Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
227 KB
Nội dung
PHẦN 1 1.SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Quỳnh. Giới tính: Nữ - Ngày sinh: 25 tháng 10 năm 1987 - Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học - Lớp GDTH 9A. Khoa Tiểu học Mầm non, trường Đại học Thủ Dầu Một - Hệ đào tạo: Cao đẳng. Khóa đào tạo: Khóa 09 (2008 – 2011) - Thực tập dạy học và chủ nhiệm lớp: 2/3 - Tại trường Tiểu học Phú Hòa 1, phường Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Thời gian thực tập: Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 19/03/2010 2.CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO: Thời gian Nội dung công việc Sáng 01/03/2010 -Nghe báo cáo thực tế hoạt động giáo dục của nhà trường -Gặp giáo viên hướng dẫn và trao đổi về giáo án Sáng 02/03/2010 -Dự tiết đầu tiên theo Lịch dự giờ và phân công soạn giáo án (đã được phát trước đó) -Trao đổi với GV hướng dẫn về tiết học -Nghe và ghi chép các bước lên lớp giờ Chính tả Sáng 03/03/2010 -Dự tiết thứ hai (Tập đọc, bài Sơn tinh – Thủy tinh, tiết 2) -Nghe GV hướng dẫn nêu một số lưu ý về quy trình lên lớp Sáng 04/03/2010 -Kiến tập tiết Toán đầu tiên -Nghe GV phụ trách hướng dẫn soạn giáo án Sáng 05/03/2010 -Làm quen và sinh hoạt lớp thực tập -Dự giờ tiết chủ nhiệm Sáng 08/03/2010 -Dự tiết học mẫu thứ tư (Toán – Tìm số bị chia) Sáng 09/03/2010 -Dự giờ Chính tả duy nhất (Bài Sông Hương – Chính tả nghe viết) Sáng 10/03/2010 -Dự tiết học mẫu cuối cùng (Toán – Luyện tập) -Nghe GV hướng dẫn soạn giáo án hoàn chỉnh Sáng 11/03/2010 -Dự giờ tiết giảng của giáo sinh Trần Phạm Anh Khoa và Nguyễn Thị Kim Hoa -Nghe GV hướng dẫn nhận xét Sáng 12/03/2010 -Lên lớp tiết Chính tả Vì sao cá không biết nói? -Dự tiết giảng của giáo sinh Phạm Thị Minh Thủy -Thực tập chủ nhiệm lớp (cả nhóm) Sáng 15/03/2010 -Dự tiết giảng của giáo sinh Đặng Thị Nhàn Sáng 16/03/2010 -Hoàn chỉnh kế hoạch chủ nhiệm Sáng 17/03/2010 -Nộp báo cáo, kế hoạch chủ nhiệm Sáng 18/03/2010 -Viết nhật kí sư phạm Sáng 19/03/2010 -Nộp nhật kí PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do viết báo cáo thực tập: Giáo dục tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chặng đường tương lai của các em nói riêng cũng như cả dân tộc nói chung. Kết quả giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Hiện nay, sự phối hợp này chưa đem lại nhân cách và trí tuệ phát triển hoàn thiện cho tất cả học sinh ở lứa tuổi tiểu học, chưa kể tình trạng học sinh bỏ học vì nhiều nguyên nhân đang có chiều hướng gia tăng. Dĩ nhiên, mong muốn một xã hội hoàn hảo là điều không tưởng, nhưng hạn chế những nhân tố tiêu cực là việc làm khả thi. Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm là giúp sinh viên tìm hiểu môi trường làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy học sinh tiểu học. Sinh viên hiểu rõ hơn tâm – sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này, có thể đề xuất giải pháp phối hợp với gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Thiết thực hơn, giáo sinh có thể tiếp tục định hướng phấn đấu trong tương lai, quyết định những việc cần làm để trau dồi khả năng sư phạm, có ý chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt quá trình học tập hệ cao đẳng. Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo này, sinh viên học được cách làm việc khoa học, có hệ thống, chặt chẽ và linh hoạt. Bản thu hoạch là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt ba tuần thực tập, được thực hiện theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trưởng đoàn và giáo viên phụ trách. Đây cũng là tường trình của chúng tôi về những kiến thức thu thập được. Chúng tôi đã có ba tuần đáng nhớ, tận mắt chứng kiến và học hỏi được nhiều điều từ thực tế giảng dạy đa dạng, phức tạp. Tin rằng đợt thực tập là trải nghiệm quý giá cho nghề nghiệp của chúng tôi sau này. 2.Nhiệm vụ và phạm vi của báo cáo thu hoạch: 2.1)Nhiệm vụ: -Ghi nhận lại kết quả của quá trình thâm nhập thực tế ở trường Tiểu học Phú Hòa 1 từ ngày 01/03/2010 đến 19/03/2010. -Lên kế hoạch dự giờ giảng mẫu, dự sinh hoạt chủ nhiệm, đăng kí tiết dạy thi, chuẩn bị giáo án, thi giảng và lên kế hoạch cho bài báo cáo tổng kết. -Giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm và tổ chức sinh hoạt cho học sinh vào cuối tuần. 2.2)Phạm vi: Do thời gian thực tập chưa đầy một tháng nên bài thu hoạch chỉ giới hạn trong trường Tiểu học Phú Hòa 1, cụ thể là kết quả thực tập giảng dạy của bản thân ở lớp 2/3. 3.Lịch trình thực tập sư phạm: -Ngày 01/03/2010: +Hiệu trưởng báo cáo thực tế hoạt động của trường +Nhận Lịch dự giờ và phân công soạn giáo án +Gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn về giáo án cần soạn -Ngày 02/03/2010: +Dự giờ giảng mẫu môn Tập đọc, bài Sơn Tinh – Thủy Tinh, tiết 1 +Nghe và ghi chép quy trình lên lớp giờ Chính tả -Ngày 03/03/2010: +Dự giờ môn Tập đọc, bài Sơn Tinh – Thủy Tinh, tiết 2 -Ngày 04/03/2010: +Dự giờ tiết Toán, bài Giờ, phút -Ngày 05/03/2010: +Làm quen và sinh hoạt lớp thực tập +Dự giờ tiết chủ nhiệm -Ngày 08/03/2010: +Dự tiết giảng mẫu môn Toán, bài Tìm số bị chia -Ngày 09/03/2010: +Kiến tập giờ Chính tả (Nghe viết), bài Sông Hương -Ngày 10/03/2010: +Dự tiết học mẫu cuối cùng , môn Toán, bài Luyện tập +Nghe GV hướng dẫn soạn giáo án hoàn chỉnh -Ngày 11/03/2010: +Dự giờ tiết giảng của giáo sinh Trần Phạm Anh Khoa (Chính tả - Sơn Tinh – Thủy Tinh) và Nguyễn Thị Kim Hoa (Chính tả - Bé nhìn biển) +Nghe GV hướng dẫn nhận xét -Ngày 12/03/2010: +Lên lớp tiết Chính tả Vì sao cá không biết nói? +Dự tiết giảng của giáo sinh Phạm Thị Minh Thủy (Chính tả - Kho báu) +Thực tập chủ nhiệm lớp -Ngày 15/03/2010: +Dự tiết giảng của giáo sinh Đặng Thị Nhàn (Chính tả - Cây dừa) -Ngày 16/03/2010: +Viết báo cáo thực tập, kế hoạch chủ nhiệm lớp -Ngày 17/03/2010: +Nộp báo cáo và kế hoạch chủ nhiệm -Ngày 18/03/2010: +Viết nhật kí thực tập sư phạm -Ngày 19/03/2010: +Nộp sổ nhật kí +Tổng kết thực tập sư phạm 4.Kế hoạch cho từng nội dung thực tập sư phạm: Tìm hiểu thực tế giáo dục: -Nghe báo cáo tình hình của trường Tiểu học Phú Hòa 1 và địa phương nơi trường đóng (01/03/2010) -Lên kế hoạch tự tìm hiểu và ghi chép, thu thập thông tin (01/03/2010 – 16/03/2010) Thực tập chủ nhiệm lớp 2/3: -Tiếp xúc với lớp làm chủ nhiệm -Theo dõi và ghi nhận kết quả thực tập -Tìm hiểu lý lịch học sinh -Làm công tác giáo dục tư tưởng, nhắc nhở các em đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, chấp hành tốt nội quy của nhà trường -Lên kế hoạch chủ nhiệm và giảng dạy Thực tập giảng dạy: -Kế hoạch dự giờ, giảng mẫu -Kế hoạch soạn giảng, tập giảng và lên lớp PHẦN 1 NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1.Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường TH Phú Hòa 1 (phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương): a)Đặc điểm tình hình: *Đội ngũ giáo viên: Đặc điểm CBQL Giáo viên Nhân viên Đứng lớp TD MT H – N AV VP BV - PV Dưới 31t 9 2 1 1 1 Từ 31-40 26 2 1 1 2 1 1 Từ 41-50 2 12 4 2 Trên 50 1 1 Tổng 3 47 4 1 2 3 7 3 Đại học 2 15 1 1 1 1 2 Cao đẳng 10 3 1 2 1 Trung cấp 1 22 Tổng số Đảng viên: 26 Tổng số Đoàn viên: 12 *Học sinh: Khối Số lớp Số HS Nữ HS khuyết tật Con thương binh HS khó khăn 1 14 577 272 1 21 2 9 347 179 1 2 14 3 9 367 150 1 1 15 4 8 307 168 1 1 15 5 8 284 132 1 3 30 Cộng 48 1909 901 5 7 85 *Thuận lợi: -Được sự quan tâm của Sở, Phòng Giáo dục, địa phương -Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao -Đội ngũ đạt trình độ trên chuẩn nhiều (CĐ: 10, ĐH: 15) -Hội Phụ huynh học sinh hoạt động đều, luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho trường hoạt động *Khó khăn: -Bàn ghế học sinh có nhiều quy cách khác nhau, không đồng nhất, phải tận dụng tu sửa mới có đủ chỗ ngồi cho học sinh -Cơ sở xuống cấp, sân trường thường ngập khi có mưa, không có phòng làm việc của BGH, phải tận dụng phòng học của học sinh -Môi trường thường xuyên bị ô nhiễm vì những nhà trọ và hàng quán nằm cạnh trường -Đồ dùng học tập của học sinh và giáo viên còn thiếu ở khối 1, 2 -Học sinh nơi khác đến tạm trú đông, bị hổng kiến thức nhiều, phụ huynh ít quan tâm việc học ở nhà -Tăng số lớp 1, phải mượn tạm cơ sở Phú Hòa 2 để giảng dạy, sĩ số luôn biến động theo tháng, phụ huynh tự ý cho con về quê không rút hồ sơ b)Nhiệm vụ năm học 2009 – 2010: *Duy trì và phát triển số lượng: -Duy trì và ổn định sĩ số đã tuyển sinh từ đầu năm học -Nâng cao chất lượng dạy học để góp phần thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học -Phối kết hợp với UBND phường và các tổ chức xã hội để chăm sóc, giáo dục học sinh nhằm giảm tối đa học sinh lưu ban và bỏ học *Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức: Yêu cầu: -Giáo dục học sinh theo 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định trong điều lệ trường tiểu học -Giáo dục học sinh theo chủ đề hàng tháng trong năm học: +Tháng 9, 10: Nói điều hay, học điều tốt +Tháng 11: Kính yêu thầy giáo, cô giáo +Tháng 12: Nhớ ơn bộ đội cụ Hồ +Tháng 1, 2: Truyền thống sinh viên, học sinh +Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo +Tháng 4: Uống nước nhớ nguồn +Tháng 5: Bác Hồ kính yêu -Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giáo dục truyền thống, lịch sử văn hóa dân tộc. Coi trọng giờ sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ đầu tuần -Giáo dục học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, người đội viên tốt, biết kính trọng và biết ơn thầy cô, biết lễ phép, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, thực hiện đúng nội quy học sinh, chấp hành tốt các quy tắc trật tự an toàn giao thông -Giáo dục lối sống lành mạnh trong cộng đồng qua 2 chuyên đề ngoại khóa: “An toàn giao thông”, “Vệ sinh môi trường” -Thực hiện tốt chủ đề năm học của Hội đồng Đội thị xã Thủ Dầu Một Chỉ tiêu: .Thực hiện đầy đủ: Đạt 100% - Chưa thực hiện đầy đủ: 0% .Đạt danh hiệu Con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ: 100% .Lớp tiên tiến xuất sắc: 30% - Lớp tiên tiến: 70% .100% học sinh được tham gia các hoạt động ngoài giờ .100% giáo viên đạt danh hiệu Nhà giáo mẫu mực Biện pháp: *Giáo viên: -Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể của học sinh. Không cố ý đánh giá sai kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. -Giáo dục đạo đức thông qua các môn học, phát huy vai trò tổ chức Đội, chú ý sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu tuần, các phong trào thi đua, sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng. -Lập kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, sát với đặc điểm tình hình lớp. Thực hiện phương châm “Chủ động – Sáng tạo – Hiệu quả” trong các hoạt động giáo dục nhằm thu hút học sinh vào các phong trào của lớp, trường. -Cho học sinh học nội quy, 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học. Thường xuyên rèn luyện để học sinh có thói quen và hành vi tốt. Phát hiện và phát huy khả năng của cán bộ lớp, tổ trưởng, sao nhi đồng. -Đổi mới phương pháp giảng dạy môn đạo đức và cách đánh giá hạnh kiểm học sinh sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả. Hướng học sinh vào các hoạt động tự giác, noi gương người tốt, việc tốt. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh: Có yêu cầu rõ ràng về sự quan tâm của phụ huynh với nếp sống đạo đức, sinh hoạt của học sinh ở gia đình. -Có kế hoạch cụ thể giúp đỡ học sinh chưa ngoan. -Mỗi giáo viên phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo: Là những nhà giáo mẫu mực (Phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp). *Tổng phụ trách Đội TNTP HCM: -Lập kế hoạch hoạt động Sao cụ thể, sáng tạo. Phối hợp chặt chẽ với GVCN, có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn cho các Sao trưởng để tổ chức sinh hoạt Sao nề nếp, chất lượng. Tổ chức tốt công tác trực tuần. -Tổ chức các phong trào thi đua, chú ý biện pháp nêu gương Người tốt việc tốt ở lớp, ở trường. -Tổ chức tốt các ngày sinh hoạt truyền thống, kết hợp và tổ chức tốt các buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường, tham quan dã ngoại, tổ chức các trò chơi dân gian, các hình thức vui học để các em nâng cao kiến thức và có nhận thức đúng về cuộc sống. *Quản lý: -Xây dựng nhà trường an toàn, văn minh, có trật tự, kỷ cương, có môi trường giáo dục và đời sống văn hóa lành mạnh. Phối hợp với BCH công đoàn tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. -Xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường. Quy chế phối hợp giữa công đoàn và chính quyền. -Phối hợp với Hội PHHS xây dựng Quỹ khuyến học để khuyến khích các tài năng trong nhà trường. -Đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu gương mẫu trong đạo đức lối sống. Xử lý nghiêm minh đối với những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh hoặc những người khác, những trường hợp vi phạm quy định về các hành vi không được làm đối với nhà giáo.