Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 311 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
311
Dung lượng
9,88 MB
Nội dung
CƠ SỞ KỸ THUẬT BỜ BIỂN PGS. TS. Vũ Minh Cát Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội, tháng 12 năm 2002 1 LỜI NÓI ĐẦU Với sự tăng nhanh nhu cầu sử dụng đa mục tiêu vùng ven biển trong những năm gần đây, việc hiểu sâu sắc dòng chảy vùng ven bờ, sóng, chuyển vận bùn cát và tác động tương hỗ của các nhân tố này với các công trình là rất quan trọng. Mặt khác có thể thấy rằng các hoạt động kinh tế xã hội quan trọng nhất đang diễn ra trên dải bờ biển. Việt nam có trên 3200 km bờ biển, hiểu biết qui luật một cách cặn kẽ, khai thác và phát triển bền vững dải ven biển sẽ thúc đẩy sự phát triển đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay, việc nghiên cứu dải bờ biển của nước ta chưa được nhiều, có rất nhiều tác động xấu do các hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra ở dải bờ biển. Chúng ta cũng chưa có nguồn nhan lực có đầy đủ kiến thức để phục vụ cho các hoạt động đang diễn ra trên dải bờ biển. Tập bài giảng: “Nhập môn kỹ thuật bờ biển” được viết là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển” với mục tiêu cung cấp kiến thức cho người học nhằm phát triển bền vững dải ven biển nước ta. Tập bài giảng bao gồm 12 chương được chia làm 2 phần, phần I cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở về dải bờ biển như quá trình phát triển của đường bờ biển và các thành tạo của nó, khí tượng biển, hải dương học, thủy triều, sóng v.v Phần 2 sẽ trình bày sâu hơn về hình thái, địa mạo, nhiễm bẫn vùng ven biển, dòng chảy và tác động của các nhân tố này đến môi trường và làm như thế nào để quản lý một cách bền vững dải ven biển. Tài liệu tham khảo chính để xây dựng tập bài giảng này là cuốn :”Nhập môn kỹ thuật bờ biển” của các Giáo sư và cán bộ giảng dạy khoa Kỹ thuật dân dụng và Địa kỹ thuật, trường đại học công nghệ Delft (Hà lan) bắt đầu viết vào năm 1982 và được nâng cấp, cập nhật, sửa chữa thường xuyên. Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TS. Marcel Stive, GS. K. d’Angremond, PGS. H.J. Verhagen đã đọc và cho các ý kiến đóng góp quý báu cho tập bài giảng này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn nhà khoa học Krystian Pilarczyk, Viện Quản lý nước và cơ sở hạ tầng, Bộ Giao thông công chính Hà Lan; TS. Randa Hassan, Giảng viên kỹ thuật bờ biển, trường quốc tế về cơ sở hạ tầng, quản lý nước và kỹ thuật môi trường, TS. Ad J.F. van der Spek, Viện Khoa học địa chất ứng dụng Hà lan đã cung cấp tài liệu và có nhiều ý kiến đóng góp quí báu. Cuối cùng, xin cảm ơn các cán bộ thuộc phòng hợp tác quốc tế, Đại học công nghệ Delft và đặc biệt là TS. Johan Van Dijk đã giúp đỡ một cách hiệu quả cho tác giả hoàn thành tập bài giảng này. 2 LỜI NÓI ĐẦU 2 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 8 1.1. Khái quát chung về kỹ thuật bờ biển 8 1.1.1. Định nghĩa 8 1.1.2. Các nghiên cứu cơ bản 9 1.2. Các thuật ngữ chuyên môn 11 1.3. Symbols – Các ký hiệu 74 1.4. SI-Units – Đơn vị theo hệ SI 83 Chương 2: SỰ RA ĐỜI CỦA VŨ TRỤ TỚI VIỆC HÌNH THÀNH ĐƯỜNG BỜ 86 2.1. Mở đầu 86 2.2. Sự hình thành của vũ trụ, trái đất, đại dương và khí quyển 86 2.3. Cấu tạo địa chất của trái đất 87 2.4. Phân loại đường bờ theo quan điểm địa chất kiến tạo 94 2.5. Đường bờ biển Việt Nam 98 2.5.1. Lịch sử phát triển địa chất của đường bờ biển Việt Nam 98 2.5.2. Ảnh hưởng các hoạt động kinh tế xã hội đến dải bờ biển 104 Chương 3: KHÍ HẬU BIỂN 108 3.1. Mở đầu 108 3.2. Hệ thống khí tượng 108 3.3. Từ khí tượng đến khí hậu 109 3.4. Chu trình tuần hoàn nước 109 3.5. Bức xạ mặt trời và sự phân bố của nhiệt độ 111 3.6. Hoàn lưu khí quyển - gió 115 3.7. Bảng gió Beaufort 117 Chương 4: HẢI DƯƠNG HỌC 120 4.1. Mở đầu 120 4.1.1. Sinh học biển 120 4.1.2. Hóa học biển 120 4.1.3. Địa chất biển 120 4.1.4. Vật lý biển 120 4.2. Hệ thống gió 121 4.2.1. Gió mùa một đặc tính trội tác động đến bờ biển Việt Nam 121 4.2.2. Bão ở Việt Nam 121 4.3. Vài nét về đại dương 122 3 4.4. Dòng chảy do gió 123 4.5. Động lực của dòng biển 123 4.6. Tính chất của nước biển 126 4.7. Dòng mật độ 128 Chương 5: THỦY TRIỀU 129 5.1. Mở đầu 129 5.2. Nguồn gốc của thủy triều 130 5.3. Nước dâng 135 5.4. Sóng thần 139 5.5. Dao động mực nước trong hồ do thay đổi áp suất không khí (Seiche) 140 5.6. Biểu diễn toán học về thuỷ triều 141 5.7. Chế độ triều dọc bờ biển Việt Nam 147 5.8. Định nghĩa các mực nước triều 149 Chương 6: SÓNG NGẮN 154 6.1. Sóng và phân loại sóng 154 6.2. Sóng đều 157 6.2.1. Cơ học sóng 157 6.2.2. Tốc độ truyền sóng 161 6.3. Sóng ven bờ 164 6.3.1. Mở đầu 164 6.3.2. Hiệu ứng nước nông 164 6.3.3. Sóng khúc xạ 165 6.3.4. Sóng vỡ 166 6.3.5. Sóng phản xạ 168 6.3.6. Sóng nhiễu xạ 169 6.3.7. Sóng dâng nước 170 6.3.8. Sóng leo 171 6.4. Phân bố sóng ngắn hạn và dài hạn (Phân bố sóng theo mẫu và tổng thể) 172 6.4.1. Phân bố sóng ngắn hạn (theo mẫu) 172 6.4.2. Phân bố sóng dài hạn (tổng thể) 175 6.4.3. Ứng dụng của phân bố dài hạn 176 6.5. Quan trắc sóng 184 6.6. Tính toán dự báo khôi phục sóng từ tài liệu gió 185 6.7. Sử dụng tài liệu đo đạc sóng toàn cầu 186 4 6.8. Phổ sóng 188 6.8.1. Phổ chiều cao sóng 188 6.8.2. Phổ hướng sóng 190 Chương 7: CỬA SÔNG VÀ CỬA VỊNH TRIỀU 192 7.1. Sự khác nhau giữa cửa vịnh triều và cửa sông 192 7.2. Đặc tính cửa vịnh triều 192 7.3. Chuyển động bùn cát/bồi lắng cửa vịnh triều 195 7.4. Đẩy nhanh quá trình bồi tụ 196 7.5. Cửa sông vùng triều 196 7.6. Chuyển động của dòng bùn 200 7.7. Lạch triều lên và triều rút 202 7.8. Các cửa sông siêu mặn 203 Chương 8: CÁC KIỂU BỜ BIỂN 206 8.1. Mở đầu 206 8.2. Đặc điểm bờ biển cát 208 8.2.1. Vùng cửa sông 208 8.2.2. Bãi triều 211 8.2.3. Đồng bằng ven biển 212 8.2.4. Bãi biển 218 8.2.5. Cồn cát, đụn cát 220 8.2.6. Đầm phá 222 8.2.7. Bờ biển được che chắn 223 8.2.8. Cửa lạch triều, vịnh triều 224 8.3. Đường bờ chịu ảnh hưởng trội của hệ sinh thái biển 225 8.3.1. Các đầm nước mặn 225 8.3.2. Rừng ngập mặn 227 8.3.3. Hệ thực vật sống trên cát 229 8.3.4. Dải san hô 229 8.4. Bờ biển đá 232 8.4.1. Nguồn gốc của bờ biển đá 232 8.4.2. Bờ đá xâm thực 234 8.5. Các dạng bờ biển của Việt Nam 235 8.5.1. Bờ đá và san hô 235 8.5.2. Dạng bãi vùng cửa sông 235 5 8.5.3. Dạng đồng bằng châu thổ 235 8.5.4. Đường bờ vùng đầm phá 236 8.5.5. Cửa vào vịnh triều 236 8.5.6. Đầm lầy, rừng ngập mặn và các loài cỏ biển 236 Chương 9: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM VÀ DÒNG MẬT ĐỘ 238 9.1. Mở đầu 238 9.2. Ô nhiễm 238 9.2.1. Các loại ô nhiễm 238 9.2.2. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm 240 9.3. Dòng mật độ vùng cửa sông 241 9.3.1. Sự thay đổi độ muối theo thủy triều 241 9.3.2. Nêm mặn 243 9.3.3. Hiện tượng phân tầng theo phương ngang 245 9.3.4. Bồi lắng trong sông 246 9.3.5. Một số biện pháp kiểm soát dòng mật độ trong sông 248 9.4. Dòng mật độ trong cảng 250 9.4.1. Bồi lắng trong cảng 256 9.4.2. Bài toán thực tế 256 9.4.3. Giải pháp giảm ảnh hưởng dòng mật độ trong cảng. 260 Chương 10: HÌNH THÁI HỌC BỜ BIỂN 263 10.1. Mở đầu 263 10.2. Các quá trình trong vùng sóng vỡ 264 10.3. Chuyển vận của bùn cát 266 10.3.1. Chuyển vận do sóng và dòng chảy 266 10.3.2. Cát vận chuyển do gió 268 10.4. Sự thay đổi của đường bờ và trạng thái cân bằng của đường bờ 269 10.5. Tính toán lượng bùn cát ven bờ 272 Chương 11: QUẢN LÝ DẢI VEN BỜ 274 11.1. Mở đầu 274 11.2. Những thay đổi mang tính toàn cầu 275 11.2.1. Tăng dân số của thế giới 275 11.2.2. Sự thay đổi khí hậu và mực nước biển tăng 277 11.2.3. Nhiễm bẩn 278 11.3. Các hệ thống kinh tế xã hội 279 6 11.4. Sự cần thiết của bài toán quản lý 282 11.5. Các công cụ quản lý 287 11.5.1. Trọng số các quan tâm 287 11.5.2. Bài toán quản lý thực tế 288 11.6. Chung sống với tự nhiên 290 Chương 12: CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ 292 12.1. Mở đầu 292 12.2. Các dạng xói 292 12.2.1. Xói do công trình 292 12.2.2. Xói bờ biển và đụn cát trong bão có nước dâng 294 12.2.3. Xói các vùng đất mới 295 12.2.4. Xói cửa vịnh triều 295 12.3. Giải pháp công trình bảo vệ bờ biển 296 12.3.1. Bảo vệ khu vực bị xói do công trình 299 12.3.2. Bảo vệ bãi biển và đụn cát khi bão nước dâng cao 300 12.3.3. Bảo vệ các vùng đất mới 301 12.3.4. Ổn định cửa vịnh triều 302 12.4. Giải pháp phi công trình 302 12.4.1. Nuôi bãi 302 12.4.2. Rừng ngập mặn 304 TÀI LIỆU THAM KHẢO 311 7 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Khái quát chung về kỹ thuật bờ biển 1.1.1. Định nghĩa Không có một định nghĩa chính xác về bờ biển và vùng ven biển. Vùng ven biển phụ thuộc vào các vấn đề kinh tế - xã hội và được qui định tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Chẳng hạn vùng cửa sông có được xem là vùng ven biển hay không, môi trường tự nhiên và xã hội vùng ven biển mang nét đặc trưng gì v.v Vì vậy, trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ có một định nghĩa phù hợp nhất về vùng ven biển. Một số nước vùng ven biển được giới hạn nằm giữa thuỷ triều lớn nhất và nhỏ nhất; một số nước khác lại qui định vùng ven biển là vùng sóng ảnh hưởng đến đáy biển ở ngoài khơi và giới hạn xa nhất của thuỷ triều biển vào hệ thống sông ngòi hay lấy giới hạn vùng nằm giữa cao độ + 10 và - 10 m trên mực nước biển trung bình. Đặc điểm cơ bản nhất của vùng ven biển là sự ảnh hưởng hỗn hợp giữa môi trường biển và lục địa, giữa nước ngọt và nước mặn, bùn cát sông và bùn cát biển. Điều này tạo nên một vùng với một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Mặt khác, hoạt động kinh tế xã hội vùng ven biển khá đa dạng, đôi khi mâu thuẫn nhau, trong đó quan trọng nhất là sinh hoạt làng xã, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, nông nghiệp, cấp nước, vận tải thủy, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, vui chơi, giải trí. Ở Hà Lan, vai trò quan trọng nhất của các dải cát là bảo vệ các vùng đất phía trong không bị ngập nước. Thêm vào đó việc xây dựng dải bờ biển phục vụ nghỉ mát cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, hai hoạt động này thường mâu thuẫn nhau. Khi có nhiều hoạt động cùng diễn ra đồng thời thì tính phức tạp sẽ tăng lên. Nếu đi sâu nghiên cứu vùng ven biển thì có thể sơ đồ hoá theo nhiều cách khác nhau. Các thành phần trong hệ thống có thể phân chia thành hai nhóm chính: Tự nhiên và nhân tạo trong đó nhóm nhân tạo chịu sự tác động của con người được đặc trưng bởi hệ thống cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng hai hệ thống đó có mối liên hệ mật thiết với nhau và vì vậy đòi hỏi các kỹ sư kỹ thuật bờ biển phải có kiến thức đầy đủ về hệ thống tự nhiên và các hoạt động vùng ven biển. Cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý bền vững biển và đới bờ vì theo dự báo có hơn 50% dân cư sẽ sống ở vùng ven biển (khái niệm vùng ven biển trong trường hợp này được mở rộng hơn). Hầu hết các siêu đô thị đều được xây dựng ven biển như Tokyo, Jakarta, Thượng Hải, Hong Kong, Bangkok, Calcutta, Bombay, New York, Buenos Aires, Los Angeles. Khi mất cân bằng giữa các quá trình tự nhiên và xã hội ở vùng ven biển sẽ dẫn tới các vấn đề như đói nghèo, ô nhiễm và các vấn đề xã hội khác. Nói tóm lại, tương lai của thế giới phần lớn phụ thuộc vào tương lai của vùng ven biển. 8 Tóm lại, kỹ thuật bờ biển là các hoạt động kinh tế kỹ thuật liên quan tới vùng ven biển. Các hoạt động bao gồm: • Các hệ thống, các quá trình và phân tích các vấn đề • Quản lý thông tin và các dữ liệu • Hệ thống hoá và mô hình hoá • Qui hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng • Hệ thống các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Xác định các hoạt động kỹ thuật nào trong những tình huống cụ thể thuộc hệ thống bờ biển phải được nghiên cứu là vấn đề rất quan trọng. Các quá trình vùng bờ biển được chia thành các quá trình tự nhiên như chuyển động của bùn cát và các quá trình nhân tạo như qui hoạch và phát triển kinh tế vùng ven biển. Đối với kỹ sư làm việc vùng ven biển thì việc nghiên cứu các quá trình tự nhiên là rất quan trọng. Việc nghiên cứu các quá trình kinh tế xã hội bao gồm trong nghiên cứu quản lý tổng hợp vùng bờ. Đây là các hoạt động đa mục tiêu, trong đó vai trò chủ động của kỹ sư bờ biển là rất quan trọng. Như đã trình bày ở trên, rất khó phân định giới hạn của vùng ven biển. Đường bờ là giới hạn ngoài của vùng bờ? nếu không thì vùng bờ sẽ kết thúc ở đâu? phải chăng đó là giới hạn ngoài của vùng thềm lục địa? đôi khi nó được xác định phụ thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật?. Ranh giới phía đất liền còn khó xác định hơn. Một con sông chi phối bờ biển thông qua lượng bùn cát vận chuyển ra biển. Sự thay đổi chế độ dòng chảy sông ngòi sẽ tác động lập tức đến bờ biển. Do vậy việc nghiên cứu quá trình bờ biển phải gắn với việc nghiên cứu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của lưu vực sông. Hay nói một cách khác, những lĩnh vực mà người kỹ sư bờ biển phải quan tâm rất rộng không chỉ xuất hiện hay tồn tại ở dải ven bờ. Các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở dải bờ biển đã tác động vào các quá trình bờ biển ngày càng lớn, điều này yêu cầu người kỹ sư không chỉ có những kiến thức về kỹ thuật mà còn cần có kiến thức ngày càng đầy đủ về quản lý tổng hợp vùng bờ. 1.1.2. Các nghiên cứu cơ bản Một trong những vấn đề cơ bản mà các kỹ sư bờ biển phải nghiên cứu là chuyển động của nước dọc bờ biển, tác động tương hỗ giữa dòng nước và xói bồi bờ và bãi biển, các lực tạo ra do sóng, gió và dòng chảy tác động lên công trình. Những kiến thức cơ bản sẽ trình bày trong phần này là những nhân tố hình thành cơ sở nghiên cứu kỹ thuật bờ biển. Trong các môn học khác sẽ trình bày một cách chi tiết mỗi quá trình diễn ra ở vùng ven biển. Kỹ thuật bờ biển được chia thành hai phần. Nội dung cơ bản của mỗi phần được trình bày ở phần dưới. Cảng 9 Con người xây dựng cảng và dùng tàu thuyền để vận chuyển hàng hoá do tính thuận tiện và kinh tế của ngành vận tải biển. Hai vấn đề xây dựng cảng và vận tải biển cần được xem xét đồng thời và sự hợp tác của các kiến trúc sự hàng hải và những người làm công tác ở cảng sẽ giúp cho việc lựa chọn những vấn đề tối ưu nhất. Đường vào cảng thường được bảo vệ bằng các đê chắn sóng. Thiết kế loại công trình này được trình bày trong môn học:” Thiết kế đê chắn sóng”. Có rất nhiều cảng sông nên sự hình thành bãi ngầm và luồng tàu vùng cửa sông được nghiên cứu trong các môn kỹ thuật bờ biển. Môn học này có quan hệ mật thiết với kỹ thuật trong sông. Dòng mật độ và sự thay đổi nồng độ muối theo thời gian ảnh hưởng tới quá trình bồi lắng khu vực cảng. Do vậy, dòng mật độ được nghiên cứu trên quan điểm kỹ thuật. Lý thuyết cơ bản của dòng mật độ được học kỹ hơn trong môn học dòng mật độ. Đặc tính của bùn cát trong cảng và vùng cửa sông liên quan tới vấn đề bồi lắng. Nạo vét và ảnh hưởng của nó tới hình thái, địa mạo vùng cửa sông cũng được nghiên cứu. Cuối cùng, việc xây dựng cảng có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề hình thái bờ biển và bồi lắng luồng tàu cũng như ảnh hưởng của đê chắn sóng tới quá trình thay đổi đường bờ. Hình thái bờ biển Nghiên cứu hình thái bờ biển là nghiên cứu tương tác giữa sóng, dòng chảy với đường bờ, đặc biệt là sự thay đổi rất lớn của đường bờ cát dưới tác động của sóng gió. Bờ biển đá ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện sóng gió và nó được các nhà địa chất quan tâm nhiều hơn là các kỹ sư bờ biển. Sự biến đổi của đường bờ có thành tạo vật chất mịn như bùn, phù sa cũng sẽ được trình bày trong môn học này. Phần lớn các bờ biển được thành tạo bởi cát và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu loại đường bờ này. Hiện nay, người ta có thể dự báo được sự thay đổi của đường bờ bằng các mô hình toán học. Những mô hình này sẽ được giới thiệu trong môn học và được nghiên cứu sâu hơn trong các giáo trình và sách liên quan tới vận chuyển bùn cát. Một cách rõ ràng rằng, muốn đánh giá được sự thay đổi của đường bờ thì chúng ta cần phải hiểu cơ chế chuyển động của nước biển dưới tác động của sóng và các ngoại lực khác. Do vậy, những kiến thức về cơ học chất lỏng, thuỷ lực rất cần thiết. Những kiến thức khác cũng cần thiết trong lĩnh vực biển đó là sóng dài và sóng ngắn. Sóng thủy triều sóng do động đất tạo ra là những dạng sóng dài. Sóng do gió là loại sóng ngắn. Trong thuỷ lực biển, cần phải phân biệt rõ sóng dài và sóng ngắn, đặc biệt là sóng ngắn. Cho đến nay, con người cũng chưa hiểu biết một cách đầy đủ về tác động của sóng ngắn lên bờ cát. Chuyển động của bùn cát ven bờ và ngoài khơi là những nghiên cứu hết sức quan trọng khi nghiên cứu sự thay đổi của đường bờ biển. Rất nhiều kết quả đã và đang nghiên cứu nhằm cải thiện các mô hình toán mô phỏng và dự báo sự thay đổi của đường bờ. 10 [...]... cảng, dòng chảy ra từ sông ra biển cũng là những nhân tố gây nên sự thay đổi của đường bờ và được các nhà kỹ thuật bờ biển quan tâm 1.2 Các thuật ngữ chuyên môn Các thuật ngữ này được dùng thường xuyên trong các môn học kỹ thuật bờ biển Cần nhấn mạnh rằng, nghĩa của các thuật ngữ có thể khác với các thuật ngữ thường dùng trong cuộc sống Ngoài những thuật ngữ chung, các kỹ sư bờ biển cũng cần biết các biệt... đường bờ ngoài ý muốn của con người, nên cần thiết phải xây dựng các công trình bảo vệ bờ Các công trình này, về nguyên tắc làm chậm tác động xấu tới bờ biển hoặc là giữ bờ biển ở trạng thái cân bằng Khi xây dựng mỏ hàn vuông góc hoặc song song với đường bờ sẽ làm giảm quá trình xói lở Chúng ta cũng có thể chuyển cát ở những đoạn bờ bồi đến các đoạn bờ xói v.v… Các loại công trình bảo vệ bờ biển sẽ... lực và hình thái biển (Gió, sóng, thuỷ triều v.v ) Coastal processes Collective term covering the action of natural forces on the shoreline, and near shore seabed Các quá trình bờ biển Thuật ngữ tổng hợp về tác động tự nhiên lên đường bờ và đáy biển gần bờ Coastal zone Some combination of land and sea area, delimited by taking account of one or more elements Vùng bờ Sự kết hợp giữa biển và đất liền... góc với bờ Coastal defence General term used to encompass both coast protection against erosion and sea defence against flooding Công trình bảo vệ bờ Đây là thuật ngữ chung chỉ các công trình chống xói bờ và nước tràn Coastal forcing The natural processes which drive coastal hydro- and morphodynamics (e.g winds, waves, tides, etc) Các tải trọng vùng bờ Các quá trình tự nhiên chi phối các quá trình động... hạn với chu kỳ lặp lại xác định được sử dụng trong thiết kế công trình bờ biển A breakwater without any constructed connection to the shore Công trình phá sóng tách rời khỏi bờ biển Process affecting wave propagation, by which wave energy is radiated normal to the direction of wave propagation into the lee of an island or breakwater Quá trình tác động lên sự truyền sóng theo đó năng lượng sóng bị phát... thuộc kỹ thuật bờ biển Các thuật ngữ chuyên môn có thể tìm trên Website: www.minvenw.nl/projects/netcoast/address/glossary.htm Abrasion Sự mài mòn Abrasion platform Thềm mài mòn Frictional erosion by material transported by wind and waves Sự xói mòn ma sát của các vật chất do sóng và gió A rock or clay platform which has been worn by the processes of abrasion Thềm đá hoặc đất sét hình thành trong quá trình. .. built to support or key-in an armour layer Cơ Là đoạn nằm ngang trên mặt bằng do tự nhiên tạo ra (sóng, gió) hoặc mặt phẳng trên công trình để đặt lớp bảo vệ Berm breakwater Rubble mound with horizontal berm of armour stones at about sea-side water level, which is allowed to be (re)shaped by the waves Đê phá sóng có cơ Là công trình đá có cơ nằm ngang phía biển Hình dạng của nó có thể bị biến dạng do... ‘shoreline management' Quản lý vùng bờ Phát triển các chiến lược bảo vệ bền vững dải ven bờ Protection of the land from erosion and encroachment by the sea Coast protection Bảo vệ bờ Bảo vệ đất chống xói mòn và sự tấn công của biển Cobble A rounded rock on a beach, with diameter ranging from about 75 to 250 mm - see also boulder, gravel, shingle Cuội, sỏi Đá tròn trên bờ biển có đường kính từ 75 đến 250mm... sharp, Đường bờ răng cưa lồi 27 as in the cuspate type Một dạng đường bờ hình gợn sóng (răng cưa) với phần đỉnh lồi tròn Crest Highest point on a beach lace, breakwater or sea wall Đỉnh Điểm cao nhất trên bờ biển, đê phá sóng hay tường chắn song Cross-shore Perpendicular to the shoreline Mặt cắt ngang Vuông góc với đường bờ Crown wall Concrete superstructure on a rubble mound Tường đỉnh Công trình bê tông... waves Công trình bảo vệ đường vào cảng, nơi neo đậu của tàu thuyền hoặc vùng bờ biển khi chịu tác động của sóng Vertically-faced or steeply inclined structure usually built with timber and parallel to the shoreline, at or near the beach crest, to resist erosion or mitigate against flooding Công trình thẳng đứng hoặc gần thẩng đứng thường làm bằng gỗ, song song với đường bờ tại đường sống cao trên bờ chống . thành cơ sở nghiên cứu kỹ thuật bờ biển. Trong các môn học khác sẽ trình bày một cách chi tiết mỗi quá trình diễn ra ở vùng ven biển. Kỹ thuật bờ biển được chia thành hai phần. Nội dung cơ bản. bờ và được các nhà kỹ thuật bờ biển quan tâm. 1.2. Các thuật ngữ chuyên môn Các thuật ngữ này được dùng thường xuyên trong các môn học kỹ thuật bờ biển. Cần nhấn mạnh rằng, nghĩa của các thuật. Viện Quản lý nước và cơ sở hạ tầng, Bộ Giao thông công chính Hà Lan; TS. Randa Hassan, Giảng viên kỹ thuật bờ biển, trường quốc tế về cơ sở hạ tầng, quản lý nước và kỹ thuật môi trường, TS.