Bí mật của Trái đất

8 623 1
Bí mật của Trái đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bí mật của trái đất Các đại dương trên trái đất Các đại dương trên trái đất nối liền với nhau và bao quanh các lục địa gồm 4 đại dương:Thái bình Dương, đại tây dương, ấn độ dương và bắc băng dương. Vậy ranh giới các đại dương là ở đâu? Thông thường, đường ranh giới giữa Thái bình Dương và Ấn Độ Dương là kinh tuyến 146 0 Đ, chạy qua đảo Taximania. Ranh giới giữa đại tây dương và ấn độ dương là kinh tuyến 20 0 Đ, chạy qua mũi kim. Ranh giới giữa Bắc Băng Dương và Thái bình Dương là eo biển Bêrinh. Ranh giới giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương là cửa biển Băng Đảo - Pharôê và dãy núi ngầm Thamstơn ở giữa eo biển Đácuyn và eo biển Đan Mạch. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất: diện tích và lượng nước của nó gần bằng của ba đại dương kia cộng lại. Thái Bình Dương là đại dương sâu nhất, vực sâu nhất của nó là Marian sâu 11034m và là vực sâu nhất trong các đại dương.Thái Bình Dương là đại dương ấm áp nhất, nhiệt độ trung bình hàng năm không quá 19 0 c. Ngoài ra,Thái Bình Dương cũng là đại dương có nhiều núi lửa, động đất, vực biển, vịnh và đảo nhất trong các đại dương. Đại Tây Dương đứng thứ 2 về diện tích, có hình dáng gần giống chữ s, độ sâu trung bình là 3600m. Dãy núi ngầm trong Đại Tây Dương có hình chữ S nằm ở giữa đáy biển, kéo dài hơn 15000m từ nam lên bắc, đại bộ phận nằm ở độ sâu 3000m, thỉnh thoảng có những ngọn núi nhô lên tạo thành các đảo. Nơi sâu nhất trong Đại Tây Dương là vực Pootô Ricô có độ sâu 9219m. Trong Đại Tây Dương có dòng hải lưu Gơnxtrin lớn nhất thế giới. Đại Tây Dương có biển tảo đuôi ngựa (biển Xacgat), có tam giác Becmut thần bí. Đại Tây Dương là khu vực giao thông đường thuỷ và đường không sầm uất nhất thế giới. Ấn Độ Dương là đường giao thông trọng yếu, quen thuộc của 3 châu lục: châu á, châu âu và châu đại dương. Phía bắc ấn độ dương chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có những "dòng hải lưu gió mùa" rất đặc biệt. ấn độ dương có những quần đảo san hô liên tiếp, kéo dài suốt từ bắc tới nam hơn 1600km. Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất, cũng là đại dương nông nhất. Bắc Băng Dương có rất nhiều đảo, chỉ sau Thái Bình Dương. Đại bộ phận Bắc Băng Dương nằm trong vòng bắc cực, nơi đây chính là thế giới của băng tuyết, nhiệt độ nước đại dương rất thấp. Tuyến đường hàng hải trên Bắc Băng Dương đã được khai thông nhưng chỉ hoạt động được trong mùa ấm, mà lại phải có tàu phá băng dẫn đường nên lưu lượng vận tải không lớn. BÍ MẬT CỦA "THUNG LŨNG CHẾT" Tại vùng giáp ranh của bang Caliphocnia với bang Nêvađê của Hoa Kì có một "thung lũng chết" chạy dài theo hướng bắc - Nam, khiến người ta phải ghê rợn. thung lũng này có độ cao thấp hơn mực nước biển 85m. 1 "Thung lũng chết" là một vùng đứt gãy vừa sâu vừa dài. chiều dài tới 225km, chiều rộng từ 6 đến 26km. Hai bờ thung lũng dựng đứng lagmột hiểm hoạ vì những ai lọt vào thung lũng thì khó ra nổi. Ở góc phía tây của "thung lũng chết" người ta đã phát hiện một cảnh tượng kì lạ: Các hòn đá ở đây giống hệt như những động vật, chúng "biết bò", "biết đi" và đã để lại những dấu tích rõ mồn một. Năm 1969, một nhà khoa học Hoa Kì đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng này. Ông đã sắp xếp 25 hòn đá to hòn đá nhỏ theo một thứ tự nhất định, sau đó dùng cọc gỗ đánh dấu vị trí chính xác, rồi tiến hành theo dõi sự di chuyển của chúng. Nhà khoa học nhận thấy, có những viên đá chỉ di chuyển được với cự li ngắn, nhưng cũng có những viên đá đã "bò" qua quãng đường dài tới 64m. Có những viên đá di động theo cùng một chiều, nhưng cũng có những viên di chuyển theo chiều ngược lại. Trên đường đi còn lưu những dấu vết ngoằn ngoèo của chúng. Theo ông, các viên đá không thể tự di chuyển mà có lẽ đây là kết quả của sự tác động giữa băng và gió. Nếu điều kiện thời tiết phù hợp,chỉ trong một đêm, trên mặt đất đã hình thành một lớp băng cực mỏng. Gió lốc Đại Tây Dương rất mạnh, thổi qua những "thung lũng chết" làm cho các viên đá trượt trên lớp đất có băng trơn và thay đổi vị trí. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là điều phỏng đoán. Vào thập niên 80 thế kỉ XX, một nhà thám hiểm người Pháp đã cưỡi trên một chiếc xe ba bánh có buồm, do ông tự chế tạo, đi suốt 4 ngày liền và trở thành người đầu tiên trên thế giới xông pha trên con đường vượt qua "thung lũng chết" không một bóng người này. Xe buồm ba bánh là loại phương tiện giao thông có hai tính năng. Khi có gió, xe chạy nhờ có buồm. Khi không có gió, xe chạy nhờ bàn đạp như ở đạp xe. Xe buồm ba bánh nặng khoảng 35kg, căn cứ vào sức gió mà có thể lắp 3 loại buồm khác nhau rộng từ 4 -5 hoặc 6m 2 . Nhà thám hiểm chỉ mang theo một chiếc ba lô nhỏ, đựng yếu phẩm cho sinh hoạt, nước mỗi ngày khoảng 5 lít, thức ăn, túi ngủ, một vài dụng cụ sửa chữa xe (lốp và buồm). Hàng ngày ông xuát phát lúc 5 giờ sáng, phơi mình dưới cái nắng thiêu đốt, trong suốt 4 ngày trời. Lốp xe ông bị nổ 18 lần. Tuy vậy, ông vẫn gắng sức chịu đựng, vượt qua các bãi cát và hồ nước, băng qua các con đường núi cao, cao hơm mặt nước biển 1000m. Cuối cùng, gần như " sức cùng lực kiệt" ông đã ra khỏi "thung lũng chết". Nơi có mưa hàng ngày Trong khí quyển có chứa nhiều hơi nước. Lượng hơi nước hàng ngày chủ yếu do nước trong các biển, hồ ao, sông ngòi, thổ nhưỡng và cây cỏ bốc hơi mà ra. Khi hơi nước trong không khí đạt tới điểm bão hoà mà không khí lại trở nên lạnh thì dưới ảnh hưởng của sự hạ thấp nhiệt độ đó sẽ tạo thành: mây, sương mù, mưa tuyết và mưa đá Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều. Có những nơi mưa rất nhiều, thậm chí ngày nào cũng mưa. 2 Nơi có lượng mưa nhiều nhất trên thế giới là một vùng ở Bary Atxan, phía đông bắc Ấn Độ, gọi là Serpungi. Năm 1861, lượng mưa đạt mức kỉ lục thế giới: 20.447mm. Từ tháng 8 - 1790 đến tháng 7 - 1891, lượng mưa lên tới 24.461mm. từ tháng 8 - 1960 đến tháng 7 - 1961 lượng mưa là 26.461,2mm. nơi đây đã trở thành cực mưa Trái đất. Mưa ở đây rất mạnh, người dân phải dùng một loại áo mưa đặc biệt làm bằng tre hoặc dùng cỏ bện thành mới có thể tránh không bị mưa gây thương tích. Vì sao vùng Sserapungi lại có mưa nhiều đến như vậy. Ở vùng đất này, cả 3 mặt đông, tây và bắc đều có vách núi che chắn đặc biệt alf dãy núicao Himalaya ở phía bắc đã cản trở dòng khí lưu nóng ẩm từ biển do gió nam thổi tới. dòng khí lưu mang hơi nướcbuộc phải vọt lên cao sau đó ngưng tụ thành mưa lớn. Vị trí của vùng Serapungi nằm ở sườn phía nam của mạch núi Casi. nơi này cao hơn mặt biển 1.313m. Hai sườn phía đông và tây của nó toàn là núi, còn mặt nam lại là cửa ngõ hướng về vịnh Bengan, địa hình thung lũng nhưchiếc phễu đón gió mùa từ phía nam thổi vào, bị vách núi chặn lại nên tạo thành những trận mưa như trút nước. Trên thế giới, ngoài Serapungi còn có vùng ven bờ vịnh Ghinê của châu Phi, lưu vực sông Amadôn của Nam Mĩ, quần đảo Tây Ấn và một số đảo nhỏ trên Thái Bình Dương cung có lượng mưa hàng năm tương đối lớn. Có những nơi lượng mưa hàng năm không lớn nhưng lại thường mưa nhiều như phía nam Chilê bình quân hàng năm có 325 ngày mưa. Những nơi này nằm trong vành đai gió tây, quanh năm có nhiều hơi nước từ Thái Bình Dương đưa vào, gặp địa hình núi chắn phải bốc lên cao tạo thành thời tiết âm u, mưa nhiều. Có nhiều nơi mưa hàng ngày. Thành phố Para của Braxin mỗi ngày mưa vài lần và đều theo một giờ nhất định. Bởi vậy, dân cư ở đây thường không quan tâm tới vị trí Mặt Trời hay theo đồng hồ mà lại căn cứ vào mưa. Họ không hẹn nhau mấy giờ sáng hay chiều mà nói: Ngày mai sau cơn mưa thứ mấy ! Một dải dọc sồng Parana của Paragoay hàng ngày đều có mưa nhỏ, triền miên, không ngớt. Nguyên nhân gây ra mưa ở đây không giống ở các nơi khác.Nguyên do là cách sông Parana không xa, có một thác nước lớn gió mạnh thổi không ngừng, gió mang các bụi nước lên cao, ngưng kết tạo thành mưa. Chỉ có điều lạ là mưa bao giờ cũng chỉ rơi đúng vào dải dọc sông đó. Những nơi quanh năm không có mưa Nói tới những nơi ít mưa, mọi người thường nghĩ tới hoang mạc ở nơi đó hơi nước ít, mưa cũng hiếm. Ở Trung Quốc có Lãnh Hồ nằm bên ria bồn địa Xaiđam, lượng mưa hàng năm chỉ có 15,4milimet. Bồn địa Tarirm của Trung Quốc cũng là nơi hiếm mưa. Vùng Nhược Khương, nằm ở phía đông nam hoang mạc Tadamacan lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 5 mm. Ở Bắc Phi, có vùng đã trải qua 8,9 năm liền không có mưa. Dải ven biển của Pêru và Chilê ở Nam Mĩ, do ảnh hưởng của dòng dương lưu lạnh và dòng nước lạnh từ biển sâu trồi lên, lại bị núi cao chắn gió cho nên lượn 3 mưa hàng năm chỉ có 3mm. Cả năm không có mưa cũng là chuyện thường tình. Chỉ có điều lạ là ở đây vẫn thường có những đám mây tích vũ đến "thăm hỏi" luôn, nhưng mưa lại là chuyện hiếm có. Chilê là nước có lãnh thổ hẹp và dài nhất thế giới. Dãy núi cao Anđet chạy dọc theo kinh tuyến phía đông, còn phía tây giáp Thái Bình Dương. Mặc dù rất gần biển lại có nguồn nước không cạn kiệt nhưng do hoang mạc Atacama nằm ở phía bắc nên đây là nơi khô hạn nhất thế giới. Nó được mệnh danh là "cực hạn" của Trái Đất. Tính đến năm 1971, ở đây đã trải qua hơn 400 năm liền không hề có mưa. Thành phố Ikike, gần hoang mạc Atacama tuy nằm bên Thái Bình Dương, nhưng cũng có khi 10 năm liền không có mưa. Dòng sông chảy từ dãy núi Anđet xuống, có lượng nước rất ít, vừa rời khỏi dãy núi, đã biến mất ngay trong hoang mạc. Mọi ngườ chỉ trôngchờ vào nguồn băng tuyrs tan ở lưng chừng núi để giả quyết nước sinh hoạt. Vì sao thành phố Ikike ở gần biển mà lại thiếu nước? Nguyên nhân là vùng hoang mạc Atacama luôn chịu sự thống trị của khu khí áp cao, cận nhiệt đới, ven biển lại có dòng hải lưu lạnh Pêru chảy qua. Do nhiệt độ của dòng hải lưu lạnh tương đối thấp nên ảnh hưởng của sự bốc hơi nước vào không khí rất ít. Đồng thời, khu khí áp cao cận nhiệt đới luôn trấn ngự quanh năm nên không khí phần lớn chìm xuống thấp, không có sự vận động bay lên cao, khiến cho không khí trên mặt biển ở lân cận cũng không thể xâm nhập vào để ngưng kết thành mưa. Chính vì vậy, nơi đây trở thành nơi khô hạn nhất thế giới. Nhiều vùng hoang mạc do khô hạn, cho nên đến tận bây giờ vẫn không có dân cư. Nhưng trên thế giới ngược lại, lại có những thành phố ít khi có mưa hoặc gần như không có mưa mà dân cư vẫn đông đúc. Sự hình thành bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông là tên gọi bốn mùa ở các khu vực thuộc vĩ độ trung bình. Sự thay đổi mùa trên Trái Đất nhìn từ góc độ thiên văn chính là sự thay đổi độ dài giữa ngày và đêm, và sự thay đổi độ cao của Mặt Trời. Việc này bắt đầu từ sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trong qua trình chuyển động, trục của Trái Đất và mặt phẳng quỹ đạo tạo thành một góc nghiêng 66 0 33'. Hướng nghiêng của trục Trái Đất không thay đổi, cực Bắc của Trái Đất luôn hướng về sao Bắc cực. Như vậy, trong một năm tia sáng Mặt Trời có lúc chiếu thẳng vào xích đạo. Các địa điểm được tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào luôn di động trong phạm vi giữa hai đường chí tuyến Bắc - Nam ( do trục Trái Đất chỉ nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66 0 33'). Nhiệt mà bề mặt Trái Đất nhận được, hầu như đều do bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất để có thể coi là song song với nhau. Trái Đất có hình cầu, nên các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở những vĩ độ khác nhau sẽ có góc khác nhau. Có nơi tia sáng chiếu thẳng góc, lại có nơi chiếu xiên. Những tia chiếu thẳng góc có quãng đường đi qua tầng khí quyển ngắn, bị tầng khí quyển 4 làm yếu đi, nên bức xạ Mặt Trời đến được mặt đất nhiều hơn. Ngược lại, những tia sáng Mặt Trời chiếu xiên có quãng đường đi qua lớp khí quyển dài hơn, bức xạ xuống mặt đất sẽ ít hơn. Ở gần đường xích đạo, tia sáng Mặt Trời chiêu thẳng, mặt đất thu được nhiều nhiệt lượng, khí hậu nóng nực. Ở các vùng đất xung quanh Nam cực và Bắc cực, tia sáng Mặt Trời chiếu xiên có khi cả mấy tháng không nhìn thấy Mặt Trời, nhiệt lượng thu được rất ít, khí hậu giá lạnh. Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, khi đến điểm hại chí (ngày 22-6), Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường chí tuyến Bắc, khi đó bán cầu nhận được nhiệt lượng nhiều nhất, ngày dài đêm ngắn, khí hậu nóng nực, đó là mùa hạ của Bắc bán cầu. Cùng lúc tình hình ở Nam bán cầu hoàn toàn ngược lại, đó là mùa đông ở Nam bán cầu. Trái Đất tiếp tục chuyển động và Mặt Trời dần dần chiếu thẳng góc xuống phía nam, sau 90 ngày thì Trái Đất đến điểm thu phân ( ngày 23-9), khi đó tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống đưòng xích đạo. Lúc này, lượng nhiệt của Mặt Trời phân bố trên Bắc và Nam bán cầu là tương đương nhau, ngày và đêm bằng nhau; Bắc bán cầu là mùa thu còn Nam bán cầu là mùa xuân. Trái Đất tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo, điểm chiếu thẳng góc Trái Đất của tia sáng Mặt Trời tiếp tục dời xuống phía Nam. Sau 90 ngày, Trái Đất đến điểm đông chí ( ngày 22-12), tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống đường chí tuyến Nam. Lúc này, lượng nhiệt nhận được ở Bắc bán cầu ít nhất, ngày ngắn đêm dài, khí hậu giá lạnh, đó là mùa đông ở Bắc bán cầu. Còn ở Nam bán cầu, ngược lại đang là mùa hạ. Trái Đất vẫn tiếp tục chuyển động, điểm chiếu thẳng góc của tia sáng Mặt Trời bắt đầu dời lên phía bắc và sau 89 ngày thì Trái Đất đến điểm xuân phân ( ngày 21-3), tia sáng Mặt Trời lại chiếu thẳng góc vào xích đạo. Lúc này Bắc bán cầu là mùa xuân, còn Nam bán cầu là mùa thu. Trái Đất không ngừng chuyển động. Điểm chiếu thẳng góc của tia sáng Mặt Troqì lại tiếp tục di chuyển lên phía bắc và sau 92 ngày Trái Đất trở về điểm hạ chí. Như vậy là vừa tròn một năm và bốn mùa trên Trái Đất không ngừng luôn chuyển. Đất nước nghìn hồ Phần Lan nằm ở Bắc Âu, sau lưng lục địa, trước mặt là biển cả. Bở biển quangco, khúc khuỷu, dài khoảng 1100km, có rất nhiều vịnh, cảng, cónhững vịnh ăn sâu vào lục địa tới 330km. vùng bờ biển của Phần Lan có nhiều đảo nhỏ, đá ngầm và đá nổi. Số lượng khoảng 75.000 đảo. Thủ đô Henxinki cũng do nhiều đảo nhỏ và bán đảo tạo thành. Đại bộ phận đất đai của lãnh thổ Phần Lan chỉ cao hơn mặt nước biển chưa tới 200m. Đầm hồ của Phần Lan có nhiều vô kể, đây là quốc gia có nhiều hồ nhất thế giới, được mệnh danh là "đất nước nghìn hồ". Thực ra, con số hồ lớn, hồ nhỏ không phải chỉ dừng lại ở hàng nghìn mà phải lên tới hàng vạn. Tổng diện tích mặt nước đầm hồ là 44.8 km 2 , chiếm 1/8 tổng diện tích toàn quốc. Rất 5 nhiều hồ được nối với nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ rất tiện lợi. Chỉ cần ngồi trên thuyền cũng có thể đi già nửa các vùng của đất nước. Khi mùa đông đến, mặt hồ đóng băng dày, dùng phương tiện trượt tuyết cũng có thể đi được khắp nơi. Cảnh sắc của các hồ đã làm cho vẻ đẹp của đất nước Phần Lan thêm cuốn hút, mang lại giá trị kinh tế cao. tại sao Phần Lan lại có nhiều hồ, đảo nhỏ và vịnh như vậy? Nguyên là mấy chục vạn năm trước, vào kỉ Đệ tứ, băng hà tràn xuống phía nam, phân bố khắp đại lục châu Âu. Phần Lan bị lớp băng dày che phủ. Dưới tác dụng của áp lực và trọng lực, các băng hà chậm trườn xuống phía nam,. Chúng giống như vô số lưỡi bào khổng lồ, không ngừng bào mòn mặt đất và các lớp đá. Do các loại đá có độ cứng không đều nên những chỗ đá cứng bị mài mòn nhẵn bóng, còn những lớp đá không bị khoét sâu khiến cho các đáy thung lũng rất rộng. Băng hà còn mang theo một lượng lớn đất đá, làm cho mặt đất gồ ghề, không bằng phẳng. Mấy chục vạn năm qua đi, khí hậu ấm dần lên, băng hà dần dần rút đi để lại trên mặt đất rất nhiều chỗ trũng. Suốt dải bờ biển hình thành nhiều đảo và vịnh ăn sâu vào lục địa. Những vùng đất trũng bị xâm thực, tích đầy nước, hình thành quần thể hồ nhiều vô kể. Những hồ đó được gọi là hồ băng thực và hồ băng tích. Những chỗ đó băng tích lại trên mặt đất, làm cho mặt đất thay đổi hình dạng toạ nên địa hình băng tích. "Vết sẹo" trên bề mặt Trái Đất Đới đứt gãy Đông Phi là đới đứt gãy lớn nhất thế giơí và được gọi là "vết sẹo" trên bề mặt Trái Đất. Đáy của nó là một vùng thấp rộng và dài, nằm giữa hai cao nguyên ở phía đông Châu Phi. Đới thung lũng đứt gãy Đông Phi bắt đầu từ của sông Dămbedi chạy lên phía bắc, qua cao nguyên Đông Phi, cao nguyên Êtiôpi, đến Hồng Hải, rồi từ Hồng Hải thông sang thung lũng Gioocđan, dài 6000km, rộng khaỏng 50-60km. Hai bên là vách đá dựng đứng. Ở đó có rất nhiều núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động. Trong đó đới đứt gãy , rải rác có các hồ nước lớn. Hồ Tanganica là hồ đẹp và dài nhất thế giới, dài khoảng 670km, bờ hồ là vách đá dựng đứng. Đới đứt gãy Đông Phi co nhiều núi lửa và động đất, hiện nay vẫn còn là vung bất ổn của vỏ Trái Đất. Gần hồ Kiva có một ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động, cao 347m. Đỉnh núi quanh năm bị khói mù bao phủ, trên đỉnh là miệng núi lửa dài 300m, rộng gần 100m. Trong miệng núi lửa là hồ dung nham nóng bỏng, dung nham sôi sục, đỏ rực, hệt như dòng suối thép mới ra lò. Đới đứt gãy Đông Phi là một đới sụt lở đoạn tầng. Trong quá trình vận động địa chất ở vỏ Trái Đất đã hình thành các vết nứt khổng lồ là kết quả của lớp Manti trên. Vùng Đông Phi là nơi có dòng đối lưu nhiệt đi lên của lớp Manti trên hoạt động mạnh. Tác động đó đã làm cho vùng đất này được nâng lên, trở thành cao nguyên. Dòng đối lưu đi lên còn tản sang hai bên, khiến lớp vỏ Trái Đất bị sức căng làm cho nứt vỡ. Đầu tiên, xuất hiện hai vết nứt song song tương đối lớn. Sau đó, vùng đất giữa hai bên vết nứt từ từ lún xuống, đồng thời đất ở rìa ngoài các vết nứt lại từ từ nâng lên. Như vậy, đã hình thành một vùng đất 6 thấp rộng lớn, lún sâu xuống giữa hai vách đá dựng đứng - đó là một đứt gãy. Ở những nơi trũng nhất trong đứt gãy, có nước tích tụ, hình thành các hồ lớn. Cùng với sự hình thành đứt gãy, hoạt động núi lửa và động đất cũng trở nên mãnh liệt. Trái Đất lớn bằng chừng nào? Năm 240 TCN, nhà toán học côe Hy Lạp Êratônxten lần đầu tiên đã dùng phương pháp đo đạc để tính kích thước của Trái Đất. Êratônxten từng sống ở cảng Alêchxanđria của Ai Cập. Ở Xien (nay là Atxuan) cách Alêchxanđria 500 dặm Anh về phía nam, có một giếng sâu. Ông để ý thấy hàng năm vào ngày hạ chí, lúc chính ngọ. Mặt Trời soi thẳng xuống đáy giếng, có nghĩa là Mặt Trời ở ngay sau đỉnh đầu, và ngày hôm sau Mặt Trời sẽ khôngcòn soi thẳng xuống đáy giếng nữa. Về sau, tại cảng Alêchxanđria, ông cắm một cây gậy vuông góc với mặt đất và thấy đúng giữa trưa ngày hạ chí, góc chiếu xạ của Mặt Trời (góc giữa cây gậy và tia sáng Mặt Trời ) là 7 o 2 - bằng 1/50 của góc đầy(360 o ). Như vậy, khoảng cách từ Xien đến cảng Alêchxanđria cũng chính là 1/50 chu vi của Trái Đất bằng 25000 dặm Anh ( khoảng 46225km). Sai số so với sự tính toán chính xác hiện nay không đến 100 dặm Anh. Từ hơn 2000 năm trước đây mà tính toán được con số gần với thực tế như vậy quả là sự phi thường. Đầu thế kỉ VIII TCN, vào thời nhà Đường của Trung Quốc, nhà thiên văn Tăng Nhất Hành đã tổ chức và lãnh đạo một đội đo đạc để tiến hành một cuộc đo đạc mặt đất đại quy mô lớn. Trên một bình nguyên thuộc tỉnh Hà Nam, ông đã đo được dộ dài của 1 vĩ độ trên kinh tuyến là vào khoảng 351 dặm 80 bộ (tương đương với 129,41km). Thời đó góc đầy được tính bằng 365 o 25'. Nghĩa là 1 o của thời Đường tương đương với 0,9856 o hiện nay. Từ thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều đo đạc và tính toán về Trái Đất, họ đã tìm được những trị số tương đối chính xác so với thực tế. Gần đây, dựa vào vệ tinh nhân tạo và con tàu vũ trụ để tiến hành đo đạc, con người đã thu được những số liệu chính xác về Trái Đất. Bán kính xích đạo của Trái Đất là 6278,245km. Bán kính cực là 6356,863km. Độ dẹt của Trái Đất (sự chênh lệch giữa bán kính xích đạo) là 1/298,25. Nếu căn cứ vào độ dẹt này để làm quả địa cầu có bán kính 298,25mm thì độ chênh lệch giữa bán kính cực và bán kính xích đạo của quả địa cầu này chỉ có 1mm. Theo số liệu tính toán: Chiều dài xích đạo là 40075,7km. Chiều dài trung bình của vòng kinh tuyến là 40008,5km. Bề mặt Trái Đất có diện tích khoảng 510.575.000km 2 .Thể tích Trái Đất khoảng 1.083.320 triệu km 2 . Khối lượng Trái Đất khoảng 6000 tỉ tỉ tấn (6.10 21 tấn). Tháp ma quỷ Tại lưu vực sông Benphốtân vùng Đông Bắc bang Oaiômin của hoa Kì có một đỉnh núi cô đơn, dốc thẳng đứng. Nó là một khối đá lớn như thân cây đội đât mọc lên. Những ngày trời quang đứng cách xa 160km, người ta vẫn nhìn 7 thấy hình dáng hùng vĩ của nó. Đó là tháp ma quỷ của nước Mĩ. Tháp ma quỷ chính là một trụ đá vừa dài vừa thẳng đứng tạo nên, rất giống một cây phong cầm. Từ dưới chân "cây phong cầm" đo tới đỉnh bằng phẳng của nó cao 265m. Đường kính dưới chân tháp khoảng 80-90 m. Tháp này có kết cấu hoàn toàn bằng đá, do một trụ đá đầy những vết nứt tạo thành, góc nghiêng khoảng 80 0 . Tháp ma quỷ do loại đá mắcma sắc đỏ lửa tạo thành. Nhưng xem ra màu sắc của nó lại tuỳ theo thời gian, thời tiết và vị trí quan sát mà biến đổi. Những ngày trời mưa, đỉnh tháp chìm trong mây, dáng vẻ của nó như muốn chọc thủng bầu trời. Thêm vào đó, màu tro sẫm của nó gây cho ta cảm giác âm u, kinh hoàng. Theo truyền thuyết của người Anh Điêng thì tháp ma quỷ do một vị thần đặt cho. Vị thần đã từng đánh trống trên đỉnh tháp, tiếng vang như sấm rền. Người nghe cảm thấy sợ hãi. Sau này, các nhà địa chất đã đưa ra lời giải thích. Nguyên nhân trước đây vùng này có lần đã bị nhấn chìm trong biển cả. Các lớp trầm tích đã đọng lại thành các lớp đá phiến, đá cát, thạch cao và đá vôi, hoàn toàn giống với các loại đá đã lộ ra ở xung quanh tháp. Về sau, khoảng 50 triệu năm trước, đá mắcma nóng chảy theo kẽ nứt trào ra mặt đất, xâm nhập vào lớp trầm tích đá. Đá mắcma hoàn toàn vây bọc các lớp đá già, dần dần nguội lại và kết tinh, tạo thành các vết nứt dọc và các vằn ngang. Hiện nay, trên thân tháp có nhiều trụ đá đa giác chồng lên nhau rất độc đáo, kì lạ. Đại bộ phận chúng có hình lăng trụ ngũ giác. Sau đó, loại đá mắcma sắc đỏ lửa nằm dưới lớp đất đá trầm tích dần dần lộ ra. Trải qua gió mưa xâm thực hàng triệu năm, một bộ phận những vật chất dễ bị phân huỷ lẫn trong nham thạch cứng rắn hoàn toàn mất đi. Hình dạng của tháp cũng do bị xâm thực của mưa gió mà thay đổi. Nước thấm vào các kẽ nứt, khi đóng băng nở ra, khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, vỡ ra. Các lớp đá bị vỡ vụn, rơi xuống, làm thành một lớp vành khăn ở chân tháp. Từ bao năm nay, tháp ma quỷ với dáng đứng sừng sững, đơn độc và trang nghiêm đã hấp dẫn biết bao nhà thám hiểm và du khách. 8 . Bí mật của trái đất Các đại dương trên trái đất Các đại dương trên trái đất nối liền với nhau và bao quanh các lục địa gồm 4 đại dương:Thái. qua trình chuyển động, trục của Trái Đất và mặt phẳng quỹ đạo tạo thành một góc nghiêng 66 0 33'. Hướng nghiêng của trục Trái Đất không thay đổi, cực Bắc của Trái Đất luôn hướng về sao Bắc. Trái Đất chỉ nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66 0 33'). Nhiệt mà bề mặt Trái Đất nhận được, hầu như đều do bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất để có thể coi là song song với nhau. Trái Đất

Ngày đăng: 27/01/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan