cách lam ho so THCS

8 283 0
cách lam ho so THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PGD&ĐT HUYỆN YÊN MINH TRƯỜNG THCS ĐƯỜNG THƯỢNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đường Thượng, ngày 25 tháng 8 năm 2012 Thực hiện theo sự chỉ đạo công tác chuyên môn PGD&ĐT huyện Yên Minh ngày 24/08/2012 Thực hiện theo công văn số: 337/PGD-KHGDTX và công văn số 338/KH-GDTHCS, ngày 19/09/2012 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Minh về việc triển khai nhiệm vụ năm học. Nay trường THCS Đường Thượng hướng dẫn các đ/c giáo viên thực hiện thiết lập hồ sơ tổ (nhóm) như sau: A. QUI ĐỊNH VỀ NỘI DUNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI HỒ SƠ – SỔ SÁCH CỦA BGH. I. Sổ gọi tên – ghi điểm: Sổ gọi tên, ghi điểm được sử dụng ngay từ những ngày đầu của năm học do Văn phòng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý. Phần Sơ yếu lý lịch học sinh phải ghi thống nhất với hồ sơ tuyển sinh đã được Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo ( đối với trường Tiểu Học ) phê duyệt, chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, phần sơ yếu lý lịch học sinh được lập xong và ghi đầy đủ vào sổ. Việc này do chính giáo viên chủ nhiệm thực hiện với yêu cầu chính xác, rõ ràng và sạch đẹp. Nội dung của các trang tiếp theo được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo tiến trình năm học. Điểm kiểm tra phải được cập nhật thường xuyên, điểm kiểm tra của môn học nào phải do chính giáo viên đảm nhận môn học đó ghi vào sổ. Cuối mỗi tháng phải thống kê số nghỉ học có phép, không phép của cả lớp. Sổ gọi tên, ghi điểm để ở bàn giáo viên mỗi buổi học, trao trả về văn phòng ( Phòng hội đồng ) vào cuối buổi học.( Thư viện có trách nghiệm cất giữ ) Cuối năm học, sổ gọi tên, ghi điểm phải được đưa vào hồ sơ lưu trữ của nhà trường. II. Sổ ghi đầu bài: Sổ ghi đầu bài do Văn phòng ( BGH ) nhà trường trực tiếp quản lý và được giao cho từng lớp vào các ngày học cùng với sổ gọi tên, ghi điểm. Lớp trưởng và Giáo viên bộ môn điền các thông tin vào sổ đầu bài theo quy định, những nhận xét - đánh giá của giáo viên bộ môn về tiết học phải chính xác, công bằng, khách quan và có tác dụng giáo dục. Các buổi, các tiết nghỉ theo kế hoạch trường hoặc của riêng giáo viên phải 1 do giáo viên chủ nhiệm ghi, ký tên và nêu rõ lý do. Các tiết dạy bù, dạy thay… vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan. III. Sổ Đăng bộ: Các thông tin qui định đối với mỗi học sinh do Văn phòng ( BGH ) nhà trường trực tiếp ghi. Sổ đăng bộ không mang khỏi Văn phòng nhà trường nếu không có ý kiến của Hiệu trưởng và sự giám sát của cán bộ làm nhiệm vụ quản lý. Không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung khi chưa xác minh sự chính xác của thông tin, chưa báo cáo và được sự đồng ý của Hiệu trưởng. Hàng năm, học sinh mới trúng tuyển vào trường, học sinh chuyển trường hoặc đi trường khác phải được kịp thời ghi tên hoặc xóa tên trong sổ đăng bộ. IV. Học bạ: Tất cả học bạ của học sinh mới tuyển và học sinh cũ do Văn phòng ( Thư viện ) nhà trường quản lý, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng và bảo quản. Cách ghi và sử dụng học bạ theo đúng hướng dẫn tại trang cuối mỗi học bạ. ` Toàn bộ học bạ của học sinh phải vào thông tin theo học kỳ và hoàn tất trước ngày 31 tháng 5 hàng năm. Những học sinh sau khi thi lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm được xét lên lớp hay phải học lại phải được ghi rõ và Hiệu trưởng ký xác nhận vào học bạ cuối tháng 8 hàng năm. Đối với học sinh mới tuyển vào đầu cấp, học sinh mới chuyển trường sau khi đã bố trí vào lớp ổn định, Hiệu trưởng giao cho giáo viên chủ nhiệm tiến hành lập học bạ. Công việc này phải hoàn tất chậm nhất là cuối tháng 11 của năm học đó. B. HỒ SƠ CHUYÊN MÔN CỦA TỔ (NHÓM) 1. Sổ chuyên môn : - Thực hiện đầy đủ, chính xác, khoa học theo các đề mục trong sổ 2. Sổ lưu hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ của tổ (nhóm) gồm có : - Các văn bản quản lý chỉ đạo chuyên môn có liên quan. - Phân phối chương trình 3. Hồ sơ kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên: - Biên bản dự giờ ( phiếu đánh giá tiết dạy ) - Biên bản kiểm tra HSSS ( Phiếu đánh giá hồ sơ ) 4. Sổ lưu đề kiểm tra: ( Lưu theo tổ ) 2 - Lưu toàn bộ đề kiểm tra 45 phút, đáp án các khối lớp - Lưu theo từng phân môn 5. Sổ lưu báo cáo sơ kết, tổng kết năm: - Lưu báo cáo sơ kết học kì , tổng kết năm của nhà trường C. MẪU GIÁO ÁN VÀ HỒ SƠ CHUYÊN MÔN CÁ NHÂN I. Cấu trúc của một giáo án Lớp dạy…… Lớp dạy…… Tiết (theo TKB)…… Tiết (theo TKB)…… Ngày dạy……… Ngày dạy……… Sĩ số……. Sĩ số……. Vắng……. Vắng……. Tiết theo phân phối chương trình.(Tiết TPPCT) VD. Tiết 1. Bài 1 văn bản………………………………………………… 1. Mục tiêu a. Kiến thức. b. Kỹ năng. c. Thái độ. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên b. Chuẩn bị của học sinh. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ ( có thể kiểm tra đầu giờ hoặc lồng trong các hoạt động) b. Dạy nội dung bài mới c. Củng cố, luyện tập d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Lưu ý. - Các mục 1,2,3 ; a,b,c có thể thay đổi theo từng phân môn nhưng phải thống nhât ở tất cả các khối đối với môn đó. Theo trình tự bài giảng có thể phân chia các hoạt động thành các nhóm sau.( Theo đặc thù của từng bộ môn đã tập huấn ) - Nhóm 1. Hoạt động kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ và chuyển tiếp sang bài mới. - Nhóm 2. Hoạt động hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề. - Nhóm 3. Hoạt động nhằm để học sinh tự tìm kiếm , khám phá, phát hiện ,thử nghiệm quy nạp, suy diễn để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề. - Nhóm 4. Rút ra kết luận, tổng kết hệ thống kết quả, hệ thống hoạt động và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề. 3 - Nhóm 5. Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống. Tất cả các giáo án từ khối 6 đến khối 9 đều phải trình bày 3 cột và phải soạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng do bộ GD & ĐT quy định. II. Đối với giáo viên. 1. Trước khi lên lớp, giáo viên của tất cả các môn học phải chuẩn bị giáo án theo đúng quy định về cấu chúc và hình thức trình bày giáo án đã thống nhất cho từng môn học. 2. Khi lên lớp, giáo viên bắt buộc phải mang theo giáo án do chính mình chuẩn bị, không được mang giáo án cũ hoặc giáo án của người khác. 3. Giáo viên được phép sử dụng máy chiếu phục vụ cho tiết học, khi đã chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy của mình. III. Quy định về soạn và chỉnh sửa như sau: - Tất cả các loại hồ sơ của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, các công văn, văn bản đều phải trình bày thống nhất theo qui định sau: Phông chữ: Times New Roman Lề trái: 3 cm ; Lề phải : 2 cm ; Lề trên, dưới 2 cm - Soạn bài trên máy vi tính dùng phông chữ : Times New Roman * Đầu bài dạy. + Cỡ chữ 18 + CHỮ IN HOA ( Chữ béo, in đứng ) * Nội dung bài dùng cỡ chỡ 14 * Các mục 1, 2 , 3 không gạch chân , mà chỉ in đậm ( Chữ đứng ) Ngoài các mục 1 ,2 ,3, giáo viên thấy phần nào của mình cần gạch chân và ghi nhớ thì được phép sử dụng. * Lề của giáo án: - Inside = 2,5cm, Outside = 1,5cm - Top and Bottom = 2cm Giáo án in hai mặt giáo kẹp theo ngày, tuần giảng hoặc đóng theo từng quyển IV. Các loại hồ sơ của giáo viên gồm có. STT Tên hồ sơ sổ sách giáo viên Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm 1 Giáo án X 2 Lịch báo giảng X 3 Sổ điểm cá nhân X 4 Sổ ghi đầu bài X 4 5 Sổ chủ nhiệm X X 6 Sổ gọi tên ghi điểm X X 7 Kế hoạch giảng dạy của giáo viên X 8 Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học X 9 Sổ dự giờ X 10 Sổ biên bản sinh hoạt lớp X 11 Sổ kế hoạch phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS khá giỏi X 12 Sổ ghi nội dung các cuộc họp X 13 Học bạ học sinh X X 1. Giáo án: Thực hiện theo mẫu ( Thống nhất theo từng bộ môn trong đợt tập huấn đầu năm 2012. 1.1. Ghi rõ ngày, tháng, năm soạn, tiết theo phân phối chương trình; soạn đầy đủ số tiết trong chương trình quy định, kể cả thực hành, ôn tập, kiểm tra 15 phút, một tiết và phần chấm trả bài, ghi nhận xét trình độ học sinh (tổng quát và cá biệt) để theo dõi. Phần dặn dò phải cụ thể, phù hợp với trình độ học sinh. Phần bổ sung, rút kinh nghiệm cho mỗi tiết dạy phải đầy đủ. 1.2. Phải xác định được mục đích yêu cầu cụ thể của một tiết học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhất là phải xác định được kiến thức cơ bản, trọng tâm của tiết dạy (theo chuẩn kiến thức kỹ năng). Phải thể hiện được tiến trình của tiết dạy, trong đó làm nổi rõ phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động, rèn luyện khả năng tự học, vận dụng kiến thức trong thực tiễn. 3.3. Hình thức trình bày khoa học, sạch đẹp, rõ ràng, có giá trị thiết thực cho giáo viên trong quá trình lên lớp. Chú ý: a- Tiết kiểm tra, ôn tập, luyện tập: Cần có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung cơ bản giữa các giáo viên dạy cùng môn, cùng khối và bám sát chuẩn KT- KN. b- Đối với giáo án của tiết kiểm tra 45 phút trở lên soạn đầy đủ các bước lên lớp. Trong đó tất cả các môn phải xây dựng ma trận đề. Vận dụng nội dung tập huấn bồi dưỡng ra đề. Riêng môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật không soạn ma trận đề vì kiểm tra thực hành. 2. Lịch báo giảng: Thực hiện khoa học, sạch sẽ , ghi chép đầy đủ, chú ý ghi rõ tiết theo phân phối chương trình, các tiết dạy thay, dạy bù 3. Sổ điểm cá nhân: a) Đầy đủ: Ghi điểm đầy đủ các cột (kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết, thực hành, học kỳ) theo quy chế bộ môn. 5 b) Chính xác: Ghi điểm, tính điểm chính xác, sổ điểm cá nhân và sổ điểm lớp khớp nhau về điểm số; chữa điểm đúng quy định theo thông tư 58 của BGD & ĐT (nếu sai) c) Hiệu quả sử dụng: Thường xuyên cập nhật điểm vào sổ điểm lớp, ghi tỷ lệ chất lượng bài kiểm tra, theo dõi học sinh vắng mặt. 4. Sổ đầu bài: GVCN ( Lớp trưởng ) và Giáo viên bộ môn điền các thông tin vào sổ đầu bài theo quy định, những nhận xét - đánh giá của giáo viên bộ môn về tiết học phải chính xác, công bằng, khách quan và có tác dụng giáo dục. 5. Sổ công tác/ Sổ chủ nhiệm :(nếu có) a) Đầy đủ: Có kế hoạch chủ nhiệm năm học, học kỳ, tháng, tuần. Danh sách học sinh, cơ cấu tổ chức lớp, lý lịch từng học sinh… b) Khoa học: Sắp xếp các nội dung trên một cách khoa học, dễ tìm, dễ đối chiếu. c) Hiệu quả: Có theo dõi học sinh từ đầu năm, tháng, tuần, cuối học kỳ và những trường hợp cá biệt, qua đó theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh. 6. Sổ gọi tên ghi điểm: Thực hiện như mục I phần A. 7. kế hoạch giảng dạy: Đảm bảo các yêu cầu sau: a) Thiết thực: Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện và trình độ chung của nhà trường, nhất là trình độ học sinh. b) Cụ thể: Có điều tra khảo sát chất lượng đầu năm, làm cơ sở xây dựng kế hoạch chỉ tiêu. Nêu rõ các công việc phải làm, các biện pháp và thời gian triển khai thực hiện. Các chỉ tiêu, mục tiêu chính. Chú ý làm rõ các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy-học bộ môn: thao giảng, chuyên đề, ngoại khóa, phụ đạo, bồi dưỡng, viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng… c) Khoa học: Có phần điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý phù hợp với quá trình dạy học bộ môn. Chú ý: Kế hoạch cá nhân: ( kế hoạch giảng dạy) cần có các nội dung sau: - Các nhiệm vụ được giao (chuyên môn, chủ nhiệm, đoàn thể, các công tác khác…) - Đặc điểm tình hình trường, lớp có liên quan đến nhiệm vụ được giao. - Các chỉ tiêu phấn đấu trong học kỳ, cả năm đối với các nhiệm vụ được giao. - Các biện pháp triển khai thực hiện để đạt được các chỉ tiêu phấn đấu (học kỳ, cả năm) về chính trị, chuyên môn - nghiệp vụ, chủ nhiệm, các công tác khác… Lịch trình công tác theo học kỳ, tháng, tuần cho tất cả nội dung công việc được giao. 6 - Đăng ký danh hiệu thi đua. Đăng ký đề tài khoa học sư phạm ứng dụng. Giải pháp hữu ích về đổi mới trong quản lý, giảng dạy, công tác khác…(đây là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên, mỗi cán bộ quản lý trong xét thi đua) cần được đăng ký ở đầu năm và hoàn thành vào cuối năm học. 8. Sổ sử dụng thiết bị dạy học : lên trước 1 tháng , tháng trước gối tháng sau. ( Tuần thứ: , ngày/tháng/năm dạy ) 9. Sổ dự giờ . a) Đầy đủ: Đủ số lượng giờ dự theo quy định (theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường) b) Khoa học: Ghi chép rõ ràng nội dung kiến thức, những vấn đề cần trao đổi rút kinh nghiệm. c) Tác dụng: Có nhận xét ưu, khuyết điểm từng phần và cả bài, có đánh giá xếp loại một cách chính xác. 10. Sổ biên bản sinh hoạt lớp: Nhận xét đánh giá các mặt hoạt động, những ưu và nhược điểm, phương hướng… có đánh giá xếp loại của lớp hàng tuần 11. Sổ kế hoạch phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS khá giỏi: Lên kế hoạch cụ thể theo từng phân môn , từng khối lớp ( tuần, tháng, năm ) theo kế hoạch của nhà trường đề ra. 12. Sổ ghi chép các cuộc họp: a) Đầy đủ: Ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp, các đợt tập huấn chuyên môn của Sở, phòng bồi dưỡng chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn của cụm, trường, tổ, nhóm. b) Khoa học: Nội dung ghi chép rõ ràng, khoa học. c) Hiệu quả: Có hiệu quả thiết thực phục vụ cho cá nhân trong việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 13. Học bạ: Thực hiện như mục IV phần A Trên đây là quy định về mẫu hồ sơ giáo án trường THCS xã Đường Thượng.Y/c các đồng chí giáo viên triển khai thực hiện có gì vướng mắc xin liên hệ với chuyên môn của nhà trường % Nơi nhận: - Các đ/c giáo viên trong toàn trường - Lưu VTNT CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG P. HIỆU TRƯỞNG ( Đã kí ) Dương Việt Đức 7 8 . viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng… c) Khoa học: Có phần điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý phù hợp với quá trình dạy học bộ môn. Chú ý: Kế ho ch cá nhân: ( kế ho ch giảng dạy) cần. có) a) Đầy đủ: Có kế ho ch chủ nhiệm năm học, học kỳ, tháng, tuần. Danh sách học sinh, cơ cấu tổ chức lớp, lý lịch từng học sinh… b) Khoa học: Sắp xếp các nội dung trên một cách khoa học, dễ tìm,. X 6 Sổ gọi tên ghi điểm X X 7 Kế ho ch giảng dạy của giáo viên X 8 Kế ho ch sử dụng thiết bị dạy học X 9 Sổ dự giờ X 10 Sổ biên bản sinh ho t lớp X 11 Sổ kế ho ch phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng

Ngày đăng: 23/01/2015, 20:00

Mục lục

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Đường Thượng, ngày 25 tháng 8 năm 2012

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan