HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 12 THPT MÔN SINH HỌC NĂM HỌC: 2012-2013 Câu 1. (2.0 điểm) Điểm - Khái niệm nội bào tử 0.5 - Không, là hình thức bảo vệ tế bào vượt qua những điều kiện bất lợi của môi trường 1.0 *Các hình thức tiêu diệt:- Khử trùng các dụng cụ bằng: +Sấy khô trong tủ sấy ở 165 0 C – 170 0 C trong 2h . +Hấp ướt bằng nồi hấp áp lực ở 120 0 C trong 20-30 phút. 0.5 Câu 2. (1.0 điểm) Điểm Lấy ví dụ đúng 1.0 Câu 3. (2.0 điểm) Điểm a. Những đặc điểm hình thái, giải phẩu của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp: - Phiến lá có diện tích lớn và mỏng, chứa nhiều khí khổng→hấp thụ được nhiều năng lượng ánh sáng, khuếch tán CO 2 dễ dàng. 0.25 - Cấu tạo bởi tế bào mô giậu và mô xốp với nhiều bào quan lục lạp→hấp thụ năng lượng ánh sáng. 0.25 - Tế bào mô giậu phân bố ngay dưới mặt trên của lá và xếp sít nhau→hấp thụ NLAS hiệu quả. 0.25 - Tế bào mô xốp phân bố ngay trên mặt dưới lá và giữa chúng có nhiều khoảng trống→CO 2 khuếch tán dễ dàng. 0.25 - Hệ mạch dẫn chằng chịt phân bố đến tận tế bào nhu mô lá→vận chuyển các chất thuận lợi. 0.25 b. - “Tai họa”: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn so với lượng nước được hấp thụ vào. 0.25 - “Tất yếu”: Thoát hơi nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống thực vật: + Là động lực tận cùng bên trên. + Làm giảm nhiệt độ của bề mặt lá. + Tạo điều kiện cho CO 2 khuếch tán từ không khí vào lá để cung cấp cho quá trình quang hợp. (HS chỉ nêu được 2 ý cho điểm tối đa) 0.5 Câu 4. (1.0 điểm) Điểm - Chất bị biến đổi sâu sắc nhất là Amylaza 0.5 - Giải thích: + Amylaza là enzym có bản chất là Protein→ dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng (các liên kết hyđro bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axitamin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao)→ sự phục hồi chính xác các liên kết yếu H 2 sau khi đun nóng là khó khăn. 0.25 + ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết H 2 giữa hai mạch bị đứt gẫy ; nhưng do các tiểu phần hình thành nên liên kết H 2 của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi hạ nhiệt độ xuống các liên kết H 2 được tái hình thành (sự hồi tính); vì vậy khi hạ nhiệt độ xuống ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu. 0.25 + Glucozơ là phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hoá trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất bền với tác dụng đun nóng dung dịch. Câu 5. (2.0 điểm) Điểm a. Phân biệt: *Hệ tuần hoàn hở:- Máu được tim bơm vào động mạch -> tràn vào xoang cơ thể -> trao đổi chất trực tiếp với các tế bào -> trở về tim. 0.25 - Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm 0.25 *Hệ tuần hoàn kín: - Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và về tim. 0.25 - Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. 0.25 b. Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động 0.5 - Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> đến bó His rồi theo mạng Puôckin -> Tâm nhĩ và tâm thất co. 0.5 Câu 6. (2.0 điểm) Điểm a. Đặc điểm của mã di truyền: - Phản ánh tính thống nhất của sinh giới: Mã di truyền phổ biến cho mọi sinh vật – đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. 0.5 - Phản ánh tính đa dạng của sinh giới: Có 61 bộ ba, có thể mã hóa cho hơn 20 loại axít amin; sự sắp xếp nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho loài, từ đó tạo nên sự đa dạng của sinh giới. 0.5 b. - Do đột biến xảy ra ở vùng không mã hoá của gen (intron) sẽ không làm biến đổi protein. - Do tính thoái hoá của mã di truyền đột biến gen tạo bộ ba mới vẫn mã hoá cho axit amin cùng loại. - Do axit amin bị biến đổi có vai trò ít quan trọng nên không ảnh hưởng nhiều đến chức năng của protein. - Giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tuỳ theo môi trường và tổ hợp gen. 1.0 Câu 7. (2.0 điểm) Điểm + 2 cặp alen phân bố trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau: kiểu gen của tế bào sinh giao tử là AaBb →sinh 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và ab. 1.0 + 2 cặp alen phân bố trên 1 cặp nhiễm sắc thể: - Kiểu gen của tế bào sinh giao tử là AB/ab. • Nếu không hoán vị gen thì sinh 2 loại giao tử AB và ab. • Nếu có hoán vị gen sinh 4 loại giao tử: AB, ab, Ab và aB. - Kiểu gen của tế bào sinh giao tử là Ab/aB. • Nếu không có hoán vị gen, sinh 2 loại giao tử với số lượng bằng nhau Ab và aB. • Nếu có hoán vị gen sinh 4 loại giao tử: Ab, aB, AB và ab. 1.0 Câu 8. (2.0 điểm) Điểm - Kiểu tương tác giữa các gen alen: alen trội át hoàn toàn và không hoàn toàn alen lặn. 1.0 - Kiểu tương tác giữa các gen không alen: bổ sung, át chế, cộng gộp. 1.0 Câu 9. (2.0 điểm) Điểm a Ở giới XX: số kiểu gen: 15 - Ở giới XY: số kiểu gen: 10 0.5 - Tổng số kiểu gen về 2 giới về gen A: 25 0.25 - Số loại kiểu gen về gen B: 36 0.25 - Số loại kiểu gen về cả 2 gen A và B ở cả hai giới là: 900 0.25 b. Số kiểu giao phối: 360 x 540 = 194400 0.75 (HS có thể giải nhiều cách nhưng đúng thì cho điểm tối đa) Câu 10. (2.0 điểm) Điểm - Biện luận đúng 0.5 - F 1 : + Rui đc có mắt trắng, cánh xẻ(X ab Y) chiếm tỉ lệ = 800 50 = 0,0625 = giao tử Y ruồi bố x giao tử X ab ruồi mẹ . + Mà giao tử Y ruồi bố = 0,5(vì ruồi bố có kiểu gen X AB Y) → giao tử X ab rui mẹ = 0,125 < 0,25 → X ab là giao tử mang gen hoán vị. → Kiểu gen của P là: X Ab X aB (tần số hoán vị gen f = 2 x 0,125 = 25%) và X AB Y 1.0 (HS tìm ra tần số HVG cho 0.5 điểm, chỉ ra kiểu gen của P cho 0.5 điểm) - Viết sơ đồ lai 0.5 Câu 11. (2.0 điểm) Điểm a. Tần số A: 0,7; a: 0,3 1.0 b. F 1 : 0,49AA: 0,42 Aa: 0,09 aa 1.0 Hết