PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II Năm học : 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài 90 phút) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm): Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Những từ in đậm trong câu văn sau: “- Trời ơi, chỉ còn năm phút!” (Lặng lẽ Sa Pa . Nguyễn Thành Long) được gọi là gì? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần gọi - đáp. D. Thành phần phụ chú Câu 2: Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”, tác giả Vũ Khoan cho rằng sự chuẩn bị gì là quan trọng nhất? A. Kiến thức. B. Kỹ năng giao tiếp. C. Chuẩn bị bản thân con người. D. Tiền bạc. Câu 3: “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.” (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm). Về hình thức, các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng hình thức nào? A. Phép lặp từ ngữ. B. Phếp thế. C. Phép liên tưởng. C. Phép nối. Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? A. Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề. B. Chỉ ra nguyên nhân bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. C. Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xunh quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. D. Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của vấn đề. Câu 5: Văn bản «Nói với con » (SGK Ngữ văn 9 tập II) là của tác giả nào? A. Y Phương. B. Chế Lan Viên. C. Nguyễn Đình Thi. D. Nam Cao. Câu 6: Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” (Sang Thu – Hữu Thỉnh), từ láy “chùng chình” có nghĩa là gì? A. Dừng lại, không đi nữa. B. Đi qua thật nhanh. C. Đi thong thả. D. Cố ý đi chậm lại. Câu 7: Trong câu văn “ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, kjoong sợ nó thiếu giàu và đẹp.” (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ? A. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ. B. Chúng ta. C. Có thể tin ở tiếng ta. D. Không sợ nó thiếu giàu và đẹp. Câu 8: Kiểu văn bản nghị luận nào “ bàn về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống … của con người.”? A. Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống. D. Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. C. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. D. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 1: (2,5 điểm): Về bài thơ “ Viếng lăng bác” (Viễn Phương): a. Bài thơ được sáng tác năm nào? b. Chép lại những câu thơ trong bài thơ có hình ảnh hàng tre, cây tre. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh này trong bài thơ. Câu 2: (5,5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ ” (Thanh Hải) “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm sao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lạng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Ngữ văn 9, tập II, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007) ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II Năm học : 2012 – 2013 MÔN: Ngữ văn 9 I. Phần trắc nghiệm: (2.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B C A D A B II. Phần tự luận: (8.0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1: (2.5 điểm) a. Bài thơ được sáng tác năm 1976. Lưu ý: Nếu học sinh viết tháng nhưng sai thì trừ 0.25 điểm b. * Những câu thơ có hình ảnh cây tre: 1. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 2. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. 3. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Lưu ý: - Nếu học sinh chép thừa thì không trừ điểm; - Chép sai 1 từ/câu, câu 2 chỉ chép một câu thơ thì không cho điểm; - Nếu chép sai 2 lỗi chính tả trừ 0.25 điểm, 3-4 lỗi trừ 0.5 điểm, từ 5 lỗi trỏ lên không cho điểm. * Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre: - Cây tre hiện lên với vẻ bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng, trung hiếu => Tả thực cây tre bên lăng bác (dáng thẳng, được trồng thành hàng, màu xanh, ngày ngày bên lăng…) - Ý nghĩa ẩn dụ: Tre là hình ảnh của làng quê, của đất nước Việt Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc – là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường củ dân tộc 0.5 0.5 0.5 0.5 1.25 0.75 0.5 Câu 2: (5.5 điểm) Phân tích đoạn thơ: a. Mở bài: - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề (tác giả, tác phẩm, đoạn trích…) - HS không phải chép lại đoạn thơ. - Lưu ý: Bài làm không có phần mở bài, không cho điểm. b. Thân bài: Phân tích làm nổi bật giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy nghĩ và tâm niệm của nhà thơ. * Hai ý (luận điểm) cần làm sáng tỏ 1. Khát vọng, mong ước được sống ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả. 2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, gián dị, khiêm nhường. Một số phân tích cụ thể: * Khổ 1: - Điều tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Phân tích các hình ảnh: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến… để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải. + Con chim hót, một cành hoa, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Ở phần đầu bài thơ, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh một bông hoa tím biếc, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót chi mà vang trời. Đến khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên 0.5 4.5 2.0 ước nguyện chân thành của mình: Đem cuộc đời mình hòa nhập và cống hiến cho đất nước… Giữa bản hòa ca tươi vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm một nốt trầm xao xuyến => Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: Chỉ xin làm một nốt trầm trong bản hòa ca chung. - Điệp từ ta làm…, ta nhập vào… diễm tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. - Điệp từ một diễn tả sự nhỏ bé ít ỏi, khiêm nhường. * Khổ 2: - Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời. Hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp gián dị, khiêm nhường thể hiện thật xúc động tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cái hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. - Sự thay đổi trong cách xưng hô tôi sang ta mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của mọi người. + Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh túy, dù nhỏ bé, cho đất nước, và không ngừng cống hiến Lặng lẽ, Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người. * Đánh giá: - Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, thể thơ năm chữ, âm hưởng trong sáng, thiết tha. - Nội dung: Đoạn thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành, cao cả, thiết tha của nhà thơ… Đặt đoạn thơ trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể: Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời => càng khẳng định, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. 2.0 0.5 c. Kết bài: - Hs tóm lại vấn đề (khẳng định giá trị của đoạn thơ, nêu cảm nghĩ của bản thân). - Lưu ý: Bài làm + Không có phần kết bài thì không cho điểm. + Hs có thể tình bày nhiều cách khác nhau song phải biết phân tích một đoạn thơ. Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, Khuến khích những bài viết có tính sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, có cảm xúc, Những bài viết chung chunh hoặc sơ sài không cho quá một nửa số điểm của câu này. 0.5 * Lưu ý chung: - Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm. - Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm, trên 10 lỗi trừ 0.5 điểm. - Điểm toàn bài để lẻ đến 0.5 điểm. Trường THCS Thọ Nghiệp Huyện: Xuân Trường – Nam Định Sao lưu: Trần Văn Quang . câu văn “ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, kjoong sợ nó thi u giàu và đẹp.” (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ? A. Các thể văn trong lĩnh vực văn. mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của vấn đề. Câu 5: Văn bản «Nói với con » (SGK Ngữ văn 9 tập II) là của tác giả nào? A. Y Phương. B. Chế Lan Viên. C. Nguyễn Đình Thi. D. Nam Cao. Câu 6: Trong câu. sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Những từ in đậm trong câu văn sau: “- Trời ơi, chỉ