Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
141,88 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỌC VIÊN: PHẠM THỊ THẮM MÃ SỐ: CH1401019 TÌM HIỂU KINH DỊCH DỰA TRÊN LOGIC MỜ ỨNG DỤNG ĐỂ DỰ ĐOÁN VẬN MỆNH Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số: 60 48 01 GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM BÀI THU HOẠCH CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Hoàng Kiếm đã truyền đạt kiến thức chuyên đề môn Công nghệ tri thức & ứng dụng. Qua đó giúp em có thêm nhiều kiến thức, thêm động lực để cố gắng tìm hiểu và hoàn thành bài thu hoạch. Và em không quên gửi lời cảm ơn đến bạn bè lớp CH K9 & CH K8 đã chia sẻ những tài liệu, giúp em giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình làm bài. Mặc dù rất cố gắng nhưng vẫn không thể tranh khỏi những sai sót, mong thầy giáo chỉ bảo thêm, mong các bạn đóng góp ý kiến để bài thu hoạch ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! TP. HCM, ngày 11 tháng 10 năm 2014 Học viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Thắm Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo thuyết tự nhiên ta biết rằng, khi nhắc đến Kinh Dịch là ta đề cập đến những nguyên tắc, quy luật nói về sự vận động, biến đổi phù hợp với tự nhiên, mà không một ai có thể phủ nhận tính khoa học của nó. Kinh dịch nêu lên những quy luật phát triển và biến hóa của vạn vật. Nội dung Kinh Dịch rất phong phú, phạm vi đề cập rất rộng, gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những mối liên hệ, tương quan mật thiết giữa Kinh Dịch với các môn khoa học hiện đại và nhiều lĩnh vực khác, từ triết học, thiên văn học, địa lý, quân sự, y học cho tới kinh doanh, quản trị nhân lực, Kinh Dịch được coi là một trong ba quyển sách lớn có ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại (bao gồm: Kinh Dịch, Thánh Kinh, Kinh Coran), là cuốn sách cổ xưa nhất của Trung Quốc cổ đại và được nhiều tác giả như: Phục Hy, Thần Nông, Văn Vương, Khổng Phu Tử nhắc đến Kinh Dịch cũng là khởi nguồn của khoa học thông tin. Từ ý tưởng kết hợp giữa tri thức hiện đại và tri thức cổ, cho nên em quyết định chọn chuyên đề “Ứng dụng của Kinh dịch - dự đoán tương lai” làm bài thu hoạch cho môn học “Công nghệ tri thức và ứng dụng”. Nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề nhằm góp phần phát triển phương pháp luận phục vụ việc thu thập các tri thức chuyên gia trong môi trường thông tin mờ, không chắc chắn và xây dựng một hệ hỗ trợ dự đoán tương lai, cụ thể là Hôn nhân. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu Kinh dịch dựa trên Lý Thuyết mờ để vận dụng xây dựng hệ chuyên gia giúp dự đoán hôn nhân. Kết quả chuyên đề cho phép tìm giải pháp Tin học xử lý các vấn đề về dự đoán hôn nhân, tạo điều kiện thuận lợi trong đánh giá và ước lượng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Nghiên cứu nguồn gốc và ứng dụng của Kinh dịch trong đời sống. • Nghiên cứu về lý thuyết mờ để xây dựng cơ sở tri thức dự đoán Vận mệnh. Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 4 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh • Nghiên cứu các phương pháp dự đoán vận mệnh, đi sâu vào trường hợp áp dụng tứ trụ dự đoán Hôn nhân. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, tìm hiểu, phân tích các tài liệu và thông tin có liên quan đến chuyên đề. 5. Kết quả dự kiến • Nắm được kiến thức về logic mờ, cấu trúc của hệ chuyên gia mờ. • Tìm hiểu về Kinh dịch và ứng dụng của nó trong dự đoán vận mệnh. Cụ thể trong bài thu hoạch là áp dụng Tứ trụ dự đoán Hôn nhân • Xây dựng hệ trợ giúp dựa trên logic mờ để dự đoán Hôn nhân. 6. Bố cục của chuyên đề. Nội dung của chuyên đề bao gồm 4 Phần, chủ yếu phân tích, tổng hợp và sắp xếp những nội dung then chốt nhất trong khoảng thời gian cho phép. • Phần I: Kinh dịch – Một hệ mờ • Phần II: Tìm hiểu logic mờ ứng dụng trong Kinh dịch • Phần III: : Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương la: Tứ trụ - dự đoán hôn nhân • Phần IV: Kết luận và hướng phát triển 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên đề • Hiểu và đánh giá các yếu tố cơ bản của logic mờ và ứng dụng. • Hiểu được phương pháp dự đoán. • Ứng dụng được lý thuyết logic mờ trong CNTT vào hệ hỗ trợ dự đoán Hôn nhân mang tính nhân văn, xã hội. 8. Đặt tên chuyên đề TÌM HIỂU KINH DỊCH DỰA TRÊN LOGIC MỜ ỨNG DỤNG DỰ ĐOÁN VẬN MỆNH Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 5 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh Phần I: KINH DỊCH – MỘT HỆ MỜ 1. Mối tương quan giữa Kinh dịch và logic mờ. Lý thuyết tập mờ ( fuzzy set theory) được vận dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, cơ khí máy móc, Y học, bói toán… GS TS Nguyễn Hoàng Phương đã đề cập đến 2 mảng ứng dụng trong quyển sách TÍCH HỢP ĐA VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY cho một chiến lược giáo dục tương lai – 1996 của ông, đó là Đông y và Thái Ất Độn giáp với lý thuyết tập mờ. Trong cuộc sống thực tế có rất nhiều khái niệm mơ hồ, và người ta không thể khẳng định một cách dứt khoát vấn đề là đúng hay sai, chẳng hạn như trông cô ấy già quá, thế nào là già? 40, 50 hay 60 tuổi … hoặc anh ta nói a ta đang yêu một cô gái nào đó, có thể là anh ta đang nói thật ngay lúc đó, nhưng chỉ sau 1 vài phút anh ta lại thấy cô khác đẹp hơn thì anh ta quên ngay cô gái ban đầu, như vậy là anh ta nói dối chỉ vài phút sau đó…… " Trăng bao nhiêu tuổi trăng già? Gái bao nhiêu tuổi gọi là gái non? Như vậy, tuổi tác của phụ nữ cũng rất là mơ hồ, rất mờ ảo Và sự mơ hồ đang có khuynh hướng gia tăng trong thế giới này đến độ người ta không thể biết đâu là sự thật, đâu là chân lý tương đối và đâu là chân lý tuyệt đối. Từ đó khái niệm lý thuyết tập mờ được hình thành để kiểm soát nhưng khái niệm mang tính ko chính xác và mơ hồ, phát biểu dưới dạng tập hợp thì A có thể chứa không_A - một thứ có thể chứa một phần thứ khác mâu thuẫn với nó. Logic truyền thống chỉ quan tâm đến 2 giá trị tuyệt đối (đúng hoặc sai). Logic truyền thống luôn tuân theo 2 giả thuyết. Một là tính thành viên của tập hợp: Với một phần tử và một tập hợp bất kỳ, thì phần tử hoặc là thuộc tập hợp đó, hoặc thuộc phần bù của tập đó. Giả thiết thứ hai là định luật loại trừ trung gian, khẳng định một phần tử không thể vừa thuộc một tập hợp vừa thuộc phần bù của nó. Thuyết âm dương của người Trung Quốc đã hàm chứa logic mờ! trong âm có dương, trong dương có âm. Một vật dưới 1 hệ qui chiếu này là âm nhưng dưới 1 hệ qui chiếu khác là dương. Sự đối lập giữa 2 mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó nó có tính tương đối. Thí dụ: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương, Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 6 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh nhưng lương (là mát) thuộc âm đối lập với ôn (là ẩm) thuộc dương. Trên lâm sàng tuy sốt (là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn sốt ít thuộc biểu dùng thuốc mát (lương). Trong âm có dương và trong dương có âm do âm dương cùng nương tựa với nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển. Có thể nói lý thuyết tập mờ được các triết gia Trung Hoa cổ đại nhận biết từ cách đây gần 3000 năm, họ đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương. Bertrand Arthur William Russel (Anh) trong quá trình nghiên cứu, ông đã phát hiện ra một nghịch lý mà ngày nay gọi là nghịch lý tập của Russell: Thí dụ một quả táo thuộc tập các quả táo, nhưng tập các quả táo không thuộc về tập các quả táo do bản thân nó không phải là một quả táo ! Nghĩa là tập các quả táo không phải là một thành viên của chính nó. Nếu nó là một thành viên của chính nó, thì không thoả mãn định nghĩa. Mặt khác, nếu nó không phải là thành viên của chính nó, thì theo định nghĩa về tập đó, thì nó lại thoả mãn và như vậy nó là thành viên của chính nó ! Vì vậy khi tìm ra nghịch lý này, Russell ngẫu nhiên chứng minh rằng logic nhị phân, mà ông nghĩ là cơ sở của toán học, không thể tự chứng minh nó. Tất nhiên ngày nay, chúng ta biết nghịch lý của Russell không phải là một trường hợp không giải được, nếu dùng logic mờ thì ta có câu trả lời ngay. Tuy nhiên, Russell không hề biết gì về logic mờ và đã vô cùng thất vọng với toán học. Năm 1964, giáo sư Lofti Zadeh – thuộc đại học Berkeley (California, Mỹ) bắt đầu suy nghĩ liệu có thứ logic tốt hơn nào dùng trong máy móc. Ông có ý tưởng liệu ta có thể bảo máy điều hoà làm việc nhanh hơn khi trời nóng lên, có thể đặt tự động số độ của máy lạnh tùy nhiệt độ bên ngoài hay ko? Có nghĩa là ko chỉ có khái niệm nóng hay lạnh 1 cách tuyết đối như Aristotle cha đẻ của logic học cổ điển ( logic nhị phân) đã phát biểu, hoặc lạnh hoặc nóng, nóng là ko lạnh và lạnh là ko nóng. Đây chính là bước đi đầu tiên của logic mờ hiện đại được ứng dụng rộng rãi như ngày nay. Như vậy, có thể thấy để khắc phục khuyết điểm của logic truyền thống, Lotfi Zadeh đã đưa ra lý thuyết mới về logic gọi là logic mờ (fuzzy logic). Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 7 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh Lý thuyết của Zadeh biểu diễn tính mờ hay tính thiếu chính xác trong các phát biểu theo cách định lượng bằng cách đưa ra một hàm tư cách thành viên tập hợp (set membership function) nhận giá trị thực giữa 0 và 1. Từ năm 1965 trở đi, Zadeh cống hiến toàn bộ sức lực của mình vào phát triển lý thuyết tập mờ, logic mờ và ứng dụng của chúng trong lý thuyết điều khiển, hệ thống và trí tuệ nhân tạo. Có thể thấy lý thuyết tập mờ ứng dụng trong rất nhiều thiết bị điện tử ngày nay: Từ quạt "mờ", nồi cơm điện "mờ", tủ lạnh "mờ", lò vi sóng "mờ" Nó đang là xu thế trong thời đại mới, vì nó giúp các thiết bị điện tử "thông minh" hơn. 2. Trình bày nguồn gốc và ứng dụng của Kinh dịch. 2.1 Nguồn gốc của Kinh dịch 2.1.1 Ý nghĩa của tiêu đề “Kinh dịch”. Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian. Dịch (易 yì) có nghĩa là "thay đổi" hay "chuyển động". Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau: • Giản dịch - thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp. • Biến dịch - hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau. • Bất dịch - bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật trung tâm - là không đổi theo không gian và thời gian. Tóm lại: Vì biến dịch, cho nên có sự sống. Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống. Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 8 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội. 2.1.2 Nguồn gốc và truyền thuyết Kinh dịch Kinh dịch không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc. Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn thư quán) gọi nó là tác phẩm chung của một phái, phái Dịch học, mà những người trong phái này gồm nhiều triết gia xu hướng khác nhau. Mới đầu Kinh dịch chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu trở thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số nhà bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker (Pháp) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học. Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền ___ tượng trưng cho dương, một vạch đứt _ _ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái. Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống, xử thế Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 9 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học. Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch. Nguồn gốc Kinh dịch có thể tóm tắt như sau: • Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch, gọi là tám Quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là sáu mươi tư Quẻ (tức là quẻ kép). Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương Kinh Dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả. • Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ). • Rồi sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng). • Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 10 [...]... trình khai phá tri thức từ thực nghiệm Thông thường, cơ sở luật và bộ tham số được gọi chung là cơ sở tri thức • Cơ chế suy diễn: có nhiệm vụ thực hiện thủ tục suy diễn mờ dựa trên cơ sở tri thức và các giá trị đầu vào để đưa ra một giá trị dự đoán ở đầu ra • Giao diện mờ hóa: thực hiện chuyển đổi các đầu vào rõ thành mức độ trực thuộc các giá trị ngôn ngữ • Giao diện khử mờ: có thể có hoặc không, thực... trị đầu ra rõ 2 Hệ chuyên gia dựa trên luật 2.1 Luật và sự kiện Một hệ dựa trên luật là một hệ cớ sở tri thức mà cơ sở tri thức được biểu diễn dưới dạng một tập (hay nhiều tập) luật 1.1.1 Luật Luật là cấu trúc tri thức dùng để liên kết thông tin đã biết với các thông tin khác giúp đưa ra các suy luận, kết luận từ các thông tin đã biết Luật là một phương tiện súc tích, có ý nghĩa, không phức tạp và... không phức tạp và linh hoạt của việc biểu diễn tri thức Trong hệ thống dựa trên luật, người ta thu thập các tri thức lĩnh vực trong một tập và lưu chúng trong cơ sở tri thức của hệ thông Hệ thông dùng các luật này cùng với các thông tin trong bộ nhớ để giaỉ bài toán Việc xử lý các luật trong hệ thống dựa trên các luật được quản lý bằng module được gọi là động cơ suy diễn Kiểu đơn giản nhất của luật được... WchungThuy; Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 29 Phần IV: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRI N 1 Đánh giá kết quả Bài thu hoạch đã thực hiện được các mục tiêu đề ra ban đầu: - Nắm Được kiến thức về logic mờ, cấu trúc của hệ chuyên gia mờ Tìm hiểu về Kinh dịch và ứng dụng của nó trong dự đoán Hôn nhân Xây dựng hệ trợ giúp dựa trên logic mờ để dự đoán Hôn nhân 2 Hướng phát tri n Mực dù đã cố gắng, tuy... âm dương, ngũ hành (như sinh, khắc), Tứ trụ đã cụ thể thành các luật hệ quả áp dụng trong quá trình dự đoán Phương pháp Tứ trụ dự đoán hôn nhân, về vận trình cả cuộc đời (các đại vận), về lưu niên, lục thân, của cải, tính cách, bệnh tật tai họa…Và sau đây là phương pháp dự đoán theo Tứ trụ trong lĩnh vực hôn nhân Trình tự dự đoán hôn nhân theo Tứ trụ: Lấy ngày giờ sinh thật chính xác Sắp xếp thứ... Giáp” ta gán giá trị “Giáp” cho biên “nữ.trụ_ngày.can” Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 21 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG KINH DỊCH DỰ ĐOÁN VẬN MỆNH TỨ TRỤ - DỰ ĐOÁN HÔN NHÂN 1 Vận mệnh 1.1 Nhận thức đối với vận mệnh 1.1.1 Mệnh vận vốn có trong vũ trụ Thiên, địa, nhân là sự thể nghiệm vũ trụ trong hệ thống lớn Với tư các là một hiện tượng, văn hóa kết tinh cao độ sự thể... đặt thuật toán khai thác dữ liệu để khám phá tri thức mới bổ sung - vào quá trình dự đoán Phương pháp dự đoán theo tứ trụ còn rất nhiều ứng dụng như dự đoán vận mệnh cho cả cuộc đời, công danh, tiền tài, con cái…… Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 30 Tài liệu Tham Khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thiệu Vĩ Hoa, Dự đoán theo Tứ Trụ, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002 2 GS.TSKH Hoàng Kiếm,... giới này là “thế giới thông tinh” mà âm dương , ngũ hành là biểu tượng của các thông tin đó Mệnh vận của từng cá thể vốn có trong vũ trụ Đó chính là ý nghĩa cơ bản của trị mệnh Tri mệnh thì không lo”, đó thực sự là chân trời cao cả Ứng dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 22 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh 1.1.3 Mệnh vận vì sao có thể dự đoán được Từ xưa y học và dịch học đã thông thương lại với... ta Kinh dịch là những tri thức cốt lõi, để rồi khi kết hợp với các tri thức khác sẽ giải quyết được một bài toán cụ thể trong đời sống như: • Khi kết hợp với các tri thức về nhân thể học sẽ cho ra đời phương pháp chữa bệnh theo Đông Y, châm cứu… • Khi kết hợp với học thuyết Phong Thủy sẽ giúp ta chọn các vùng đất thích hợp • cho việc xây dựng Khi kết hợp với các học thuyết dự đoán (Độn Giáp, Thái Ất... dụng Kinh dịch dự đoán tương lai Page 18 Ứng dụng Kinh dịch dự đoán Vận mệnh 1.1.2 Sự kiện: Để một luật có thể được thực hiện, và do đó một hệ thống dựa trên luật được sử dụng cho việc nào đó, hệ thống cần truy cập các sự kiện Sự kiện là những phát biểu được giả định là đúng tại thời điểm sử dụng Sự kiện có thể: Tra cứu một cơ sở sữ liệu Có được bằng cách nhắc nhở người dùng nhập thông tin Được . logic mờ và ứng dụng. • Hiểu được phương pháp dự đoán. • Ứng dụng được lý thuyết logic mờ trong CNTT vào hệ hỗ trợ dự đoán Hôn nhân mang tính nhân văn, xã hội. 8. Đặt tên chuyên đề TÌM HIỂU KINH