1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Soạn bài vợ nhặt

3 597 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 17,25 KB

Nội dung

Soạn bài Vợ nhặt – Kim Lân SGK Câu 1 Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng”. Chàng trai đưa vợt nhặt” về nhà gặp mẹ. - Đoạn 2: Từ ít lâu nay, hắn xe thóc … đến đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về”. Nói rõ về hoàn cảnh đôi lứa đã gặp nhau và thành vợ thành chồng. - Đoạn 3: Từ Tràng chợt đứng lại, lắng nghe” đến tiếng hờ khóc, tỉ tê nghe càng rõ”. Tình cảm của bà cụ Tứ (người mẹ) già nghèo khổ với đôi vợ chồng mới. - Đoạn 4: Phần còn lại Những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết tuy có tủi hờn thân phận nhưng vẫn nhen nhóm lòng tin về sự đổi đời trong những ngày sẽ tớt. Mạch truyện sẽ được dẫn dắt hợp lý. Có thể nói tất cả các cảnh huống được thể hiện trong truyện đều khởi đầu từ việc anh Tràng nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp ấy. Thế nhưng tác phẩm lại được mở ra từ cảnh Tràng đưa vợ nhặt” về nhà gặp mẹ. Nếu tác giả đưa đoạn thứ hai lên trước theo trình tự thời gian thì truyện sẽ kém phần hấp dẫn hơn. Câu 2 Mở đầu truyện Vợ nhặt, tác giả giới thiệu nhân vật Tràng đưa vợ về nhà trong con mắt đầy ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư. Người ta ngạc nhiên vì, thứ nhất, một người nông dân nghèo, xấu xí lại là dân ngụ cư như Tràng mà cũng lấy được vợ, mà lại là vợ theo. Thứ hai là trong thời buổi đói khát ấy, người như anh ta, nuôi thân, nuôi mẹ chẳng xong mà còn dám đèo bòng vợ con. Tuy nhiên, sự việc này diễn ra rất hợp lý. Bởi lẽ, nếu bình thường không phải là năm đói kém, thì có ai mà thèm lấy Tràng. Cũng may, ở đây là vợ nhặt” không phải lễ nghi cheo cưới chi cả cho nên Tràng mới có được vợ. Mọi người trong xóm đều hết sức ngạc nhiên khi thấy Tràng lấy được vợ. Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Người tài xào bàn tán với nhau. Biết có nuôi nổi nhau qua được cái thì này không? Ngay cả mẹ của Tràng cũng ngạc nhiên Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên. Quái sao lại có ngưoiừ đàn bà ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Một hồi lâu, bà lão vẫn băn khoăn” không hiểu nổi. Chuyện Tràng lấy vợ cũng còn là chuyện bất ngờ với chiính anh ta. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng. Câu 3 Tên truyện là Vợ nhặt. Nghĩa là một thứ vợ do nhặt nhạnh vu vơ mà có được chứ không phải là vợ do cheo cưới đàng hoàng mà có. Điều này cho thấy cảnh ngộ của người đàn bà là vợ nhặt” của Tràng thật tội nghiệp. Ngay cả cái tên mà chị cũng không có được. Ngồi yên ra ở cửa nhà kho cùng với mấy người con gái, chị nhờ nhặt nhạnh những hạt rơi hạt vãi hay ai có cong việc gì gọi đến thì làm. Gặp Tràng, lần đầu cười hợt hồn nhiên, nhưng lần sau chị biến đổi nhanh và rõ: Thị rách qua, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Chỉ vì đói quá chị đã gợi ý để được ăn: Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu! Và chỉ cần một lời đồng ý của Tràng là chị ăn luôn. Ăn bánh đúc. Ăn một chặp bốn bát. Sau đó, Tràng nói đùa mà chị cứ cho là thật. Chị đã theo anh, chấp nhận theo không anh khi hầu như chưa hiểu chút nào về Tràng và hoàn cảnh của anh. Suy cho cùng, lấy chồng, làm vợ nhặt” của Tràng chẳng qua với chị là một cách chạy trốn cái đói mà thôi. Câu 4 Khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cơ và nhất là trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc: - Lúc quyết định lấy vợ: Thoạt đầu Tràng có chút phân vân, do dự: Mới đầu anh chàng cũng chọn, nghĩ thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Nhưng rồi sau đó anh chàng đã tặc lưỡi Chậc, kệ”. Điều này đúng như ý đồ của tác giả: Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người (nhà văn Kim Lân nói về truyện Vợ nhặt). - Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư. Phút này, Tràng như đã thành một con người khác, phớn phở lạ thường, môi cười tùm tỉm, mắt sáng hẳn lên, mặt vênh vênh tự đắc, nhưng cũng có lúc cứ lúng ta lúng túng” đi bên vợ. Nhưng chủ yếu vẫn xúc cảm giác mới mẻ khác lạ mơn man” như một bàn tay vuốt nhẹ. - Buổi sáng đầu tiên khi có vợ Tràng cảm thấy êm ả, lửng lơ, như người vừa trong giấc mơ đi ra xung quanh mình có cái gì thay đổi mới mẻ khác lạ. Từ cảm giác sung sướng hạnh phúc Tràng ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với căn nhà của hắn lạ lùng”. Một nguồn vui sướng phấn trấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ cho con sau này. Câu 5 Lúc đầu, bà cụ Tứ không ngờ con mình lấy được vợ. Nên thấy người đàn bà trong nhà, bà không hiểu là ai. . tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng. Câu 3 Tên truyện là Vợ nhặt. Nghĩa là một thứ vợ do nhặt nhạnh vu vơ mà có được chứ không phải là vợ do cheo cưới đàng hoàng mà có. Điều. Soạn bài Vợ nhặt – Kim Lân SGK Câu 1 Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành. Tràng. Cũng may, ở đây là vợ nhặt không phải lễ nghi cheo cưới chi cả cho nên Tràng mới có được vợ. Mọi người trong xóm đều hết sức ngạc nhiên khi thấy Tràng lấy được vợ. Nhìn theo bóng Tràng

Ngày đăng: 28/01/2015, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w