1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De cuong HKII (2012-2013)

7 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – KHỐI 11 TỔ: VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ 1. Lí thuyết Học sinh ôn tập kiến thức các chương Chương IV: Từ trường Chương V: Cảm ứng điện từ Chương VI: Khúc xạ ánh sáng Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang Câu hỏi trọng tâm ôn tập Câu 1: Phát biểu định nghĩa từ trường, đường sức từ? Câu 2: So sánh những tính chất của đường sức điện và đường sức từ? Câu 3: Phát biểu định nghĩa từ trường đều, lực từ, cảm ứng từ. Câu 4: Hãy nêu hình dạng, chiều và công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng , dòng điện tròn và dòng điện trong ống dây. Câu 5: Nêu cách xác định lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song cùng chiều, và ngược chiều. Câu 6: Lực Lo- ren - xơ là gì? Nêu cách xác định phương, chiều, độ lớn của lực Lo-ren- xơ Câu 7: Phát biểu khái niệm từ thông, dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 8: Hãy phát biểu định nghĩa hệ số tự cảm, biểu thức xác định suất điện động tự cảm, biểu thức xác định hệ số tự cảm của ống dây, công thức xác định năng lượng từ trường. Câu 9: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng Câu 10: Chiết suất (tuyệt đối) n của môi trường là gì? Viết hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối Câu 11: Thế nào là phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần Câu 12: Lăng kính là gì? Nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính Câu 13: Thấu kính là gì? Kể các loại thấu kính Câu 14: Nêu cấu tạo của mắt, sự điều tiết của mắt và các tật của mắt, cách khắc phục Câu 15: Nêu cấu tạo, tính chất, công thức tính số bội giác của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn? Câu 17: Nêu quy tắc xác định chiều dòng điện, biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường? (NC) Câu 18: Nêu khái niệm về dòng điện Fu- cô, tác dụng của dòng điện Fu- cô (NC) 2. Các dạng bài tập. 1. Xác định cảm ứng từ tạo bởi dòng điện thẳng. 2. Xác định cảm ứng từ tạo bởi dòng điện qua khung dây dẫn 3. Xác định cảm ứng từ tạo bởi dòng điện qua ống dây dẫn dài 4. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện 5. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song 6. Tác dụng của từ trường lên khung dây có dòng điện 7. Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động 8. Tính từ thông. Xác định chiều dòng điện cảm ứng 9. Xác định suất điện động cảm ứng – Dòng điện cảm ứng 10. Suất điện động cảm ứng tạo bởi đoạn đây dẫn chuyển động 10. Độ tự cảm suất điện động tự cảm trong một mạch điện 11. Năng lượng từ trường và mật độ năng lượng từ trường trong ống dây dẫn 12. Khúc xạ ánh sáng 13. Hiện tượng phản xạ toàn phần. 14. Tính các đại lượng A, D, n liên quan đến lăng kính 15. Điều kiện để có tia ló qua lăng kính 16. Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính theo chiết suất và hình dạng của thấu kính 17. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của vật và ảnh 18. Dời vật hoặc thấu kính theo phương của trục chính 19. Toán vẽ về thấu kính 20. Hệ thấu kính ghép đồng trục - 1 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – KHỐI 11 TỔ: VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ Phần bài tập CHỦ ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH LỰC TỪ.CẢM ỨNG TỪ Bài 1: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10 -2 (N). Tính độ lớn Cảm ứng từ của từ trường ĐS: B= 0,8 (T). Bài 2: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10 -2 (N). Tính góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ. ĐS: 30 0 Bài 3: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu? ĐS: 2.10 -6 (T) Bài 4: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10 -6 (T). Tính đường kính của dòng điện đó. ĐS: 20 (cm) Bài 5: Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10 -5 (T). Điểm M cách dây một khoảng bao nhiêu? ĐS: 2,5 (cm) Bài 6: Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu? ĐS: 8.10 -5 (T) Bài 7: Một dậy dẫn thẳng dài mang dòng điện 20A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -3 T. Đặt vuông góc với vectơ cảm ứng từ và chịu lực từ là 10 -3 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là bao nhiêu? ĐS: 1cm Bài 8: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ → B một góc α = 30 0 . Biết dòng điện chạy qua dây là 10A, cảm ứng từ B= 2.10-4T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là bao nhiêu? ĐS: 2.10 -4 N Bài 9: Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10 -4 (T). Tính số vòng dây của ống dây. ĐS: 497 Bài 10: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là bao nhiêu? ĐS: 1250 Bài 11: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10 -3 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là bao nhiêu? ĐS: 4,4 (V) Bài 12: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 10cm mang dòng điện I = 50A a . Độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là bao nhiêu? b . Nếu cho dòng điện nói trên qua vòng dây có bán kính R’ = R/4 thì tại tâm vòng dây , độ lớn của cảm ứng từ B là bao nhiêu ? ĐS : a. B = 3,14 . 10 - 4 T b. B = 1,256 . 10 -3 T Bài 13: Một khung dây tròn bán kính 30cm gồm 10vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây? ĐS : 6,28.10 -6 T Bài 14: Một khung dây tròn đường kính 10 cm gồm 12 vòng dây. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây nếu cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,5A? ĐS : 7,5398.10 -5 T CHỦ ĐỀ2: XÁC ĐỊNH CẢM ỨNG TỪ TỔNG HỢP Bài 1: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I 2 = 1 (A) ngược chiều với I 1 . Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Tính cảm ứng từ tại M. ĐS: 7,5.10 -6 (T) Bài 2: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40 (cm). Trong hai dây có hai dòng điện cùng cường độ I 1 = I 2 = 100 (A), cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I 1 10 (cm), cách dòng I 2 30 (cm) có độ lớn là bao nhiêu? ĐS: 1,33.10 -5 (T) - 2 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – KHỐI 11 TỔ: VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ Bài 3: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6 (cm), tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 (A). Tính cảm ứng từ tại tâm vòng tròn ĐS: 5,5.10 -5 (T) Bài 4: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I 2 = 1 (A) ngược chiều với I 1 . Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I 1 8(cm). Tính cảm ứng từ tại M. ĐS: 1,2.10 -5 (T) Bài 5: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1 ; d2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 5 cm, có dòng điện ngược chiều I 1 = 2A ; I 2 = 6A đi qua. Tính cảm ứng từ tại M cách d 1 4cm và cách d 2 3cm. ĐS : B = 4,12.10 – 5 T. Bài 6: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d 1 ; d 2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 8 cm, có dòng điện ngược chiều I 1 = 10A ; I 2 = 10A đi qua. Tính cảm ứng từ tại: a. O cách mỗi dây 4cm. b. M cách mỗi dây 8cm. ĐS : a. B= 10 – 4 T b. B=2,5.10 – 5 T Bài 7: Cho hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt trong không khí, đặt trong không khí, cách nhau một khoảng d = 80cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và cùng cường độ I 1 = I 2 = I = 1A. Tính cảm ứng từ tại các điểm sau : a. Điểm N cách dây thứ nhất 100cm, cách dây thứ hai 20cm. b. Điểm M cách đều hai dây một khoảng là 80cm. ĐS : a. 1,2.10 -6 T ;b. 2,2.10 -7 T Bài 8: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d 1 ; d 2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện cùng chiều I 1 = I 2 = I = 2,4A đi qua. Tính cảm ứng từ tại: a. M cách d 1 và d 2 khoảng r = 5cm. b. N cách d 1 20cm và cách d 2 10cm. ĐS : a. B M = 0 ; b. B N = 0,72.10 – 5 T ; c. P cách d 1 8cm và cách d 2 6cm. c. B P = 10 – 5 T ; d. B Q = 0,48.10 – 5 T d. Q cách d 1 10cm và cách d 2 10cm Bài 9: Tính cảm ứng từ tại tâm của 2 vòng dây dẫn đồng tâm, có bán kính là R và 2R. Trong mỗi vòng tròn có dòng điện I = 10A chạy qua. Biết R = 8cm. Xét các trường hợp sau : a. Hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện chạy cùng chiều. b. Hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện chạy ngược chiều. c. Hai vòng tròn nằm trong hai mặt phẳng vuông góc nhau. ĐS: a. 1,18.10 -4 T b. 3,92.10 -5 T c. 8,77.10 -4 T Bài 10: Cho ba dòng điện thẳng song song,vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.Khoảng cách từ điểm M đến ba dòng điện cho trên hình vẽ.Hãy xác định cảm ứng từ tại M trong hai trường hợp: a. Cả ba dòng điện đều hướng ra phía trước mặt hình vẽ b. I 1 hướng ra phía sau,I 2 và I 3 hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ.Cho I 1 =I 2 =I 3 =10A ĐS: a. B=10 -4 T, c. B= 4 5.10 T − CHỦ ĐỀ 3: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CẢM ỨNG TỪ TỔNG HỢP BẰNG KHÔNG Bài 1. Hãy cho biết : 1). Vị trí để cảm ứng từ tổng hợp tại M bằng 0 ? Biết : a). Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí, mang dòng điện cùng chiều, có cường độ I 1 = 4A , I 2 = 1A , đặt cách nhau 6 cm . b). Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí, mang dòng điện ngược chiều, có cường độ I 1 = 1A , I 2 = 4 A , đặt cách nhau 6 cm . 2).Tập hợp những điểm có cảm ứng từ bằng nhau ? Biết : a). Hai dẫy dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng 12 cm có các dòng điện I 1 = 1A , I 2 = 4A đi qua ngược chiều nhau . - 3 - I 1 I 2 M 2cm 2cm 2cm TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – KHỐI 11 TỔ: VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ CHỦ ĐỀ 4: BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ LỰC TỪ, CẢM ỨNG TỪ VÀ CẢM ỨNG TỪ TỔNG HỢP Bài 1: Dây dẫn thẳng dài có dòng điện I 1 = 15A đi qua đặt trong không khí. a. Tính cảm ứng từ tại điểm cách dậy 15 cm. b. Tính lực tác dụng lên 1m dây của dòng điện I 2 = 10A đặt song song, cách I 1 15cm và I 2 ngược chiều ĐS: a) B =2.10 – 5 T b)F = 2.10 – 4 N. Bài 2 :Hai dòng điện cường độ I 1 = 3A; I 2 = 2A chạy cùng chiều trong hai dây dẫn song song và cách nhau 50cm. a. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dòng I 1 30cm; dòng I 2 20cm b. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm N cách dòng I 1 30cm; dòng I 2 40cm c. Hãy tính lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của hai dây d. Hãy xác định những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng không.Tại những điểm đó có từ trường hay không? ĐS:a. B M =0T,b. B=2,24.10 -6 T,c.F=2,4.10 -5 N,d.r 1 =30cm,r 2 =20cm Bài 3: Hai dòng điện cường độ I 1 =6A,I 2 =9A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn và có chiều ngược nhau,được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a= 10cm: 1. Xác định cảm ứng từ tại: a. Điểm M cách I 1 6cm,cách I 2 4cm b. Điểm M cách I 1 6cm,cách I 2 8cm 2.Hãy tính lực từ tác dụng lên 0,5m chiều dài của mỗi dây? 3. Hãy xác định những điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0 ĐS: 1.a B=6,5.10 -5 T,b.B=3.10 -5 T , 2. F=5,4.10 -5 T,3. r 1 20cm,r 2 =30cm Bài 4: Một chùm hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 106V. Sau khi tăng tốc, chùm hạt bay vào từ trường đều cảm ứng từ B = 1,8T. Phương bay của chùm hạt vuông góc với đường cảm ứng từ. a. Tìm vận tốc của hạt α khi nó bắt đầu bay vào từ trường. m = 6,67.10 -27 kg ; cho q = 3,2.10 -19 C. b. Tìm độ lớn lực Lorentz tác dụng lên hạt. ĐS : a. v = 0,98.107 m/s ; b. f = 5,64.10 -12 N. Bài 5: Một hạt khối lượng m, mang điện tích e, bay vào trong từ trường với vận tốc v. Phương của vận tốc vuông góc với đường cảm ứng từ. Thí nghiệm cho biết khi đó quỹ đạo của đường tròn và mặt phẳng quỹ đạo vuông góc với đường cảm ứng từ. Cho B = 0,4T ; m = 1,67.10 -27 kg ; q = 1,6.10 -19 C ; v = 2.10 6 m/s. Tính bán kính của đường tròn quỹ đạo ? ĐS : 5,2cm. Bài 6: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2(T) với vận tốc ban đầu v 0 = 2.10 5 (m/s) vuông góc với B . Tính lực Lorenxơ tác dụng vào electron. ĐS: 6,4.10 -15 (N) Bài 7: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10 -4 (T) với vận tốc ban đầu v 0 = 3,2.10 6 (m/s) vuông góc với B , khối lượng của electron là 9,1.10 -31 (kg). Tính bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường. ĐS: 18,2 (cm) Bài 8: Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.10 6 (m/s) vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 (T) theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 30 0 . Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10 -19 (C). Tính lực Lorenxơ tác dụng lên proton. ĐS: 3,2.10 -15 (N) Bài 9: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Tính mômen lực từ tác dụng lên khung dây. ĐS: 0,16 (Nm) Bài 10: Khung d©y h×nh ch÷ nhËt diÖn tÝch S = 20 cm 2 gåm 50 vßng d©y. Khung d©y ®Æt th¼ng ®øng trong tõ trêng ®Òu cã → B n»m ngang, B = 0,2T. Cho dßng ®iÖn I = 1A qua khung. TÝnh momen lùc ®Æt lªn khung khi: a. → B song song mÆt ph¼ng khung d©y. b. → B hîp víi mÆt ph¼ng khung mét gãc 30 0 . - 4 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – KHỐI 11 TỔ: VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ Bài 11: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ. Tính mômen lực từ tác dụng lên khung dây. ĐS: 0,16 (Nm) Bài 12: Một khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=5.10 -2 (T). Cạnh AB của khung dài 3 (cm), cạnh BC dài 5 (cm). Dòng điện trong khung dây có cường độ I = 5 (A). Giá trị lớn nhất của mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là bao nhiêu? ĐS: 3,75.10 -4 (Nm) Bài 13: Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2 (cm) x 3 (cm) đặt trong từ trường đều. Khung có 200 vòng dây. Khi cho dòng điện có cường độ 0,2 (A) đi vào khung thì mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là 24.10 -4 (Nm). Tính độ lớn cảm ứng từ của từ trường . ĐS: 0,10 (T) CHỦ ĐỀ 5:LỰC LORENXO Bài 1. Hãy cho biết : 1). Lực Lo – ren – xơ tác dụng lên electron ? Biết một electron chuyển động với vận tốc đầu v 0 = 10 7 m/s , trong từ trường đều B = 0,1T , sao cho 0 v  hợp góc 30 0 so với đường sức từ . 2). Giá trị của góc α ? Biết một điện tích q = 10 -4 C , chuyển động với vận tốc v 0 = 20 m/s trong một từ trường đều B = 0,5T , sao cho 0 v  hợp với đường sức từ một góc α . Lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích có độ lớn 5.10 -4 T . 3). Giá trị của v 0 để điện tích chuyển động thẳng đều ? Biết điện tích điểm q = 10 -4 C , khối lượng m = 1 g chuyển động với vân tốc đầu 0 v  , theo phương ngang trong một từ trường đều B = 0,1 T có phương nằm ngang và vuông góc với 0 v  . CHỦ ĐỀ 6: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Bài 1: Một ống dây dài l = 30cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng d = 8cm có dòng điện với cường độ I = 2A đi qua. • Tính độ tự cảm của ống dây. • Tính từ thông qua mỗi vòng dây. • Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. Bài 2: tính độ tự cảm của ông dây, biết rằng cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều 2A trong thời gian 0,01s và suất điện động tự cảm trong ống dây là 4,6V Bài 3: tính năng lượng từ trường trong ống dây khi cho dòng điện 5A đi qua ống dây đó. Cho biết khi đó từ thông qua ống dây bằng 2Wb. Bài 4: Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,1H, trong đó dòng điện biết thiên đều với tốc độ 200A/s thì suất điện động tự cảm là bao nhiêu ? Bài 5: Ống dây hình trụ chiều dài l = 20cm, có N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 100cm 2 . • Tính hệ số tự cảm của ống dây. • Dòng điện qua cuộn dây đó tăng đều từ 0 đến 10A trong thời gian 0,1s. tính xuất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. Bài 6: Một ống dây có 400 vòng dây, diện tích tiết diện S = 10cm 2 , độ tự cảm L = 40mH. Cho dòng điện cường độ i = 2A qua ống dây. Tính cảm ứng từ trong ống dây. Bài 7: Một óng dây có độ tự cảm L = 0,5H. muốn tích lũy năng lượng từ trường 100J trong ống dây thì phải dùng dòng điện có cường độ bao nhiêu đi qua ống dây đó ? Bài 8: Một cuộn dây dẫn thẳng có 1000 vòng ðặt trong từ trýờng ðều sao cho các ðýờng cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích phẳng mỗi vòng dây S=2dm 2 . Cảm ứng từ giảm ðều từ 0,5 T ðến 0,2 T trong 0,1 s. a. Tìm ðộ biến thiên của từ thông cuộn dây trong 0,1 s? b. Suất ðiện ðộng cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây bằng bao nhiêu? - 5 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ƠN THI HỌC KÌ II – KHỐI 11 TỔ: VẬT LÍ – CƠNG NGHỆ c. Hai ðầu cuộn dây nối với ðiện trở R=15Ù. Tìm cýờng ðộ dòng ðiện qua R? Bài 9: Cuộn dây có 1000 vòng, S=25 cm 2 . Từ trýờng ðặt vào cuộn dây tãng từ 0 ðến 0,01 T trong thời gian 0,5s. Mặt phẳng cuộn dây vng góc với ðýờng cảm ứng từ. a. Tìm suất ðiện ðộng cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây? b. Hai ðầu cuộn dây nối với R=5Ù. Tìm cýờng ðộ dòng ðiện qua R? Bài 10: Trong một mạch ðiện có ðộ tự cảm L=0,6H có dòng ðiện giảm ðều từ 0,2A ðến 0 trong thời gian 0,01s. Tìm suất ðiện ðộng tự cảm trong mạch? CHỦ ĐỀ 7: SỰ PHẢN XẠ VÀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG 1. Một người nhìn thấy ảnh của đỉnh một cột điện trong một vũng nước nhỏ.Người ấy đứng cách vũng nước 2m và cách chân cột điện 10m . Mắt người cách chân một đoạn 1,6m.Tính chiều cao cột điện 2. Một gương phẳng hình tròn đường kính 12cm đặt song song với một trần nhà , cách trần 1m , mặt phản xạ hướng lên.nh sáng từ nguồn điểm S cách trần 0,5m chiếu xuống gương ,phản xạ cho một vệch sáng trên trần nhà .Hãy tính đường kính của vệch sáng ở trên trần nhà 3. Cho một điểm sáng S và một điểm M bất kì trước gương phẳng a. Vẽ tia sáng từ S qua gương , phản xạ qua M b. Chứng minh rằng trong vô số các đường đi từ S đến gương rồi đến M thì ánh sáng đi theo đường gần nhất 4. Chiếu một chùm tia sáng SI vào một gương phẳng G .Tia phản xạ là IR. Giữ tia tới cố đònh , quay gương một góc  quanh trục vuông góc với mặt phẳng tới. Tính góc quay của tia phản xạ tạo bởi IR và I / R / là β 5. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng thẳng đứng cách gương 3m , nhìn ảnh mình trong gương . Mắt người đó cách đỉnh đầu 10cm a. Người ấy thấy ảnh cách mình bao xa ? b. Để thấy rõ từ chân đến đầu, gương phải có chiều dài tối thiểu là bao nhiêu? thành dưới của gương phải cách mặt đất tối đa là bao nhiêu để người đó nhìn thấy chân mình trong gương . CHỦ ĐỀ 8: LĂNG KÍNH CHỦ ĐỀ 9: THẤU KÍNH MỎNG Dạng 1. Xác định tiêu cự, bán kính, chiết suất của thấu kính dựa vào cơng thức tính độ tụ. 1. Cho một thấu kính thuỷ tinh hai mặt lồi với bán kính cong là 30cm và 20cm. Hãy tính độ tụ và tiêu cự của thấu kính khi nó đặt trong khơng khí, trong nước có triết suất n 2 =4/3 và trong chất lỏng có triết suất n 3 =1,64. Cho biết triết suất của thuỷ tinh n 1 = 1,5 2. Một thấu kính thuỷ tính (chiết suất n =1,5) giới hạn bởi một mặt lồi bán kính 20cm và một mặt lõm bán kính 10cm. Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính khi nó đặt trong khơng khí, trong nước và trong chất lỏng có triết suất n’ = 1,8 3. Một thấu kính bằng thuỷ tinh (chiết suất n =1,5) đặt trong khơng khí có độ tụ 8 điơp. Khi nhúng thấu kính vào một chất lỏng nó trở thành một thấu kính phân kì có tiêu cự 1m. Tính chiết suất của chất lỏng. 4. Một thấu kính hai mặt lồi cùng bán kính R, khi đặt trong khơng khí có tiêu cự f =30cm. Nhúng chìm thấu kính vào một bể nước, cho trục chính của nó thẳng đứng, rồi cho một chùm sang song song rọi thẳng đứng từ trên xuống thì thấy điểm hội tụ cách thấu kính 80cm Tính R, cho biết chiết suất của nước bằng 4/3 Dạng 2. Xác định vị trí, tính chất của ảnh và vẽ ảnh tạo bởi thấu kính. 5. Một vật ảo AB = 5mm đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, ở sau thấu cách thấu kính 20cm. Xác định vị trí, tính chất, độ cao của ảnh và vẽ ảnh. 6. Cho một thấu kính làm bằng thuỷ tinh (n=1,5), một mặt lồi bán kính 10cm, một mặt lõm bán kính 20cm. Một vật sáng AB =2cm đặt thẳng góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng d. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn và vẽ ảnh trong các trường hợp: a) d=60cm b) d=40cm c) d=20cm - 6 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – KHỐI 11 TỔ: VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ Từ đó nêu ra sự nhận xét về sự di chuyển của ảnh khi vật tiến lại gần thấu kính. 7. Một vật ảo AB =2cm, đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ tiêu cự 30cm, ở phía sau thấu kính một khoảng x. Hãy xác định vị trí, tính chất, độ lớn của ảnh và vẽ ảnh trong các trường hợp sau: x=15cm, x=30cm, x=60cm Dạng 3. Xác định vị trí của vật và ảnh khi biết tiêu cự của thấu kính và độ phóng đại 8. Một vật sáng AB =1cm đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f =20cm cho ảnh A’B’ =2cm. Xác định vị trí của vật và ảnh. ảnh đó là thật hay ảo vẽ hình. 9. Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự bằng 12cm, cho ảnh cao bằng nửa vật. Tìm vị trí của vật và ảnh. 10. Một vật AB =4cm đặt thẳng góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm, cho ảnh A’B’ =2cm. Xác định vị trí, tính chất của vật và ảnh. Vẽ ảnh. Dạng 4. Xác định vị trí của vật và ảnh khi biết khoảng cách giữa chúng 11. Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính họi tụ (tiêu cự 20cm) co ảnh cách vật 90cm. Xác định vị trí của vật, vị trí và tính chất của ản 12. Một điểm sáng nằm trên trục chính của một thấu kính phân kỳ (tiêu cự bằng 15cm) cho ảnh cách vật 7, 5cm. Xác định tính vị trí của vật, vị trí và tính chất của ảnh 13. Một vật sáng AB = 4mm đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (có tiêu điểm 40cm), cho ảnh cách vật 36cm. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh, và vị trí của vật 14. Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phẳng lồi bằng thuỷ tinh chiết suất n =1,5, bán kính mặt lồi bằng 10cm, cho ảnh rõ nét trên màn đặt cách vật một khoảng L a) Xác định khoảng cách ngắn nhất của L b) Xác định các vị trí của thấu kính trong trường hợp L =90cm. So sánh độ phóng đại của ảnh thu được trong các trường hợp này 15. Một vật sáng AB cho ảnh thật qua một thấu kính hội tụ L, ảnh này hứng trên một màn đặt cách vật một khoảng 1, 8m. ảnh thu được cao bằng 1/5 vật. a) Tính tiêu cự của thấu kính b) Giữa nguyên vị trí của AB và màn. Dịch chuyển thấu kính trong khoảng AB và màn. Có vị trí nào khác của thấu kính để ảnh lại xuất hiện trên màn không? 16. Vật sáng AB đặt vông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f =10cm, cho ảnh thật lớn hơn vật và cách vật 45cm a) Xác định vị trí của vật, ảnh. Vẽ hình b) Vật cố định. Thấu kính dịch chuyển ra xa vật hơn nữa. Hỏi ảnh dịch chuyển theo chiều nào 17. Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f =-25cm cho ảnh cách vật 56, 25cm. Xác định vị trí, tính chất của vật và ảnh. Tính độ phóng đại trong mỗi trường hợp 18. Hai thấu kính hội tụ L 1 (f 1 =0cm) và L 2 (f 2 =20cm) có cùng trục chính đặt cách nhau 15cm. Một vật sáng AB =0, 5cm đặt vuông góc với trục chính, trước L 1 , cách L 1 10cm. a. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh tạo bởi quang hệ. Vẽ ảnh. b. Nếu L 2 di chuyển ra xa L 1 thì ảnh sẽ dịch chuển như thế nào. 19. Một vật sáng AB =2cm đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ L 1 (f 1 =12cm) cách L 1 một khoảng 24cm. Sau L 1 cách L 1 một khoảng 18cm đặt thấu kính phân kỳ L 2 (f 2 =-10cm) có cùng trục chính với L 1 . a. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của ảnh tạo bởi hệ thấu kính. Vẽ ảnh. b. Nếu di chuyển L 1 về phía bên phải (Giã nguyên AB và L 2 ) thì tính chất của ảnh tạo bởi hệ thay đổi như thế nào. 20. Hai thấu kính hội tụ L 1 (f 1 =0cm) và L 2 (f 2 =20cm) có cùng trục chính, cách nhau một khoảng l. Vật sáng AB =1cm đặt trước L 1 , cách L 1 một khoảng 60cm. Hãy xác định l để hệ hai thấu kính cho ảnh thật. Xét trường hợp ảnh thật cao 2cm. Vẽ ảnh. - 7 -

Ngày đăng: 29/01/2015, 20:00

Xem thêm: De cuong HKII (2012-2013)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w