y là: A. C 3 H 8 . B. C 2 H 6 . C. CH 4 . D. C 4 H 10 . - Nhận ra rằng đây chắc cú là ankan (đáp án cho hơi dở) khi ta so sánh lượng O nguyên tử.  Đặt n.ancolhol=a, của ankan=b, của nước là c, theo đó ta thiết lập được 2 phương trình.  Bảo toàn [O]: c=0,06+a; nước – CO 2 =M: c – 0,04=a+b.  Giải ra được b=0,02. Vậy chắc chắn, ankan là CH 4 luôn, vì nếu nó là 2C trở lên thì chả còn sự hiện hữu của ancol. Câu 3: Cho dãy các chất: axetilen, anđehit axetic, axit fomic, anilin, phenol, metylxiclopropan. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. - Chú ý: nối 3 xicloankan có làm mất mầu brom (bonus: H2S không làm mất mầu thuốc tím, SO2 mất mầu thuốc tím cho kết tủa vàng nhạt); anđ khử Br2 để lên acid, riêng với HCHO tác dụng 2 giai đoạn, khử cho đến CO2, anilin, phenol cho kết tủa trắng. Các gốc hidrocacbon chưa no, kém bền cũng thế, tác dụng theo cơ chế phản ứng cộng hợp-oxh khử. Câu 4: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C 2 H 2 và H 2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,07 mol O 2 , sinh ra 0,055 mol CO 2 và 0,81 gam H 2 O. Phần trăm thể tích của HCHO trong X là: A. 25,00%. B. 75,00%. C. 66,67%%. D. 33,33%. - Bạn quan tâm đến sản phẩm sau cùng cũng như bảo toàn nguyên tố. - Tính đc số mol HCHO là 0,015, quay trở lại tính đến số mol nước, khí tạo thành từ nó; kéo theo số mol C 2 H 2 =0,02; H 2 =0,01. Phần trẳm của fomanđehit=0,33. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba và Al 2 O 3 vào nước thu được dung dịch X và 0,2 mol H 2 . Sục khí CO 2 tới dư vào X, xuất hiện 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 37,60. B. 21,35. C. 42,70. D. 35,05. - Kết tủa sau cùng chỉ có hidroxit nhôm=0,15, nên Al 2 O 3 =0,075. - Vì phản ứng hoàn toàn nên Ba=H 2 =0,2. Vậy m= 0,075*102 + 0,2*137=35,05. Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X 1 , X 2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH 2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X 1 , X 2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O 2 , chỉ thu được N 2 , H 2 O và 0,11 mol CO 2 . Giá trị của m là : A. 3,17. B. 3,89. C. 4,31. D. 3,59. - Đặt vấn đề: thủy phân peptit hoặc protit thu được gì, trong môi trường nào (acid, base, nhiệt độ); rồi trùng ngưng a.a ra sao? Page | 1 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! - Ở đây, ta thấy M gồm C, H, O, N nhưng lượng O khác với của amino acid mà ta miệt mài tính toán xong lại quên, công không vô ích, một điều tối quan trọng cần tránh. - Công thức hay phương trình tổng quát cho dạng bài này như sau: mC n H 2n+1 0 2 N = C mn H m(2n+1)-2 N m O m+1 ; với bài này thì m=5, nhưng chiều phương trình là ngược lại. - Ta đi xét phản ứng đốt amino acid; phần này dễ lập tỉ lệ để biết số C= 11 5 . Ứng với số mol N=0,05. - Đưa lên dòng thứ 3, ứng với m=5, n=C= 11 5 thì số mol của pentapeptit=0,01. Tính m=0,01*(11*12+22- 3+5*14+6*16)=3,17. Câu 7: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là : A. C 2 H 5 COOH, C 2 H 5 CH 2 OH, CH 3 COCH 3 , C 2 H 5 CHO. B. C 2 H 5 COOH, C 2 H 5 CHO, C 2 H 5 CH 2 OH, CH 3 COCH 3 . C. C 2 H 5 CHO, CH 3 COCH 3 , C 2 H 5 CH 2 OH, C 2 H 5 COOH. D. CH 3 COCH 3 , C 2 H 5 CHO, C 2 H 5 CH 2 OH, C 2 H 5 COOH. - Dễ chọn A. Câu 8: Hấp thụ hết 0,15 mol CO 2 vào dung dịch chứa 0,025 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH) 2 , kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,775. B. 9,850. C. 29,550. D. 19,700. - Bài này phải gọi là truyền thống: CO 3 2- =OH - - CO 2 =0,075<Ba 2+ . Nên m=0,075*197=14,775. Câu 9: Ba hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C 3 H 6 O 2 và có các tính chất sau: X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. CH 2 (OH)-CH 2 -CHO, C 2 H 5 -COOH, CH 3 -COO-CH 3 . B. HCOO-C 2 H 5 , CH 3 -CH(OH)-CHO, OHC-CH 2 -CHO. C. CH 3 -COO-CH 3 , CH 3 -CH(OH)-CHO, HCOO-C 2 H 5 . D. HCOO-C 2 H 5 , CH 3 -CH(OH)-CHO, C 2 H 5 -COOH. - X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH: loại A, B, C. - Chọn D. Câu này học sinh trung bình làm được. Cần trân trọng những câu thế này, đừng mau mắn và đường đột quá, dễ chọn ẩu! Câu 10: Cho 1,74 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (nhóm IIA) và Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3 đặc nóng, dư thu được 0,1 mol NO 2 . Mặt khác, cho 2,1 gam M phản ứng hết với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H 2 thu được vượt quá 1,12 lít (đktc). Kim loại M là: A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Be. - Dạng này ta phải nhạy cảm 1 tí, hoặc bấm máy cho kết quả đẹp, hoặc chọn đáp án nào mà ám chỉ con số gần nhất từ dữ kiện ta tính được. - Dữ liệu thứ 2 cho ta chặn trên M<42. - Gọi số mol M: a, Al: b thì ta có hệ: Ma+27b=1,74; 2a+3b=0,1. Suy ra a= 0,84 0,1 18M < − , cho nên M>26,4. Thế nên ta có đáp án là Ca. Câu 11: Hợp chất hữu cơ X, mạch hở có công thức phân tử C 5 H 13 O 2 N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y nhẹ hơn không khí và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là : Page | 2 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! A. 6. B. 4. C. 8. D. 10. - Dễ chọn B, đây là các muối amoni của este. Có công thức phân tử là C 4 H 9 COONH 4 . Câu 12: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIA. Đơn chất X không phản ứng trực tiếp với đơn chất Y. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng? A. Công thức oxi cao nhất của X là X 2 O 5 . B. Bán kính nguyên tử Y lớn hơn bán kính nguyên tử X. C. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X. D. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 electron độc thân. - Đó là Cl và O; theo đó, độ âm điện tăng và ái lực giảm khi đi từ X sang Y. Chọn C Câu 13: Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 , CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO 3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Giá trị của a là A. 2,0. B. 1,5. C. 3,0. D. 1,0. - Quy đổi hỗn hợp thành Fe: a mol, Cu: b mol, O: 0,45 mol. Lập hệ khối lượng và bảo toàn e. - 56a+64b=32; 3a+2b=0,2*3+0,45*2, giải ra a=0,4, b=0,15. - N= NO 3 - + N (sp khử) = n etđ + NO=1,5+0,2=1,7 => a=2. Thực ra câu này cho thừa và không có tính đánh đố cao. Giải kĩ để các bạn hiểu bản chất! Câu 14: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg 2+ , Ca 2+ , Cl − , SO 2 4 − . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. NaHCO 3 . B. BaCl 2 . C. Na 3 PO 4 . D. H 2 SO 4 . - Các cách làm mềm nước cứng nói chung: đun nóng, dùng kiềm mạnh như Na 2 CO 3 , Na 3 PO 4 ; dùng xút, và đặc biệt là nhựa trao đổi ion có ứng dụng trong việc tạo ra các hợp kim dùng trong kĩ thuật xây dựng với Silic, như kính chịu lực, ống nhòm … Câu 15: Cho từ dung dịch HCl 35% vào 56,76 ml dung dịch NH 3 16%( có D=0,936 g/ml) ở 20 0 C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dd A. làm lạnh dd A về 0 0 C thì thu được dd B có nồng độ 22,9% và có m gam muối kết tủa(kết tinh). Trị số của m là: A. 2,515 B. 2,927 C. 3,014 D.3,428 - Số mol của NH 3 =0,5; khối lượng của HCl=0,5*36,5:0,35=52,14 gam; khối lượng dung dịch NH 3 =53,13 gam. Khối lượng muối NH 4 Cl = 0,5*53,5=26,75 gam. - Gọi m là khối lượng muối kết tinh. Ta thiết lập được pt: 0,229 = (26,75-m):( 52,14+53,13-m). Kéo theo m=3,428 gam. Câu 16: Số thuốc thử tối thiểu cần dùng để phân biệt 3 chất khí đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn: HCHO, CH 3 CHO, CH 3 OCH 3 là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. - Có thể nói, đồng 2 hidroxit trong môi trường kiềm và Ag 2 O trong NH 3 đều khả dụng khi định lượng. Tuy nhiên, điều kiện án ngữ, nghiêm ngặt và bó buộc của đề bài là phân biệt, được hiểu như định tính nhiều hơn định lượng. - Thế nên, ta dùng nước Br 2 là vẹn cả đôi bề. Bên lề: ete không cho pứ với; HCHO cho khí CO2 thoát ra, CH 3 CHO chỉ bị chuyển thành acid có mùi giấm (hắc, nồng khó chịu) và làm mất mầu Brom. Câu 17: Cho các chuyển hóa sau: X + H 2 O 0 H t, + + → X 1 + X 2 Page | 3 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! X 1 + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH 0 t → X 3 + 3NH 3 + 2Ag↓ + H 2 O X 2 + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH 0 t → X 3 + 3NH 3 + 2Ag↓ + H 2 O X 3 + HCl → axit gluconic + NH 4 Cl Chất X là A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. - 3 đáp án còn lại đều cho ra sản phẩm là glucose. Như thế chả cần phải viết X 2 X 3 làm gì, vì vốn dĩ ở đây là xác định tên gọi chứ không xét đến đồng phân. Câu 18: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 và ZnO đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư, kết thúc phản ứng thu được 49,25 gam kết tủa. Cho toàn bộ X phản ứng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, kết thúc các phản ứng thu được V lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là A. 4,48 B. 3,36. C. 6,72. D. 5,60. - Câu này chỉ nói thêm về bản chất: khi lấy O từ oxit, khả năng nhường e của nó thế nào thì mức độ nhận electron của O như thế. Do đó, SO 2 =CO=CO 2 =kết tủa=0,25 (do SO 2 cũng nhận 2mol e). Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,155 mol O 2 , thu được 0,13 mol CO 2 và 2,34 gam H 2 O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là A. CH 3 CHO và HCOOCH 3 . B. CH 3 CHO và HCOOC 2 H 5 . C. HCHO và CH 3 COOCH 3 . D. CH 3 CHO và CH 3 COOCH 3 . - Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag  0,05 M thì cho 0,1 mol Ag, nếu có anđfomic sẽ không thỏa đáp án, nếu là một mình anđ tạo kết tủa thì không có sự tồn tại của este. - Cho nên: Cả 2 đều cho phản ứng tráng gương, lập sơ đồ đường chéo ta biết đc anđ có 2C, este của fomiat có 3C. Trước đó, ta phải tính số C, số H, số O trung bình, dạng này không khó rất dễ lấy điểm, mong các bạn để tâm. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần dùng vừa đủ 0,6 mol O 2 , sinh ra 0,4 mol CO 2 . Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. - Dễ thấy, nếu hợp chất đó không no (không tính gốc chức) thì đốt cháy ra nhỏ hơn hay bằng 0,4mol nước, thành ra số mol O bên vế phải ít hơn so với vế trái. Do đó, ở đây, có thể là este, ancolhol, acid hay thậm chí là anđ no, đơn chức mạch hở. - Xác định như thế nên n.H 2 O=0,5, công thức phân tử C 4 H 10 O (nhờ bảo toàn O). Có 4 rượu, có 3 ete. Câu 21: Cho dãy các chất: vinyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, phenol, etilen, ancol benzylic. Số chất trong dãy không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. - Có nối đôi kế cận nhóm chức, có vòng thơm (aren) thì không có khả năng phản ứng với kiềm loãng, phải rất đặc kia. Câu 22: Hỗn hợp X gồm ankin Y và H 2 có tỉ khối so với H 2 là 6,7. Dẫn X đi qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H 2 là 16,75. Công thức phân tử của Y là: A. C 4 H 6 . B. C 5 H 8 . C. C 3 H 4 . D. C 2 H 2 . Page | 4 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! - Vì khối lượng bảo toàn nên: 2,5 A B B A n M n M = = , chọn số mol A=2,5, B=1. Do đó độ giảm thể tích chính là số mol H 2 đã tham gia phản ứng = 1,5. - Do đó số mol ankin Y=0,75, no hóa hoàn toàn (giả định tạo ra hết là ankan) cho ankan=0,75 mà hh sau = 1 nên còn 0,25 H 2 dư ⇒ H 2 =1,75. Lập phương trình khối lượng ta được: Y 0,75M 1,75 2 33,5+ × = 3 4 40 àY l C H⇒ = Câu 23: Hòa tan hết m gam Al 2 (SO 4 ) 3 vào H 2 O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 51,30 và 3,9. B. 51,30 và 7,8. C. 25,65 và 3,9. D. 102,60 và 3,9. - Để lí giải cho bài này, ta có thể xét 2 TH rồi chọn đáp án. Vì đề không nói rõ. TH mà cả 2 pứ đều bị hòa tan kết tủa cho Al 3+ =0,4 không có đáp án. TH còn lại là Al 3+ dư ở TN1, bị hòa tan ở TN2 cho ta đáp án là A. Câu 24: Cho phương trình hóa học: M + HNO 3 → M(NO 3 ) n + N x O y + H 2 O Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tố giản thì hệ số của HNO 3 là: A. 5nx - 2ny. B. 5nx - 2y. C. 6nx - 2ny. D. 6nx - 2y. Câu 25: Dung dịch X chứa: 0,03 mol K + ; 0,02 mol Ba 2+ và x mol OH − . Dung dịch Y chứa: y mol H + ; 0,02 mol NO 3 − và z mol Cl − . Trộn X với Y thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của z là A. 0,02. B. 0,03. C. 0,08. D. 0,05. - Bảo toàn điện tích dễ tính ra đáp án B. Với pH=13 cho ta số mol OH - dư = 0,02, suy ra phản ứng = 0,05. Rồi tính tiếp cho dung dịch B khi trung hòa các ion trong dung dịch. Câu 26: Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K + , HCO 3 − , Cl − và Ba 2+ . Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 , kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là A. 23,700 gam. B. 14,175 gam. C. 11,850 gam. D. 10,062 gam. - Số mol Ba 2+ =0,5, vì rằng lượng Ba 2+ chưa hẳn đã đủ để kết tủa hết lượng CO 2- 3 . - Số mol HCO 3 = 0,75, số mol Cl - =0,5. Bảo toàn điện tích cho ta số mol K + = 0,25. Vậy m= 14,175, như vầy không khó lắm nhưng cũng đúng gây chật vật cho thí sinh. Câu 27: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ X và Y. Cho M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 14,1 gam một muối và 2,3 gam một ancol no, mạch hở. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng M trên thì thu được 0,55 mol CO 2 . Công thức của X và Y lần lượt là A. CH 2 =CHCOOH và CH 2 =CH-COO-CH 3 . B. CH≡C-COOH và CH≡C-COO-CH 3 . C. CH≡C-COOH và CH≡C-COO-C 2 H 5 . D. CH 2 =CHCOOH và CH 2 =CH-COO-C 2 H 5 . - Số mol hỗn hợp M=0,15, suy ra số C trung bình =3,6: cả 4 đáp án đều thỏa. Page | 5 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! - M muối =94 là CH 2 =CHCOONa, nên loại B, C. Ở đây cả 2 đáp án đều có gốc hidrocacbon là các ankyl nên H 2 O = 0,55-0,15=0,4, ứng 0,8 gam H, do đó m của M=C+H+O=0,55*12+0,8+0,15*2*16=12,2. Thế thì, m của nước do acid tạo=12,2+0,15*40-14,1-2,3=1,8; ứng 0,1mol H 2 O. Mà số mol nước với rượu=0,15, nên rượu = 0,05. Suy ra m=46 là ancol etylic. Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Sục khí CO 2 vào dung dịch NaClO. (II) Sục khí H 2 S vào dung dịch chứa KMnO 4 và H 2 SO 4 loãng. (III) Sục khí SO 2 vào dung dịch Br 2 trong H 2 O. (IV) Cho Zn vào dung dịch CrCl 3 . (V) Cho FeS vào dung dịch HCl. (VI) Sục khí CO 2 vào dung dịch NaAlO 2 (hay Na[Al(OH) 4 ]). Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. - Phản ứng 3 thậm chí còn không thể xẩy ra. Có pirit còn được. Pứ 1 cho NaHCO 3 (do nấc thứ 2 chưa đủ oxh mạnh) + HClO; pứ VI thuộc dang pứ trao đổi hay trung hòa. Câu 29: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là: A. CH 3 -CH 2 -COOH. B. CH 2 =CH-COOH. C. CH≡C-COOH. D. CH 3 -COOH. - Dễ chọn B từ phương trình bảo toàn khối lượng. Câu 30: Cho dãy các chất: CH 3 OH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 4 H 10 , CH 3 COOCH 3 . Số chất trong dãy mà bằng một phản ứng trực tiếp tạo ra axit axetic là: A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. - CH 3 OH+CO điều chế acid trong CN; C 2 H 5 OH: lên men; CH 3 CHO+O 2 ; C 4 H 10 +O 2 đk: xúc tác, nhiệt độ. - CH 3 COOCH 3 : phản ứng este hóa (thủy phân). Muốn làm tăng hiệu suất có các cách: dùng dư tác chất, cho xúc tác là acid sunfuric để cân bằng chuyển dịch sang bên nước (một mặt cũng là chất xúc tác theo cơ chế cực kì háo nước của acid sunfuric), làm tăng tốc độ phản ứng. - Nhớ rằng hóa lý tính của acid sunfuric là ăn mòn, là khô khan háo nước (giống acid H 3 PO 3 ) nên khi tiếp xúc với vật chất thì bị phá hủy ngay, chớ nhầm lẫn với tính oxh khử của nó trong các phản ứng hóa hợp. Câu 31: Hòa tan hết 0,15 mol P 2 O 5 vào 200 gam dung dịch H 3 PO 4 9,8%, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Hỏi trong Y có chứa những hợp chất nào của photpho và khối lượng tương ứng là bao nhiêu (bỏ qua sự thủy phân của các muối trong dung dịch)? A. 45,0 gam NaH 2 PO 4 ; 17,5 gam Na 2 HPO 4 B. 30,0 gam NaH 2 PO 4 ; 35,5 gam Na 2 HPO 4 . C. 14,2 gam Na 2 HPO 4 ; 41,0 gam Na 3 PO 4 . D. 30,0 gam Na 2 HPO 4 ; 35,5 gam Na 3 PO 4 . - Chú ý: nước ở TN1 rất dư, thế nên chả cần xét ta cũng biết P 2 O 5 cho ra hoàn toàn H 3 PO 4 =0,3+0,2=0,5. - Lập tỉ lệ 3 4 1,5 (1, 2) OH H PO − = ∈ nên tạo ra 2 muối nấc 1 và 2. Vậy gọi số mol lần lượt là a, b ta có hệ: - Bảo toàn P: a+b=0,5; bảo toàn Na: a+2b=0,75 ⇒ a=b=0,25, dễ chọn đáp án B. Câu 32: Cho 13,2 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 15%. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. - Dễ chọn B. Có công thức phân tử là C 4 H 8 O 2 . Page | 6 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! Câu 33: Cho dãy các chất rắn: Zn, NaHCO 3 , Al 2 O 3 , NH 4 Cl, NaCl, CuO, Cr 2 O 3 , Al(OH) 3 , Mg(OH) 2 . Số chất trong dãy vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH loãng là: A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. - Chú ý tan với lưỡng tính khác nhau! - Theo các thuyết Areniut, Bronsted- Lawry, Lewis, Isvanovich đều nhắc đến việc trung hòa của acid base với các hợp chất (nói thêm). - Gồm: Zn, NaHCO 3 , Al 2 O 3 , NH 4 Cl, NaCl, Al(OH) 3 . Thực ra CuO cũng có nhưng chương trình phổ thông chưa chấp nhận nó tan trong kiềm-bạn đọc chỉ nên tham khảo cái này. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X bằng một lượng không khí (chứa 80% thể tích N 2 , còn lại là O 2 ) vừa đủ, chỉ thu được 0,15 mol CO 2 ; 0,175 mol H 2 O và 0,975 mol N 2 . Công thức phân tử của X là A. C 2 H 7 N. B. C 9 H 21 N. C. C 3 H 9 N. D. C 3 H 7 N. - Bảo toàn O cho ta số mol O=0,475, suy ra của N 2 trong không khí =0,95 (gấp 2 lần), suy ra số mol N trong X =0,05, bảo toàn tiếp khối lượng tính ra M X =57. Câu 35: Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ nguyên các yếu tố khác) ? A. CO 2 (k) + H 2 (k)  CO (k) + H 2 O (k) B. N 2 O 4 (k)  2NO 2 (k) C. 2SO 2 (k) + O 2 (k)  2SO 3 (k) D. N 2 (k) + 3H 2 (k)  2NH 3 (k) - Các bạn đọc giả nhớ câu này: khi tăng áp suất chung của hệ hay giảm thể tích CBCD theo chiều có số mol khí ít hơn. - Ở dạng toán này, cần cho thêm hiệu ứng nhiệt V H (entanpi – mang tính chất dung độ) để xác định được khi thay đổi nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch về phía nào. - Nói thêm phần mở rộng cho những ai thích tham khảo, say mê tìm tòi cái mới: hằng số tốc độ phản ứng không phụ thuộc bản chất chất phản ứng cũng như nồng độ mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa (rào cản năng lượng-càng nhỏ thì càng dễ xẩy ra), thay đổi theo chất xúc tác. Và bán thời gian bán hủy (bán thời gian phản ứng) là thời gian cần thiết với tốc độ diễn ra ổn định sao cho một nửa lượng tác chất bị biến mất. Câu 36: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO 2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí NH 3 tác dụng với CuO đun nóng. (3) Cho khí O 3 tác dụng với dung dịch KI. (4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch KOH. (5) Nung Mg với SiO 2 . (6) Cho MnO 2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (7) Cho khí SO 2 tác dụng với khí H 2 S. Số thí nghiệm tạo sản phẩm đơn chất là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 37: Cho dãy các chất: alanin, caprolactam, acrilonitrin, anđehit fomic, axit ađipic, etylen glicol. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là : A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. - Acrilonitrin (CH2=CH-CN: vinyl xianua, hay còn gọi là tơ olon, tơ nitron dùng may áo ấm). - caprolactam : sản xuất tơ nilon6 hay còn gọi tơ capron (còn trùng ngưng bằng acid ε -aminocaproic). - etylen glicol poli (etylen-terephtalat) (tơ lapsan hay Tơ dacron) rất bền về mặt cơ học, bền đối với nhiệt, axit, kiềm dệt vải may mặc. - axit ađipic : điều chế tơ nilon 6-6… - polime phenolfomanđehit: đó là phản ứng trùng ngưng tạo các lọa nhựa novolac, rezit-hay còn gọi bakelit ( đun sôi nóng chảy để nguội cho rezol). Có các loại mạng lưới cấu trúc: Page | 7 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! a) Mạch không phân nhánh (mạch thẳng). Ví dụ: polietilen, amilozơ, nhựa novolac … b) Mạch phân nhánh. Ví dụ: amilopectin, glicogen… c) Mạch mạng lưới. Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa bakelit… Câu 38: Trường hợp nào sau đây không thu được kết tủa khi các phản ứng kết thúc? A. Sục khí SO 2 vào dung dịch KMnO 4 . B. Cho AgNO 3 vào dung dịch CuCl 2 . C. Cho dung dịch Na 2 S 2 O 3 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. D. Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl 3 . (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O 2 . (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO 4 và H 2 SO 4 loãng. Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là: A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5). - Phải có 2 kim loại khác chất đóng vai trò như 2 điện cực. - Các điện cực phải tiếp xúc với nhau ( hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn ) - Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li Câu 40: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng (với điện cực trơ) là: A. Ni, Cu, Ag, Pb. B. Fe, Al, Cu, Ag. C. Mg, Sn, Na, Ni. D. Ba, Mg, Pb, Sn. B. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II) Phần I. Theo chương trình Chuẩn (10 câu: Từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm Pb và Sn tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng dư, sinh ra 0,08 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, nếu cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH đặc nóng, thì khi kết thúc các phản ứng thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là A. 5,376. B. 1,792. C. 2,688. D. 3,944. - Vì rằng axit là loãng, mặt khác số oxh đặc trưng tồn tại phổ biến của thiếc và chì (lưỡng tính) là 2; còn Titan=4; nên gốc NO 3 - bị khử không sâu (tới NO), nếu axit đặc tính Oxh mạnh thì dứt khoát thiếc sẽ lên 4, trong khi đó chì vẫn ở 2 (do số oxh 4 rất kém bền). - Do lẽ đó, ở pứ với kiềm cả 2 cũng chỉ nhường 2mol electron. - Thế nên H 2 = 3 2 NO=0,12 ⇒ Chọn C. Câu 42: Cho dãy các chất: C 2 H 5 COOH (1), CH 3 CHClCOOH (2), CH 2 ClCH 2 COOH (3), CH 2 ClCOOH (4), CH 2 FCOOH (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực axit giảm dần từ trái sang phải là: A. (5), (4), (2), (3), (1). B. (1), (3), (2), (4), (5). C. (5), (2), (4), (3), (1). D. (4), (5), (3), (2), (1). - Mọi người nhớ thứ tự sau đây, giảm dần tính axit: amino axit; axit, phenol, nước, rượu, este, (anđehit, xeton, ete, hidrocacbon); từ este trở đi ta còn phải dựa vào tính chất vật lí và mức độ tan hay tồn tại của nó. - Riêng về axit, có một số ngoại lệ: HCOOH> acid acrylic, metacrylic (dùng điều chế thủy tinh plexi-hữu cơ) > acid trong dãy đồng đẳng với acid fomic. Cứ số C tăng thì khả năng tan giảm và nhiệt sôi tăng, giảm nhiệt hóa rắn (đông đặc). - 4 rượu đầu và 4 acid đầu trong dãy đơn no tan vô hạn trong nước. Page | 8 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! - Chất phân cực tan trong dung môi phân cực và ngược lại, chất không cực tan trong dung môi không cực. Vì thế có bài toán đặt ra là nhận biết SO 2 và C 2 H 4 khi bỏ vào nước brom trong dung môi cacbon tetraclorido (CCl 4 ), ta sẽ nhận biết được C 2 H 4 do tạo dung dịch không đồng nhất (tách lớp). - Với bài này có Halogen, nguyên tắc như sau: gắn phối tử (anion X - ) có độ âm điện càng lớn-trong cùng phân nhóm chính A (nếu xét cho chu kì ta sẽ xét đến ái lực electron) thì tính axit càng tăng, mạnh hơn nữa khi càng gắn gần so với chức COOH do làm tăng độ phân cực acid của nó cacboxyl này vì rằng làm giảm độ dài liên kết-tăng độ bội liên kết cũng như làm tăng năng lượng liên kết. Thế nên, 5 là mạnh nhất do F âm điện mạnh; 4>2 do mạch C của 4 ngắn hơn 2. Và chốt lại, 1 không có halogen nên “thiệt thòi, bé mọn” nhất. Câu 43: Thứ tự từ trái sang phải của một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Mg 2+ /Mg; Al 3+ /Al; Cr 2+ /Cr; Zn 2+ /Zn; Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu. Dãy chỉ gồm các kim loại tác dụng được với Zn 2+ trong dung dịch là A. Al, Fe, Cu. B. Cr, Fe, Cu. C. Mg, Al, Cr. D. Mg, Al, Zn. - Cái này bạn đọc phải thuộc nhiều hơn là tư duy, do dẫy thế điện cực là Mg, Al, Mn, Cr, Zn. Nếu đề bài muốn gây khó khăn có thể hỏi thêm về Cr 3+ /Cr 2+ . - Có kinh nghiệm này xin chia sẻ, lúc trước đi thi hay gặp: HBr tính khử chưa đủ mạnh để tác dụng Fe 3+ , Sn 2+ tác dụng được với Fe 3+ , H 2 SO 4 lại khó có thể oxh được HCl ra khí… Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm hai anđehit, thu được a mol H 2 O. Công thức của hai anđehit có thể là: A. HCHO và OHC-CH 2 -CHO. B. HCHO và CH≡C-CHO. C. OHC-CHO và CH 3 CHO. D. CH 3 CHO và CH≡C-CHO. - Câu này đôi khi các bạn lại tự làm khó mình, lúc nào cũng nhớ số H, C, O trung bình = k nhé. Ở đây, k=2. Chọn B, nối 3 đầu mạch và nhóm chức Anđ, hỏi về phản ứng với Ag 2 O hoặc nước Fehling (Đồng 2 hidroxit trong môi trường kiềm thì khá thích thú). - Bonus: các ank-1-in hay đồng đẳng với axetilen thậm chí là vinylaxetilen pứ với AgNO 3 /NH 3 thì cho kết tủa vàng do thế H ở nối 3 đầu mạch bởi Ag. Phản ứng của rượu có nhiều chức hidroxit kế cận cho phức mầu xanh lam, tạo kết tủa đỏ gạch với nước Fehling là anđ có tính khử. - Thuốc thử cho rượu: CuO (bậc 1 bị oxh ra anđehit hoặc axit, bậc 2 bị oxh ra xeton, bậc 3 thì không); thuốc thử Lucas: HCl đặc trong ZnCl 2 khan: lâu mới vẩn đục chút ít, đục ngay và chả có hiện tượng gì. - Protit (peptit từ 2 liên kết peptit trở đi- mất 2 phân tử nước): có mầu đặc trưng với HNO 3 là mầu vàng, với Cu(OH) 2 là mầu tím xanh (pứ mầu Biure)… Câu 45: Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng m C : m H : m O = 48 : 5 : 8. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ancol thơm ứng với công thức phân tử của X là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. - Dễ tính nó là C 8 H 10 O. Gồm ancol:5 (2 cái thẳng mạch hết, 3 cái vị trí nhóm chức định chỗ trên vòng benzene-o,m,p); ete: 2; phenol: 4. Vậy chọn B. Câu 46: Trường hợp nào sau đây không có phản ứng hóa học xảy ra? A. Sục khí H 2 S vào dung dịch MgCl 2 . B. Sục khí H 2 S vào dung dịch CuCl 2 . C. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO 3 và H 2 SO 4 loãng. D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO 3 ) 2 . - Câu này rất hay, các bạn nhớ kỹ cái này: muối Mg và Mn sunfit cực kì kém bền phân hủy ngay và coi như không tồn tại. - Bonus: Mg(OH) 2 bị hòa tan trong NH 4 Cl do có sự chuyển hóa qua lại, tương hỗ. Câu 47: Cho dãy các hiđroxit: Zn(OH) 2 , Cu(OH) 2 , Fe(OH) 3 , Al(OH) 3 , Ni(OH) 2 . Số hiđroxit trong dãy tan được trong dung dịch NH 3 dư là: Page | 9 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. - Nước Svayde tạo ra từ Cu(OH) 2 + NH 3 +H 2 O= [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 hòa tan được cenlulose. - Zn(OH) 2 , Al(OH) 3 lưỡng tính. - Mở rộng (chỉ mang tính tham khảo): Fe(OH) 3 , Cu(OH) 2 tan được trong kiềm đặc nóng chẩy. Câu 48: Cho các phát biểu sau: (a) Mantozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ. (b) Dung dịch glucozơ không làm mất màu nước brom. (c) Glucozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian. (e) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH) 2 . (g) Hồ tinh bột tác dụng với I 2 tạo ra sản phẩm có màu xanh tím. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 3 C. 4. D. 2. - Gồm c & g. Các chỗ sai đã được in đậm. Đáp án D. Câu 49: Số tripeptit mạch hở tối đa thu được từ hỗn hợp chỉ gồm glyxin và alanin là: A. 8. B. 6. C. 9. D. 4. - Có 2 3 =8. A Câu 50: Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là A. 4,48. B. 2,80. C. 5,60. D. 8,40. - Nếu Fe hết hoặc Cu(NO 3 ) 2 hết thì chả phải hỏi m làm gì. Thế nên, trong X vừa có Cu 2+ và Fe 2+ . Hay nói cách khác nếu 4,88 gam đó là Cu thì khác 0,05 mol ban đầu. - Gọi x là số mol Fe pứ thì tăng 8x gam ⇔ m+8x=4,88 (1) - Phản ứng 0,07mol Zn với X mà chỉ thu 1 muối chứng tỏ Cu 2+ và Fe 2+ hết sạch. Thế nên Zn còn dư là 0,02. Vậy trong rắn Z có 2,8 gam Cu, Fe tạo thành, đó là 56x+64(0,05-x)=2,8 ⇔ 8x=0,4. Thay vào (1) ta được m=4,48. Phần II. Theo chương trình Nâng cao (10 câu: Từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: Tinh bột 0 2 H O H t/ , + + → Glucozơ 0 menancol t, → Ancol etylic Lên men 3,24 kg tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Thể tích dung dịch ancol etylic 20 0 thu được là (biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml): A. 3,45 lít. B. 19,17 lít. C. 6,90 lít. D. 9,58 lít. - Thể tích thực (nguyên chất): V= 0,02 2 0,75 0,8 46 1,38 0,8 m D × × × × = = . Chia cho 0,2 (độ rượu) ta được thể tích thu được. Câu 52: Ảnh hưởng của gốc C 6 H 5 - đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với: A. Br 2 trong H 2 O. B. dung dịch H 2 SO 4 đặc. C. H 2 (xúc tác: Ni, nung nóng). D. dung dịch NaOH. Câu 53: Cho các chuyển hóa sau: Page | 10 [...]... suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: (X, Y, Z, T là bốn kim loại) Khẳng định nào sau đây là đúng? A Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Y - Z là 0,48V B Trong các pin điện hóa: Y-Z, X-Y, Y-T thì Y đều bị oxi hóa C Tính khử giảm dần từ trái sang phải theo dãy: X, Z, Y, T D Suất điện động chuẩn của pin điện hóa X - T là 0,31V - Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Y - Z là 0,12V - Chỉ có pin X-Y... Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hóa: Page | 11 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! + S ,t0 + H 2O  →  → + Br2 + dung dòch NaOH  → Cr X Y Z Các chất X, Y, Z lần lượt là A Cr2S3, Cr(OH)3, Na2Cr2O7 B Cr2S3, Cr(OH)3, Na2CrO4 C CrS, Cr(OH)2, NaCrO2 (hay Na[Cr(OH)4]) D CrS, Cr(OH)2, Na2Cr2O7 - Không tồn tại hay nói cách khác muối CrS có tích số tan cực thấp nên chả bao giờ tác... sang phải theo dãy: X, Z, Y, T D Suất điện động chuẩn của pin điện hóa X - T là 0,31V - Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Y - Z là 0,12V - Chỉ có pin X-Y thì Y mới bị oxh do đóng vai trò là cực khử - Thế điện cực càng dương tính Oxh càng mạnh Suy ra X có tính khử yếu nhất Câu 56: Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO 3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối...Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! (1) CH3CH2Br + KCN  → + X1 0 + H2O / H ,t  → + HBr  → X2 + Mg ete khan → (2) CH3-CH=CH2 Y1 Y2 Các chất hữu cơ X1, X2, Y1, Y2 là các sản phẩm chính Hai chất X2 và Y2 . ở TN2 cho ta đáp án là A. Câu 24: Cho phương trình hóa học: M + HNO 3 → M(NO 3 ) n + N x O y + H 2 O Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tố giản. bị ăn mòn điện hóa học là: A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5). - Phải có 2 kim loại khác chất đóng vai trò như 2 điện cực. - Các điện cực phải tiếp. giảm nhiệt hóa rắn (đông đặc). - 4 rượu đầu và 4 acid đầu trong dãy đơn no tan vô hạn trong nước. Page | 8 Vì cuộc sống là không chờ đợi, việc học bắt đầu từ hôm nay! - Chất phân cực tan trong

Ngày đăng: 29/01/2015, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan