Trường : CĐSP Đà Lạt Đoàn TTSP năm 3: Trường Hermann Gmeiner Đà Lạt Khoa : Tự nhiên Lớp : SP Hóa – KTNN K35 Tên giáo sinh : Hoàng Thị Lê GV hướng dẫn : Cô Lê Thị Thảo Tuần : 27 Ngày soạn :13/03/2013 Tiết : Ngày dạy :19/03/2013 Lớp : 7B Tên bài dạy : NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu : Sau bài học này HS phải: 1. Kiến thức: - Giải thích được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Nêu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng 2. Kỹ năng: - Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương 3. Thái độ: . - Vận dụng vào việc nhân giống vật nuôi ở gia đình II. Trọng tâm - Khái niệm , các phương pháp chọn phối - Khái niệm nhân giống thuần chủng III. Phương pháp -Đàm thoại - gợi mở -Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề -Phương pháp quan sát -Phương pháp thảo luận nhóm IV. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Hình ảnh về sự sinh trưởng,phát dục của một số loại vật nuôi - Phiếu học tập 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu trước bài 32 V. Tiến trình giờ dạy 1. Ốn định lớp : (30 s) kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Gọi HS lên trả lời câu hỏi: Cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dung ở nước ta? HS: Trả lời -Chọn lọc hang loạt : là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất( cân nặng, sản lượng trứng, sữa…) của từng vật nuôi để lựa chọn từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất giữ lại làm giống GV: Gọi HS nhận xét và cho điểm - Kiểm tra năng suất( kiểm tra cá thể) các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả thu được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống 1. Bài mới : Giới thiệu bài: trong chăn nuôi, sau khi chon lọc được các giống vật nuôi phù hợp với mục đích chăn nuôi. Người ta sẽ tiến hành nhân giống các vật nuôi này. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công việc nhân giống vật nuôi. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chọn phối. Phân biệt phương pháp chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống (16’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng GV: Chiếu hình minh họa chọn phối giữa con đực và con cái cùng giống: chọn phối giữa con đực và con cái khác giống GV: Thông báo trong chăn nuôi muốn duy trì và phát huy các đặc điểm tốt cũng như số lượng các giống vật nuôi phải chọn những con đực tốt lai với những con cái tốt có thể cùng giống hoặc khác giống, sử dụng con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mới gọi là nhân giống vật nuôi. Một trong những việc làm đầu tiên của người chăn nuôi trong nhân giống là chọn phối. GV: yêu cầu HS đọc mục I/SGK Hỏi: -Muốn đàn vật nuôi con( gia súc, gia cầm) có những đặc điểm tốt thì vật nuôi bố mẹ phải thế nào? -Làm thế nào để phát hiện được con giống tốt? HS: Quan sát HS: Lắng nghe HS: -Vật nuôi bố mẹ phải là giống tốt -Phải chọn lọc -Ghép đôi cho sinh sản I. Chọn phối 1. Thế nào là chọn phối? - Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối ( chọn phối) - Mục đích: Nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống 2. Các phương pháp chọn phối -Chọn con đực, con cái cùng một giống( chọn phối cùng giống) VD: Gà Lơgo đực và gà Lơgo cái -Chọn con đục và con cái khác giống ( chọn phối khác giống) VD: Bò Vàng (Nghệ An) và bò Sin (Ấn Độ) -Sau khi chọn được con đực, con cái tốt người chăn nuôi phải làm gì để tăng số lượng? GV: Vậy thế nào là chọn phối? Mục đích của chọn phối? GV: Yêu cầu HS đọc SGK. Hỏi Khi đã có một giống vật nuôi tốt thì làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên? GV: Chiếu hình minh họa GV: Yêu cầu HS cho ví dụ GV: để tạo giống mới mang các đặc điểm của con đực và con cái thì người chăn nuôi làm gì? GV: Chiếu hình minh họa GV: Yêu cầu HS cho ví dụ GV: vậy trong chăn nuôi có các phương pháp chọn phối nào? GV: Yêu cầu HS cho ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống ở gia đình hoặc địa phương GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau: Chọn phối cùng giống Chọn phối khác giống Khái niệm Mục đích Ví HS: chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối -Mục đích là phát huy tác dụng của chọn lọc giống HS: Cho con đực và con cái của giống đó giao phối để sinh con HS: quan sát HS: Cho ví dụ HS: Người chăn nuôi thường lai giống địa phương với giống nhập ngoại có năng suất cao hơn HS: Quan sát HS: Cho ví dụ HS: -Chọn phối cùng giống chọn và ghép đôi con đục với con cái cùng giống đó cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng của giống dó lên -Chọn phối khác giống nhằm mục đích tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả 2 giống khác nhau HS: Ví dụ chọn phối gà, vịt, lợn… HS: thảo luận nhóm dụ GV: Chiếu phiếu học tập.2 Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) HS: Thảo luận nhóm Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng (14’) Trong chăn nuôi người ta thường dùng phương pháp chọn ghép đôi giao phối giữa con đực và con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ chúng. Ta cùng tìm hiểu về phương pháp này Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng GV: chiếu hình vẽ về một số giống vật nuôi thuần chủng GV: yêu cầu HS quan sát, Đọc SGK và cho biết -Nhân giống thuần chủng là gì? - Mục đích của việc nhân giống thuần chủng? GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ phương pháp nhân giống thuần chủng ở địa phương GV: Phát phiếu học tập 3.Yêu cầu HS thảo luận nhóm(3’) GV: Hỏi -Phương pháp nhân giống thuần chủng là gì? HS: quan sát HS: -Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi con đực với con cái của cùng một giống -Tăng số lượng cá thể và củng cố đặc điểm tốt của giống. HS: thảo luận nhóm HS: -Chọn cá thể đực, cái tốt của giống cho giao phối để sinh con chọn con tốt trong đàn con nuôi lớn lại tiếp tục chọn II. Nhân giống thuần chủng 1.Nhân giống thuần chủng là gì? - Khái niệm: là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ - Mục đích: tạo ra nhiều cá thể của giống đã có với yêu cầu là giữ lại được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó. 2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? - Phải xác định rõ mục đích - Chọn phối tốt , không ngừng chọn lọc - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi - Kết quả nhân giống thuần chủng? GV: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? GV: Nêu ví dụ khi nhân giống gà Ri thì những cá thể nào có sản lượng trứng thấp, có tính ấp bóng manh, kéo dài sẽ bị loại bỏ. GV: Thế nào là giao phối cận huyết? GV: giao phối cận huyết gây ra hiện tượng gì? GV: Giải thích thoái hóa giống là giống vật nuôi đó xấu đi ở một số tính trạng năng suất ( đẻ ít, trọng lượng cơ thể nhỏ,sản lượng sữa kém…), tính trạng chất lượng (mỡ nhiểu, da dày…) GV: Gọi HS kết luận GV: Chiếu hình và giới thiệu về một số giống vật nuôi phổ biến ở nước ta có giá trị kính tế cần được nhân giống thuần chủng lọc Tăng số lượng cá thể củng cố chất lượng giống HS: Phải xác định rõ mục đích - Chọn phối tốt , không ngừng chọn lọc - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi HS: Lắng nghe HS:Là giao phối giữa bố mẹ với con cái hoặc các anh chị em trong cùng đàn HS:Gây nên hiện tượng thoái hóa giống HS:Lắng nghe HS: Lắng nghe và ghi bài HS: Quan sát và lắng nghe 4.Củng cố - Đánh giá (6’) - Gọi 1 Hs đọc Ghi nhớ/ SGK/92 - Chiếu bài tập. Gọi HS trả lời Bài tập: Các câu sau Đúng hay Sai A. Chọn phối giữa con đực với con cái của 2 giống khác nhau để sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng. B. Nhân giống thuần chủng nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có C. Để nhân giống thuần chủng đạt hiệu quả thì phải nuôi dưỡng chăm sóc tốt bao gồm cả việc phát hiện, loại thải kịp thời những đặc điểm không mong muốn D. Chọn phối vịt cỏ đực với vịt cái Bắc Kinh là chọn phối cùng giống E. Chọn phối bò vàng nghệ An đực với bò vàng Nghệ An cái sẽ được thế hệ hệ sau đều là những bò Vàng Nghệ An (cùng giống với bố mẹ). Đáp án: A – S B – Đ C – Đ D – S E – Đ 5.Dặn dò(30s) - Học bài 34 - Chuẩn bị bài 35 - Trả lời câu hỏi 1,2/ SGK/92 - Sưu tầm một số tranh ảnh về về gà, vịt, lợn, trâu,bò… PHIẾU HỌC TẬP 1 Hoàn thành bảng sau: Chọn phối cùng giống Chọn phối khác giống Khái niệm Mục đích Ví dụ PHIẾU HỌC TẬP 2 Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống Phương pháp Con đực Con cái Chọn phối cùng giống -………………. -………………. -………………. - Lợn Móng Cái - Bò Vàng Nghệ An - Vịt cỏ Chọn phối khác giống -Lợn landorat - Bò sin -Vịt Bắc Kinh -……………… -……………… -……………… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đánh dấu X vào ô pù hợp Chọn phối Phương pháp nhân giống Con đực Con cái Thuần chủng Lai tạo -Gà Lơgo - Gà Logo -Lợn Móng Cái - Lợn Móng Cái -Lợn Móng Cái -Lợn ba Xuyên -Lợn Landorat - Lợn Landorat -Lợn Landorat - Lợn Móng Cái PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… CHỮ KÍ CỦA GIÁO SINH Đà Lạt, ngày…tháng…năm2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . giống khác nhau để sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng. B. Nhân giống thuần chủng nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có C. Để nhân giống thuần