Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
486,75 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ ĐƯỜNG DÂY 35kV (tuyến Cái Nước - Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Hà Trang Tuấn Khải Nguyễn Hữu Nghị (MSSV:1010879) Phan Trọng Nghĩa Ngành Kỹ thuật Điện - Khoá 27 Tháng 12/2005 L L Ờ Ờ I I C C Ả Ả M M T T Ạ Ạ Em xin chân thành bài tỏ lòng biết ơn đến Thầy Phan Trọng Nghĩa, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên của Thầy đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành tập luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian qua. Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, cùng toàn thể bạn bè, những người luôn động viên tinh thần giúp em hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sinh viên thực hiện Nguyễn Hữu Nghị Mở đầu Sv thực hiện: Nguyễn Hữu Nghị LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết năng lượng điện rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta, đặc biệt là trong quá trình đất nước đang công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì thế yêu cầu đặt ra cho ngành điện là rất quan trọng. Chúng ta cũng đã xây nhiều nhà máy điện, nhưng để đảm bảo chất lượng điện năng thì phải làm thế nào, mà đặc biệt là phụ tải ở các tỉnh tăng nhanh. Đáp ứng nhu cầu đó, Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam hiện đang xây dựng thêm đường dây 500kV đi kèm đường dây 500kV hiện có, phát triển đường dây cao áp 110kV trở thành đường dây cung cấp điện chính cho phụ tải, và phát triển mạng điện Việt Nam dự tính 2004 đến 2010 có kể đến năm 2020 là sẽ dần loại bỏ các cấp điện áp trung áp trừ hai cấp là 22kV làm cấp điện áp chuẩn và cấp 35kV là cấp cho phép. Hòa nhịp với chủ trương đó, Sở Điện Lực tỉnh Cà Mau đã đầu tư nâng cấp các đường dây trung áp 35kV mà đặc biệt là đường dây 110kV đã được kéo xuống huyện Cái Nước (trước năm 2005 chỉ kéo tới trung tâm tỉnh Cà Mau) cộng với Trạm biến áp 110/35/22kV-40MVA xây dựng tại đây. Điều đó làm giảm gánh nặng cho trạm biến áp trung tâm 110/35/22kV-65MVA, nâng cao chất lượng và số lượng sử dụng điện của số lớn bà con vùng sâu vùng xa như huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển và Năm Căn, mà đường dây là tận dụng đường dây cũ cho nên yêu cầu đặc ra là phải có đường dây 35kV hoàn toàn mới là một điều cần thiết. Vì lý do đó mà đề tài thiết kế đường dây của em được ra đời. Xin được giới thiệu đề tài gồm 10 chương: Chương 1: Tổng quát về công trình và tuyến đường dây. Chương 2: Chọn dây dẫn và dây trung hòa. Chương 3: Cách điện và phụ kiện. Chương 4: Các biện pháp bảo vệ . Chương 5: Các giải pháp thiết kế cột và xà. Chương 6: Các giải pháp thiết kế móng và néo . Chương 7: Bố trí cột trên mặt bằng. Do kiến thức còn có hạn nên đề tài không khỏi tránh những sai sót, em mong được sự góp ý hoàn thiện của quí thầy cùng các bạn để làm tài liệu bổ ích sau này. Em chân thành cảm ơn. Mục lục SV thực hiện : Nguyễn Hữu Nghị Trang i MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH VÀ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY 1.1. Mục tiêu xây dựng công trình 1 1.2. Qui mô công trình 1 1.3. Phạm vi đề án 1 1.4. Tổng quát về tuyến đường dây 2 1.5 Điều kiện tự nhiên 2 1.6 Điều kiện khí hậu tính toán 2 1.7 Kết luận về tuyến 3 Chương 2: CHỌN DÂY DẪN VÀ DÂY TRUNG HOÀ 2.1. Một số loại dây dẫn 4 2.2. Phụ tải cơ sở để thiết kế chọn dây dẫn 5 2.3. Lựa chọn dây dẫn điện cho đường dây 5 2.4 Kiểm tra điều kiện phát nhiệt ở chế độ sự cố, dòng điện ở chế độ sự cố 8 2.5 Kiểm tra điều kiện tổn thất điện áp 8 2.6 Tính tải trọng tácđộng lên dây dẫn 11 2.7 Tính toán cụ thể 14 2.8 Ứng suất ở các chế độ tính toán 15 Chương 3: CÁCH ĐIỆN VÀ PHỤ KIỆN 3.1. Các yêu cầu kỹ thuật chung 17 3.2. Lựa chọn loại và vật liệu cách điện 17 3.3. Đặc tính kỹ thuật của cách điện 18 3.4. Phụ kiện đường dây 18 Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ 4.1. Nối đất 19 4.2. Biện pháp an toàn 26 Mục lục SV thực hiện : Nguyễn Hữu Nghị Trang ii Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CỘT VÀ XÀ 5.1. Lựa chọn sơ đồ cột loại cột 29 5.2. Bảng độ võng căng dây và ứng suất tương ứng với các khoảng cột 34 5.3 Các loại xà và tính các lực tác động lên cột 44 Chương 6: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÓNG VÀ NÉO 6.1. Giới thiệu các hình thức móng cột 61 6.2. Tính toán lựa chọn loại móng cụ thể cho đường dây 65 6.3. Kết cấu dây chằng 68 Chương 7: BỐ TRÍ CỘT TRÊN MẶT BẰNG 7.1. Số liệu đầu vào 74 7.2. Chia cột trên tuyến 75 L I C M T TÀI LI U THAM KH O Chương 1: Tổng quát về công trình và tuyến đường dây Sv thực hiện: Nguyễn Hữu Nghị Trang -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH VÀ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY 1.1 Mục tiêu xây dựng công trình Trong nhiều năm qua tỉnh Cà Mau đã được đầu tư Điện Khí Hoá từ nhiều nguồn vốn: Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, Tỉnh và nguồn vốn vay WB. Tuy nhiên chất lượng điện không được ổn định, đường dây 35kV tuyến Cà Mau đi xuống các huyện Trần Văn thời, Cái Nước, Ngọc Hiển và Năm Căn được xây dựng từ năm 1990 đến nay chỉ thay dây và các phụ kiện, chưa thay trụ lần nào. Mặt khác nhiều huyện có quy mô diện tích rộng, dân số đông và tốc độ phát triển quá nhanh, nên việc đầu tư phát triển chưa kịp thời nhu cầu của nhân dân, còn rất nhiều khu dân cư chưa được đầu tư. Để nâng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh đạt 75% vào cuối năm 2005, tỉnh Cà Mau đề nghị ứng vốn để thực hiện các đường dây cao áp 110kV kéo xuống phục vụ trực tiếp cho các phụ tải (đường dây 110kV đã được kéo xuống huyện Cái Nước) và các trạm phân phối đi kèm dần được xây dựng. 1.2 Qui mô công trình Công trình gồm 01 tuyến trung thế 03 pha 35kV từ trạm biến áp 110/35/22kV-40MVA tại huyện Cái Nước đi huyện Trần Văn Thời với tổng chiều dài là 22,009km được thiết kế mới song song với tuyến đường dây hiện hữu (nằm trong phạm vi lộ giới tuyến đường Cái Nước đang thi công đi Trần Văn Thời). Sau khi tuyến đường dây 35kV xây xong thì tiến hành thu hồi đường dây 35kV cũ để tránh trường hợp thi công mất điện lâu dài tại huyện Trần Văn Thời. 1.3 Phạm vi đề án Phạm vi đề án này thực hiện thiết kế kỹ thuật thi công công trình: Cấp điện cho huyện Trần Văn Thời-tỉnh Cà Mau gồm phần xây dựng mới đường dây trung thế 03 pha 35kV dài 22,009km. Đề án này không bao gồm phần trạm biến áp lực và trạm biến áp trung gian, không bao gồm đường dây hạ thế và các nhánh rẽ mắc cho nhà dân. Bản đồ địa dư tuyến đường dây được trình bày trong bản vẽ. Chương 1: Tổng quát về công trình và tuyến đường dây Sv thực hiện: Nguyễn Hữu Nghị Trang -2- 1.4 Tổng quát về tuyến đường dây Các cụm dân cư thường cặp theo tuyến lộ chính nên tuyến đường dây đi cặp theo lộ cách lộ một khoảng cách an toàn (khoảng cách từ dây dẫn đến lề đường ôtô nhỏ nhất bằng chiều cao cột) theo sự thống nhất của chính quyền địa phương và Sở Giao Thông Vận Tải. Tuyến đường dây đi qua các vườn tạp và vuông tôm. Tuyến nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của không khí nhiễm mặn. 1.5 Điều kiện tự nhiên 1.5.1 Đặc điểm địa hình: Tuyến đường dây từ thị trấn Cái Nước đi huyện Trần Văn Thời (thị trấn Trần Văn Thời) mang tính chất đồng bằng nam bộ, mặt đất bằng phẳng. Các cụm dân cư thường cặp theo bờ sông và cặp theo tuyến lộ chính. Tuyến đường dây vì thế cũng đi cặp theo lộ, đi qua các vườn tạp và vuông tôm. Tuyến nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của không khí nhiễm mặn. 1.5.2 Điều kiện địa chất công trình: Vùng đất huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời là vùng đất yếu, nhiểm phèn và ảnh hưởng nhiều của nước mặn. Nhưng nơi đây không bị lũ lụt. Cấu tạo địa chất tương đối thuần nhất, với kết quả điều tra thăm dò được mô tả như sau: v Lớp 1: Từ 3 đến 17m là lớp đất sét màu xám xanh đến xám đen, trạng thái nhão lẫn nhiều tạp chất hữu cơ. v Lớp 2: Từ 17 đến 23m là lớp đất pha các mịn hoặc sét xám xanh đến xám đen trạng thái nhão đến nữa cứng. v Lớp 3: Từ 23 đến 30 m là lớp đất sét nâu vàng đến nâu đỏ chứa nhiều hạt cát, trạng thái từ nửa cứng đến cứng. 1.6 Điều kiện khí hậu tính toán Khí hậu thủy văn: v Khí hậu nhiệt đới gío mùa trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. v Nhiệt độ trung bình năm: 30 0 C; max: 50 0 C; min: 20 0 C. v Độ ẩm trung bình năm: 80%. Chương 1: Tổng quát về công trình và tuyến đường dây Sv thực hiện: Nguyễn Hữu Nghị Trang -3- v Nắng: Số giờ nắng bình quân trong năm là 2500 giờ. Hằng năm vào tháng 04 thường xuất hiện đợt hạn kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. v Gió: Tốc độ gió trung bình 1,8m/s, thường có những cơn lốc xoáy vào mùa mưa nhưng ít giông bão. Địa hình thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cao độ chênh lệch không lớn, trung bình 0,5m-1,5m so với mặt nước biển. Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng tác động TCVN 2737-1995 quy định áp lực gió, hệ số vượt tải…cũng theo qui phạm hiện hành về thiết kế đường dây trên không, công trình cung cấp điện cho dân trong huyện Trần Văn Thời áp dụng các điều kiện tính toán như sau: Bảng 1.1 Điều kiện tính toán thực tế TT Chế độ tính toán Nhiệt độ không khí ( 0 C) Tốc độ gió (m/s) Áp lực gió (daN/m 2 ) I Nhi ệt đ ộ không khí thấp nhất 20 0 0 II Tốc độ gió mạnh nhất 25 29,66 83 III Nhiệt độ không khí trung bình 30 0 0 IV Quá đi ện áp khí quyển 21 15 6,25 V Nhiệt độ không khí cao nhất 50 0 0 Điều kiện khí hậu tính toán trên đây là cơ sở để tính toán cho dây dẫn cũng như kết cấu cột, móng và xà. 1.7 Kết luận về tuyến Theo các điều kiện về địa hình, địa chất và thủy văn như đã nêu trên việc chọn hướng tuyến để xây dựng đường dây trung thế 03 pha 35kV là hợp lý. Chương 2: Chọn dây dẫn điện và dây trung hòa Sv thực hiện: Nguyễn Hữu Nghị Trang -4- CHƯƠNG 2 CHỌN DÂY DẪN ĐIỆN VÀ DÂY TRUNG HÒA 2.1 Một số loại dây dẫn Loại dây hiện có: dây đồng; dây nhôm; dây nhôm lõi thép; dây thép – ПC, TK; dây hợp kim và thép… Dây đồng - M: chỉ dùng cho các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn đường dây qua vùng nước biển, hoặc khu vực hóa chất có tính ăn mòn mạnh. Dây nhôm - A: chủ yếu dùng cho mạng hạ áp. Dây nhôm lõi thép - AC, ACO, ACY, ACK, ACKC…: dùng rất rộng rãi cho đường dây trên không điện áp trên 1kV Dây ACO: dây nhôm lõi thép tăng cường phần nhôm F A /F C = 7,71 ÷ 8,04. Dây ACY: dây nhôm lõi thép tăng cường phần thép F A /F C = 1,46 ÷ 4,39. Dây ACK: dây nhôm lõi thép chống ăn mòn, lõi thép được bọc hai lớp màng nhựa polyetylen. Dây ACKC: dây nhôm lõi thép chống ăn mòn, phủ mở chịu nhiệt phần thép. Ngoài ra còn có các loại dây sau: Dây AKП (ACA): dây nhôm chống ăn mòn, phủ mở cả phần nhôm và thép. Dây ACKП: dây nhôm lõi thép chống ăn mòn, dùng thay dây đồng. Dây ACSR: dây nhôm lõi thép Tây Âu. Dây hợp kim: là công nghệ mới, có tính ưu việt là độ bền cơ cao, chịu nhiệt độ cao nên mật độ dòng điện lớn. Nhờ vậy, giảm được tải trọng tác động lên đường dây. Tuy nhiên giá thành dây hợp kim khá cao. Trường hợp đường dây đi trong vùng đông dân, cần tăng khoảng cột, giảm lực cột và gió, cũng như đường dây khoảng vượt lớn, nên xem xét sử dụng loại dây hợp kim. Dây thép: chủ yếu dùng làm dây chống sét. Tuy nhiên ở những nơi mật độ tải thấp, có thể xem xét dùng dây thép để tăng cường khoảng cột, nhờ đó hạ được giá thành xây xựng đường dây. Về mặt cấu tạo: v Dây đơn chỉ có một sợi duy nhất: thường là dây nhôm, thép có đường kính 4mm dùng cho đường dây hạ áp. Nếu là dây dẫn vào nhà thì cho phép đường kính 3mm. Đường kính nhỏ quá sẻ không đủ độ bền, lớn quá sẽ dễ bị uốn gẫy. Còn có dây lưỡng kim tiết diện đến 10mm 2 . v Dây vặn xoắn đồng nhất: nhiều sợi vặn xoắn lại với nhau, dây vặn xoắn có thể là dây đồng, nhôm, thép hay nhôm lõi thép. Dây vặn xoắn nhôm lõi thép dùng để tăng cường độ bền và người ta làm phần thép (lõi thép) ở giữa, các sợi nhôm ở bên ngoài. Dây vặn xoắn nhôm lõi Chương 2: Chọn dây dẫn điện và dây trung hòa Sv thực hiện: Nguyễn Hữu Nghị Trang -5- thép có thêm các sợi phụ bằng chất cách điện để tăng bán kính dùng cho điện áp 220kV trở lên. 2.2 Phụ tải cơ sở để thiết kế chọn dây dẫn Điện lực huyện Trần Văn Thời hiện sử dụng 02 máy biến áp, công suất mỗi máy là 6,3MVA. Số liệu phụ tải báo cáo ngày 09 tháng 08 năm 2005 tại trạm như sau: bảng 2.1 Số liệu phụ tải TT I ph ụ tải min (A) I ph ụ tải max (A) %S đm (kVA) U 19 gi ờ (kV) 1 33 113 65 21 2 41 156 90 21 Dòng tải lớn nhất là 113+156 = 269 (A). Điện áp tải đo được 21kV, nên công suất phụ tải của huyện có thể tính được như sau: VA)9784,355(k.269.213.U.I3S tmaxmax === W)8316,702(k,859784,355.0.cosμSP maxmax = = = VAr)5156,355(k,5279784,355.0.sinμSQ maxmax = = = Trong đó hệ số cosμ lấy theo tiêu chuẩn thiết kế cho mạng điện sinh hoạt (cosμ = 0,85). 2.3 Lựa chọn dây dẫn điện cho đường dây 2.3.1 Cơ sở lý thuyết Tiết diện dây dẫn được lựa chọn theo mật độ dòng kinh tế, điều kiện tổn thất điện áp trong trường hợp vận hành bình thường và kiểm tra điều kiện phát nóng trong trường hợp sự cố. Kiểm tra theo điều kiện vầng quang được thực hiện đối với các đường dây trên không điện áp 110kV và cao hơn. Trên các đường dây truyền tải điện áp không lớn hơn 220kV, trong trường hợp sử dụng dây dẫn được chọn theo mật độ kinh tế của dòng điện hay khoảng kinh tế của các công suất, tổn thất điện năng về vầng quang có giá trị không lớn. Vì vậy trong tính toán kinh tế - kỹ thuật các đường dây như thế nói chung tổn thất vầng quang không được xét. Các đường dây điện áp đến 35kV không bắt buộc sử dụng dây chống. Đối với đường dây trên 35kV, để đảm bảo độ bền cơ bắt buộc sử dụng dây chống sét. Tiết diện dây dẫn của mạng điện cần phải chọn như thế nào để chúng phù hợp với quan hệ tối ưu giữa chi phí đầu tư xây dựng đường dây và tổn thất về tổn thất điện năng. Khi tăng tiết diện dây dẫn, chi phí đầu tư sẻ tăng, nhưng chi phí về tổn thất điện năng sẽ giảm. Xác định quan hệ tối ưu này là vấn đề khá phức tạp và trở thành bài toán tìm tiết diện dây dẫn tương ứng với các chi phí quy đổi nhỏ nhất. Nhưng trong thực tế người ta thường dùng giải pháp đơn giản hơn để xác định tiết [...]... S – tải cuối đường dây Tổn thất điện áp được xác định qua tính toán Trong trường hợp đường dây chỉ có một nguồn tập trung, công thức gần đúng áp dụng cho đường dây đến 110kV như sau: ΔU% = P.R + Q.X 100 2 U đm (2.5) trong đó: P – công suất tác dụng trên đường dây (MW) Q – công suất phản kháng trên đường dây (MVAr) R, X là điện trở và điện kháng của đường dây (Ω) R = l.r X = l.x r – là điện trở đơn... trọng cơ học do trọng lượng dây Khi thiết kế đường dây, đã biết mã hiệu, tiết diện dây dẫn và dây chống sét, đó là kết quả của bài toán thiết kế, quy hoạch lưới điện Từ mã hiệu và tiết diện, tra trong cotalog ta tìm được các số liệu cần thiết, đó là trọng lượng 1m dây dẫn G (kg/m), tiết diện dây F (mm2), đường kính dây d (mm) Từ đó lấy trọng lượng của 1m dây chia cho tiết diện dây ta được tỷ tải g do trọng... cho đường dây trên 35kV trở lên, và cho cả đường dây 10kV – 35kV có dây dẫn cỡ lớn Mục 3.3 dưới đây giới thiệu 2 loại sứ phổ biến dùng cho đường dây 35kV được Điện Lực Cà Mau đang sử dụng tiêu thụ từ Thành Phố Hồ Chí Minh 3.3 Đặc tính kỹ thuật của cách điện + Đối với sứ đứng chống nhiễm mặn 35kV có đặc tính cơ lý sau: ♦ Nguyên liệu : Sứ gốm cách điện ♦ Đường kính cách điện : 170mm ♦ Chiều dài cách điện. .. cách điện treo Cách điện đứng có ưu điểm là rẻ, dễ lắp đặt, cho phép giảm độ cao cột Nhược điểm là độ bền không cao, chỉ thích hợp với điện áp đến 35kV và tính linh hoạt không cao Do đó, cách điện đỡ cho đường dây đến 35kV nên chọn cách điện đứng Cách điện treo dùng làm cách điện néo cho đường dây 10kV – 35kV, cách Sv thực hiện: Nguyễn Hữu Nghị Trang -17- Chương 3 Cách điện và phụ kiện đường dây điện. .. Chiều dài đường rò : 630mm ♦ Điện thế phóng điện khô : 110kV ♦ Điện thế phóng điện ướt : 95kV ♦ Điện thế đánh thủng : 220kV ♦ Lực phá hũy : >16KN ♦ Trọng lượng : 5,8kg + Sứ treo polyme 35kV có đặc tính cơ lý sau: ♦ Nguyên liệu : Polyme ♦ Đường kính : 80mm ♦ Chiều dài đường rò : 590mm ♦ Trọng tải phả hoại : 70KN ♦ Điện thế đánh thủng : 235kV ♦ Điện thế phóng điện ướt : 115kV 3.4 Phụ kiện đường dây Các... trong thiết kế xây dựng: chọn dây pha và dây nguội là dây ACK 240/32 và ACK 120 Bảng 2.5 Một vài thông số của dây ACK 240/32 và ACK 120 Đặc tính Tiết diện toàn bộ Đường kính Trọng lượng riêng Đơn vị tính Mm2 Mm Kg/m Dây ACK 240/32 275,70 21,60 0,938 Dây ACK 120 135,00 15,20 0,482 (dây chống sét áp dụng cho các đường dây 66kV trở lên và cho một số đoạn đầu trạm của đường dây 35kV, do đầu nguồn có đặt thiết. .. trường xây dựng đường dây Phạm vi sử dụng cột BTV này ngày càng thu hẹp vì các thông số kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật công nghiệp không phù hợp Chỉ sử dụng cho một số đường dây phân phối điện 22kV nhánh rẽ, tuyến ngắn, cung cấp điện trạm hoặc vốn đầu tư hạn chế và đường dây hạ áp 5.1.1.2 Cột tháp sắt Cột thép khung – TK (hay cột tháp sắt – TS) là cột thép được thiết kế chế tạo theo kết cấu khung,... đường dây dẫn điện trên không): Chương 2-ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG Điều 6: 1 Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không được giới hạn như sau: a) Chiều dài: Tính từ điểm mắc dây trên cột xuất tuyến của trạm này đến điểm mắc dây trên cột néo cuôí trước khi vào trạm (hoặc các trạm kế tiếp) b) Chiều rộng: Được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường. ..Chương 2: Chọn dây dẫn điện và dây trung hòa diện dây dẫn Đó là phương pháp chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ kinh tế của dòng điện: S= I J kt (2.1) trong đó: I – dòng điện tính toán chạy trên đường dây trong chế độ phụ tải lớn nhất, (A) Jkt – mật độ kinh tế của dòng điện đối với các điều kiện làm việc đã cho của đường dây, A/mm2 Các giá trị mật độ kinh tế của dòng điện cho trong bảng 2.1... Do đường dây không có nhánh nên không đặt các thiết bị đóng cắt, ngoại trừ đầu nguồn Bảo vệ chống sét cho đường dây dùng chống sét van bảo vệ trạm cùng lúc bảo vệ cho đường dây v Bảo vệ chạm đất và đóng cắt: Đầu tuyến đường dây (tại trạm biến áp phân phân phối của đường dây) có đặt FCO 35kV- 300A với cở chì thích hợp với công suất (S = 10MVA) Một vài chương của Nghị 54/1999/NĐ-CP về an toàn lưới điện