303864

70 83 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
303864

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -----oOo----- PHẠM NGỌC SINH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CHỞ XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: T.S PHAN MỸ HẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2004 2 MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 1.1 Đầu tư 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư 1.1.3 Các loại đầu tư 1.1.4 Vai trò của đầu tư 1.2 Dự án đầu tư 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư 1.3 Vốn đầu tư 1.3.1 Vốn trong nước 1.3.2 Vốn ngoài nước 1.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng 1.5 Quy trình thực hiện việc phân tích đầu tư 1.6 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả vốn đầu tư Chương II. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CHỞ XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về Tổng công ty xăng dầu Việt nam 2.2 Tình hình thò trường vận tải xăng dầu 2.3 Tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đội tàu 2.4 Dự án đầu tư tàu 2.4.1 Sự cần thiết đầu tư 2.4.2 Phân tích thò trường 2.4.3 Lựa chọn hình thức đầu tư 2.5 Quản lý khai thác 2.6 Phân tích tài chính - kinh tế 4 6 6 6 7 8 9 10 10 11 14 14 16 19 21 22 3 Chương III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận 3.2 Kiến nghò Phụ lục Tài liệu tham khảo 24 24 26 29 32 32 35 37 40 41 4 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Bước vào thiên niên kỷ mới, nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đầu tư phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách và cơ chế quản lý mới, có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, cả trong nước và ngoài nước. Do đó, vốn đầu tư phát triển hàng năm không ngừng tăng, các nguồn vốn huy động tham gia đầu tư ngày càng đa dạng tạo ra thế và lực cho nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, ngành vận tải xăng dầu đã thường xuyên nhận được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, nhưng thực tế hiện trạng của đội tàu chở xăng dầu tại Việt nam hiện nay là các tàu đã quá cũ, thiết bò lạc hậu, thiếu an toàn, không đáp ứng các yêu cầu vận chuyển theo hướng hiện đại hóa. Đa số các tàu đã hết khấu hao, cần thiết phải thanh lý và đóng mới bổ sung nhưng công việc này tiến hành quá chậm, một phần do sự quản lý vấn đề chất lượng, đăng kiểm các loại tàu này của nhà nước, một phần các công ty vận tải thủy chưa xây dựng được phương án quy hoạch, đònh hướng cho đội tàu này. Mặt khác giá xăng dầu tăng cao làm cho cước vận chuyển tăng, rất khó khăn trong việc thuê các tàu ở nước ngoài. Để chủ động cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh doanh đối với vận tải xăng dầu, việc thay thế các tàu hiện có với tình trạng kỹ thuật kém bằng các tàu mới hơn và có trọng tải phù hợp hơn là cần thiết thực hiện ngay. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, việc đầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu hiện nay là cần thiết và vô cùng quan trọng, vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Đầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam” để nghiên cứu. 5 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế kết hợp với phân tích thực trạng của đội tàu chở xăng dầu hiện nay của Tổng công ty xăng dầu Việt nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội tàu chở xăng dầu vững mạnh góp phần chủ động vận tải xăng dầu từ nước ngoài về Việt nam, tiết kiệm một lượng ngoại tệ tiền cước không phải trả nước ngoài, đổi mới đội tàu chở xăng dầu trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với các tàu nước ngoài, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và bình ổn thò trường xăng dầu trong nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đề tài phân tích thực trạng tình hình vận tải xăng dầu trong nước nhưng tập trung đi sâu vào tình hình thò trường vận tải, nhu cầu và khả năng đội tàu chở xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam để thực hiện chương trình đầu tư phát triển đội tàu. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghóa duy vật biện chứng các thành tựu của kinh tế học hiện đại để làm cơ sở lý luận Bên cạnh đó những phương pháp kinh tế phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích kinh tế tài chính, thẩm đònh dự án đầu tư …cũng được sử dụng để làm rõ bản chất của từng nội dung nghiên cứu. 5. Nội dung nghiên cứu: Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ Chương II: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CHỞ XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM Chương III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 1.1 ĐẦU TƯ: 1.1.1 Khái niệm: Đầu tư là một khái niệm rất rộng bao gồm từ việc mua sắm tài sản, xây dựng công trình đến các chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển được tiến hành bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp hoặc cá nhân. • Theo quan điểm kinh tế thì đầu tư là bỏ một vốn cố đònh tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp. • Theo quan điểm tài chính thì đầu tư là làm cho bất động một số vốn nhằm tạo ra tiền lãi trong nhiều thời kỳ kế tiếp. Khái niệm này ngoài việc tạo ra các tài sản có, còn bao gồm các chỉ tiêu khác không tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp ví dụ như: nghiên cứu, đào tạo nhân viên… Ngoài ra quan điểm tài chính hiện đại còn xem đầu tư như là sự hy sinh giá trò chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy khả năng không chắc chắn giá trò trong tương lai. Khái niệm đầu tư này đề cập đến 3 yếu tố là yếu tố thời gian, yếu tố rủi ro, và yếu tố lợi nhuận. Đầu tư ở đây được đề cập trên một bình diện rất rộng bao gồm cả đầu tư tài chính và đầu tư thực. Giá trò trong khái niệm này có thể hiểu là những giá trò có thể đònh lượng được( vốn, tài sản…) và cả những giá trò không thể đònh lượng được (con người, hiệu quả xã hội…). • Theo quan điểm kế toán thì đầu tư gắn liền với việc phân bổ một khoản chi vào trong các khoản mục của bản cân đối kế toán. Tuy có nhiều quan điểm về đầu tư nhưng có thể hiểu đơn giản “ đầu tư là một hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích sinh lợi trong tương lai”. Hoạt 7 động bỏ vốn có thể thực hiện trong một thời gian ngắn ( đầu tư ngắn hạn) và cũng có thể thực hiện trong một thời gian dài ( đầu tư dài hạn). Các đầu tư ngắn hạn thường không tác động nhiều đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngược lại những hoạt động đầu tư dài hạn làm ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và thay đổi cơ cấu kinh tế nói chung. 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư: Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn và tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian để thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Do đó, hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính như sau: - Có vốn: vốn có thể là tiền; có thể là các tài sản khác như máy móc thiết bò nhà xưởng, giá trò quyền sở hữu công nghiệp, dòch vụ kỹ thuật…;vốn có thể là vốn nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn vay, vốn cổ phần… - Thời gian: thường từ 2 năm trở lên có thể đến 50 năm nhưng tối đa không quá 70 năm. Các hoạt động ngắn hạn thường trong một năm tài chính không gọi là đầu tư. Do đặc điểm thời gian dài, nên đòi hỏi người lập dự án phải có tầm nhìn xa và phải nhận thức rằng đầu tư là một hoạt động dài hơi, có nhiều rủi ro. Vì vậy không thể bỏ qua quy luật thay đổi giá trò của đồng tiền theo thời gian dưới tác động của lãi suất nguồn vốn. Nói một cách khác các tính toán đầu tư đều dựa trên dòng tiền, bằng cách tính hiện giá của dòng tiền đầu tư và thu hồi. - Lợi ích: biểu hiện trên hai mặt lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. Dựa vào lợi ích tài chính, nhà đầu tư, kể cả trường hợp nhà đầu tư là Nhà nước, có thể ra quyết đònh có đầu tư hay không. Dựa vào lợi ích kinh tế xã hội , Nhà nước sẽ ra được quyết đònh có cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư không phải là Nhà nước hay không. 8 1.1.3 Các loại đầu tư: • Đầu tư trực tiếp: là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước hoặc đầu tư của nước ngoàitại Việt nam, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. • Đầu tư gián tiếp: là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Trường hợp cần quan tâm nhất là đầu tư gián tiếp bằng vốn của nước ngoài. Đó là loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA), vốn của nhà nước vay của nước ngoài với lãi suất ưu đãi. • Đầu tư trong nước: là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt nam của các tổ chức, công dân Việt nam, Việt nam đònh cư tại nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt nam. Đầu tư trong nước chòu sự điều chỉnh của luật khuyến khích đầu tư trong nước. • Đầu tư nước ngoài tại Việt nam: là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy đònh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. • Đầu tư ra nước ngoài: là loại đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này hoặc nước khác. • Đầu tư mới: là đầu tư để xây dựng các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, dòch vụ mới. Đặc điểm của loại đầu tư mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển thêm. • Đầu tư theo chiều sâu: là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bò lại, hiện đại hóa… các đối tượng hiện có. • Đầu tư phát triển: là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trò tài sản, tạo ra năng lực mới, hoặc cải tạo mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng. • Đầu tư dòch chuyển: là đầu tư trực tiếp nhằm dòch chuyển quyền sở hữu giá trò tài sản. Lúc này không có sự gia tăng giá trò tài sản. Loại này có ý nghóa quan 9 trọng trong việc hình thành, phát triển thò trường vốn, thò trường chứng khoán, thò trường hối đoái… hỗ trợ cho đầu tư phát triển. 1.1.4 Vai trò của đầu tư: + Đầu tư là phương tiện để chuyển dòch và phát triển cơ cấu kinh tế: các dự án đầu tư mới đóng vai trò to lớn trong chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển: Việt nam là một nước đang phát triển, với thu nhập bình quân hàng năm đầu người còn thấp, trong khi trình độ trung bình của các nước đang phát triển cao hơn nhiều lần. Giống như mọi quốc gia đang phát triển khác, Việt nam có ba cái thiếu là: thiếu vốn, thiếu công nghệ và thiếu quản lý. Do đó, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, chính là tăng cường việc phát huy mọi tiềm năng về vốn của các thành phần kinh tế ở trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển. + Đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực mới cho phát triển: các dự án đầu tư thúc đẩy quá trình hình thành các công ty, nhà máy, xí nghiệp, dây chuyền sản xuất, diện tích canh tác nông nghiệp, các trung tâm thương mại, khách sạn du lòch mới hay được nâng cấp cải tạo, đặc biệt tạo ra những năng lực sản xuất mới, tạo ra nhiều giá trò gia tăng cho xã hội, thúc đẩy sự nghiệp phát triển. + Đầu tư giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm, dòch vụ trên thò trường, cân đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội: theo quy luật của kinh tế thò trường, vận động có sự quản lý vó mô, các dự án đầu tư sẽ điền đầy các khoản trống về sản phẩm hàng hóa, dòch vụ mà nhu cầu đòi hỏi. Dự án đầu tư cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dòch vụ với nhãn hiệu mới, kiểu dáng mới, chất lượng và giá thành đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. + Đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cải biến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước: đây là hiệu quả tất yếu của việc 10 phát huy tiềm năng về vốn, tăng năng lực sản xuất và dòch vụ, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dòch vụ cho xã hội; đầu tư góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước; thông qua các chỉ tiêu: giá trò gia tăng cho nền kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, đầu tư tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thêm nhiều ngành nghề, phát triển đồng đều các vùng lãnh thổ. 1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ: 1.2.1 Khái niệm: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất đònh nhằm đạt được sự tăng trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dòch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác đònh. Khái niệm trên cho thấy rằng dự án đầu tư chủ yếu là những đề xuất cho tương lai chưa phải đã thực hiện được trong thực tế. Nhiệm vụ chủ yếu của dự án là đưa ra các đề xuất phù hợp với luật pháp, nâng cao hiệu qua của đối tượng đầu tư. Những đề xuất này nhằm giải quyết những vấn đề sau: - Lựa chọn sản phẩm dòch vụ . - Lựa chọn công suất của dự án. - Lựa chọn công nghệ thiết bò. - Lựa chọn khu vực đòa điểm. - Lựa chọn hình thức đầu tư, tổ chức quản trò thực hiện dự án. - Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư , an toàn đầu tư. Để có những đề xuất đúng đắn ta cần xem xét các yếu tố sau đây: • Đầu vào: bao gồm tiền vốn, đất đai, nguyên vật liêu, công nghệ thiết bò… có thể gọi chung là tài nguyên và các nguồn nhân lực. • Đầu ra: bao gồm các sản phẩm cụ thể (các vật phẩm), các sản phẩm trừu tượng ( các thông tin), các dòch vụ…

Ngày đăng: 28/03/2013, 11:36

Hình ảnh liên quan

* Tình hình vận tải xăng dầu ven biển: - 303864

nh.

hình vận tải xăng dầu ven biển: Xem tại trang 27 của tài liệu.
Qua bảng trên thấy rằng giá tàu thay đổi rất lớn tùy thuộc tuổi tàu. Phương pháp này có ưu điểm là nắm được giá tàu tương tự ở thời điểm hiện tại nhưng  không biết được tình trạng, chất lượng cụ thể của tàu được bán - 303864

ua.

bảng trên thấy rằng giá tàu thay đổi rất lớn tùy thuộc tuổi tàu. Phương pháp này có ưu điểm là nắm được giá tàu tương tự ở thời điểm hiện tại nhưng không biết được tình trạng, chất lượng cụ thể của tàu được bán Xem tại trang 39 của tài liệu.