1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kiem tra 1 tiet su 9 HKII

4 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 93,5 KB

Nội dung

Ngày soạn:17/ 03/2013 Ngày dạy: 19/03/2013 Tuần 29 Tiết: 38 KIỂM TRA I TIẾT A. MỤC TIÊU: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu của HS về những kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 - Giúp HS tự đánh giá việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập tốt hơn. - Thực hiện theo yêu cầu trong PPCT của Bộ GD& ĐT - Đánh giá quá trình giảng dạy của GV, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học. 1. Về kiến thức: - Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930) - Đường lối lãnh đạo ,hình thức đấu tranh, mục tiêu, lực lượng cách mạng giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939 - Tình hình nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những biện pháp và kết quả giải quyết những khó khăn về nạn đói, nạn dốt, tài chính của nước ta. - Kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp- Mĩ - Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 - Hiệp định Giơ ne vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương 2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng trình bày, đánh giá, liên hệ giải quyết các vấn đề mang tính thời sự . 3. Về thái độ: Tích cực học tập, trung thực trong kiểm tra thi cử II/ Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận III/ Chuẩn bị của GV: Ma trận, đề kiểm tra ( phôto) Ma trận đề kiểm tra Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1 Hội nghị thành lập Đảng CS VN (3/2/1930) Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Số câu:2 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm:0,5 2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 - 1939 So sánh sự khác nhau về đường lối lãnh đạo ,hình thức đấu tranh, mục tiêu, lực lượng cách mạng giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939 Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 3 3.Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến 1946 Những biện pháp và kết quả giải quyết những khó khăn về nạn đói, nạn dốt, tài chính của nước ta. .Phân tích được những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Số câu: 1 Số điểm: 2 4. Việt Nam từ cuối năm 1946 - > 1954 Kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp- Mĩ Số câu:6 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15 % Số câu:6 Số điểm:1.5 5. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và Hiệp định Giơ-ne- vơ Hiệp định Giơ ne vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 Số câu:3 Số điểm:2.5 Tỉ lệ: 25 % Số câu:2 Số điểm:0.5 Số câu:1 Số điểm:2 Tổng số câu: 15 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100% Số câu:13 Số điểm:5 Tỉ lệ: 50 % Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ : 20% PHÒNG GD& ĐT HUYỆN ĐÔNG HÒA ĐỀ KIỂM TRA VIẾT . MÔN LỊCH SỬ 9 TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT Thời gian: 45 phút A . PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Ngày kiểm tra: 19/03/2013 I/ Chọn phương án trả lời mà em cho là đúng ( 2 đ) Câu 1: Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức ở đâu? a. Hà Nội c. Cửu Long (Hương Cảng) b. Quảng Châu d. Ma Cao Câu 2: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai? a. Nguyễn Ái Quốc b. Trần Phú* c. Trường Chinh d. Lê Duẫn Câu 3: Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I diễn ra vào thời gian nào? a. 1/6/1945 b. 6/1/1946 c. 1/6/ 1954 d. 6/1/ 1956 Câu 4: Biện pháp trước mắt để diệt giặc đói là: a. tổ chức quyên góp, tăng gia sản xuất, lập hũ gạo cứu đói b. tăng gia sản xuất, chia lại ruộng đất, nhường cơm sẻ áo c. xây dựng quỹ độc lập, phong trào “ tuần lễ vàng” tổ chức ngày đồng tâm d. quyên góp, nhường cơm sẻ áo, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng tâm Câu 5. Mục đích của Pháp khi đề ra kế hoạch Na-va là: a. xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, chuyển bại thành thắng b. buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho chúng c. xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm d. khóa chặt biên giới Việt – Trung và cô lập căn cứ Việt Bắc Câu 6: Chủ trương của Đảng ta để phá kế hoạch Na-va là: a. tấn công vào những vị trí quan trọng mà địch mạnh để tiêu diệt sinh lực chúng b. phòng thủ chiến lược c. tích cực, cơ động, linh hoạt d. tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu để tiêu diệt sinh lực chúng Câu 7 : Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? a. Ngày 21/7/1954 – Thụy Sĩ b. Ngày 21/7/1954 – Pháp c. Ngày 21/7/1954 – Trung Quốc d. Ngày 21/7/1954 – Mỹ Câu 8: Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Giơ-ne-vơ do ai dẫn đầu: a. Chủ tịch Hồ Chí Minh b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp c. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng d. Tổng bí thư Trường Chinh II/ Kết nối thời gian ( cột A) cho phù hợp với sự kiện ( cột B) (1 đ) A.Thời gian Nối B. Sự kiện 1. 12/1953 1 A . Pháp mở chiến dịch Át –lăng đánh vào Tuy Hòa ( Phú Yên) 2. 1/1954 2 B . Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội 3. 20/1/1954 3 C . Quân ta giải phóng Kon-Tum, uy hiếp Plây-ku 4. 2/1954 4 D . Liên quân Việt – Lào giải phóng Thà-Khẹt , uy hiếp Xê-nô E .Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập F. Liên quân Việt – lào giải phóng tỉnh Phong-xa-lì, uy hiếp Luông-pha-băng B- PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu1: ( 3 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau về: đường lối lãnh đạo ,hình thức đấu tranh, mục tiêu, lực lượng cách mạng giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939? Câu 2: (2 điểm) Về những khó khăn của tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám , SGK Lịch sử 9 có viết: Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Câu3: ( 2 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 ? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? III- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM: A/Phần trắc nghiệm: 3 điểm I/ Chọn ý đúng : 2 điểm ( mỗi câu 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án c b b d a d a c II/ Kết nối : 1 điểm( mỗi ý đúng 0,25 đ) 1-> D ; 2-> F ; 3 -> A ; 4 -> C B - Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: HS lập bảng thống kê để so sánh Nội dung Thời kì 1930-1931 Thời kì 1936-1939 Kẻ thù Đế quốc và phong kiến Thực dân Pháp và phong kiến phản động Mục tiêu Độc lập dân tộc và người cày có ruộng Chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, hòa bình. Lực lượng Liên minh công nông ( Xô Viết Nghệ - Tĩnh) Mặt trận dân chủ Đông Dương tập hợp mọi lực lượng tiến bộ Hình thức đấu tranh Vũ trang, bãi công, biểu tình. Công khai, bí mật và bán công khai. Lập được bảng thống kê : 1 đ Mỗi ý đúng 0,25 đ Câu 2: ( 2 điểm) -Khó khăn: + Nạn ngoại xâm: 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và tay sai từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Hơn 1 vạn quân Anh dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam. (0.5) + Kinh tế: Sản xuất đình đốn, hàng hoá khan hiếm, nạn đói đe doạ đời sống nhân dân. (0.5) + Tài chính: Trống rỗng, chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương. (0.5) + Văn hoá giáo dục: Hơn 90% dân số mù chữ và các tệ nạn xã hội khác. (0.5) Câu 3: ( 2 điểm) - Nguyên nhân thắng lợi: +Được sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo. (0.5) +Có hệ thống chính quyền Dân chủ Nhân dân, có Mặt Trận Dân Tộc, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh, có hậu phương vững chắc. (0.5) +Tình đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước dân chủ nhân dân. (0.5) + Nguyên nhân quan trọng nhất : sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo (0.5) . ,hình thức đấu tranh, mục tiêu, lực lượng cách mạng giai đoạn 19 30 - 19 31 và 19 36 - 19 39 Số câu :1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 3 3.Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến 19 46 Những. nối : 1 điểm( mỗi ý đúng 0,25 đ) 1- > D ; 2-> F ; 3 -> A ; 4 -> C B - Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: HS lập bảng thống kê để so sánh Nội dung Thời kì 19 30 - 19 31 Thời kì 19 36 - 19 39 Kẻ thù. soạn :17 / 03/2 013 Ngày dạy: 19 /03/2 013 Tuần 29 Tiết: 38 KIỂM TRA I TIẾT A. MỤC TIÊU: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu của HS về những kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 19 30 – 19 54

Ngày đăng: 21/01/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w