1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về mạng không dây Wireless Lan và mô phỏng trên phần mềm Packet Tracer

34 3,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Lời cảm ơn 2 Lời nói đầu 3 Phần 1: Giới Thiệu Về Mạng Không Dây 4 1.1. Mạng không dây là gì? 4 1.2. Ưu điểm và khuyết điểm của mạng không dây 4 1.3. Các chuẩn của mạng không dây 5 Phần 2: BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY 8 2.1. Một số hình thức tấn công xâm nhập phổ biến : 8 2.2. Các phương pháp bảo mật cho mạng Wireless LAN 9 2.3. Một số sai lầm phổ biến về bảo mật cho mạng Lan không dây: 13 Phần 3: Giới Thiệu Sơ Lược Về Packet Tracer 15 3.1. Giới thiệu chung về phần mềm Packet Tracer 15 3.2. Hướng dẫn cài đặt chương trình 15 3.3. Giao diện chính của phần mềm Packet Tracer 16 Phần 4: Mô Phỏng Hoạt Động Mạng Wireless Lan 20 Của Trường THPT KIM SƠN A 20 4.1. Thông tin khảo sát về mạng của trường THPT KIM SƠN A 20 4.2. Các yêu cầu thiết kế 22 4.3. Sơ đồ thiết kế: 24 4.4. Thiết kế và mô phỏng 24 4.5. Kết quả thực hiện 30 Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 33

MỤC LỤC 1 1 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn ThS. Trịnh Văn Hà đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài này cho em. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong học tập. Em cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu để em hoàn thành đề tài thật tốt. Em cảm ơn các anh chị và bạn bè đã góp ý xây dựng để em hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện: Đinh Đình Đồng 2 2 Lời nói đầu Hiện nay chúng ta vẫn thường nghe nói về WiFi và Internet không dây. Thực ra, WiFi không chỉ được dùng để kết nối internet không dây mà còn được dung để kết nối hầu hết các thiết bị viễn thông quen thuộc như: máy tính, máy in ,PDA , điện thoại di dộng mà không cần dây cáp nối, rất thuận tiện cho người sử dụng. Mạng không dây là một trong những bước tiến lớn nhất của ngành mang máy tính. Hàng trục triệu thiết bị Wi-Fi đã đực tiêu thụ và dự đoán tương lai sẽ còn hàng triệu người sử dụng. Con đường phát triển của công nghệ này từ quy mô hẹp ra phạm vi lớn thực ra mới chỉ bắt đầu. Theo đà phát triển của công nghệ mạng không dây,em quyết định thực hiện đề tài cơ sở tìm hiểu :”hoạt động mô phỏng hệ thống mạng không dây cho một cơ sở”,nhằm mục đích tìm hiểu đồng thời trang bị kiến thức và tầm nhìn của mình về mạng không dây, đặc biệt là mạng cục bộ không dây hay còn được gọi WireLess LAN .Trên cơ sở đó viêc ứng dụng thực tế mạng không dây là không thể thiếu nên ”Thiết kế, triển khai hệ thống WLAN” cũng là một phần trong đề tài này, nhằm minh họa triển khai dự án thực tế sử dụng mạng không dây. Trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót,kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 3 Phần 1: Giới Thiệu Về Mạng Không Dây 1.1. Mạng không dây là gì?  Mạng không dây ( hay còn gọi là mạng wifi, mạng wireless, 802.11) là mạng kết nối của các thiết bị có khả năng thu và phát sóng lại với nhau mà không cần sử dụng dây dẫn mà sử dụng sóng vô tuyến được truyền dẫn trong không gian qua các trạm thu/phát sóng.  Mạng không dây tuân theo chuẩn 802.11 của Viện kỹ sư điện và điện tử(IEEE- Institule of Electrical and Electronics Engineers)  Một số thuật ngữ thường dùng trong Wireless:  RF ( Radio Frequence ) : Tần số sóng điện từ của Wireless  Channel : Kênh phát sóng của sóng Wifi  Spread Spectrum : Trải phổ  SSID ( Service Set Indentification ): Tên dùng để phát sóng biệt với các thiết bị phát sóng khác  Cell : Vùng phủ sóng  Noise: Những tín hiệu làm nhiễu sóng khi truyền. Ví dụ như sóng điện thoại di động, sóng của lò vi ba  Roaming : Kỹ thuật giữ kết nối với trung tâm như AccessPoint 1.2. Ưu điểm và khuyết điểm của mạng không dây • Ưu điểm: Không tốn kém chi phí cho việc sử Cable để nối các máy tính lại với nhau. Tuy nhiên, vấn đề chi phí cho việc Cable chỉ thật sự nổi bật khi chúng ta cần di chuyển toàn bộ hệ thống mạng từ nơi này sang nơi khác, lúc đó chúng ta không thể tận dụng các Cable đã sử dụng. Chính vì thế, Wireless có ưu điểm là đỡ tốn chi phí cho Cable đồng thời có được sự cơ động cần thiết khi di chuyển. • Nhược điểm: Điểm nổi bật đầu tiên là độ truyền tải chậm khoảng 54Mb ( Thông dụng hiện nay ) so với 100Mb của mạng LAN truyền thống, độ ổn định không cao ( Sóng chập chờn ), bị nhiễu bởi các tần số của sóng khác( sóng của điện thoại di động, sóng lò vi ba), bị suy giảm tín hiệu khi qua các trần nhà và cuối cùng là khả năng bảo mật của wireless không cao. 1.3. Các chuẩn của mạng không dây Năm 1997, Viện kỹ sư công nghệ và điện tử (IEEE- Institule of Electrical and Electronics Engineers) đưa ra chuẩn mạng nội bộ không dây (WLAN) đầu tiên- được gọi là 802.11 theo tên của nhóm giám sát sự phát triển của chuẩn này. Lúc này, 4 4 802.11 sử dụng tần số 2,4GHz và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp nhưng chỉ hỗ trợ băng thông tối đa là 2Mbp – Tốc độ khá chậm cho hầu hết các ứng dụng. Vì lý do đó, các sản phẩm chuẩn này không còn được sản xuất nữa. - Chuẩn 802.11a : IEEE đưa ra chuẩn mở rộng thứ hai cũng dựa vào 802.11 đầu tiên đó là 802.11a. Chuẩn 802.11a sử dụng tần số 5GHz, tốc độ 54Mbps. Chuẩn 802.11a cũng sử dụng kỹ thuật trải phổ khác với chuẩn 802.11b, đó là kỹ thuật trải phổ theo phương pháp đa phân chia tần số trực giao (Orthogonal Frequency Division Multiplexing-OFDM). Đây được coi là kỹ thuật trội hơn so với trải phổ trực tiếp (DSSS). Do chi phí cao hơn, 802.11a thường chỉ được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp, ngược lại, 802.11b thích hợp hơn cho nhu cầu gia đình. Tuy nhiên, do tần số cao hơn tần số của chuẩn 802.11b nên tín hiện của 802.11a gặp nhiều khó khăn hơn khi xuyên tường và các vật cản khác. Vùng phủ sóng từ 30 – 70 m.Do 802.11a và 802.11b sử dụng tần số khác nhau, hai công nghệ này không tương thích với nhau. Một vài hãng sản xuất bắt đầu cho ra đời sản phẩm "lai" 802.11a/b, nhưng các sản phẩm này chỉ đơn thuần là cung cấp 2 chuẩn sóng Wi-Fi cùng lúc (máy trạm dùng chuẩn nào thì kết nối theo chuẩn đó ) + Ưu điểm của 802.11a: tốc độ cao, với tần số 5GHz tránh được sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác. + Nhược điểm của 802.11a: giá thành đắt, tầm phủ sóng ngắn hơn và dễ bị che khuất, hoạt động trên tần số 5GHz , tốc độ truyền tải lên đến 54Mbps nhưng không xuyên qua được vật cản, Hiện nay dạng chuẩn này rất ít được sử dụng. - Chuẩn 802.11b: Từ tháng 6 năm 1999, IEEE bắt đầu mở rộng chuẩn 802.11 ban đầu và tạo ra các đặc tả kỹ thuật cho 802.11b. Chuẩn 802.11b hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, ngang với tốc độ Ethernet thời bấy giờ. Đây là chuẩn WLAN đầu tiên được chấp nhận trên thị trường, sử dụng tần số 2,4 GHz. Chuẩn 802.11b sử dụng kỹ thuật điều chế khóa mã bù (Complementary Code Keying - CCK) và dùng kỹ thuật trải phổ trực tiếp giống như chuẩn 802.11 nguyên bản. Với lợi thế về tần số (băng tần nghiệp dư ISM 2,4GHz), các hãng sản xuất sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất, tốc độ truyền tải với tốc độ thấp hơn 802.11a, vùng phủ sóng từ 100-300m . Hai chuẩn 802.11a và 802.11b không tương thích với nhau. Nhưng khi đó, tình trạng "lộn xộn" lại xảy ra, 802.11b có thể bị nhiễu do lò vi sóng, điện thoại “mẹ bồng con” và các dụng cụ khác cùng sử dụng tần số 2,4GHz. 5 5 Tuy nhiên, bằng cách lắp đặt 802.11b ở khoảng cách hợp lý sẽ dễ dàng tránh được nhiễu + Ưu điểm của 802.11b: giá thành thấp nhất, tầm phủ sóng tốt và không dễ bị che khuất + Nhược điểm của 802.11b: tốc độ tối đa thấp nhất, có thể bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng - Chuẩn 802.11g: Năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ chuẩn mới hơn được gọi là 802.11g, được đánh giá cao trên thị trường, chuẩn này cố gắng kết hợp tốt nhất 802.11a và 802.11b. 802.11g hỗ trợ băng thông 54Mbps và sử dụng tần số 2,4GHz cho phạm vi phủ sóng lớn hơn. 802.11g tương thích ngược với 802.11b, nghĩa là các điểm truy cập (access point –AP) 802.11g sẽ làm việc với card mạng Wi-Fi chuẩn 802.11b Tháng 7/2003, IEEE phê chuẩn 802.11g.Chuẩn này cũng sử dụng phương thức điều chế OFDM tương tự 802.11a nhưng lại dùng tần số 2,4GHz giống với chuẩn 802.11b. Điều thú vị là chuẩn này vẫn đạt tốc độ 54Mbps và có khả năng tương thích ngược với chuẩn 802.11b nhưng không tương thích với chuẩn 802.11a Vùng phủ sóng khoảng 38-140m.Chuẩn 802.11g phổ biến nhất hiện nay vùng phủ sóng khoảng 38 - 140m + Ưu điểm của 802.11g: là tốc độ cao, tầm phủ sóng tốt và ít bị che khuất + Nhược điểm của 802.11g: giá thành đắt hơn 802.11b, có thể bị nhiễu bởi các thiết bị khác sử dụng cùng băng tần - Chuẩn 802.11n : ChuẩnWi-Fi mới nhất trong danh mục Wi-Fi là 802.11n. Đây là chuẩn được thiết kế để cải thiện tính năng của 802.11g về tổng băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không dây và anten (gọi là công nghệ MIMO(multiple-input and multiple-output)). Khi chuẩn này hoàn thành, 802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ lên đến 248Mbps(Có thể lên tới). 802.11n cũng cho tầm phủ sóng tốt hơn các chuẩn Wi-Fi trước đó nhờ tăng cường độ tín hiệu. Các thiết bị 802.11n sẽ tương thích ngược với 802.11g.hoạt động trên cả hai tần số 2.4GHz và 5GHz . Vùng phủ sóng rộng khoảng 70 - 250m . + Ưu điểm của 802.11n: tốc độ nhanh nhất, vùng phủ sóng tốt nhất, trở kháng lớn hơn để chống nhiễu từ các tác động của môi trường 6 6 + Nhược điểm của 802.11n: chuẩn vẫn chưa được ban bố, giá cao hơn 802.11g, sử dụng nhiều luồng tín hiệu có thể gây nhiễu với các thiết bị 802.11b/g kế cận. Ngoài 4 chuẩn Wi-Fi chung ở trên, vẫn còn một vài công nghệ mạng không dây khác vẫn tồn tại. Các chuẩn của nhóm 802.11 giống như 802.11h và 802.11j là các mở rộng của công nghệ Wi-Fi, mỗi một chuẩn phục vụ cho một mục đích cụ thể. • Bluetooth là một công nghệ mạng không dây khác. Công nghệ này hỗ trợ trong một phạm vi rất hẹp (xấp xỉ 10m) và băng thông thấp (1-3Mbps) được thiết kế cho các thiết bị mạng năng lượng thấp giống như các máy cầm tay. Giá thành sản xuất thấp của phần cứng Bluetooth cũng hấp dẫn các hãng sản xuất trong lĩnh vực này. Bạn có thể tìm thấy Bluetooth trong kết nối mạng PDA hoặc các điện thoại di động với các máy tính PC, nhưng nó hiếm khi được sử dụng cho mục đích kết nối mạng WLAN nói chung do phạm vi và tốc độ • WiMax cũng được phát triển riêng với Wi-Fi. WiMax được thiết kế nhằm có thể kết nối mạng trong phạm vi rộng hơn (trải rộng đến hàng dặm hoặc km). 7 7 Phần 2: BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY Bảo mật là vấn đề hết sứ quan trọng đối với người dùng trong tất cả các hệ thống mạng (LAN, WLAN …) .Để kết nối tới một mạng LAN hữu truyền cẩn phài truy cập theo đường truyền bằng dây cáp , phải kết nối một PC vào một cổng mạng ,Với mạng không dây chỉ cần có thiết bị trong vùng sóng là có thể truy cập được nên vấn đề bảo mật mạng không dây là cực kỳ quan trọng đối với người sử dung mạng. Bảo mật là vấn để rất quan trọng và đặc biệt được sự quan tâm của nhưng doanh ngiệp .Không những thế bảo mật cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp e ngại khi cài đặt mạng cục bộ không dây ( wircless LAN). 2.1. Một số hình thức tấn công xâm nhập phổ biến : 2.1.1. Tấn công không qua chứng thực Tấn công không qua chứng thực ( deauthentisatioe alttack ) tin tạc sẽ sử dụng một nút giả mạo để tìm ra địa chỉ AP đang điều khiển mạng . khi tin tặc có đươc AP chúng sẽ gửi quảng bá các bảng tin không chứng thực ra toàn mạng khiến cho các mật trong mạng dừng trao đổi tin với mạng .Sau đó tát cả các nút đó sẽ cố kết nối lại, chứng thực lại và liên kết với AP. Qúa trình này lặp đi lặp lại liên tục khiến cho mạng rói vào tình trạng bị dừng hoạt động 2.1.2 . Giả mạo AP Gỉa mạo AP là kiểu tấn công “ man in the minddle “ cổ điển .Đây là kiểu tấn công mà tin tặc đứng ở giữa và trộm lưu lượng truyền giữa hai nút . Kiểu tấn công này rất mạnh vì tin tặc có thể trộm tất cả lưu lượng đi qua mạng .Tin tặc tạo ra một AP thu hút nhiều sự lựa chọn hơn AP chính thống , AP giả này có thể được thiết lập bàn cách sao chép tất cả các cấu hình chuẩn của AP chính thống đó là : SSID , địa chỉ MAC v.v … 2.1.3 . Tấn công dựa trên sự cảm nhận sóng mạng lớp vậy lý Tần số là một nhược điểm bảo mật mạng không dây . Mức độ nguy hiểm thay đổi phụ thuộc vào giao diện của lớp vật lý .Có một vài tham số quyết định sự chịu đựng của mạng là năng lượng máy phát , độ nhạy của máy thu , tần số RF , băng thông và sự định hướng của anten . 8 8 2.1.4 . Giả địa chỉ MAC Địa hỉ MAC là một cách để ngăn người dùng bất hợp pháp gia nhập vào mạng , giá trị được mã hóa phần cứng là không đổi nhưng giá trị đưa ra phần của phần cứng lại thay đổi được. Có nhiều chương trình sử dụng cho các hệ điều hành khác nhau có thể thay đổi địa chỉ MAC được đưa ra trong bộ điều hợp mạng. 2.1.5 . Tấn công từ chối dịch vụ Đây là hinh thức tấn công làm cho các mạng không dây không thể phục vụ được người dùng , từ chối dịch vụ với những người dùng hợp pháp .Trong mạng có dây có các hình thức tân công từ chối dịch vụ DoS ( Dceial of Senvice ) phổ biến như ping of Death, SYN Flooding .Mạng không dây , một kẻ tấn công có thể tạo ra các sóng có cùng tần só với tần số truyền tín hiệu để gây nhiễu cho đường truyền. 2.2. Các phương pháp bảo mật cho mạng Wireless LAN 2.2.1. Firewall, các phương pháp lọc: a) Lọc SSID: Lọc SSID (SSID Filtering) là một phương pháp lọc chỉ được dùng cho hầu hết các điều khiển truy nhập.SSID của một trạm WLAN phải khớp với SSID trên AP hoặc của các trạm khác để chứng thực và liên kết Client để thiết lập mạng dịch vụ. Nhiều AP có khả năng lấy các SSID của các khung thông tin dẫn đường( beacon frame). Trong trường hợp này client phải so khớp SSID để liên kết AP. Lọc SSID được coi là một phương pháp không tin cậy trong việc hạn chế những người sử dụng trái phép của một WLAN. Một vài lỗi chung do người sử dụng WLAN tạo ra khi thực hiện SSID là: Sử dụng SSID mặc định: Sự thiết lập này là một cách khác để đưa ra thông tin về WLAN của mạng. Nó đủ đơn giản để sử dụng một bộ phân tích mạng để lấy địa chỉ MAC khởi nguồn từ AP. Cách tốt nhất để khắc phục lỗi này là: Luôn thay đổi SSID mặc định. Sự dụng SSID như những phương tiện bảo mật WLan: SSID phải được người dùng thay đổi trong việc thiết lập cấu hình để vào mạng. Nó nên được sử dụng như một phương tiện để phân đoạn mạng chứ không phải để bảo mật, vì thế hãy: Luôn coi SSID như một cái tên mạng. 9 9 Không cần thiết quảng bá các SSID: Nếu AP của mạng có khả năng chuyển SSID từ các thông tin dẫn đường và các thông tin phản hồi để kiểm tra thỳ hãy cấu hình chúng theo cách đó. Cấu hình này ngăn cản những người nghe vô tình khỏi việc gây rắc rối hoặc sử dụng mạng WLAN b) Lọc địa chỉ MAC: WLAN có thể lọc dựa vào địa chỉa MAC của các trạm khách. Hầu hết tất cả các AP đều có chức năng lọc MAC. Người quản trị mạng có thể biên tập, phân phối và bảo trì một danh sách những địa chỉ MAC được phép lập trình chúng vào các AP. Nếu một Card PC hoặc nhưng Client khác với một địa chỉ MAC mà không trong danh sách địa chỉ MAC của AP, nó sẽ không thể đến được điểm truy nhập đó. Hình5: lọc địa chỉ MAC Lập trình các địa chỉ MAC của các Client trong mang WLAN vào các AP trên một mạng rộng là không thực tế. Bộ lọc MAC có thể được thực hiện trên vài RADIUS Server thay vì trên mỗi điểm truy nhập. Cách cấu hình này làm cho lọc MAC là một giải pháp an toàn, và do đó có khả năng được lựa chọn nhiều hơn. Mặc dù Lọc MAC trong có vẻ là một phương pháp bảo mật tốt, chúng ta vẫn còn dễ bị ảnh hưởng bởi những thâm nhập sau: Sự ăn trộm CardPC trong có một bộ lọc MAC của AP Việc thăm dò WLan và sau đó giả mạo với một địa chỉa MAC để thâm nhập vào mạng. Với những mạng gia đình hoặc những trang mạng trong văn phòng nhỏ, nơi mà có một số lượng nhỏ các trạm khách, thỳ việc dùng bộ lọc MAC là 1 giải pháp bảo mật hiệu quả. Vì không một hacker thông minh nào lại tốn hàng giờ để truy nhập vào một mạng có giá trị sử dụng thấp. 10 10 [...]... Mô hình mạng không dây trên còn là mô hình nhỏ nhưng đã hoàng thành yếu tố kết nối không dây giữa các máy trong trường học thành một mạng WLan như mạng Lan bình thường Ngoài ra em còn xử lý một số yêu cầu cần thiết thực thế trong mạng trường học Tuy nhiên, mô hình dự án vẫn còn một số khuyết đểm Thông qua bài tìm hiểu này giúp em hiểu sâu sắc hơn về công nghệ mạng không dây và quy trình mô phỏng mạng. .. việc tìm hiều về mạng không dây đặc biệt là mạng cục bộ không dây, em đã có kiến thức các chuẩn, cấu trúc mạng và các vấn đề bảo mật và các vấn đề khi triển khai hệ thống mạng không dây cục bộ.việc phát triển mạng không dây thật sự mạng lại hiệu quả với sự thuận lợi khi sử dụng thiết bị có tính di động cao Bên cạnh việc tìm hiều lý thuyết, em triển khai ứng dụng dự án thực tế mô hình mạng không dây. .. tiên có mạng không dây và muốn khoe bằng cách đặt tên mạng là “ truy cập thoải mái” chẳng hạn Hàng xóm có thể dùng kết nối này để tải rất nhiều phim ảnh và mạng sẽ trở nên chậm chạp.Vì vậy mạng không dây giúp chia sẻ kết nối Internet dễ dàng, tuy nhiên việc có người lạm dụng là khó tránh khỏi 14 14 Phần 3: Giới Thiệu Sơ Lược Về Packet Tracer 3.1 Giới thiệu chung về phần mềm Packet Tracer Packet tracer. .. bản này thì không có hướng dẫn Có thể download phần mềm này ở trang chủ của Cisco cũng như các link được upload trên các trên các trang mạng 3.2.2 Hướng dẫn cài đặt phần mềm Packet Tracer Sau khi download về máy tính, ta tiến hành cài đặt như bình thường (kích chuột liên tục vào nút “Next” và cuối cùng là Finish) Sau khi tiến hành cài đặt xong ta khởi động và làm quen với Packet Tracer Vào Start ... Device-Specific Selection Phần này liệt kê từng loại của các thiết bị 19 19 Phần 4: Mô Phỏng Hoạt Động Mạng Wireless Lan Của Trường THPT KIM SƠN A 4.1 Thông tin khảo sát về mạng của trường THPT KIM SƠN A Trường học bao gồm 3 tòa nhà: - - - Tòa nhà giảng viên 1 tầng gồm: + 1 phòng hiệu trưởng có 1 CPU gắn card mạng không dây + 1 phòng phó hiệu trưởng có 1 CPU gắn card mạng không dây + 1 văn phòng + 1 phòng... chương trình 3.2.1 Download phần mềm Packet Tracer Trước tiên ta phải download phần mềm Packet Tracer về máy tính của mình Hiện nay có rất nhiều các phiên bản mới nhưng phiên bản dùng ổn định nhất là Packet Tracer 5.0, phiên bản này có 2 loại đó là : + Packet Tracer 5.0 full ( Có dung lượng khoảng 94Mb): Sau khi cài đặt xong sẽ có bài hướng dẫn sử dụng bằng video + Packet Tracer 5.0 no tutorial (dung... trên mạng không dây qua phương thức mã hóa sử dụng thuật toán đối xứng RC4.Thuật toán RC4 cho phép chiều dài của khóa thay đổi và có thể lên đến 256bit Hiện nay, đa số các thiết bị không dây hỗ trợ WEP với ba chiều dài khóa: 40 bit, 64 bit và 128 bit Một máy nối mạng không dây không có khóa WEP chính xác sẽ không thể truy nhập đến Access Point(AP) và cũng không thể giải mã cũng như thay đổi giữ liệu trên. .. với mạng có dây ( Wired LAN) WEP được thiết kế đảm bảo tính bảo mật cho mạng không dây đạt mức độ như mạng nối cáp truyền thống Đối với chuẩn 802.11, vấn đề mã hóa dữ liệu được ưu tiên hàng đầu do đặc tính của mạng không dây là không thể giới hạn về mặt vật lý truy cập đến đường truyền, bất cứ ai trong vùng phủ sóng đều có thể truy cập dữ liệu nếu không được bảo vệ WEP cung cấp bảo mật cho dữ liệu trên. .. cả máy in vào, rồi có thể mua them nhiều thiết bị không dây khác nữa Có thể vào một ngày nào đó máy in sẽ tự động in hết giấy bởi chúng ta không thiết lập các tính năng bảo mật Vì vậy không nên cho rằng mạng chúng ta đã an toàn Hãy nhờ những người am hiểu kiểm tra hộ + Quá tích cực với các thiết bị bảo mật: Mỗi card mạng không dây đều có một địa chỉ phần cứng( địa chỉ MAC) mà router không dây có thể... program  Cisco Packet Tracer  Cisco Packet Tracer hoặc kicsk vào biểu tượng icon ngoài Desktop ta sẽ được giao diện chính của Packet Tracer như hình dưới đây : 15 15 3.3 Giao diện chính của phần mềm Packet Tracer Khi khởi động chương trình lần đầu tiên từ màn hình Desktop hay Start menu ta thấy giao diện như hình dưới đây: Giao diện ban đầu này chứa 10 thành phần Dưới đây sẽ liệt kê và tóm tắt chức

Ngày đăng: 16/01/2015, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w