lạm phát

6 245 0
lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT I. Lạm phát và bản chất của lạm phát: 1. Khái niệm về lạm phát : Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt, liên tụcvà kéo dài. Vd: hôm nay ra chợ mua 1kg gạo giá 5000/kg, 1tuần sau ta đem 5000đ ra chợ chỉ mua được 1/2kg gạo thôi.lúc này giá trị đồng tiền bị giảm xuống, giá hàng hóa tang lên gấp đôi. • Tuy nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát:  VD: lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả hay là tình trạng mức giá cả tăng lên và tăng liên tục.  Lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đẩm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ của quốc giá dẫn đến mất giá của tiền giấy làm cho gia hàng hóa tăng lên(qđ này quá coi trọng cơ sở đảm bảo bằng vàng và ngoại tệ cho tiền trong nước).  Lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế,( sự mất cân đối với tiền lớn hơn hàng làm cho giá cả tăng lên). • Nhìn chung thì lạm phát mang những đặc trưng sau: - Sự thừa tiền do cung cấp tiền tệ tăng quá mức. - Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy. - Sự phân phối lại qua giá cả. - Sự bất ổn về kinh tế-xã hội. 2. Nguyên nhân và bản chất kinh tế của lạm phát:  Nguyên nhân: Có nhiều quan điểm: - Quan điểm 1:lý thuyết về lạm phát giá cả: có nghiã là nguyên nhân dẫn đến lạm phát là sự tăng giá nói chung của hàng hóa(qđ này của các nhà kt học: Bentet Haxen, D.C Cliner,L.V Chandeler) - Quan điểm 2:lạm phát lưu thông tiền tệ: có nghĩa là khi số lượng tiền trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sx thì xảy ra lạm phát.(J.M Keynes, Milton Friedman ) - Quan điểm 3:lạm phát nhu cầu và lạm phát chi phí:  Lạm phát nhu cầu(lạm phát do cầu-kéo): xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung k đổi hoặc tổng cung tăng chậm hơn tổng cầu.  Lạm phát chi phí đẩy:xảy ra khi chi phí sx gia tăng hoặc năng quản lý của quốc gia bị giảm sút, trong cả 2 trường hợp điều tạo ra áp lực tăng giá. Ngoài ra lạm phát còn bắt nguồn từ: lạm phát do cơ cấu, do xuất khẩu, do nhập khẩu, lạm phát tiền tệ… Chung qui lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sx sút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt(đây được coi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát). - Bội chi ngân sách nhà nước(bộc phát tiền mặt, cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức). - Hệ thống chính trị bị khủng hoảng( do những tác động bên trong hoặc bên ngoài, làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ nhà nứoc bị xói mòn, làm cho uy tính và sức mua của đồng tiền bị giảm xuống. - Nhà nước chủ động sử dụng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách kinh tế của mình.  Bản chất:lạm phát mang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc. (nhà nc dung lạm phát như 1 công cụ để phát triển kinh tế, phân phối sản phẩm và thu nhập) II. Quá trình diễn biến và hậu quả của lạm phát: 1.Biểu hiện và diễn biến của lạm phát:  Biểu hiện:- biểu hiện của lạm phát là tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng.(trước tiên vàng tăng giá sau đó gía hàng hóa cũng tăng lên nhưng k đều nhau, chủ yếu là hàg hóa thiết yếu tăng nhanh, từ đó cs ng dân khó khăn, họ giảm sd lựơng hàg xa xỉ) - tỷ giá ngoại tệ bị tăng liên tục, tức là tiền trong nước bị giảm giá còn ngoại tệ thì tăng giá.(tiền giấy bị mất giá so với vàng, giá vàng tăng dẫn tới ngoại tệ cũng tăng, đều này có thể đẩy mạnh đc xuất khẩu hàg hóa)  Diễn biến:chia làm 2 giai đoạn  Giai đoạn 1:tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ hay tốc độ mất giá của tiền giấy chậm hơn tốc độ tăng tiền.Ở giai đoạn này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Giai đoạn 2: tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ hay tốc độ mất giá tiền giấy lớn hơn tốc độ tăng tiền.Ở giai đoạn này lạm phát rất trầm trọngvà rất nguy hiểm.(tình trạng này xảy ra ở Việt Nam từ những năm 1981-1988 dặc biệt là chỉ số CPI là 1981 là 70%, 1982 là 95%,1983 50%,1984 65%,1985 92% đến 1986 thì chỉ số CPI tăng vọt lên 775% lạm phát tăng lên dữ dội và kéo dài 2 năm tiếp theo) như vậy người ta đánh giá mức độ lạm phát bằng cách so sánh nó với tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, hoặc dựa vào tỷ lệ tăng giá.có 3 mức độ khác nhau của lạm phát: - Lạm phát vừa phải:là mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hàng hóa trong phạm vi 1 con số/ năm(tức dưới 10% 1 năm). - lạm phát cao:là mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng gía hàg hóa trong phạm vi 2 con số( tức là dưới 100% 1 năm). - siêu lạm phát:là lạm phát “ mất kiểm soát”, một tình trạng giá cả hàg hóa tăng nhanh chóng ở mức độ 3 con số hàng năm trở lên(tức >= 100%). 2. hậu quả của lạm phát: - Gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư.( lạm phát phát triển nhanh biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin bao hàm trong giá bị phá hủy, các tính toán bị sai lệch theo thời gian làm cho việc kinh doanh càng giảm sút) - lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng.(do nguồn tiền gửi trong xã hội bị giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh) - nguồn thu nsnn càng bị giảm chủ yếu là thuế( do sx bị sút kém, do nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, giải thể… -khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. - làm cho một nhóm có lợi còn nhóm khác bị thiệt hại nặng nề(vd: khi lạm phát xảy ra. Những ng có tài sản, ng đi vay nợ là những ng có lợi vì tài sản nói chung đều tăng giá còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống, còn những ng làm công ăn lương, ng giữ tiền bị thiệt hại). III. Những biện pháp ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát: Để ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát chúng ta phải đảm bảo những mục tiêu: ổn địn sức mua đồng tiền, ổn định gía cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm… như vậy ta có những biện pháp chiến lược và các biện pháp cấp bách trước mắt sau đây: 1.Những biện pháp cơ bản chiến lược:  Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đúng đắng.  Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu.(tùy tình hình mỗi quốc gia mà có chiến lược điều chỉnh khác nhau. Ở nước ta được điều chỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa ma trc mắt là các ngành nông lâm ngư nghiệp giữ vai trò quan trọng.phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu để thu về ngoại tệ).  Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước. ( vì nhà nước là ng duy nhất đảm bảo tính công bằng và ổn định kinh tế và thúc đẩy hiệu quả, tăng trưởng kinh tế). 2.Những biện pháp cấp bách trước mắt:  Biện pháp về tiền tệ- tín dụng: - ngừng phát hành tiền trong lưu thông hay còn gọi là biện pháp đóng băng tiền tệ(nâng cao lãi suất để thu tiền mặt vào ngân hàng góp phần chặn đứng lạm phát. - Quản lý khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặc tín dụng. - Nâng cao lãi suất tín dụng để thu hút tiền mặt trong nền kinh tế-xã hội. - Cải cách tiền tệ, biện pháp này chỉ được áp dụng khi các biện pháp trên k có hiệu quả.  Biện pháp về tài chính ngân sách: - giảm dần bội chi tiến tới cân bằng thu chi nsnn bằng cách tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ns, cắt giảm những khoản chi chưa cấp bách. - Tăng thuế trực thu , đặc biệt là đối với những cá nhân và doanh nghiệp có thu nhập cao, chống thất thuế. - Sử dụng tín dụng nhà nước bằng cách vay nợ trong nước ngoài( trái phiếu)  Ngăn chặn sự leo thang của giá cả: - nhập hàng hóa của nước ngoài để bổ sung cho khối lượng hàg hóa trong nc tạo ra 1 sự cân bằng giữa cung và cầu hh. - Nhà nc bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông, ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái. - Quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ. 3. những phương thức chống lạm phát ở các nước phát triển: Phương thức chống lạm phát ở các nước không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung có 2 loại phương thức sau: - phương pháp “ hạn chế tiền tệ” hay kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng. đây là phương thức chủ yếu để kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ vì biện pháp này rất có hiệu quả trong nhiều thập niên ở mỹ. - phương thức” nới lỏng tiền tệ” hay lấy lạm phát trị lạm phát: đó là một quá trình liên tục, vừa chống lạm phát vừa thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát.lúc này mở rộng việc cung ứng tiền tệ sẽ kích thích mặt cầu, giải quyết được nạn thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kt, từ đó lạm phát sẽ đc kiểm soát. CÁCH CHỐNG ĐỠ LẠM PHÁT CỦA MỸ: - Giao quyền hạn cho Cục Dự trữ Liên Bang còn gọi là Ngân Hàng. - Trung ương nhiệm vụ theo dõi tình hình phát triển kinh tế và lạm phát để kịp thời đề ra những biện pháp thích nghi. - Mở rộng thị trường lao động bằng cách đưa ra nước ngoài một số kỹ nghệ k có tính cách quốc phòng. - Thỏa hiệp giữa các nghiệp đòan chủ nhân và thợ thuyền về lương để đôi bên cùng có lợi, phần nào ổn định mặt chi phí về lương. - ổn định các khu vực nóng để kiểm soát các nguồn nguyên liệu tối cần thiết như dầu hỏa, than mỏ - giữ gìn trật tự toàn cầu, k để những đột biến chính trị và khủng bố làm mất ổn đinh khu vực. . BÀI BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT I. Lạm phát và bản chất của lạm phát: 1. Khái niệm về lạm phát : Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu. khác nhau của lạm phát: - Lạm phát vừa phải:là mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hàng hóa trong phạm vi 1 con số/ năm(tức dưới 10% 1 năm). - lạm phát cao:là mức lạm phát tương ứng. điều tạo ra áp lực tăng giá. Ngoài ra lạm phát còn bắt nguồn từ: lạm phát do cơ cấu, do xuất khẩu, do nhập khẩu, lạm phát tiền tệ… Chung qui lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau

Ngày đăng: 20/12/2014, 12:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan