KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2012-2013 1.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI Mục tiêu Nội dung 1.Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân,gia đình, trường Mầm Non - Khả năng và sở thích riêng của bản thân: (nói được tên tuổi,giới tính,tên cha, mẹ và nói được điều bé thích, không thích ) - Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của mình. - Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân - Vị trí và trách nhiệm của trẻ trong gia đình - Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình - Biết được công lao của người lao động để tạo ra sản phẩm cho người tiêu dùng - Có ước mơ trở thành nghề nào đó - Biết tuân thủ qui định khi tham gia giao thông - Biết yêu quí các con vật và biết bảo vệ chăm sóc- - Biết được lợi ích, tác hại của một số con vật, loài vật - Biết được thịt, cá, trứng là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đối với con người - Biết yêu quý trường lớp, kính trọng thầy cô giáo 2.Trẻ biết cảm nhận và thể hiện tình cảm với con người và sự vật, hiện tượng xung quanh - Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc( vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ) với bố mẹ, anh, chị, em, bạn bè, cô giáo - Biết biểu lộ cảm xúc: Vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. - Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. - Biết kính yêu Bác Hồ thông qua bài hát, đọc thơ, kể chuyện - Thể hiện tình cảm với các con vật - Thể hiện tình cảm với thiên nhiên - Cảnh đẹp quê hương. 3. Hình thành phẩm chất: mạnh dạn tự tin - Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp( sẳn sàng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp, nói rõ ràng mạnh lạc) - Mạnh dạn, tự tin trong vui chơi - Mạnh dạn, tự tin trong học tập( Vui vẽ khi hoàn thành sản phẩm, trả lời câu hỏi đàm thoại cùng cô) - Cố gắng thực hiện công việc cho đến cùng `( trực nhật, dọn đồ chơi) 4. Trẻ biết hợp tác, thân thiện, chia sẻ, quan tâm tới bạn bè - Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. - Thích chia sẻ cảm xúc, kinh ngiệm đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi - Lắng nghe ý kiến của người lớn. - Sử dụng lời nói , cử chỉ, lễ phép, lịch sự - Tôn trọng hợp tác, chia sẻ, chấp nhận với bạn bè. - Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân - Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. 5. Biết chấp hành nội qui của lớp, các qui định ở gia đình, nơi công cộng - Chấp hành nội qui ở lớp, nơi công cộng - Chấp hành qui định gia đình. - Giữ vệ sinh gia đình sạch sẽ. - Tiết kiệm điện nước trong gia đình, lớp học 6. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội. - Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác - Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép. - Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày - Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường ( vứt rác xuống ao hồ, xuống đường) 2 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Mục tiêu Nội dung 1.Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên - Gọi tên cây cối, con vật theo đặc điểm chung - Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên - Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra 2. Có khả năng quan sát, so sánh phân loại, phán đoán suy luận. - Phân loại các loài động vật theo đặc tính và môi trường sống - Dự báo được thời tiết -Nhận biết các dấu hiệu khi trời sắp mưa - Phân biệt được các loại phương tiện giao thông ( đường bộ, đường thủy, đường sắt) -Tim hiểu cách ngồi trên xe đạp, xe máy đảm bảo an toàn - Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng. - Quan sát quá trình phát triển của cây. - Nhận ra được các qui tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc 3. Trẻ có một số hiểu biết về con người - Quan hệ giữa mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình - Biết được vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam là Bác Hồ 4. Trẻ có một số hiểu biết về môi trường xã hội - Phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo chất liệu và công dụng - Kể tên một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống - Kể tên được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống 5. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình. - Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Biết sử dụng các vật lệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản. - Nói được ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình 6. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo.xếp tương ứng - Biết điếm trong phạm vi 10 và theo khả năng ( quán tính) Nhận biết các chữ số,số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5 - Chọn thẻ số tương ứng - Xếp tương ứng 1-1 - Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo( Lựa chọn dụng cụ làm thước đo) - Tách 10 đối tượng thành hai nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng các nhóm. 7. Trẻ nhận biết một số hình học và định hướng trong không gian. -Xác định vị trí( Trong ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái.)(( xác định vị trí đồ vật so với bản thân trẻ,vị trí đồ vật với so với bạn khác, đặt đồ vật theo yêu cầu của cô)) -Chỉ ra được khối cầu khối vuông khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu. 8. Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian - Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự - Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày - Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. 9. Trẻ thể hiện khả năng học hỏi ham hiểu biết . - Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của các vật dụng trong gia đình - So sánh sự khác nhau của đồ dùng, đồ chơi - Nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc 10. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo - Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện - thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình - Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau - Kể laị câu chuyện quen thuộc theo cách khác. 3. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1.Trẻ có thể kiểm soát và vận động ở các nhóm cơ lớn. - Bật xa tối thiểu 35 đến 40 cm - Nhảy xuống từ độ cao 30-35 cm - Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay - Tung bắt bóng với người đối diện (khoảng 3m) 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ. - Tự mặc và cởi được áo quần - Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. - Cắt theo đường thẳng - Dán các hình vào đúng vị trí cho trước 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động, thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể - Nhảy lò cò ít nhất 3 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu - Đập và bắt được bóng bằng hai tay, tại chỗ. - Đi thăng bằng được trên ghế thể dục - Biết chạy trong đường hẹp - Đi theo đường dích dắc - Chạy 15m trong khoảng thời gian 10 giây - Chạy chậm 60-80m - Tham gia hoạt động học tập liên tục và không biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 25 phút. - Trườn theo hướng thẳng. - Ném xa bằng 1tay, 2 tay 4. Trẻ có hiểu biết thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng, sức khỏe - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn Sau khi đi vệ sinh va Khi tay bẩn -Tự rửa mặt chảy răng hằng ngày - Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. - Giữ đầu tóc quần áo gọn gàng - Kể tên được một số thức ăn cần có trong bửa an hằng ngày - Biết thịt, cá có nhiều chất đạm .Rau, trái cây có nhiều vitamin và muối khoáng - Biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh. - Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu, sốt - Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định. 5. Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân - Biết nhận ra những nơi quy hiểm và không chơi với một số đồ vật nguy hiểm như:sông ao, hồ mương nước, bàn ủi, bếp ga, phích nước nóng, đồ sắc nhọn…vvv - Biết và không làm một số việc gây nguy hiểm. - Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép - Không được đi theo người lạ ra khỏi trường. - Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. 4. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 1. Trẻ nghe hiểu lời nói - Nhận ra được sắc thái, biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi. - Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi - Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ,ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ 2. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp và biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ - Nói rõ ràng - Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày - Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp. - Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân. - Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động - Kể về một sự việc hiện tượng nào đó để người khác hiểu được - Kể lại nội dung chuyện đã nghe theo trình tự 3.Trẻ thực hiện một số qui tắc thông thường trong giao tiếp - Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp. -Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác 4. Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc - Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống như: Nhà vệ sinh, cấm lửa vvv - Đọc theo truyện tranh đa biết - Biết kể chuyện theo tranh - Biết chọn sách để xem 5. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết - Biết chữ có thể đọc và thay cho lời nói - Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. - Biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới 6. Biết lắng nghe và hiểu các từ ngữ - Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa - Hiểu và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp 7. Nói và phát âm được một số từ - Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu - Bày tỏ tình cảm nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau - Trả lời được các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh - Đặt câu hỏi: tại sao?, cái gì?, ở đâu?, khi nào? Để làm gì? - Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép 5 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật -Thể hiện thái độ tình cảm khi nghe âm thanh bài hát, bản nhc5 và ngắm nhìn vẽ đẹp cảu các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. 2. Có một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và tạo hình - Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau - Nghe và nhận ra sắc thái của các bài hát, bản nhạc - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với bài hát, bản nhạc. - Sử dụng các dung cụ gõ đệm theo nhịp. - Phối hợp các kỹ năng, vẽ nặn cắt xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục. -Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. - Tìm kiếm các nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hện: TT Tên chủ đề Số tuần Dự kiến thời gian 1 Trường Mầm non thị trấn Mỹ Phước thân yêu 2 3/09- 14/09/2012 2 Bé đến lớp bằng phương tiện gì? 3 17/09- 05/10/2012 3 Hãy giới thiệu về mình 4 08/10-02/11/2012 4 Mái ấm gia đình 4 05/11-07/12/2012 5 Lớn lên bé làm bao nhiêu nghề 3 10/12-04/01/2013 6 Thực vật quanh bé 4 07/01- 01/02/2012 7 Những con vật ngộ nghĩnh 4 15/02- 28/02/2012 8 Thiên nhiên quanh bé 2 11/03- 05/04/2012 9 Tân phước quê hương tôi 2 08/04- 19/04/2012 10 Bác Hồ kính yêu 1 22/04- 26/04/2012 11 Ôn bài 1 29/04- 03/05/2012 Chủ đề lễ hội TT Tên chủ đề Số tuần Dự kiến thời gian 1 Vui hội trăng rằm 1 24/09- 28/09/2012 2 Bông hoa mừng cô 1 04/03-08/03/2012 3 Chú ơi chú là ai? 1 17/12- 21/12/2012 4 Bé vui đón mùa xuân 1 04/02- 08/02/2012 5 Ngày vui của Bà và của mẹ 1 04/03- 08/03/2012 Chủ đề phát sinh TT Tên chủ đề Số tuần Dự kiến thời gian 1 2 3 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN Người lập kế hoạch Nguyễn Thị Thúy Hằng . giữa mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình - Biết được vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam là Bác Hồ 4. Trẻ có một số hiểu biết về môi trường xã hội - Phân loại một số đồ dùng trong