1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

hệ thống máy nén khí

65 860 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG KHÍ NÉN Hệ thống máy nén khí là một trong những bộ phận rất quan trọng trong việc vận hành hoạt động của nhà máy đồng thời chiếm tỷ trọng về tiêu thụ điện năng rất lớn + chi phí bảo trì bảo dưỡng cao. Do vậy việc tối ưu hóa hệ thống máy nén khí để giảm điện năng tiêu thụ + tăng tính ổn định của hệ thống là rất cần thiết. PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ Hệ thống máy nén khí được sử dụng trong công nghiệp từ hơn 100 năm qua. Trong những năm gần đây những nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghiệp đã tạo ra các công nghệ sản xuất và sử dụng khí nén rất có hiệu quả. Việc sử dụng máy nén khí từng được coi là miễn phí hay chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí vận hành thường xuyên của công ty. Tuy nhiên, việc giá năng lượng thế giới tăng lên, các nhà máy đã nhận ra rằng khí nén không phải là miễn phí mà nó đóng góp một phần không nhỏ trong chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Việc bắt đầu một chương trình quản lý hệ thống máy nén khí trong công nghiệp là rất khó khăn do có rất ít thông tin về quản lý tổng thể cả hệ thống. Người quản lý có thể nắm bắt dễ dàng về máy nén khí hay bộ lọc hay máy sấy khí. Nhưng việc hiểu được cả hệ thống hoạt động là khó hơn rất nhiều. Các hệ thống máy nén khí Khí nén có 3 ứng dụng cơ bản. Khí nén được sử dụng như một nguồn năng lượng, như một phần trong công nghệ sản xuất hay sử dụng để điều khiển. – Trong các ứng dụng sử dụng khí nén như 1 nguồn năng lượng, khí nén có áp suất cao hơn áp suất môi trường. Khí nén sẽ được vận chuyển thông qua hệ thống ống phân phối và cung cấp tới hộ tiêu thụ mà ở đó năng lượng sẽ được thu hồi. Năng lượng này có thể dùng để di chuyển pittong trong một xy lanh không khí hay phun sơn từ các mũi phun hoặc súng phun hoặc sinh công trong các ứng dụng khác. – Khí nén dùng như một phần của công nghệ sản xuất. Khí nén có thể dùng để hỗ trợ cho quá trình cháy, sục vào các chất lỏng hoặc các chất xúc tác trong các phản ứng hóa học. Trong các ứng dụng này, khí nén không được sử dụng để sinh công hoặc tạo ra các áp lực. – Khí nén ứng dụng trong hệ điều khiển tương tự như việc sử dụng điện trong điều khiển. Khí nén có thể mở, đóng, điều khiển tỷ lệ hoặc các dạng điều khiển khác trong các máy móc hoặc quá trình. Trong nhiều nhà máy, khí nén được sử dụng cho 2 hoặc cả 3 dạng ứng dụng trên trong rất nhiều thiết bị khác nhau. Thực tế, ứng dụng của không khí nén giống như nước hay điện. Trong các ứng dụng khác, không khí nén là một phần tích hợp của quá trình sản xuất. Trong các ứng dụng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ phế liệu và chi phí tái sản xuất, không khí nén là một chỉ tiêu sản xuất quan trọng cần được giám sát và điều khiển. Chỉ một phần khí nén được cấp cho hệ thống sẽ được dùng trong hoạt động sản xuất. Phần lớn khí nén cấp đến hệ thống, thường là 50% hoặc hơn, sẽ bị hao phí. Việc hao phí không khí nén là kết quả của nhiều yếu tố liên quan đến thiết kế, vận hành, và bảo trì hệ thống khí nén. Nguyên nhân gây tổn thất năng lượng và khí nén: – sử dụng máy nén khí không thích hợp, – vận hành hệ thống máy nén khí ở áp suất quá cao, – các bình chứa khí nén không đủ lớn hoặc không được điều khiển, – rò rỉ, bao gồm cả các cửa xả nước ngưng và qua các bẫy nước ngưng, – tổn thất áp suất qua các đường ống hẹp, các bộ lọc hoặc các thiết bị khác, – do phương pháp điều khiển kém hiệu quả. Để hiệu suất được tối ưu, cần phải hiểu được khí nén được cung cấp cho nhu cầu sản xuất như thế nào, loại bỏ các tổn thất, sử dụng các bình chứa khí nén và tối ưu hóa bộ điều khiển máy nén. Một hệ thống máy nén khí bao gồm cả khu vực sản xuất và các phần tiêu thụ. He thong may nen khi thuong gapHe thong may nen khi thuong gap Khu vực sản xuất khí nén bao gồm tất cả các thiết bị để tạo ra hay xử lý không khí nén. Thông thường, nó bao gồm các máy nén khí, các bình chứa để chứa khí nén, các bộ tách ẩm và bộ tách dầu. Trong một số nhà máy, hệ thống máy nén khí có thêm các bộ điều khiển áp suất, lưu lượng nằm giữa khu vực sản xuất khí nén và phần tiêu thụ. Phần tiêu thụ không khí nén bao gồm hệ thống ống phân phối, các bộ lọc tăng cường và các dụng cụ, quá trình hay là hệ thống điều khiển sử dụng không khí nén. Việc thiết kế hệ thống không khí nén hợp lý với nhu cầu sử dụng khí nén đã được tối ưu hóa sẽ dẫn đến nhu cầu khí nén thấp nhất ở áp suất thấp nhất và cho suất tiêu hao năng lượng sản xuất khí nén thấp nhất. Quản lý hệ thống máy nén khí Thông thường thì quá trình quản lý phải được hoàn thành, kể cả khi các mục tiêu đặt ra ban đầu đã bị lãng quên. Hệ thống quản lý khí nén thường bao gồm hệ thống các câu hỏi và các bước kiểm tra. Quan điểm về một hệ thống quản lý máy nén khí truyền thống thường bao gồm: – Ưu tiên số 1 cho sản xuất của nhà máy. – Việc cung cấp khí nén cho nhà máy phải luôn được duy trì. – Việc cung cấp thừa khí nén có thể được chấp nhận, nhưng việc cung cấp thiếu là không thể chấp nhận được. – Áp suất tối thiểu phải được duy trì. Nếu khí nén có áp suất cao hơn thì điều này có thể chấp nhận được. Quan điểm mới của hệ thống quản lý máy nén khí hiện đại hơn bao gồm các quy tắc sau đây: – Ưu tiên số 1 cho sản xuất của nhà máy. – Việc cung cấp khí nén cho nhà máy phải luôn được duy trì. – Việc cấp khí nén phải cân bằng với nhu cầu sử dụng. Cả 2 trường hợp vượt quá hoặc không đủ cung cấp cho sản xuất đều không được chấp nhận. – Áp suất khí nén phải ổn định. Áp suất cao hơn yêu cầu cũng như thấp hơn yêu cầu đều là không thể chấp nhận được. Trước đây, nhu cầu của hệ thống máy nén khí được cung cấp mà không cần quan tâm điều chỉnh chi phí sản xuất. Không có bất kỳ một cố gắng nào để cân bằng giữa nhu cầu không khí cấp tới hộ tiêu thụ. Nếu thiết bị yêu cầu máy nén khí ở áp suất 6,5 bar, nhà máy thường xuyên duy trì áp suất khí nén ở 9 bar. Việc duy trì này cho hiệu suất rất kém và tiêu hao một lượng năng lượng rất lớn. Việc duy trì áp suất cao hơn áp suất yêu cầu sẽ luôn đảm bảo cung cấp đủ lượng khí nén cho sản xuất, tuy nhiên, nó thường làm hao phí 30% đến 40% năng lượng cấp cho hệ thống. Không chỉ làm tiêu hao vô ích năng lượng, phương pháp quản lý này còn thường sản xuất ra khí nén không phù hợp về áp suất và chất lượng. Kết quả của việc không phù hợp này ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, nó tạo ra các phế phẩm, tiêu tốn thời gian điều chỉnh thiết bị. Một hệ thống máy nén khí cung cấp quá áp như trên thường có áp suất thay đổi rất lớn phụ thuộc vào thời gian trong ngày, khối lượng sản xuất hay các quá trình đang được vận hành. Điều này có nghĩa là áp suất của hệ thống thay đổi khi nhu cầu sử dụng hơi bị tác động. Việc thay đổi áp suất cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả của bộ lọc, bộ sấy không khí và kết quả là chất lượng khí nén kém hoặc không phù hợp. TIẾP CẬN HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ Phương pháp Tiếp cận hệ thống là sự tích hợp đầy đủ của việc tiếp cận quản lý hệ thống khí nén cùng với việc chú trọng tới hiệu quả của toàn bộ hệ thống hơn là hiệu suất của một số thiết bị đơn lẻ. Việc nắm được hệ thống máy nén khí sẽ giúp thực hiện các chức năng quan trọng của khí nén trong sản xuất. Cải tạo các hộ tiêu thụ có hiệu suất thấp, những hộ này có thể là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong vận hành hệ thống. Duy trì cân bằng năng lượng giữa khu vực sản xuất khí nén và nhu cầu của hộ tiêu thụ. Tối ưu hóa việc tích trữ năng lượng khí nén và phương pháp điều khiển máy nén khí. Phân tích kinh tế hệ thống máy nén khí Bieu do dien nang may nen khi Hệ thống máy nén khí công nghiệp là một đối tượng có quy mô đầu tư và chi phí vận hành lớn. Chi phí vận hành bao gồm chi phí năng lượng và chi phí bảo trì của hệ thống. Việc giảm chi phí vận hành hay tăng hiệu suất của hệ thống máy nén khín sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và năng suất của nhà máy. Có 4 thành phần cấu tạo nên tổng chi phí mua sắm của một hệ thống máy nén khí. – Chi phí đầu tư thiết bị máy nén khí – Chi phí bảo trì máy nén khí, sửa chữa máy nén khí – Chi phí năng lượng – Hiệu suất của hệ thống và tổn thất về năng suất của nhà máy Phần đầu tư thiết bị và chi phí bảo trì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí mua sắm và vận hành hệ thống máy nén khí. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm, chi phí năng lượng phục vụ hoạt động thường là 75% hoặc cao hơn trong tổng chi phí vận hành hàng năm. Nếu hệ thống không phù hợp và có hiệu suất thấp, các chi phí do mất mát trong sản xuất, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ phế phẩm và tái chế tạo có thể là phần chi phí lớn nhất trong chi phí hàng năm. Phân tích kinh tế hệ thống máy nén khí Bieu do dien nang may nen khi Hệ thống máy nén khí công nghiệp là một đối tượng có quy mô đầu tư và chi phí vận hành lớn. Chi phí vận hành bao gồm chi phí năng lượng và chi phí bảo trì của hệ thống. Việc giảm chi phí vận hành hay tăng hiệu suất của hệ thống máy nén khín sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và năng suất của nhà máy. Có 4 thành phần cấu tạo nên tổng chi phí mua sắm của một hệ thống máy nén khí. – Chi phí đầu tư thiết bị máy nén khí – Chi phí bảo trì máy nén khí, sửa chữa máy nén khí – Chi phí năng lượng – Hiệu suất của hệ thống và tổn thất về năng suất của nhà máy Phần đầu tư thiết bị và chi phí bảo trì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí mua sắm và vận hành hệ thống máy nén khí. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm, chi phí năng lượng phục vụ hoạt động thường là 75% hoặc cao hơn trong tổng chi phí vận hành hàng năm. Nếu hệ thống không phù hợp và có hiệu suất thấp, các chi phí do mất mát trong sản xuất, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ phế phẩm và tái chế tạo có thể là phần chi phí lớn nhất trong chi phí hàng năm. Biến đổi năng lượng trong hệ thống máy nén khí Nếu khí nén được sử dụng ở nhiệt độ mà không khí thoát ra ở đầu đẩy của máy nén khí và hệ thống đường ống được cách nhiệt tuyệt đối thì tất cả năng lượng được dùng trong quá trình nén sẽ được đưa tới hộ tiêu thụ, hệ thống máy nén khí sẽ có hiệu suất tối đa. Nếu quá trình nén đẳng entropy, theo đúng định nghĩa, sẽ có khả năng chuyển hóa toàn bộ năng lượng cấp cho quá trình nén sang khả năng sinh công của máy nén. Tuy nhiên, giả thiết trên là phi thực tế. Ví dụ, một động cơ máy nén khí có công suất nén là 1 kW thì sẽ cần phải sử dụng 1 động cơ điện khoảng 5,2 kW. Như vậy, chỉ có 19% điện năng của máy nén khí được chuyển hóa thành khả năng sinh công của khí nén. Phần 81% còn lại bị tổn thất dưới dạng nhiệt thải. Đây chỉ mới là tính toán về mặt lý thuyết do các tổn thất hệ thống khác chưa được đưa vào trong tính toán. Tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng của hệ thống máy nén khí là rất quan trọng do rất nhiều năng lượng sử dụng trong quá trình nén khí không thể thu hồi dưới dạng công. Tối ưu hóa bao gồm cả nguồn cung cấp, hệ thống phân phối và hộ tiêu thụ (nhu cầu). Giảm thiểu tối đa nhu cầu máy nén Như đã trình bày ở trên, việc giảm tải của máy nén khí đi 1 kW sẽ làm giảm đi lượng điện năng cấp cho quá trình nén là 5,2 kW. Đây là lý do rất rõ ràng để việc giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ là bước khởi đầu cho tối ưu hóa hệ thống. Sự thay đổi nhỏ ở nhu cầu sẽ tạo ra một tác động lớn cho việc giảm tiêu thụ năng lượng. SỬ DỤNG MÁY NÉN KHÍ KHÔN G HỢP LÝ Những bất cập trong sử dụng khí nén, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi từ điện năng cấp cho quá trình nén đến năng lượng của khí nén có hiệu suất rất thấp, ở bất kỳ quá trình sinh công nào nếu có thể được thay thế bằng những công nghệ hợp lý sẽ dẫn tới một sự chuyển hóa năng lượng có hiệu quả hơn rất nhiều. Áp suất tăng lên, tăng nhu cầu tiêu thụ khí nén Tất cả các hệ thống máy nén khí có một số mức áp suất nhỏ nhất để đảm bảo thực hiện được tất cả các chức năng của hệ thống khí nén. Thông thường thì mức áp suất này không được xác định. Tuy vậy, nếu như áp suất của hệ thống cao hơn áp suất thấp nhất, ví dụ như 5,52 bar, tất cả các chức năng sẽ đều được đảm bảo. Hệ thống vận hành máy nén khí ở áp suất 7,58 bar và duy trì áp suất 6,9 bar trong hệ thống và quá trình sản xuất được đảm bảo. Nếu áp suất 5,52 bar là chấp nhận được, liệu 6,9 bar có phải là một sự cải tiến trong vận hành? Sai! Áp suất cao hơn sẽ không tốt. Việc cung cấp khí nén thừa 1,4 bar so với yêu cầu sẽ làm cho hệ thống tiêu thụ nhiều hơn 20% khí nén hay 20% khí nén này là lãng phí. NHU CẦU KHÍ NÉN GIẢ TRONG HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ Áp dụng kết luận khi áp suất tăng lên thì lưu lượng (m3/phút) dòng rò qua lỗ rò sẽ tăng lên. Nhu cầu giả là lượng khí nén tiêu thụ thêm khi mà áp suất của hệ thống cao hơn áp suất nhỏ nhất cần thiết của hệ thống. Tất cả các dụng cụ mà không có van điều chỉnh và các lỗ rò tạo nên nhu cầu giả này. Một lỗ rò đường kính 6 mm với hệ số dòng chảy là 0,61 và áp suất 7 bar sẽ tạo ra 1 dòng khí nén qua lỗ là 1,62 m3/phút. Thay vì sử dụng áp suất 7 bar, áp suất của dòng khí nén đầu nguồn được điều chỉnh ở mức 5,5 bar. Lỗ rò 6 mm tương tự sẽ chỉ cho dòng khí nén có lưu lượng 1,32 m 3 /phút. Như vậy nhu cầu khí nén trong máy nén khí sẽ giảm đi 20% khi áp suất sử dụng giảm đi 1,5 bar. Nhu cau gia khi ap suat tang len Sự sai khác giữa lưu lượng khí nén so với áp suất hoạt động tối ưu của hệ thống máy nén khí , và nhu cầu tiêu thụ khí nén ở áp suất thực tế đó được gọi là nhu cầu giả. Trong ví dụ trên, khi hoạt động ở áp suất 7 bar thì nhu cầu của hệ thống máy nén khí là 2,8 m 3 /phút, lãng phí 20% lượng khí nén cấp cho hệ thống. Bất kỳ một thiết bị tiêu thụ khí nén không có van điều chỉnh nào sẽ đều tạo ra nhu cầu giả cho hệ thống may nen khi khi áp suất lớn hơn áp suất tối ưu để đảm bảo các chức năng của hệ thống khí nén. Không chỉ những thiết bị không có van mà cả những thiết bị có van điều chỉnh áp cũng sẽ gây ra hiện tượng này. Các cuộc khảo sát trong thực tế đã chỉ ra rằng các van này được mở tối đa và như vậy nó không có tác dụng điều chỉnh. Khi van mở nhỏ hơn thì nó có tác dụng như một lỗ rò có kích thước nhỏ hơn. Các lỗ rò sẽ tạo ra lượng tiêu thụ khí nén không điều chỉnh được. Sự tăng áp suất khí nén là nguyên nhân của việc dòng khí nén qua các lỗ rò tăng lên. Rò rỉ – tiêu hao khí nén và lãng phí năng lượng trong hệ thống máy nén khí Tất cả người sử dụng đều biết rằng hệ thống may nen khi có rò rỉ. Nhưng không phải tất cả họ nắm được lượng rò rỉ là bao nhiêu, chi phí tiêu hao do rò rỉ là bao nhiêu. Rò rỉ có thể chiếm từ 20% đến 30% tổng lượng khí nén tiêu thụ. Một lỗ rò hình tròn đường kính 3mm có thể tạo ra dòng rò có lưu lượng 0,5 m 3 /phút tại áp suất 6 bar. Trong một năm, nó gây ra tổn thất là 240,000 m 3 khí nén. [...]... trinh kep Máy nén khí pittong có thể được phân loại nhỏ hơn thành máy nén khí chu trình đơn và máy nén khí chu trình kép Máy nén khí chu trình đơn thực hiện quá trình nén khí ở 1 phía của pittong Máy nén khí này hoạt động giống như động cơ đốt trong Máy nén khí chu trình kép nén khí ở cả 2 phía của pittong Quá trình nén theo cả 2 hướng hiệu quả hơn quá trình nén theo 1 hướng Do đó máy nén khí chu trình... bật là không khí nén có thể được làm mát giữa các quá trình nén Một may nen khi 1 cấp có tỷ số nén là 8,5 có công nén lớn hơn rất nhiều so với 1 máy nén khí 2 cấp có cùng công suất khí nén với tỷ số nén là 2,92 (công suất của máy nén khí 2 cấp này chỉ tương đương với 1 máy nén 1 cấp có tỷ số nén 5,84) Cho thuê máy nén khí trục vít Hitachi, máy nén khí piston Sửa chữa bảo dưỡng máy nén khí Hitachi uy... làm 2 loại: loại máy nén khí trục vít và loại máy nén khí van quay Máy nén khí trục vít là loại máy nén khí thể tích được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp hiện nay Máy nén khí trục vít lại được chia làm 2 loại: loại máy nén khí phun dầu và máy nén khí loại khô Máy nén khí trục vít phun dầu được dùng trong các ngành công nghiệp thông thường Máy nén khí trục vít khô thường dùng trong công nghiệp... tiếp đến vận tốc khí nén trong đường ống 7 Năng lượng của khí nén có thể được tích trữ 8 Thể tích hữu ích của bình chứa phụ thuộc vào thể tích chứa của bình và độ chênh áp suất giữa áp suất bình và áp suất khí nén nhỏ nhất cho phép của hệ thống Phần 3: LÝ THUYẾT VỀ MÁY NÉN KHÍ VÀ ỨNG DỤNG Các loại máy nén khí Máy nén khí có thể được chia làm 2 loại cơ bản, máy nén khí thể tích và máy nén khí động học May... cấp nén Máy nén khí rotary trục vít là loại máy nén khí thể tích phổ biến nhất trong công nghiệp hiện nay Máy nén khí trục vít là máy nén khí thể tích hoạt động giống như 1 cái bơm xe đạp đơn giản Trong quá trình nén khí, không khí được đưa vào 1 khoang kín của roto cái Khi các gờ trên roto đực khớp vào, thể tích khoang chứa sẽ hẹp dần và áp suất tăng lên Máy nén khí pittong Chu trình máy nén khí pittong... máy nén khí Theo thời gian, khi áp suất vượt quá điểm giới hạn trên, van đầu vào sẽ đóng hoàn toàn Chuyên cho thuê máy nén khí trục vít Kobelco, máy nén khí mini giá rẻ Sửa chữa máy nén khí Kobelco, bảo dưỡng máy nén khí tại Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh Điện năng cần để nén một chất khí là hàm của khối lượng chất khí và tỷ số nén Tăng áp suất hệ thống dẫn đến việc van đầu vào sẽ hạn chế dòng không khí. .. bộ điều khiển máy nén khí Bên cạnh đó, việc cài đặt và vận hành phù hợp sẽ giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì hệ thống khí nén Các điểm cần nghiên cứu chính Tóm lại, chi phí vận hành của hệ thống máy nén khí chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: 1 Khí nén là một tiện ích cần thiết cho các nhà máy công nghiệp 2 Một số quá trình sản xuất sử dụng khí nén như là một phần của công nghệ 3 Rất nhiều hệ thống lãng phí... Cho thuê máy nén khí Atlas, máy nén khí Airman tại Hà Nội – Hải Phòng – Hồ Chí Minh giá rẻ Uy tín lâu năm trong sửa chữa máy nén khí trục vít, Piston Nhiệt độ không đổi, áp suất sẽ tăng Máy nén khí trục vít hoặc piston sử dụng cơ năng để giảm không gian chứa không khí và theo đó áp suất chất khí sẽ tăng lên Khí nén sau đó sẽ được dẫn theo các hệ thống phân phối tới điểm sử dụng, nơi mà khí nén được... tỷ số nén sẽ tăng lên Do giá trị tỷ số nén tăng và giá trị lưu lượng không khí giảm, hoạt động non tải của máy nén khí tiết lưu đầu hút yêu cầu một tỷ lệ lớn điện năng so với chế độ đầy tải Chạy quá trình nén tiết lưu đầu vào ở nhiều máy nénkhí có mục tiêu là có cùng giới hạn trong số máy nén khí như quá trình nén có tải/không tải Tất cả các máy nén khí tiết lưu đầu vào trong hệ thống nhiều máy có... đến để mở van hút của máy nén khí trục vít và máy nén khí lại trở lại chế độ đầy tải Phương pháp điều khiển này có khả năng đáp ứng phù hợp nhu cầu tải khí nén nếu nó được sử dụng trong một hệ thống được thiết kế có dung tích bình nén khí phù hợp Nếu áp dụng cho hệ thống máy nén khí mà thể tích bình nénkhis không đủ nó sẽ gây ra mức tiêu hao điện năng cao hơn, áp suất trong hệ thống bị dao động quá mức . khí nén nhỏ nhất cho phép của hệ thống. Phần 3: LÝ THUYẾT VỀ MÁY NÉN KHÍ VÀ ỨNG DỤNG Các loại máy né n khí Máy nén khí có thể được chia làm 2 loại cơ bản, máy nén khí thể tích và máy nén khí. việc tối ưu hóa hệ thống máy nén khí để giảm điện năng tiêu thụ + tăng tính ổn định của hệ thống là rất cần thiết. PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG MÁY NÉN KHÍ Hệ thống máy nén khí được sử dụng. bảo trì hệ thống khí nén. Nguyên nhân gây tổn thất năng lượng và khí nén: – sử dụng máy nén khí không thích hợp, – vận hành hệ thống máy nén khí ở áp suất quá cao, – các bình chứa khí nén không

Ngày đăng: 25/01/2015, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w