Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
1,5 MB
Nội dung
Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp I. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG Móng là một bộ phận qua trọng của công trình, nó ảnh hưởng tới kết cấu và tính bền vững cho một công trình xây dựng, móng có tốt thì công trình mới bền vững và ngược lại. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công công trình dân dụng và công nghiệp, Các công ty chúng đã từng thi công nhiều loại móng khác nhau như: Móng băng, Móng bè đơn giản, Móng băng, móng bè đã được gia cố bằng cọc tre. Móng cọc đóng, Móng cọc ép, Móng cọc khoan nhồi. 1. Phương án móng nông: Móng nông được sử dụng đối với công trình quy mô vừa và nhỏ (thường <= 5 tầng). Đây là loại móng rất phổ biến ở Việt Nam và là loại móng "rẻ" nhất. Loại móng này tận dụng khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng. Chính vì vậy khả năng ổn định về sức chịu tải (đại diện là chỉ tiêu sức chịu tải quy ước R0) và biến dạng (mô đun tổng biến dạng E0) của các lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình. Điều kiện ĐCCT như thế nào thì sử dụng phương án móng nông? Nhìn chung, các lớp đất sét (sét pha) ở trạng thái dẻo cứng đến cứng có bề dày đủ lớn (thường 5 - 7 m) phân bố phía trên cùng đều có thể đặt móng nông. Chiều sâu chôn móng phổ biến từ 0.5m đến 1.5m, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề dày lớp đất lấp, chiều sâu mực nước dưới đất, sự phân bố của đất yếu. Chiều sâu chôn móng càng lớn, khả năng chịu tải của đất nền càng cao, nhưng cần chú ý đến các lớp đất yếu (bùn hoặc đất loại sét có trạng thái dẻo chảy, chảy) phân bố dưới nó. Nếu có đất yếu nằm ngay dưới lớp đất tốt (khá phổ biến) và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ứng suất gây lún (thường 5 - 10 m dưới đáy móng), hạn chế chiều sâu chôn móng để tận dụng bề dày của lớp tốt bên trên. Nếu chiều sâu chôn móng quá lớn (chi phí đào đắp cao, ảnh hưởng đến các công trình lân cận khi thi công) thì cần xem xét đến giải pháp khác như cọc tre, cừ tràm (nếu có nước dưới đất) hoặc giải pháp ép cọc. SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 1 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp 2.Phương án móng cọc ép, cọc đóng (cọc ma sát): Được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật (không ổn định, biến dạng nhiều) hoặc chi phí xử lý nền trong móng nông quá tốn kém. Có thể do địa tầng chủ yếu gồm các lớp đất yếu phân bố ở phía trên, đất tốt lại nằm sâu phía dưới, hoặc bề dày lớp đất tốt phía trên không đủ lớn, bề dày không ổn định, đất yếu lại phân bố ngay phía dưới với bề dày lớn. Ngoài ra còn chú ý đến điều kiện và phương pháp thi công. Khu vực đô thị không được dùng phương pháp đóng cọc, khu vực chật hẹp không sử dụng được phương pháp ép đối tải (phải sử dụng phương pháp neo), nếu là nhà xây chen thì không thể ép sát vào nhà bên cạnh được, nhiều trường hợp cọc không đạt độ sâu thiết kế do ma sát của các lớp đất phía trên quá lớn (dẫn đến trường hợp khoan mồi), 3. Phương án móng cọc khoan nhồi: Phương án móng cọc nhồi thường được với nhà cao tầng (thường trên 10 tầng). Rõ ràng cọc khoan nhồi chi phí tốn kém hơn so với cọc ép nên không ai muốn sử dụng, trừ trường hợp bắt buộc do cọc ép (hoặc cọc đóng) không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Thật sai lầm khi nghĩ rằng cứ nhà cao tầng là phải sử dụng cọc khoan nhồi! Tại khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công, , chung cư quy mô 12 ÷ 14 tầng đều sử dụng cọc đóng (đều không có hầm ngầm). Cần SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 2 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp phải khẳng định rằng chất lượng cọc ép thường ổn định và dễ kiểm soát hơn nhiều so với cọc khoan nhồi. II. MÓNG CỌC CHẾ TẠO SẴN 1. Một số định nghĩa Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc. Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc. Lực ép nhỏ nhất (P ep ) min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 ¸ 200% tải trọng thiết kế; Lực ép lớn nhất (P ep ) max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 – 300% tải trọng thiết kế. 2. Ưu nhược điểm của phương pháp thi công ép cọc Hiện nay có nhiều phương pháp để thi công cọc như búa đóng, kích ép, khoan nhồi… Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào địa chất công trình và vị trí công trình. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều dài cọc, máy móc thiết bị phục vụ thi công. Một trong các phương pháp thi công cọc đó là ép cọc bằng kích ép. Ưu điểm: • Êm, không gây ra tiếng ồn • Không gây ra chấn động cho các công trình khác • Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng. Nhược điểm • Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy 3. Chuẩn bị mặt bằng thi công Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc) Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải bằng phẳng, không gồ ghề lồi lõm Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh 4. Vị trí ép cọc Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế: phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục. Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải lấy 2 điểm móc nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm Từ các giao điểm các đường tim cọc, ta xác định tâm của móng, từ đó ta xác định tâm các cọc. 5. Lựa chọn phương án thi công ép cọc Việc thi công ép cọc ở ngoài công trường có nhiều phương án ép, sau đây là hai phương án ép phổ biến: SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 3 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp 5.1. Phương án 1 Nội dung: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó mang máy móc, thiết bị ép đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết. Ưu điểm • Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc • Không phải ép âm Nhược điểm • Ở những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được • Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng • Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn • Với mặt bằng thi công chật hẹp, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được 5.2. Phương án 2 Nội dung: Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu. Như vậy, để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 4 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp Ưu điểm: • Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa • Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm • Tốc độ thi công nhanh Nhược điểm: • Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm • Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, thời gian thi công lâu vì rất khó thi công cơ giới hóa 5.3. Kết luận Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương án trên, căn cứ vào mặt bằng công trình, phương án đào đất hố móng, ta sẽ chọn ra phương án thi công ép cọc. Tuy nhiên, phương án 2, kết hợp đào hố móng dạng ao sẽ kết hợp được nhiều ưu điểm để tiến hành thi công có hiệu quả. 6. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đoạn ép cọc Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành Vành thép nối phải phẳng, không được vênh Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau. Kích thước các bản mã đúng với thiết kế và phải ≥ 4mm Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế, đường hàn nối cọc phải có trên cả 4 mặt của cọc. Trên mỗi mặt cọc, chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm 7. Yêu cầu kỹ thuật với thiết bị ép cọc Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất P ép max yêu cầu theo quy định thiết kế Lức nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép Chuyển động của pittông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực đo khi ép cọc Chỉ huy động từ (0,7 ÷ 0,8) khả năng tối đa của thiết bị ép cọc Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật 8. Tính toán chọn cẩu phục vụ Căn cứ vào trọng lượng bản thân của cọc, của đối trọng và độ cao nâng cẩu cần thiết để chọn cẩu thi công ép cọc Sức nâng Q max /Q min Tầm với R max /R min Chiều cao nâng: H max /H min Độ dài cần chính L Độ dài cần phụ Thời gian Vận tốc quay cần SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 5 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp 9. Phương pháp ép cọc và chọn máy ép cọc Ép cọc thường dùng 2 phương pháp: • Ép đỉnh • Ép cọc 9.1. Ép đỉnh Lực ép được tác dụng từ đỉnh cọc để ấn cọc xuống Ưu điểm: Toàn bộ lực ép do kích thủy lực tạo ra được truyền trực tiếp lên đầu cọc chuyển thành hiệu quả ép. Khi ép qua các lớp đất có ma sát nội tương đối cao như á cát, sét dẻo cứng… lực ép có thể thắng lực cản do ma sát để hạ cọc xuống sâu dễ dàng. Nhược điểm • Cần phải có hai hệ khung giá. Hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 ÷ 8m mới có thể ép được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m 9.2. Ép ôm Lực ép được tác dụng từ hai bên hông cọc do chấu ma sát tạo nên để ép cọc xuống Ưu điểm • Do biện pháp ép từ 2 bên hông của cọc, máy ép không cần phải có hệ khung giá di động, chiều dài đoạn cọc ép có thể dài hơn. Nhược điểm • Ép cọc từ hai bên hông cọc thông qua 2 chấu ma sát do khi ép qua các lớp ma sát có nội ma sát tương đối cao như á sét, sét dẻo cứng… lực ép thông thường không thể thắng được lực cản do ma sát tăng để hạ cọc xuống sâu. • Nói chung, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi bằng phương pháp ép đỉnh 10. Sử lý các sự cố khi thi công ép cọc Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau: • Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn P ép max . Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra sử lý. • Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp • Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ • Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp sử lý. • Biện pháp sử lý trong TH này là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế. 11. Kiểm tra sức chịu tải của cọc Sau khi ép xong toàn bộ cọc của công trình phải kiểm tra nén tĩnh cọc bằng cách thuê các cơ quan chuyên kiểm tra. SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 6 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp Số cọc phải kiểm tra bằng 1% tổng số cọc công trình, nhưng không nhỏ hơn 3 cọc Sau khi kiểm tra phải có kết quả đầy đủ về khả năng chịu tải, độ lún cho phép, nếu đạt yêu cầu có thể tiến hành đào móng để thi công bê tông đài. 12. An toàn lao động trong thi công ép cọc Phải huấn luyện cho công nhân, trang bị bảo hộ và kiểm tra an toàn thiết bị ép cọc Chấp hành nghiêm chỉnh quy định trong an toàn lao động về sử dụng vận hành kích thủy lực, động cơ điện cần cẩu,… Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng và rơi đổ trong quá trình ép cọc Phải chấp hành nghiêm, chặt chẽ quy trình an toàn lao động trên cao, dây an toàn, thang sắt… Dây cáp chọn hệ số an toàn > 6 III. MÓNG CỌC KHOANG NHỒI Cọc khoan nhồi tuần hoàn dung dịch là giải pháp móng có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, căn cứ vào tài liệu địa chất người thiết kế có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền tương đương với sức chịu tải vật liệu của cọc (Pv tương đương Pd), điều này với phương pháp cọc đóng hoặc ép tĩnh không đạt được, đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn. Thi công được ở những địa hình chật hẹp. Tuy nhiên cũng có những khuyết điểm về quản lý thi công, khó kiểm tra được chất lượng bêtông nhồi vào cọc. Do đó đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của nhà thầu và giám sát thi công, việc giám sát thi công phải thật chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các qui trình. SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 7 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị mặt bằng - Mặt bằng trước khi tiến hành thi công phải được san phẳng. - Đảm bảo cứng không bị lún máy móc khi thi công. - Đảm bảo đường rãnh thoát nước phòng khi trời mưa to. 2. Định vị tim mốc - Xác định từng vị trí tim cọc và tim cột, dùng cọc tre để đánh dấu. - Bố trí các tim cột, các mốc phụ trên tường vách để khi mất dấu có thể dùng phương pháp căng dây để phục hồi lại những tim bị mất. - Sai số tim cọc sau khi thi công xong nhỏ hơn D/4 nhưng không lớn quá 15cm đối với cọc giữa và nhỏ hơn D/6 nhưng không lớn quá 10cm đối với cọc biên SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 8 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp 3. Tập kết thiết bị - vật tư - Sau khi công tác chuẩn bị mặt bằng hoàn chỉnh tiến hành tập kết thiết bị, vật tư. - Thiết bị được tập kết gọn gàng, bố trí vị trí đặt ống đổ bê tông, cần khoan và các thiết bị phục vụ công tác thi công - Vật tư sắt đảm bảo để nơi cao ráo tránh ngập nước và lẫn sình đất. SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 9 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp II. CÁC BƯỚC THI CÔNG 1. Bố trí sơ đồ vị trí khoan - Mỗi máy khoan được bố trí ở một khu vực nhất định để tránh vướng víu trong công tác thi công. - Bố trí khoan trình tự từ trong ra ngoài tránh tình trạng xe khoan chạy trên đầu cọc mới đổ bê tông xong. - Tim sau chỉ khoan cạnh tim trước khi bê tông của tim trước đạt lớn hơn 24 tiếng 2. Công tác khoan cọc - Khi đưa máy vào vị trí, căn chỉnh đúng tim mốc đã định vị trước đó. - Kê kích máy đảm bảo chắc chắn đảm bảo không bị lún nghiêng khi máy hoạt động. - Kiểm tra độ thẳng đứng của tháp bằng 2 bọt thuỷ chuẩn được gắn ở hai bên thân tháp khoan (trong quá trình khoan cũng vẫn liên tục phải theo dõi hai bọt thuỷ này). Sau khi cân chỉnh máy xong dùng mũi khoan phá khoan một đoạn sâu khoảng 2m và hạ ống sinh (ống vách có chiều dài là 2m) để chống sạt lở và mất nước trong khi khoan. - Tiến hành khoan bằng mũi khoan phá tới cao độ thiết kế của cọc. - Khi khoan theo dõi địa chất và ghi lại, nếu có khác biệt nhiều so với tài liệu thăm dò địa chất thì báo ngay cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để điều chỉnh chiều sâu cọc. - Trong khi khoan cần kiểm tra lượng bentonite phù hợp. * Đối với cọc đường kính từ 500mm trở lên thì phải kiểm tra bằng các thí nghiệm tỷ trọng dung dịch, độ nhớt, độ lắng cát theo tiêu chuẩn quy định (Do khoan bằng phương pháp tuần hoàn dung dịch nên ta thường kiểm tra khi thổi rửa, vệ sinh hố khoan) SVTH: Phan Thanh Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 Trang: 10 SVTH: Phạm Hữu Toàn Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040166 SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040169 [...]... độ bê tong IV.CÔNG NGHỆ THI CÔNG TOP-DOWN Công nghệ thi công Top-down (từ trên xuống) là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới lên Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00 (cốt ± 0,00 tức là cao độ mặt nền hoàn thi n của tầng trệt công trình nhà, đọc là cốt... Thuật Công Nghệ TP.HCM GVHD: Lương Toàn Hiệp Cứ làm như cách thi công tầng hầm đầu tiên này, với các tầng hầm bên dưới Riêng tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tông sàn thì tiến hành thi công kết cấu móng và đài móng Đồng thời với việc thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường Sau khi thi công xong hết các kết cấu của tầng. .. sàn tầng trệt, có thể tách hoàn toàn việc thi công phần thần và thi công phần ngầm Có thể thi công đồng thời các tầng hầm và kết cấu phần thân Qua thực tế 1 số công trình cho thấy để có thể thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi mỗi giải pháp chống quen thuộc mỗi tầng hầm(kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần BT) mất khoảng 45 đến 60 ngày, với nhà có 3 tầng hầm thì thi công. .. ta mới thi công hệ thống thang bộ và thang máy lên xuống tầng hầm Một số kĩ thuật cần thi t trong thi công tầng hầm theo phương pháp "TOP-DOWN" Cốt thép đỡ tạm Khi thi công tầng hầm theo phương pháp “TOP-DOWN” phải sử dụng các cột thép để đỡ các sàn tầng hầm và nếu thi công kết cấu phần thân đồng thời với thi công tầng hầm thì các cột thép chống tạm này phải chịu được thêm cả 2 sàn tầng 1 và tầng 2... tác chống đỡ và neo khá cao, kéo dài thi công và đòi hỏi các thi t bị tiên tiến.) Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm ), có một điểm lưu ý ở đây là trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này dẫn đến việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra... cột tường khó thi công Thi công cần phải có nhiều kinh nghiệm Thi công đất trong không gian kín khó thực hiện cơ giới hoá Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo Phương pháp công nghệ chính Trong công nghệ Top-down, các tầng hầm được thi công bằng cách thi công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này... sàn đáy tầng hầm, hàn nối với cốt thép của cột chống thép và cốt thép của tường vách - Đổ bê tông sàn đáy tầng hầm - Cốt thép ván khuôn đổ bê tông lõi vách cứng, lồng cầu thang máy, nhồi và bọc cột thép của tầng hầm cuối cùng - Bảo dưỡng bê tông sàn đáy tầng hầm 7 Thi công Tường tầng hầm phía bên trong tường barret nếu cần thi t 8 Thi công vá các ô sàn được chừa lỗ khi thi công 9 Thi công hoàn thi n... : bố trí máy bơm, thang thép đặt tại lối lên xuống , hệ thống đèn điện chiếu đủ độ sáng cho việc thi công dưới tầng hầm Phục vụ công tác thi công bê tông : trạm bơm bê tông , xe chở bê tông thương phẩm , các thi t bị phục vụ công tác thi công bê tông khác Ngoài ra tuỳ thực tế thi công còn có các công cụ chuyên dụng khác SVTH: Phan Thanh Toàn SVTH: Phạm Hữu Toàn SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 Lớp:11HXD01... kém Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu top-down .Công nghệ thi công tầng hầm 'TOP-DOWN' là công nghệ tiên tiến hiện nay SVTH: Phan Thanh Toàn SVTH: Phạm Hữu Toàn SVTH: Võ Đình Trà Lớp:11HXD01 Lớp:11HXD01 Lớp:11HXD01 MSSV: 1191040164 MSSV: 1191040166 MSSV: 1191040169 Trang: 18 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM... bê tông dầm sàn tầng hầm thứ nhất - Cốt thép ván khuôn và đổ bê tông lõi vách cứng, lồng cầu thang máy, nhồi và bọc cột thép từ tầng hầm thứ nhất đến tầng trệt Bảo dưỡng đén khi bê tông sàn tầng hầm thứ nhất đạt cường độ yêu cầu 5 Thi công tầng hầm thứ hai - Tháo ván khuôn dầm sàn tầng hầm thứ nhất - Đào đất để tạo chiều cao cho việc thi công tầng hầm thứ hai - Ghép ván khuôn dầm sàn tầng hầm thứ hai . thấm lớn thấy mất nước nhanh thì phải nhanh chóng cho thêm bentonite vào dung dịch để chống thấm . Thi công trong mực nước ngầm cao cần chú ý không khoan hai tim cọc gần nhau để tránh xông nước. có thể thi công kết hợp up-up phần thượng tầng và top down đối với phần ngầm (thông dụng đối với các công trình dân dụng có tầng ngầm) > đẩy nhanh tiến độ thi công. Tiến độ thi công nhanh:. làm nhanh, top-down phần ngầm trước rồi mới làm phần trên như đã thấy ở Hà nội. Sau khi đã thi công sàn tầng trệt, có thể tách hoàn toàn việc thi công phần thần và thi công phần ngầm. Có thể thi