1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai thu hoach NQTW6

4 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 74 KB

Nội dung

ĐẢNG BỘ HUYỆN BA TRI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI BỘ TRƯỜNG THPT TÁN KẾ Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Mỹ Nhơn, ngày 28 tháng 3 năm 2013 BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG VI KHOÁ XI *** Họ và tên: Trần Thị Bé Nhớ. Đơn vị: Trường THPT Tán Kế. Câu hỏi Qua nghiên cứu, quán triệt 5 chuyên đề Nghị Quyết Trung Ương 6 ( khoá XI) gồm 2 Nghị Quyết và 3 Kết luận. Đồng chí hãy nêu khái quát nhận thức từng chuyên đề. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nào có hiệu quả tại địa phương mình về những vấn đề mà đồng chí tâm đắc nhất. Bài làm Qua nghiên cứu, học tập quán triệt 5 chuyên đề về Nghị Quyết Trung Ương VI khoá XI gồm 2 nghị quyết và 3 kết luận. Tôi đã nhận thức được những nội dung như sau: 1- Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 Trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm có những chuyển biến nhất định. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng giảm; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện; tỉ giá cơ bản ổn định, niềm tin vào giá trị tiền đồng Việt Nam được củng cố. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; du lịch, dịch vụ tăng khá. Các đề án tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược được chú trọng xây dựng và bước đầu triển khai thực hiện. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; chính trị - xã hội ổn định. Tuy nhiên, áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn còn lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tăng trưởng tín dụng thấp; hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lãi suất ngân hàng vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán vẫn chưa được cải thiện; thị trường vàng còn nhiều biến động. Các đề án tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư xã hội không đạt được kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; việc làm và thu nhập của người lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, tiêu cực còn nhiều phức tạp… Dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung còn nhiều diễn biến khó lường. Vì vậy, trong những tháng còn lại của năm 2012 và năm 2013, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường lành mạnh hoá, ổn định kinh tế vĩ mô; đặc biệt chú trọng ổn định, lành mạnh hoá, bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu công. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Quá trình tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại cần phải được đặt trong tổng thể và gắn kết chặt chẽ với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung. 2- Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với Luật Doanh nghiệp; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chức năng điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phải được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường. Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con; được kiểm toán hằng năm. Kết thúc giai đoạn thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng công ty. Đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, phải tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp. Đổi mới quy trình, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xem xét, quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là nhân sự chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc. Nêu cao vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và ban thường vụ đảng ủy; thực hiện việc chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm bí thư đảng uỷ doanh nghiệp. Mở rộng diện áp dụng chế độ thi tuyển, hợp đồng có thời hạn tùy thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh đối với giám đốc, tổng giám đốc. Nghiên cứu hình thành cơ quan cấp bộ thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cấp trên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3- Về vấn đề đất đai Đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, cần được xác định cụ thể, phù hợp với từng loại đất, đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Quy hoạch sử dụng đất phải đồng bộ, liên thông với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất ; phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, hiệu quả đất đai cho phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và các đơn vị hành chính trong cả nước; bảo đảm đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, các dự án có mục đích xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Xử lý nghiêm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất; mở rộng việc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để tạo quỹ đất; trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giải toả, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng. 4- Về Giáo dục và Đào tạo Về định hướng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục - đào tạo; công tác quản lý và cơ chế tạo nguồn lực và động lực cho phát triển. Để có thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, nước ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh dựa nhiều hơn vào yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) và kinh tế tri thức. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại toàn cầu hoá, phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đòi hỏi và cũng tạo điều kiện để nước ta đẩy mạnh toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Những kết quả, thành tựu đã đạt được về quy mô, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có cũng cho phép chúng ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới, cao hơn về chất. Đó chính là lý do giải thích vì sao Đại hội XI của Đảng đề ra chủ trương phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. 5- Về phát triển khoa học và công nghệ Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhân lực khoa học và công nghệ là tài nguyên vô giá của đất nước; trí thức khoa học và công nghệ là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức. Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ, đãi ngộ người tài là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chính sách đặc biệt phát triển, trọng dụng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ để khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt, là lực lượng sản xuất trực tiếp, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước, sự tham gia chủ động, tích cực của mọi lực lượng xã hội và tài năng, tâm huyết của các nhà khoa học đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Những đề xuất, giải pháp của bản thân để thực hiện có hiệu quả tại đơn vị qua Nghị quyết Trung ương VI ( Khóa XI) - Nâng cao trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lao động, cá nhân phụ trách, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống. - Tự nghiêm túc kiểm điểm, nêu gương bằng hành động thực tế. Trước khi kiểm điểm cần có hình thức phù hợp, lấy ý kiến góp ý, gợi ý kiểm điểm. - Thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Thực hiện tốt cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Luôn là tấm gương sáng cho các bạn đồng nghiệp và học sinh noi theo. - Luôn phát huy những mặt đạt được, phấn đấu tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. - Hết lòng trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Mỹ Thạnh, ngày 28 tháng 3 năm 2013 Người viết thu hoạch Trần Thị Bé Nhớ . hộ, rừng đặc dụng. Thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất; mở rộng việc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thu đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh thông. giao đất, cho thu đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thu hẹp đối. không đạt được kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; việc làm và thu nhập của người lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội và các tệ

Ngày đăng: 29/01/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w