1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

tài liệu wordpress cơ bản - hướng dẫn tổng hợp các cách bảo mật cho website wordpress

15 440 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

1 TỔNG HỢP CÁC CÁCH BẢO MẬT CHO WORDPRESS Sau khi hoàn hiện một blog WordPress, ngoài việc tiến hành tối ưu hóa máy tìm kiếm và lên kế hoạch phát triển nội dung, thì chúng ta còn một khâu nữa rất quan trọng trong quá trình tồn tại của một website, đó là bảo mật website. Hãy thử hình dung rằng vào một ngày đẹp trời nào đó blog bạn đã xây dựng từ bao nhiêu mồ hôi công sức bỗng dưng biến mất? Bản thân trước đây mình cũng từng bị trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công, không chỉ trên blog WordPress mà còn ở bất cứ nền tảng web nào. Qua bao nhiêu năm “bị ăn đòn” thì ít nhất bây giờ mình cũng đã có một chút ít kinh nghiệm nhỏ nhoi để “né đòn”, và những kinh nghiệm ấy hôm nay sẽ được mình diễn đạt một cách tỉ mỉ nhất vào trong bài viết này. Áp dụng thêm:  9 cách chống local hack trong WordPress  Scan và fix mã độc trong WordPress Mục lục nội dung Sử dụng hosting chất lượng Ngăn truy cập trái phép vào trang quản trị wp-admin Đổi địa chỉ của trang quản trị Hạn chế số lần đăng nhập Sử dụng mật khẩu phức tạp và không nên dùng tên đăng nhập là admin Tạo lớp bảo vệ bằng mật khẩu cho trang quản trị Tạo lớp bảo vệ nâng cao bằng IP Phân quyền cho file/thư mục trên host bằng lệnh CHMOD Hướng dẫn CHMOD Tối ưu CHMOD cho WordPress Sao lưu (backup) cơ sở dữ liệu thường xuyên Cập nhật phiên bản mới nhất của WordPress 2 Xóa hết các plugin không cần thiết Một số plugin bảo mật cho WordPress Dịch vụ bảo mật nên dùng Lời kết Sử dụng hosting chất lượng Hosting kém chất lượng hoặc bảo mật không tốt là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc bị hack, hình thức phổ biến nhất là local hack bằng phương pháp lợi dụng kẻ hở của các website khác cùng server và tấn công liên đới đến website của bạn. Do đó, mình khuyến cáo các bạn nên dùng hosting tại A2Hosting hoặc Interserver để nâng cao khả năng bảo mật. Còn nếu website bạn có nhiều traffic rồi thì hãy tiến hành sử dụng VPS để bảo mật tối ưu hơn cũng như có thêm nhiều tài nguyên để sử dụng, vì đôi lúc Shared Hosting không phải là an toàn nhất. Xem thêm: 7 dịch vụ Shared Hosting tốt nhất cho WordPress. Ngăn truy cập trái phép vào trang quản trị wp-admin Đổi địa chỉ của trang quản trị Mặc định đường dẫn tới trang quản trị của WordPress là wp-admin, điều này sẽ giúp các hacker dễ dàng xác định địa chỉ đăng nhập sau khi họ đã có đầy đủ thông tin về tài khoản quản trị của bạn, thậm chí là có rất nhiều script hỗ trợ tự động đăng nhập theo một dữ liệu được định sẵn thông qua địa chỉ phổ biến này. Vì vậy trước tiên, bạn cần đổi địa chỉ đăng nhập vào trang quản trị bằng cách sử dụng plugin iThemes Security để tăng cường bảo mật cho WordPress, trong đó có chức năng đổi đường dẫn mặc định của trang quản trị thành đường dẫn bất kỳ mà bạn muốn. Sau khi cài đặt, vào phần Security -> Settings -> Hide Login Area và điền tên của đường dẫn mới của trang quản trị, trang đăng nhập và trang đăng ký. 3 Lưu ý: Nếu đổi xong mà bạn vẫn không vào được trang admin bằng đường dẫn mới thì hãy CHMOD file .htaccess thành 777 và vào lại ấn nút Save Change một lần nữa. Sau đó CHMOD lại thành 644. Hạn chế số lần đăng nhập Hiện nay có một phương pháp vô cùng phổ biến đó là bằng cách nào đó các hacker có thể thu thập địa chỉ hàng trăm nghìn website WordPress mới mỗi ngày, sau đó tiến hành scan mật khẩu bằng cách liên tục đăng nhập vào địa chỉ wp-admin với một số cấu trúc username và mật khẩu khác nhau, ví dụ họ thường hay scan với cấu trúc là admin/123456. Phương thức tấn công này gọi là Brute Force Attack. 4 Vì thế để ngăn tình trạng này, chúng ta sẽ thêm chức năng tự động khóa đăng nhập khi đăng nhập thất bại số lần nhất định. Bạn có thể sử dụng plugin Login Security Solutions (khuyên dùng), Limit Login Attempts, Login Lockdown hoặc ngay chính trong plugin iThemes Security cũng có chức năng này. Nên đọc: Brute Force Attack là gì và cách phòng chống. Sử dụng mật khẩu phức tạp và không nên dùng tên đăng nhập là admin Như ở phía trên mình đã nói, các hacker thường hay liên tục scan tự động mật khẩu của admin theo cấu trúc username là admin hoặc administrator. Vì vậy mình cực kỳ không khuyến khích dùng tên đăng nhập kiểu này hoặc tương tự thế. Nếu bạn đã lỡ cài đặt một bản WordPress và sử dụng tên đăng nhập là admin thì cũng đừng nên lo lắng, pluginiThemes Security hỗ trợ tính năng đổi tên đăng nhập của bạn, plugin này có vẻ đa năng đấy, và đó là lý do mình chọn nó để sử dụng. Tạo lớp bảo vệ bằng mật khẩu cho trang quản trị Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về sự an toàn của trang quản trị thì có thể dùng thêm cách tạo thêm một lớp đăng nhập nữa bằng cách sử dụng chức năng Password Protect Directories có trong cPanelX của các hosting thông dụng hiện nay. Sau khi nhấp vào, các bạn chọn thư mục wp-admin và tạo tên đăng nhập và mật khẩu cho lớp đăng nhập. 5 Ấn nút Add/modify authorized user. Tiếp tục, nhìn lên trên và gõ tên folder cần bảo vệ vào, ở đây folder cần bảo vệ là wp-admin, sau đó tích dấu vào ô Password Protect this directory và ấn nút Save để hoàn tất. Và bắt đầu từ đây, mỗi khi chúng ta đăng nhập vào wp-admin đều sẽ trải qua một lớp bảo vệ, và chúng ta phải điền tên đăng nhập và mật khẩu vào vệ vào. Sau đó mới tiến hành đăng nhập vào WordPress theo cách thông thường. 6 Nếu host bạn không hỗ trợ cPanelX, bạn có thể tạo một cách đơn giản bằng một plugin htaccess password protect dành cho WordPress. Tạo lớp bảo vệ nâng cao bằng IP Cách này có thể nói khá tốt để bảo vệ trang quản trị của bạn. Với lớp bảo vệ này, bạn chỉ có thể đăng nhập vào trang quản trị khi IP của bạn có trong danh sách IP cho phép đăng nhập, còn lại sẽ bị chặn hết. Đầu tiên các bạn tải gói SecureIP về, mở file capnhatip.php ra và thay mật khẩu 123456 thành mật khẩu mà bạn thích, sau đó upload 3 file capnhatip.php, listip.txt và security.php vào thư mục wp-admin và CHMOD file listip.txtthành 777 hoặc 775. Mở file index.php trong thư mục wp-admin ra và thêm đoạn này ngay đằng sau <?php include("security.php"); Sau đó tiến hành truy cập lại với đường dẫn http://yourdomain.com/wp-admin, lúc này bạn sẽ thấy thông báo không cho phép truy cập, bởi vì IP của bạn vẫn chưa được thêm vào danh sách cho phép. 7 Tiến hành thêm IP vào bằng cách gõ đường dẫn http://yourdomain.com/wp- admin/capnhatip.php, sau đó nhập mật khẩu mà bạn đã chỉnh sửa từ file này ở bước đầu vào. Xong, lúc này bạn đã có thể đăng nhập thoải mái vào trang quản trị rồi. Muốn xóa hết IP trong danh sách cho phép thì cứ mở file listip.txt trong thư mục wp- admin lên và xóa hết nội dung trong đó hoặc xóa IP cần xóa là xong. Bạn có thể đổi tên file capnhatip.php thành tên mình thích và nhớ là nhập chính xác khi cần dùng nhé. Tips:  Xem địa chỉ IP của bạn.  Bạn có thể dùng tính năng khoá file capnhatip.php bằng Incapsula. Phân quyền cho file/thư mục trên host bằng lệnh CHMOD Hướng dẫn CHMOD Để CHMOD bạn có 2 cách, mở trình upload FTP lên, ấn chuột phải vào thư mục/tập tin cần CHMOD và chọn CHMOD. 8 Hoặc là bạn vào phần File Manager trong trang quản trị hosting (cPanel X) và chọn Change Permission 9 Tối ưu CHMOD cho WordPress File đầu tiên chúng ta cần bảo vệ đó là wp-config.php vì file này lưu giữ những thông tin đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của mình. Nếu như các bạn ít khi chỉnh sửa file này thì hãy CHMOD là 444 cho wp-config, điều này có nghĩa tất cả các nhóm người dùng chỉ có thể đọc chứ không chỉnh sửa hay thực thi được, kể cả chủ sỡ hữu. Và sau khi đưa về 444, chúng ta không thể chỉnh sửa nội dung file này, nếu muốn chỉnh sửa thì hãy đưa nó về 644. Còn lại thì bạn có thể CHMOD cho file là 644 và và 755 cho folder. Nếu như bạn thấy khó khăn trong việc CHMOD thì plugin File Permissions & Size Check sẽ giúp bạn CHMOD và theo dõi các tập tin, thư mục dễ dàng trong trang quản trị WordPress. Còn đây là gợi ý CHMOD tối ưu hóa cho WordPress của BulletProof Security Áp dụng thêm: Tạo 2 lớp xác nhận tài khoản cho WordPress 10 Sao lưu (backup) cơ sở dữ liệu thường xuyên Công việc này không giảm thiểu khả năng bị tấn công trên WordPress mà nó giúp chúng ta giảm mức độ thiệt hại sau những đợt tấn công. Nếu như bạn sao lưu dữ liệu một cách thường xuyên thì sau khi bị tấn công và mất hết cơ sở dữ liệu, chúng ta vẫn có thể hồi sinh web bằng cách phục hồi các dữ liệu đã được sao lưu. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp bạn phục hồi lại blog sau khi tiến hành can thiệp chỉnh sửa liên quan đến cơ sở dữ liệu. Trong WordPress có khá nhiều công cụ backup cơ sở dữ liệu, nhưng bây giờ mình chỉ có thể gợi ý cho các bạn một plugin ổn định và backup tốt nhất đó là WP Backup. Plugin này giúp bạn cài đặt chế độ backup tự động cho tất cả các dữ liệu trên blog, đồng thời có chức năng đồng bộ hóa tài khoản Google Drive vào và tự động gửi những dữ liệu đã được backup lên đó. Nếu bạn cần nhiều tính năng hơn, mình khuyến khích bạn xem công cụ này: [...]... công bằng các phương thức XSS, RFI, CRLF, CSRF, Base64, Code Injection và SQL Injection bằng cách tối ưu hóa bảo mật 12 cho các file và thư mục nhạy cảm Nếu bạn đang lo lắng về khả năng bảo mật của mình trước những đợt tấn công, hãy tiến hành cài đặt plugin này Mặc định sau khi cài đặt thì nó sẽ tự động tối ưu hóa cho các bạn, nhưng nếu bạn có các kiến thức về bảo mật thì có thể tùy chỉnh theo cách của... giúp các bạn có thêm những kiến thức bảo mật tốt hơn cho WordPress Ở phần kế tiếp, mình sẽ gợi ý cho các bạn một số việc nên làm khi bị tấn công nhằm giảm thiểu khả năng mất dữ liệu dẫn đến việc bắt đầu lại với một website mới Nhưng ngay từ bây giờ, hãy áp dụng những cách bảo mật ở trên vào blog của bạn, và đừng quên hãy sao lưu cơ sở dữ liệu thường xuyên Chúc các bạn thành công! Nguồn: thachpham.com... hành deactive và xóa hết các plugin không thật sự cần thiết và hãy tham khảo kỹ khi bắt đầu cài một plugin mới Một số plugin bảo mật cho WordPress iThemes Security 11 Plugin này có khá đầy đủ về các chức năng dùng để bảo mật cho WordPress như đổi username admin, đổi ID của admin, hạn chế đăng nhập, sao lưu dữ liệu v.v.v.Đây có thể nói là plugin nên xài để tăng cường bảo mật cho WordPress Hiện tại Thạch... nhưng không thích hợp lắm cho những người mới tìm hiểu WordPress và chưa có kiến thức về bảo mật 6Scan Security Bộ công cụ của 6Scan Security sẽ tự động quét toàn bộ mã nguồn của blog nhằm loại bỏ các đoạn mã độc hại Hơn thế nữa, plugin này cũng giúp bạn vá lại một số lỗi bảo mật để phòng chống các hacker có thể lợi dụng những lỗi bảo mật đó Plugin này có thể dùng trong các trường hợp tấn công sau:... Hướng dẫn backup dữ liệu bằng BackWPUp Cập nhật phiên bản mới nhất của WordPress Nếu như bạn đang sử dụng các phiên bản cũ của WordPress, hãy tiến hành nâng cấp lên phiên bản mới nhất để tăng sự an toàn cho blog Những phiên bản mới được đưa ra nhằm sửa một số bug vì thế nếu bạn không nâng cấp lên, các hacker có thể lợi dụng những bug đó để xâm nhập trái phép vào blog Bên cạnh đó, nếu các plugin... trên website tự động và phát hiện rồi thông báo cho bạn nếu gặp mã độc, ngoài ra họ cũng hỗ trợ bạn gỡ bỏ mã độc ra khỏi mã nguồn website hoàn toàn thủ công, chỉ cần gửi yêu cầu gỡ mã độc cho họ là được Giá sử dụng cho dịch vụ này là $99/năm Lời kết Trong phần này chúng ta đã tìm hiểu qua một số phương thức tăng cường bảo mật cho WordPress để giảm thiểu khả năng bị tấn công từ hacker Hy vọng nó giúp các. .. Injection  Cross-Site Scripting (XSS)  CSRF  Directory traversal  Remote file inclusion  Several DoS conditions 13 Tự động truy quét các đoạn mã độc hại mạnh mẽ Các chức năng bảo mật thêm của 6scan Security Xem thêm: Tìm mã độc với 4 plugin thông dụng 14 Dịch vụ bảo mật nên dùng Nếu bạn vẫn không chắc chắn được web mình có bảo mật tốt hay không hoặc đang bị hacker chèn mã độc thì mình khuyên các bạn nên... dụng có phiên bản mới thì bạn cũng nên tiến hành nâng cấp lên Xóa hết các plugin không cần thiết Sử dụng nhiều plugin cũng là một trong những nguyên nhân bị tấn công, bởi nếu bạn không kiểm tra kỹ thì rất có thể trong plugin bạn đang sử dụng có thể sẽ khai thác thông tin của bạn Và sử dụng nhiều plugin cũng có thể dẫn đến việc xung đột giữa các plugin với nhau, từ đó sẽ gây ra nhiều vấn đề cho blog của . cường bảo mật cho WordPress để giảm thiểu khả năng bị tấn công từ hacker. Hy vọng nó giúp các bạn có thêm những kiến thức bảo mật tốt hơn cho WordPress. Ở phần kế tiếp, mình sẽ gợi ý cho các. của WordPress 2 Xóa hết các plugin không cần thiết Một số plugin bảo mật cho WordPress Dịch vụ bảo mật nên dùng Lời kết Sử dụng hosting chất lượng Hosting kém chất lượng hoặc bảo mật. 1 TỔNG HỢP CÁC CÁCH BẢO MẬT CHO WORDPRESS Sau khi hoàn hiện một blog WordPress, ngoài việc tiến hành tối ưu hóa máy tìm kiếm và lên

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w