1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế, lắp đặt dây dẫn trong nhà cho hệ thống mạng, điện và thiết bị an ninh

24 2,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Phương pháp nghiên cứu và viết báo cáo khoa học Sinh viên: Phạm Công Minh. MSSV: 13D520201027. Lớp: Điện-điện tử 8. Trường: Đại học Tây Đô. Giáo viên: Nguyễn Chí Thắng. Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học. I. Thiết kế, lắp đặt dây dẫn trong nhà cho hệ thống mạng, điện và thiết bị an ninh Trước đây, hễ nói đi dây là mọi người nghĩ ngay tới dây điện. Nhưng bây giờ thì đi dây còn bao gồm cả điện thoại, ADSL, truyền hình cáp, cáp camera, dây tín hiệu loa, hệ thống chống trộm Hệ thống dây mà có vấn đề thì nhà ở cũng rối theo. Mà đi không cẩn thận thì rất dễ rắc rối Từ những puli sứ… Hình ảnh những chiếc puli sứ trên tường, trên trần nhà là hình ảnh quen thuộc cho tới những năm 90 của thế kỷ trước. Đó là cách thức định vị dây trên bề mặt, cũng là giải pháp cách điện. Hồi đó những vật tư, vật liệu điện… đều thiếu thốn và lạc hậu. Puli sứ và hệ thống dây điện đi trên bề mặt kiến trúc trở thành một trong những hình ảnh điển hình của một thời kỳ khó khăn; và cũng trở thành ký ức của nhiều người. Sau đó là kiểu đi dây bằng ống ghen nổi. Kiểu này hệ thống dây vẫn nằm trên bề mặt tường, trần nhưng các dây nằm trong ống nên trông thẩm mỹ hơn. Có hai loại ống: loại ống tròn và loại hộp (tiết diện hình chữ nhật). Loại ống tròn được thi công với cách luồn dây vào trong lòng ống rồi định vị ống trên bề mặt. Cách làm này tương đối vất vả và khó xử lý ở những khúc cua. Ống ghen hộp được cải tiến khá thuận tiện cho việc lắp đặt. Ống gồm hai thành phần: phần đế ống hình chữ U được định vị trên tường, trần theo hướng đi của dây trước; sau đó đi dây vào lòng “chữ U” rồi úp nắp (cũng hình chữ U) lên. Đây là một giải pháp rất hay, tiện dụng, dễ tháo lắp sửa chữa, bổ sung. Đương nhiên, giải pháp này vẫn kém thẩm mỹ do hệ thống ống lộ trên bề mặt tường, trong phòng. Tiếp nữa, với sự ra đời của những loại dây dẫn chất lượng cao; công trình xây dựng cũng được đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị kỹ thuật, thẩm mỹ cũng được đòi hỏi cao hơn; hệ thống dây dẫn được chôn vào trong tường (còn gọi là đi âm tường, đi dây chết). Giải pháp này đến nay vẫn rất phổ biến ở các công trình nhà ở dân dụng, kể cả những nhà ở hiện đại, được đầu tư tương đối… Giải pháp mới hiện đang được ứng dụng nhiều là giải pháp đi ống cứng, hay còn gọi là giải pháp dây rút sau. Đây là một giải pháp có nhiều ưu điểm về kỹ thuật, mỹ thuật, tính linh hoạt cũng như an toàn. Tuy nhiên giải pháp này có giá thành cao và cũng đòi hỏi nhân lực có trình độ cao. Giải pháp này là chôn trước, định vị những ống nhựa cứng âm tường, sàn, trên trần về đúng các vị trí mặt hạt công tắc, ổ cắm, vị trí thiết bị (đèn, quạt)… Sau đó mới luồn dây theo các ống đó trong giai đoạn sau – thường là giai đoạn hoàn thiện công trình. Không chỉ có điện Kiểu đi dây chôn tường truyền thống (đi dây chết). Khi nói về thiết kế công trình, hay tiến trình thi công; ta hay nhắc đến cụm từ “điện – nước”. Đó là một nội dung của thiết kế kỹ thuật, một hạng mục trong giai đoạn thi công. Nhưng gần đây trong các hồ sơ thiết kế, “điện – nước” ít khi nằm cùng nhau (dù không phủ nhận là có những liên quan nhất định). Bởi đơn giản là có những hạng mục mới liên quan đến điện nhiều hơn nên phải gộp vào, đó là các hệ thống thông tin; tạo thành một cụm từ “điện - chiếu sáng - thông tin” Có thể kể sơ qua các hệ thống thông tin đã trở thành rất bình thường, là yêu cầu tối thiểu với công trình nhà ở: đó là hệ thống điện thoại cố định, hệ thống tín hiệu tivi (antenna, truyền hình cáp), hệ thống internet (có dây, không dây), các hệ thống thông tin nội bộ khác… Bên cạnh đó, chiếu sáng cũng trở thành một nội dung có thiết kế riêng do yêu cầu thẩm mỹ nội thất và chất lượng kỹ thuật chiếu sáng ngày càng cao. Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình sử dụng hệ thống điều khiển tự động (vẫn thường được gọi là “nhà thông minh”). Để sử dụng được hệ thống này, cũng cần một hệ thống dây thông tin nhất định (kết hợp với các dạng điều khiển không dây). Như vậy, nói đến điện, và “đi dây điện” trong công trình bây giờ, không chỉ là điện chiếu sáng (cho đèn) và điện động lực (ổ cắm thiết bị), mà bao hàm cả hệ thống thông tin. Một số hệ thống hay thiết bị khác có thể tách rời nhưng cũng liên quan đến điện và chỉ vận hành được khi có điện như hệ thống điều hoà – thông gió, bình đun nước nóng… Đi dây – dễ rối! Về lý thuyết, đi dây phải có nguyên tắc. Thế nhưng trong thực tế lại lắm chuyện buồn cười, bởi nhiều lý do… Có khi là bởi trình độ của thợ điện, có khi là do cách thức làm việc bất cẩn, chủ quan – coi thường, có khi là vô nguyên tắc, có khi là những chuyện khách quan khó lường… Chuyện công tắc đèn cầu thang (về nguyên tắc là công tắc đảo chiều) chỉ bật/ tắt được một phía, do đi thiếu dây; có thể là trình độ, cũng có thể là sự thiếu trách nhiệm. Chuyện này rất cũ nhưng vẫn thường xuyên xảy ra. Lại có chuyện trên bức tường có cái đèn rọi, theo thiết kế dưới đó là bức tranh. Khi chủ nhà khoan vít treo tranh thì bỗng dưng “bụp”, cả nhà tối om. Thì ra anh thợ đi dây từ dưới lên trên, nên khi khoan bị khoan đúng vào dây, gây đoản mạch. Chuyện nữa: có anh thợ đi cáp ngầm vào sàn từ khi đổ bêtông, nhưng lại không đi song song, vuông góc với các cấu kiện để dễ định vị mà đi chéo cho ngắn và “tiện”. Mọi việc ổn cho đến khi thợ trần đến khoan cho một mũi vào trần bêtông (để treo xương trần) đụng luôn dây điện, thế là đành bỏ cả hệ thống dây điện đó không dùng được (vì không thể đục sàn bêtông để nối dây). Giải pháp đi dây ống cứng (dây rút sau) Lại nữa, có thợ đi dây theo kiểu của riêng mình, chả giống ai, chả theo nguyên tắc, tiêu chuẩn nào; miễn đảm bảo khi nghiệm thu là bật đèn đèn sáng, bật quạt quạt quay…; nhưng về sau khi gặp sự cố mà không gọi được chính thợ này thì chủ nhà đến khốn khổ, bởi bản vẽ hoàn công cũng không có. Một chuyện khá thú vị gần đây rất hay gặp, kể cả với các công trình mới xây hiện đại. Đó là việc nâng cấp hay bổ sung các hệ thống thông tin, truyền hình. Việc đấu nối đường internet đường truyền tốc độ cao (ADSL) thay cho kết nối dial up với modem quay số, dùng chung với đường điện thoại cũ đã là điều tất yếu với mọi người, mọi nhà. Nhưng để ADSL vào tới nhà thì phải qua một sợi dây, đó là vấn đề, khi không biết dây sẽ chui qua cửa chính, cửa sổ, hay ban công, vào phòng nào? Cũng tương tự với các hệ thống truyền hình cáp ngày càng phong phú bởi nhiều nhà cung cấp. Đang có cáp thường muốn xem bóng đá “độc quyền” phải thêm dây. Hoặc có khi một không gian chuyển đổi chức năng, ví dụ phòng ngủ (không có internet) chuyển thành phòng làm việc cần cổng internet, phải kéo từ phòng khác sang. Ở những trường hợp này, hệ thống dây điện, dây thông tin đi ống cứng là một ưu điểm tuyệt đối. Với hệ thống này có thể điều chỉnh đấu nối, thay thế, bổ sung, hoặc loại bỏ những sợi dây đã hết chức năng, nhiệm vụ. Vai trò quan trọng và thầm lặng Hệ thống dây điện và dây thông tin ngày càng ẩn giấu, ngày càng kín đáo; nhưng vai trò của nó lại càng quan trọng hơn. Thiết bị cũng như internet đang chi phối mạnh đời sống và công việc. Tất cả những thứ đó đều cần đến điện. Một hệ thống điện – chiếu sáng – thông tin được thiết kế và thi công hợp lý, bài bản, nguyên tắc không những làm cho việc sử dụng, vận hành thuận tiện mà còn làm cho quá trình hoạt động lâu dài được an toàn và bền vững. II. Cách bố trí lắp đặt diện an toàn trong nhà Theo đánh giá của Sở phòng cháy chữa cháy TP.HCM, sự cố cháy nổ tại các khu dân cư thời gian qua phần lớn là do chập điện. Việc câu mắc, lắp đặt điện và thiết bị điện bừa bãi, thiết kế không phù hợp và đặc biệt chất lượng dây dẫn, ổ cắm không đảm bảo dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Vấn đề là người dân cần phải có ý thức trong việc lắp đặt, sử dụng đúng cách hệ thống điện, không nên lơ là, bất cẩn… - Chất lượng dây điện rất quan trọng Khi chọn dây điện, chủ nhà không nên phó mặc cho đơn vị thầu mà phải có yêu cầu về chủng loại, nhà sản xuất. Tốt nhất là nên chọn các thương hiệu nổi tiếng, đã được khẳng định chất lượng qua sử dụng. - Kích thước và chủng loại dây dẫn: Chọn dây phù hợp với thiết bị, dây dẫn điện thường dùng có vỏ bằng nhựa PVC, tiết diện (diện tích mặt cắt ngang lõi mm2) + Dây 1,5 mm2 cho mạch chiếu sáng; + Dây 2,5 mm2 cho ổ cắm; + Dây 4 mm2 cho bình nước nóng hoặc máy lạnh; + Dây tổng là 10 - 16 mm2 tùy theo tải. Nếu tiết diện dây không đủ lớn sẽ khiến mạch bị nóng lên và tạo ra nguy cơ hỏa hoạn. Do đó, có thể dùng dây có tiết diện lớn hơn yêu cầu thực và trong cùng một mạch, tất cả các đường dây phải cùng một tiết diện. Để có thể chọn lựa dây và các thiết bị bảo vệ kèm theo, nên căn cứ vào các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Với các loại đồ dùng điện thông thường như đèn, quạt trần, quạt bàn nhiều khi nhà sản xuất không để giá trị cường độ dòng điện vì thực tế dòng của các dụng cụ này nhỏ. Với các dụng cụ tiêu thụ điện lớn như máy lạnh, máy nước nóng, máy bơm cần phải tính giá trị dòng điện theo thông số nhà sản xuất cung cấp. III. Hướng dẫn lựa chọn dây điện trong xây dựng nhà - Kỹ thuật lắp đặt: Phần lớn các gia đình hiện nay đều chọn giải pháp lắp đặt “dây chìm”. Dây được luồn và chôn vào chân tường. Lắp đặt nên dùng loại dây có vỏ cách điện tốt, không đặt dây dẫn và cáp điện trong lỗ thông hơi, không chôn trực tiếp dưới đất ở ngoài nhà. Dây xuyên tường phải luồn qua ống cách điện chống cháy và tránh nước đọng trên đường dây. Không đặt dây dẫn trong ống thép hoặc các hộp kim loại. Không đặt ổ điện ở những nơi dễ dính nước. + Trong nhà, ổ cắm điện phải cách mặt sàn 1,2 mét trở lên. Các đồ điện có công suất lớn như tủ lạnh, bếp điện cần có ổ cắm riêng. Các đường dây nên tách riêng biệt để dễ dàng sửa chữa. Để an toàn, nên lắp cầu dao chống giật, chống cháy nổ. Có thể cũng nên dùng các loại ổ cắm có nắp nhựa bảo vệ để trẻ em không cho tay vào được. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại ổ cắm điện với kiểu dáng đa dạng, người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn lựa loại ổ cắm phù hợp và cách thức lắp đặt cũng khá đơn giản khi trong nhà đã có sẵn hệ thống điện. Tuy vậy cũng không nên cẩu thả trong chọn mua làm ảnh hưởng đến độ bền của ổ cắm cũng như ảnh hưởng đến tính an toàn trong sử dụng điện. Cần lưu ý một số tiêu chí an toàn, hiệu quả khi sử dụng ổ cắm. Lưu ý khi lắp đặt ổ cắm trong nhà bếp: Do bếp có dùng các thiết bị sử dụng gas không nên bố trí ổ gần sàn nhà vì khi hơi gas bị xì ra thường đọng lại ở đây, hơi gas nặng hơn không khí, khi gặp lửa do ổ điện sinh ra sẽ gây nổ. Các nguồn điện do máy hút khói và công tắc nên bố trí ngoài bếp; máy giặt thì nên bố trí bên ngoài buồng tắ, Ổ điện của máy giặt và máy nước nóng sử dụng trong nhà tắm yêu cầu nguồn điện lớn nên cần có ổ điện riêng và dây dẫn lớn, dây đồng không nhỏ hơn 1,5 mm2, dây nhôm không nhỏ hơn 2,5 mm2. Hiện nay trên thị trường có bán loại ổ cắm nhiều chấu và người tiêu dùng chọn mua vì tiện lợi khi sử dụng, có thể cắm nhiều thiết bị trên một ổ. Điều này không được an toàn: dễ xảy ra chập điện và nguồn điện thường không đảm bảo theo công suất tiêu thụ của thiết bị, làm giảm tuổi thọ thiết bị IV.Hướng dẫn lựa chọn dây điện trong xây dựng nhà Tính toán lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở là một việc cần thiết và quan trọng, thứ nhất là vấn đề an tòan cho người và tài sản, thứ hai là tiết kiệm được việc phải tháo ra làm lại khi thấy không phù hợp. Hướng dẫn này trình bày một cách ngắn gọn về vấn đề này, ngõ hầu giúp cho người dùng tự tin và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở. Trong hướng dẫn này, cấu trúc và tên gọi của các loại dây lắp đặt trong nhà (xem 3.3) được tham khảo theo tiêu chuẩn TCVN 2103; các loại cáp ngoài trời và cáp điện kế (xem 3.1 và 3.2) được tham khảo theo tiêu chuẩn của ngành Điện lực cũng như các nhà sản xuất cáp uy tín ở Việt nam hiện nay. Hướng dẫn gồm các đề mục như sau: - Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở - Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng - Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở - Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở - Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn - Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở - Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng - Những kinh nghiệm lựa chọn dây điện cho nhà ở 1. Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở 1.1 Nguồn điện 1pha 2dây (thông dụng nhất) Nguồn 1pha 2dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội). Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay. 1.2 Nguồn điện 1pha 3dây Nguồn điện 1pha 3dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất (còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này bắt đầu áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, building, khách sạn, các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn. 1.3 Nguồn điện 3pha 4dây (ít gặp) Nguồn điện 3pha 4dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha. 1.4 Nguồn điện 3pha 5dây (rất ít gặp) Nguồn điện 3pha 5dây” gồm có 3 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất bảo vệ (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ. 2. Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng 2.1 Đi dây nổi: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi. 2.2 Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây âm. 2.3 Đi dây ngầm: Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khỏang 0,7mét. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống. Cần thiết phải chọn các loại dây / cáp có khả năng chống thấm nước, chống côn trùng cho đường dây đi ngầm. 3. Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở Theo thông lệ của ngành Điện lực cũng như thực tế hiện nay ở Việt Nam, hướng dẫn này chọn nguồn điện “1 pha 2 dây” để trình bày cho mục đích nhà ở. Hướng dẫn này chia hệ thống dây cho nhà ở ra làm 3 phần và tương ứng với mỗi phần hướng dẫn này đưa ra các đề nghị về các loại dây dẫn có thể được dùng như sau: 3.1 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (đoạn dây ngoài trời) Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn dây này nằm hòan tòan ngoài trời (ngoại trừ một số rất ít nhà ở sử dụng cáp ngầm thì đoạn dây này được chôn dưới đất). Đoạn dây ngoài trời này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây: Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Duplex Du-CV) Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện PVC sau đó xoắn với nhau. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX) Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện XLPE màu đen sau đó xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân biệt pha. Cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV. 3.2 Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế (đoạn cáp điện kế) Đoạn dây này là dây nối từ đầu cuối đoạn dây ngoài trời (được nói ở mục 3.1) đến điện kế (đồng hồ đo điện năng tiêu thụ). Thông thường đoạn dây này nằm một nửa dọc theo tường, một nửa trong nhà (vì thông thường điện kế được đặt trong nhà). Đoạn dây này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây: Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC (ĐK-CVV) Cáp Điện kế ruột đồng cách điện PVC còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện PVC, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu PVC, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV) Cáp Điện kế ruột đồng cách điện XLPE còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện XLPE, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu XLPE màu trắng-trong (màu tự nhiên), một trong hai lõi có băng màu hoặc sọc màu để phân biệt pha, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV. 3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà) Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 3.1 và 3.2 đều do ngành Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Còn các dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết là do chủ nhà tự quyết định lo liệu, đây là công việc mà hướng dẫn này cho là chủ nhà cần thiết phải quan tâm. Các dây dẫn này được đề nghị sử dụng một trong các loại sau đây. 3.3.1 Dây đơn cứng (VC) Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V. Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì (LF-VC), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC), phù hợp quy định RoHS (Restriction of Hazardous Substances) của châu Âu. 3.3.2 Dây đơn mềm (VCm) Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đơn mềm không chì (LF-VCm), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). 3.3.3 Dây đôi mềm dẹt (VCmd) Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện [...]... ra các cỡ dây cần phải dùng Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau *Ví dụ: Tính toán lựa chọn dây dẫn cho một nhà cụ thể Đề bài: Cần tính t an chọn lựa dây dẫn cho hệ thống điện của một ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, đi dây âm tường, khỏang cách từ nhà đến lưới điện địa phương là 30m, tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1pha... Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện 5.1 Xác định nguồn điện sẽ dùng Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2dây Bước này thường bị phụ thuộc vào nguồn... chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở • Lựa chọn đ an dây ngoài trời Đoạn dây ngoài trời là đ an dây dẫn điện vào nhà nên nó phải chịu được tổng công suất cả nhà là 10.805W Tuy nhiên, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả các thiết bị điện trong nhà họat động đồng thời cùng một lúc, cho nên người ta có thể giảm công suất tính t an xuống còn khoảng 80% công suất tính t an rồi mới chọn lựa dây dẫn theo... một trong tính năng quan trọng và nội trổi của một ngôi nhà thông minh Hệ thống nhà thông minh: Hệ thống nhà thông minh sử dụng thiết bị điện thông minh Việc điều khiển thông minh tạo cho ngôi nhà sự khác biệt và làm cho ngôi nhà rực rỡ và đa dạng hơn bằng cách tạo ra các bối cảnh ánh sáng khác nhau Đồng thời, ánh sáng tự động góp phần tiết kiệm điện năng cho chủ nhân ngôi nhà Điều khiển thiết bị theo... xài thiết bị điện 1 pha và nguồn địa phương của Điện lực chỉ có 2 dây (1 nóng, 1 nguội) hoặc 4 dây (3 nóng, 1 nguội) thì chỉ có nguồn “1pha 2dây (như đã nêu ở mục 1.1) là áp dụng được Trong trường hợp này vẫn có thể chọn nguồn “1pha 3dây (như đã nêu ở mục 1.2) để dùng, nhưng phải thiết kế thêm hệ thống nối đất cho hệ thống điện trong nhà, phía sau đồng hồ đo điện 5.2 Tính tổng công suất thiết bị tiêu... khiển trong nhà: Điều khiển ánh sáng cùng các thiết bị ngoại vi Điều khiển hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện ngoại vi là một trong tính năng quan trọng và nội trổi của một ngôi nhà thông minh Việc điều khiển thông minh tạo cho ngôi nhà sự khác biệt và làm cho ngôi nhà rực rỡ và đa dạng hơn bằng cách tạo ra các bối cảnh ánh sáng khác nhau Đồng thời, ánh sáng tự động góp phần tiết kiệm điện năng cho. .. nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải 5 Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây - Xác định nguồn điện sẽ dùng - Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện - Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm ba bước nhỏ: + Lựa chọn đ an dây ngoài trời + Lựa chọn đ an cáp điện. .. toán lựa chọn cho ngôi nhà trên như sau: - Đoạn dây ngoài trời: cáp Duplex Du-CV 2×6mm2 hoặc Duplex Du-CX 2×6mm2 - Đoạn cáp điện kế: cáp ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2 Dây cho nhánh tầng trệt: dây VC 4mm2 Dây cho nhánh tầng lầu: dây VC 2mm2 - Dây cho các thiết bị điện và ổ cắm: dây VC 1,0mm2 Ghi chú: Người dùng có thể lựa chọn lắp đặt các loại dây & cáp không chì với tiết diện ruột dẫn giống như... trình sẵn và sẽ được gọi ra chỉ bằng 1 phím bấm duy nhất • Điều khiển thiết bị theo thời điểm trong ngày, ví dụ, các thiết bị điện trong gia đình được lập kế hoạch hoạt động trong khi bạn đang đi làm hoặc đang ngủ hoặc không để ý tới • Ngoài ra, với các tính năng tối ưu hóa họat động của hệ thống chiếu sáng, thiết bị ngoại vi X10 sẽ góp phần đáng kể cho việc tiết kiệm điện năng Mọi thiết bị điện trong. .. 2mm2 cho nhánh 2 (tầng lầu) Dây cho từng thiết bị: Theo lý thuyết thì mỗi thiết bị có công suất khác nhau sẽ cần một cỡ dây khác nhau Việc chọn từng cỡ dây riêng cho từng thiết bị như vậy có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí dây dẫn, nhưng lại rất phức tạp cho việc mua dây cũng như đi dây, sự phức tạp này nhiều khi cũng rất tốn kém Vì vậy, khi trong nhà không có thiết bị nào có công suất lớn cá biệt . học. I. Thiết kế, lắp đặt dây dẫn trong nhà cho hệ thống mạng, điện và thiết bị an ninh Trước đây, hễ nói đi dây là mọi người nghĩ ngay tới dây điện. Nhưng bây giờ thì đi dây còn bao gồm cả điện thoại,. tính t an chọn lựa dây dẫn cho hệ thống điện của một ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, đi dây âm tường, khỏang cách từ nhà đến lưới điện địa phương là 30m, tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1pha. 0,6/1kV. 3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà) Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 3.1 và 3.2 đều do ngành Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không

Ngày đăng: 28/12/2014, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w