de thi thu mon hoa

4 195 0
de thi thu mon hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

http://dehoa.net – Thư viện đề thi hóa học SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 KHỐI A-B LỚP 12 Môn : Hóa Học Thời gian làm bài: 90phút; (50 câu trắc nghiệm) Lớp: ……………… Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Câu 1: Phát biểu nào sai? A. Trong phân tử anilin, vòng benzen và nhóm NH 2 có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. B. Tính bazơ của amoniac yếu hơn của metylamin nhưng mạnh hơn phenylamin. C. Anilin có tính bazơ nên dung dịch làm quỳ tím hoá xanh. D. Tính axit của phenol yếu hơn tính axit của axit cacbonic. Câu 2: Có các nhận xét sau: 1- Chất béo thuộc loại chất este. ; 2- Tơ nilon-6,6, tơ nilon-6, tơ nilon-7 chỉ điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. ; 3- Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và rượu tương ứng. ; 4- Nitro benzen phản ứng với HNO 3 đặc (xúc tác H 2 SO 4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen. ; 5- toluen phản ứng với nước brom dư tạo thành 2,4,6-tribrom clorua toluen.; Những câu đúng là: A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 3: Dãy gồm các dung dịch đều thanm gia phản ứng tráng bạc là . A. Glucozo, glixerol, mantozo, axit fomic B. Fructozo, mantozo, glixerol, andehit axetic C. Glucozo, mantozo, axit fomic, andehit axetic D. Glucozo, fructozo, mantozo, saccarozo. Câu 4: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta–1,3–đien và stiren thu được 1 loại polime là caosu buna–S. Đem đốt 1 mẫu cao su này ta nhận thấy số mol O 2 tác dụng bằng 1,325 lần số mol CO 2 sinh ra. 19,95 gam mẫu cao su này làm mất màu tối đa bao nhiêu gam brom? A. 42,67 B. 36,00 C. 30,96 D. 39,90 Câu 5: Điện phân 200ml dung dịch Fe(NO 3 ) 2 . Với dòng điện một chiều cường độ dòng điện 1A trong 32 phút 10 giây thì vừa điện phân hết Fe 2+ , ngừng điện phân và để yên dung dịch một thời gian thì thu được 0,28 gam kim loại. Khối lượng dung dịch giảm là A. 0,16 gam. B. 0,59 gam. C. 0,72 gam. D. 1,44 gam. Câu 6: Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al, Mg tác dụng hết với dung dịch HNO 3, thu được 1,12 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 21,4. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là : A. 5,69 gam B. 5,45 gam C. 4,54 gam D. 5,05 gam Câu 7: Có bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11 % tạp chất trơ bị loaị bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearat: A. 784,3 kg B. 698,04 kg C. 745,08 kg D. 621. 26 kg Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C x H y COOH; C x H y COOCH 3 và CH 3 OH thu được 2,688 lít CO 2 (ở đktc) và 1,8 gam H 2 O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH 3 OH. Công thức của C x H y COOH là A. C 2 H 5 COOH. B. C 3 H 5 COOH. C. C 2 H 3 COOH. D. CH 3 COOH. Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly), 2 mol Alanin (Ala), 2 mol Valin( Val). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thấy thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 6. B. 8. C. 4. D. 2. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp gồm đimetylamin và 2 hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp thu được 140ml CO 2 và 250ml hơi nước (các khí đo ở cùng điều kiện). CTPT của 2 hiđrocacbon? A. C 2 H 2 và C 3 H 4 B. C 2 H 4 và C 3 H 6 C. C 2 H 6 và C 3 H 8 D. CH 4 và C 2 H 6 . Câu 11: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là: A. CH 2 =C(CH 3 )-COOCH 3 và H 2 N-[CH 2 ] 5 -COOH. B. CH 2 =CH-COOCH 3 và H 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH. C. CH 2 =C(CH 3 )-COOCH 3 và H 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH. D. CH 3 -COO-CH=CH 2 và H 2 N-[CH 2 ] 5 -COOH. Câu 12: Cho các nhận định sau: (1) các amin bậc 2 đều có tính bazo mạnh hơn amin bậc 1 (2) khi thủy phân không hoàn toàn một phân tử peptit nhờ xúc tác H + /OH - thu được các peptit có mạch ngắn hơn Trang 1/4 - Mã đề thi 132 http://dehoa.net – Thư viện đề thi hóa học (3) alanin,anilin,lysin đều không làm đổi màu quì tím (4) các aminoaxit đều có tính lưỡng tính (5) các hợp chất peptit, glucozo, glixerol, saccarozo đều có khả năng tạo phức với Cu(OH) 2 (6) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. Các nhận định không đúng là: A. 3,4,5 B. 1,2,4,6 C. 1,3,5,6 D. 2,3,4 Câu 13: Số đồng phân của C 4 H 8 O 2 phản ứng với NaOH, không có phản ứng tráng gương là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 78,7g B. 75,5g C. 74,6g D. 90,7g Câu 15: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O 2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO 2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là A. HOOC-CHO B. CH 3 COOCH 3 C. HCOOC 2 H 5 D. O=CH-CH 2 -CH 2 OH Câu 16: Cho 8,55 gam saccarozơ (C 12 H 22 O 11 ) vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khi X gồm các khí CO 2 và SO 2 . Tính thể tích hỗn hợp khí X (đktc). A. 20,16 lít B. 13,44 lít C. 26,88 lít D. 10,08 lít Câu 17: Dãy các dung dịch và chất lỏng đều làm đổi màu quì tím tẩm nước cất là A. Phenol, anilin, natri axetat, axit glutamic, axit axetic. B. Etylamin, natri phenolat, axit aminoaxetic, axit fomic, axit axetic. C. Anilin, natri phenolat, axit fomic, axit glutamic, axit axetic. D. Etylamin, natri phenolat, phenylamoni clorua, axit glutamic, axit axetic. Câu 18: Lên men 162 gam tinh bột với hiệu suất các quá trình lên men lần lượt là 80% và 90%. Tính thể tích dung dịch rượu 40 o thu được? Biết khối lượng riêng của C 2 H 5 OH nguyên chất là 0,8 g/ml A. 82,8ml B. 115ml C. 230ml D. 207ml Câu 19: Khẳng định không đúng về chất béo là A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. B. Chất béo và dầu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố. C. Chất béo nhẹ hơn nước. D. Đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 . Câu 20: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ; (3) etylamin ; (4) đietylamin;(5) Kalihiđroxit. A. (2)<(5)<(4)<(3)< (1). B. (1)<(5)<(2)<(3)<(4). C. (1)<(2)<(4)<(3)<(5). D. (2)<(1)<(3)<(4)<(5). Câu 21: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 , Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 , Fe(NO 3 ) 2 , Fe(NO 3 ) 3 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , FeCO 3 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng và dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 7. B. 10. C. 9. D. 8. Câu 22: Cho 0,15 mol H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 (axit glutamic) vào 175ml dd HCl 2M thu được dd X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là? A. 0,70 B. 0,65 C. 0,50 D. 0,55 Câu 23: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: Xenlulozơ  → %35 glucozơ  → %80 C 2 H 5 OH  → %60 Buta-1,3-đien → TH Cao su Buna Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là A. 5,806 tấn. B. 37,875 tấn. C. 17,857 tấn. D. 25,625 tấn. Câu 24: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, Cu(OH) 2 , NaHCO 3 (trong điều kiện thích hợp). Số phản ứng xảy ra là : A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 25: Cho 12,4g chất A có CTPT C 3 H 12 N 2 O 3 đun nóng với 2 lít dd NaOH 0,15 M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được chất khí B làm xanh quỳ ẩm và dd C. Cô cạn C rồi nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn ? Trang 2/4 - Mã đề thi 132 http://dehoa.net – Thư viện đề thi hóa học A. 14,6 B. 16,2 C. 17,4 D. 24,4 Câu 26: Thực hiện phản ứng este hóa giữa m gam etanol với m gam axit acrylic (xt H 2 SO 4 đặc), người ta thu được m gam este. Vậy hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 81,3% B. 46,0% C. 72,0% D. 66,7% Câu 27: Chuyển hoá 2,7 kg tinh bột chứa 20% tạp chất thành ancol etylic. Tính thể tích rượu 50 o thu được biết C 2 H 5 OH nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến ancol bị bao hụt mất 10%. A. 1725 ml B. 2725 ml C. 1775 ml D. 2760 ml Câu 28: Cho 29,8 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 51,7 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là A. C 2 H 5 N và C 3 H 7 N B. CH 5 N và C 2 H 7 N. C. C 3 H 9 N và C 4 H 11 N. D. C 2 H 7 N và C 3 H 9 N Câu 29: Cho 5 nhóm chất hữu cơ sau: (1)Glucozơ và anđehit axetic, (2) Glucozơ và etanol, (3) Glucozơ và glixerol, (4) Glucozơ và axit nitric, (5) Glucozơ và anđehit fomic. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trên trong mỗi nhóm ? A. Cu(OH) 2 /NaOH B. NaOH C. AgNO 3 /NH 3 D. Na Câu 30: Thủy phân trieste của glixerol thu được glixerol, natri oleat và natri stearat. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với trieste này ? A. 9 B. 8 C. 6 D. 4 Câu 31: Polime X có công thức ( [ ] 2 5 )NH CH CO n − − − − . Phát biểu nào sau đây không đúng: A. X thuộc poliamit B. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n C. X có thể kéo sợi. D. X chỉ được tạo ra rừ phản ứng trùng ngưng Câu 32: Một dung dịch có tính chất sau : - Tác dụng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 và Cu(OH) 2 khi đun nóng. - Hòa tan được Cu(OH) 2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. - Bị thủy phân nhờ axit hoặc enzim. Dung dịch đó là A. Mantozơ B. Saccarozơ C. Glucozơ D. Xenlulozơ Câu 33: Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,9% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với n mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của n là: A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO 4 . (3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO 4 và H 2 SO 4 loãng. (4) Thả một viên Fe vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. (5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO 4 và H 2 SO 4 loãng. Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là A. (1) và (3). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (2) và (5). D. (3) và (5). Câu 35: Xà phòng hóa este C 5 H 10 O 2 thu được một ancol. Đun ancol này với H 2 SO 4 đặc ở 170 0 C được hỗn hợp các olefin. Este đó là A. HCOOCH(CH 3 )C 2 H 5 B. CH 3 COOCH 2 CH 2 CH 3 C. HCOOC(CH 3 ) 3 D. CH 3 COOCH(CH 3 ) 2 Câu 36: Chọn phát biểu đúng: A. Tính oxi hóa của Ag + > Cu 2+ > Fe 3+ > Ni 2+ > Fe 2+ B. Tính oxi hóa của Ag + > Cu 2+ > Fe 3+ C. Tính khử của K > Fe > Cu > Fe 2+ > Ag D. Tính khử của K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg Câu 37: Hòa tan hết 26,5 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al 2 O 3 và MgO bằng 800 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H 2 SO 4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dd X và 4,48 lít khí H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là A. 86,5 gam. B. 95,2 gam. C. 88,7 gam. D. 99,7 gam. Câu 38: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS 2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe 2 O 3 và SO 2 thì một phân tử CuFeS 2 sẽ A. nhận 13 electron. B. nhường 13 electron. C. nhường 12 electron. D. nhận 12 electron. Câu 39: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là Trang 3/4 - Mã đề thi 132 http://dehoa.net – Thư viện đề thi hóa học A. Ag và Cr. B. Al và Cu. C. Cu và Cr. D. Ag và W. Câu 40: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl 3 là: A. Au, Cu, Al, Mg, Zn B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg C. Cu, Ag, Au, Mg, Fe D. Fe, Mg, Cu, Ag, Al Câu 41: Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 10,4 g B. 8,2 g C. 8,56 g D. 3,28 g Câu 42: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Cu, Ag vào dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được kết tủa Y. Đem Y tác dụng với dung dịch NH 3 (dư), đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa Z. Số hiđroxit có trong Y và Z lần lượt là A. 7 ; 4. B. 3 ; 2. C. 5 ; 2. D. 4 ; 2. Câu 43: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là : A. 64,86 gam. B. 68,1 gam. C. 77,04 gam. D. 65,13 gam. Câu 44: Cho hỗn hợp gồm m gam Fe và 0,5m gam kim loại M tan vừa hết trong dung dịch hỗn hợp HCl 10% và H 2 SO 4 12% vừa đủ thu được 11,297m gam dung dịch. M là A. Al B. Zn C. Ca D. Mg Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 30,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO 3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N 2 O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO 3 đã bị khử trong phản ứng trên là : A. 0,45 mol B. 0,40 mol C. 0,30 mol D. 0,35 mol Câu 46: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 37,12 gam Fe 3 O 4 nung nóng thu được hỗn hợp rắn X. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 43,34 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, dư thấy bay ra V lít SO 2 (đktc). Giá trị của V là: A. 4,48 B. 3,584 C. 3,36 D. 6,72 Câu 47: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là A. 32,50. B. 48,75. C. 29,25. D. 20,80. Câu 48: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO 3 (dư)/NH 3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO 3 (dư)/NH 3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có chứa: A. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột về khối lượng B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột về khối lượng C. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột về khối lượng D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột về khối lượng Câu 49: Một hỗn hợp X gồm 2 este. Nếu đun nóng 15,7g hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức bậc 1 kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 15,7 gam hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ 21,84 lit O 2 (đktc) và thu được 17,92 lít CO 2 (đktc). Xác định công thức của 2 este: A. CH 3 COOC 2 H 5 và CH 3 COOC 3 H 7 B. C 2 H 3 COOC 2 H 5 và C 2 H 3 COOC 3 H 7 C. C 2 H 5 COOC 2 H 5 và C 2 H 5 COOC 3 H 7 D. CH 3 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 Câu 50: Tơ tổng hợp không thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: A. Tơ nilon - 6,6. B. Tơ nitron. C. Tơ capron. D. Tơ lapsan. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132 . toàn thu được chất khí B làm xanh quỳ ẩm và dd C. Cô cạn C rồi nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn ? Trang 2/4 - Mã đề thi 132 http://dehoa.net – Thư viện đề thi hóa. hoàn toàn một phân tử peptit nhờ xúc tác H + /OH - thu được các peptit có mạch ngắn hơn Trang 1/4 - Mã đề thi 132 http://dehoa.net – Thư viện đề thi hóa học (3) alanin,anilin,lysin đều không làm. http://dehoa.net – Thư viện đề thi hóa học SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 KHỐI A-B LỚP 12 Môn : Hóa Học Thời

Ngày đăng: 29/01/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan