LỊCH SỬ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Đào Tuấn Hòa Mùa xuân năm 1975, đất nước được thống nhất, non sông thu về một mối, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng là xây dựng, phát triển đất nước, trong đó phát triển giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu. Tháng 8 năm ấy trường THPT Thị xã Quảng Trị được thành lập đồng thời tổ chức Công đoàn cũng được hình thành dưới sự phụ trách chung của thầy giáo Lâm Xuân Thi. Suốt cả một thời kì dài với những năm khó khăn của nền kinh tế bao cấp, đồng lương của giáo viên lại không đủ để chăm lo cuộc sống cho gia đình. Công đoàn trường thực sự là một tổ chức có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần cho công đoàn viên. Với vai trò của mình, công đoàn tập trung xây dựng khối đoàn kết nội bộ, động viên thi đua để công đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.Trong giai đoạn khó khăn về kinh tế với vai trò chủ tịch công đoàn của các thầy cô: Thầy Nguyễn Hữu Phong, thầy Nguyễn Phúc Liêm, thầy Trần Bá, cô Nguyễn Thị Thanh, công đoàn đã thực sự là một tổ ấm, từ việc trồng rau, trồng chuối, làm ruộng, nuôi gà, nuôi lợn, cho đến việc phân phối mỗi tuần một bao trấu cho công đoàn viên, phân phối hàng hoá do thương nghiệp đưa về như: phụ tùng xe đạp, áo quần, ở đâu công đoàn cũng có mặt. Lịch sử không thể nào quên những khó khăn, đạm bạc nhưng rất đầm ấm như một đại gia đình, không thể quên đêm đêm các ông bố lại gặp nhau ngoài bờ ruộng để lấy nước cho tấm ruộng nhỏ bé của nhà mình, còn các bà mẹ thì lại gặp nhau ở chổ cành cây khô mà chiều nay ai cũng dòm ngó và thật là biết ơn khi Ban chấp hành công đoàn đã phải lặn lội qua ngân hàng để vay tiền cho công đoàn viên mua lợn giống và thật là vui vẻ khi nhà ai đó đã xuất chuồng một con heo thịt thì tối ấy, khu tập thể lại được chia sẻ thắng lợi bên những ly rượu nồng. Vất vả là thế, khó khăn là thế nhưng công đoàn trường vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ và liên tục đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh. Rồi giai đoạn khó khăn cũng qua, khi đất nước chuyển qua thời kì mở cửa, Đảng và chính phủ quan tâm nhiều hơn đến nền giáo dục. Từ những năm 1990, với vai trò chủ tịch công đoàn của các thầy cô: Thầy Trần Hữu Đạt, thầy Phạm Chí Tam, cô Phạm Hương Xuân và thầy Đào Tuấn Hoà và với những phương thức hoạt động đổi mới, phát huy, học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Với một đội ngũ cán bộ - giáo viên năng động sáng tạo, được sự hỗ trợ, chỉ đạo tích cực của Chi bộ- Ban giám hiệu và sự hợp tác của các tổ chức đoàn thể, công đoàn thực sự là trung tâm của khối đoàn kết cơ quan, là động lực giúp cán bộ- giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị, là ngọn lửa tinh thần của các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác. Có thể nói từ những ngày đầu mới thành lập chỉ mới 7 công đoàn viên đến nay công đoàn trường đã có 90 công đoàn viên xuất sắc. Công đoàn đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nhà trường cũng như phong trào của Thị xã. Năm 2005 trường được UBND Thị xã Quảng Trị công nhận là đơn vị văn hóa. Năm 2010 được UBND Tỉnh tặng Bằng công nhận Đơn vị văn hóa xuất sắc. Cùng với thành tích của nhà trường, Công đoàn trường cũng được công đoàn Ngành dục và liên đoàn lao động Tỉnh đánh giá cao. Năm 2011- 2012 được Liên đoàn lao động Tỉnh tặng bằng khen. . 7 công đoàn viên đến nay công đoàn trường đã có 90 công đoàn viên xuất sắc. Công đoàn đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nhà trường cũng như phong trào của Thị xã. Năm 2005 trường. Trị công nhận là đơn vị văn hóa. Năm 2010 được UBND Tỉnh tặng Bằng công nhận Đơn vị văn hóa xuất sắc. Cùng với thành tích của nhà trường, Công đoàn trường cũng được công đoàn Ngành dục và liên đoàn. đình. Công đoàn trường thực sự là một tổ chức có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần cho công đoàn viên. Với vai trò của mình, công đoàn tập trung xây dựng khối đoàn