cong van hd bdtx

8 599 0
cong van hd bdtx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM THỦY PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 449 /PGD&ĐT V/v Hướng dẫn thực hiện Quy chế, chương trình BDTX giáo viên. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm Thủy, ngày 20 tháng 12 năm 2012 Kính gửi: - Hiệu trưởng các trường THCS; - Hiệu trưởng các trường TH; - Hiệu trưởng các trường MN. Căn cứ Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 32/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 36/2011 ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Công văn số 2200 /SGD&ĐT-GDCN ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện Quy chế, chương trình BDTX giáo viên; Phòng Giáo dục và Đào tạo Cẩm Thủy hướng dẫn thực hiện Quy chế, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên MN, TH và THCS với những nội dung sau đây: I. MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH BDTX Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, TH và THCS là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên với yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH BDTX Chương trình BDTX giáo viên MN, TH và THCS áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục MN, TH và THCS (sau đây gọi chung là các nhà trường) trên phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Khối kiến thức bắt buộc a) Nội dung bồi dưỡng 1: Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên. Nội dung này Sở Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học. Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo đến các đơn vị ngay sau khi có nội dung bồi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo. b) Nội dung bồi dưỡng 2: Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên. - Đối với giáo viên mầm non: TT Nội dung Số tiết 1. Văn hóa địa phương 10 2. Xây dựng môi trường giáo dục từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương (từ thiên nhiên, từ nguyên liệu tái sử dụng… ) 10 3. Một số trò chơi dân gian của địa phương 10 - Đối với giáo viên tiểu học: TT Nội dung Số tiết 1. Văn hóa địa phương 10 2. Nâng cao năng lực bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn toán tiểu học 10 3. Nâng cao năng lực bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn tiếng việt 10 - Đối với giáo viên THCS: TT Nội dung Số tiết 1. Tài liệu Ngữ văn địa phương Thanh Hóa 14 2. Tài liệu Lịch sử địa phương Thanh Hóa 8 3. Tài liệu Địa lý địa phương Thanh Hóa 8 2. Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): Bao gồm 44 mô dun (đối với giáo viên mầm non), 45 mô đun (đối với giáo viên tiểu học), 41 mô đun (đối với giáo viên THCS). Mỗi mô đun có thời lượng 15 tiết. Trong mỗi năm học, mỗi giáo viên căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân để chọn 4 mô đun (tương đương với 60 tiết) để bồi dưỡng. IV. TÀI LIỆU ĐỂ GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BDTX 1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; - Thông tư số 32/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; - Thông tư số 36/2011 ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non. 2 . Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, TH và THCS ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào. 3. Tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4. Tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 (theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo). 5. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo). V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BDTX 1. Hình thức BDTX Giáo viên có thể tham gia BDTX dưới 3 hình thức sau: a) BDTX bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường. b) BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn kỹ năng (các lớp BDTX tập trung được nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo triệu tập và tổ chức thực hiện theo kế hoạch BDTX đã được phê duyệt). c) BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng internet). 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng - Căn cứ nội dung chương trình BDTX và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân (theo mẫu M1-phần phụ lục), báo cáo tổ bộ môn, trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt: + Đối với giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở: Trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt trong tháng 3 hằng năm; - Căn cứ hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên và kế hoạch BDTX của giáo viên, nhà trường tổng hợp, xây dựng kế hoạch BDTX của đơn vị (theo mẫu M2-phần phụ lục): + Các trường MN, TH và THCS phê duyệt kế hoạch của giáo viên, xây dựng kế hoạch của đơn vị, báo cáo phòng GD&ĐT trong tháng 4 hằng năm; 3. Tổ chức thực hiện Phòng giáo dục và đào tạo yêu cầu các trường MN, TH và THCS thực hiện các công việc sau: - Lựa chọn đội ngũ giáo viên giỏi, có uy tín, có năng lực tập huấn, có tinh thần hợp tác của trường mình (gọi chung là giáo viên cốt cán, mỗi trường ít nhất 01 GV cốt cán môn nào cũng được) để nghiên cứu tài liệu, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng (lập danh sách gửi về Phòng GD&ĐT) và trực tiếp tổ chức bồi dưỡng; - Tổ chức dự giờ, thăm lớp và khảo sát, điều tra nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên bằng cả hai hình thức (thông qua dự giờ, khảo sát và điều tra tại trường; thông qua sinh hoạt cụm chuyên môn); Trên cơ sở đó tổng hợp danh sách đăng ký GV cốt cán và hình thức bồi dưỡng của các giáo viên còn lại (GV cốt cán được chọn tham gia tập huấn không phải tham gia BD), báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Địa chỉ: Lưu Xuân Hồng, bằng cả email và bản in có dấu) chậm nhất ngày 04 tháng 4 năm 2013 và tháng 4 hằng năm; 4. Đánh giá kết quả BDTX a) Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên - Căn cứ vào kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt, căn cứ vào kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 để đánh giá kết quả BDTX của giáo viên. - Kết quả BDTX giáo viên được xếp thành 4 loại: loại giỏi (G), loại khá (K), loại trung bình (TB) và loại không hoàn thành kế hoạch. b) Yêu cầu đánh giá: Việc đánh giá kết quả BDTX phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng. c) Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX - Tổ chuyên môn và nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên qua việc theo dõi quá trình dạy học và giáo dục học sinh của mỗi giáo viên thông qua các hoạt động chuyên môn như: dự giờ, thăm lớp, họp tổ chuyên môn, báo cáo các chuyên đề… Tổ chuyên môn và nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (đối với mỗi giáo viên) theo 2 tiêu chí: + Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm); + Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm). Những nội dung giáo viên tham gia các lớp BD tập trung do cơ quan quản lý cấp trên tổ chức, được cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX đánh giá có kết quả thì giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường có thể lấy kết quả đó làm kết quả đánh giá hoặc làm cơ sở để cho điểm các tiêu chí đánh giá. d) Tổ chức đánh giá - Các trường MN, TH và THCS tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên theo các bước sau: + Giáo viên tự đánh giá kết quả BDTX của mình trong năm học (tự đánh giá tại cột (4)+(5) mẫu M4-phần phụ lục); + Tổ chuyên môn tổ chức đánh giá kết quả BDTX của từng giáo viên trong tổ (đánh giá tại cột (6)+(7) mẫu M4); + Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của từng giáo viên (đánh giá tại cột (8)+(9) mẫu M4), và tổng hợp kết quả đánh giá (theo mẫu M5) để đề nghị cơ quan quản lý cấp trên duyệt và cấp giấy chứng nhận. e) Điểm trung bình kết quả BDTX Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB) được tính theo công thức sau: ĐTB=(4×A+4×B+C+D+E+F):12, trong đó A, B, C, D, E, F lần lượt là điểm nội dung 1; nội dung 2; điểm mô đun thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư (theo thứ tự đăng ký trong kế hoạch của mỗi giáo viên). ĐTB được làm tròn đến 1 chữ số thập phân theo quy định hiện hành. 5. Xếp loại kết quả BDTX: - Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại như sau: + Xếp loại G nếu ĐTB đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm; + Xếp loại Khá (K) nếu ĐTB đạt từ 7 điểm đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm; + Xếp loại TB nếu ĐTB đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm; + Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học. - Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên. 6. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX - Nhà trường dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên để tổng hợp kết quả xếp loại BDTX giáo viên (theo mẫu M5-phần phụ lục), gửi lên phòng GD&ĐT để đề nghị duyệt và cấp giấy chứng nhận. - Phòng GD&ĐT chỉ cấp giấy chứng nhận đối với giáo viên đạt kết quả BDTX. Không cấp giấy chứng nhận cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch. 7. Nhiệm vụ của giáo viên trong công tác BDTX - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường và các quy định của Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, TH và THCS ban hành kèm theo Thông tư số 26//2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tự đánh giá kết quả BDTX, báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập qua BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. 8. Quyền của giáo viên trong công tác BDTX - Được cung ứng tài liệu học tập BDTX theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Được cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX theo quy định. - Được khen thưởng nếu có thành tích trong việc thực hiện kế hoạch BDTX. - Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) và các chế độ, chính sách khác theo quy định trong thời gian thực hiện kế hoạch BDTX. 9. Đối tượng được miễn, hoãn thực hiện kế hoạch BDTX - Hiệu trưởng các nhà trường (hoặc Hiệu phó phụ trách nhà trường, đối với những trường chưa bổ nhiệm Hiệu trưởng) được miễn thực hiện kế hoạch BDTX; - Giáo viên cốt cán được hoãn thực hiện kế hoạch BDTX trong năm học được giao nhiệm vụ tập huấn. 10. Thanh tra, kiểm tra công tác triển khai BDTX và cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX - Phòng Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) công tác BDTX giáo viên của các nhà trường. 11. Hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên - Đối với giáo viên: Kế hoạch BDTX cá nhân (đã được phê duyệt); tài liệu BDTX. - Đối với các nhà trường: Kế hoạch BDTX cá nhân của mỗi giáo viên (đã được phê duyệt); kế hoạch BDTX của nhà trường; tài liệu BDTX; hồ sơ đánh giá công tác BDTX (phiếu đánh giá, bản tổng hợp kết quả đánh giá, biên bản đánh giá); hồ sơ sơ kết, tổng kết công tác BDTX; sổ theo dõi kết quả BDTX. Tất cả hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên được lưu trữ hằng năm. 12. Khung thời gian thực hiện: TT Nội dung công việc và đối tượng thực hiện Thời gian thực hiện 1. Giáo viên MN, TH và THCS xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân, trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Tháng 3/2013 2. Các trường MN, TH, THCS phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên, xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường báo cáo phòng GD&ĐT. Tháng 4/2013 3. Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch BDTX và tổng hợp danh sách đăng ký hình thức bồi dưỡng của giáo viên báo cáo Sở GD&ĐT. Tháng 5/2013 4. Bồi dưỡng tập trung. Tháng 6,7,8 5. Bồi dưỡng tự chọn. Trong năm học và hè 6. Thanh tra, kiểm tra. Trong năm học và hè 7. Các trường MN, TH, THCS đánh giá kết quả BDTX giáo viên, đề nghị phòng GD&ĐT nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận. Phòng GD&ĐT nghiệm thu đánh giá kết quả, cấp giấy chứng nhận. Tháng 4/2014 8. Phòng GD&ĐT tổng hợp kết quả báo cáo Sở GD&ĐT. Tháng 5/2014 9. Tổ chức sơ kết, tổng kết. Tháng 6,7,8 Các đơn vị trường gửi kế hoạch, biên bản đánh giá, danh sách tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại BDTX, báo cáo công tác sơ kết, tổng kết công tác BDTX về Phòng GD qua Đ/c Lưu Xuân Hồng, bản mềm gửi theo địa chỉ: honglx.pgdcamthuy@thanhhoa.edu.vn 13. Kinh phí bồi dưỡng thường xuyên Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm và kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có), kinh phí hỗ trợ của các dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Trên đây là hướng dẫn thực hiện Quy chế và chương trình BDTX giáo viên, thực hiện từ tháng 3/2013. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trường nghiêm túc quán triệt nội dung văn bản này tới cán bộ, giáo viên và nhân viên của đơn vị mình, thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai tốt công tác BDTX giáo viên để hoạt động này thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục./. Nơi nhận: - Như trên (để thực hiện); - UBND huyện (để báo cáo) ; - LĐ và CV phòng (để chỉ đạo) ; - Lưu: VT, GD. KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký) Nguyễn Đăng Lanh Các trường lưu ý có các biểu mẫu đính kèm. Tùy vào từng cấp học, các trường chọn các biểu mẫu phù hợp và triển khai đến toàn thể CBGV nhà trường để thực hiện. . Giáo dục và Đào tạo). V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BDTX 1. Hình thức BDTX Giáo viên có thể tham gia BDTX dưới 3 hình thức sau: a) BDTX bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt. công tác BDTX giáo viên của các nhà trường. 11. Hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên - Đối với giáo viên: Kế hoạch BDTX cá nhân (đã được phê duyệt); tài liệu BDTX. - Đối với các nhà trường: Kế hoạch BDTX. duyệt); kế hoạch BDTX của nhà trường; tài liệu BDTX; hồ sơ đánh giá công tác BDTX (phiếu đánh giá, bản tổng hợp kết quả đánh giá, biên bản đánh giá); hồ sơ sơ kết, tổng kết công tác BDTX; sổ theo

Ngày đăng: 28/01/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan