1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tuyển tập đề kiểm tra kinh tế vĩ mô

10 2,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 93 KB

Nội dung

Đề thi Vĩ Mô K18-Ngày 2 1. Hạch toán thu nhập quốc gia a. Tỷ lệ lạm phát đo lường như thế nào? Tại sao một số nước sử dụng lạm phát cơ bản như là mục tiêu của chính sách tiền tệ? Tại sao Mervyn King, thống đốc ngân hàng Anh, cho rằng việc loại bỏ một số hàng hóa ra khỏi rỗ hàng hóa khi tính lạm phát cơ bản là một “sai lầm lớn”? b. Điền vào ô trống 2008 Mar June 1. Tiền tiêu chuẩn M1 Tiền mặt lưu hành ngoài ngân hàng 173,900 170,300 Tiền gởi không kỳ hạn 654,700 721,300 Tiền gởi vãng lai nước ngoài 202,200 225,700 2. Tiền mở rộng M2 Trong đó tổng tiền gởi 856,900 947,000 Lượng tài sản nước ngoài ròng NFA 341,400 381,300 Tài sản có nước ngoài 387,000 430,800 Tài sản nợ nước ngoài -45,600 -49,500 Lượng tài sản trong nước ròng NDA 689,400 735,900 2. Kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn a. Chính sách tài khóa chủ động là gì? Trong thực tế khi nào chính phủ sử dụng chính sách này? Hãy sử dụng mô hình IS-LM để chỉ ra tác động của chính sách tài khóa chủ động đến sản lượng và lãi suất trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay? b. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Mỹ, một số nhà kinh tế cho rằng cần phải kích thích nền kinh tế thông qua các khoảng chi tiêu để gia tăng sản lượng theo mô hình số nhân. Trong khi đó RJ Barro, một giáo sư kinh tế Đại học Harvard, trong bài viết có tựa “chi tiêu chính phủ không phải là bữa ăn trưa miễn phí” lại lập luận rằng khi chi tiêu chính phủ gia tăng sẽ có một bộ phận khác trong tổng cầu, chi tiêu tiêu dung tư nhân hoặc đầu tư, giảm xuống và tổng cầu không tăng. Anh chị hãy bình luận về lập luận này. c. Gần đây một số nhà kinh tế lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ tái xuất hiện khi mà nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái. Anh chị hãy cho biết tại sao các nhà kinh tế lại lo ngại về vấn đề này (HD: sử dụng mô hình số nhân chính sách tài khóa giải thích). d. Hãy cho biết tại sao các nước đang phát triển như VN thường cột đồng tiền của mình vào đồng tiền mạnh như đô la Mỹ mà không thả nổi như Mỹ hay Nhật bản? Điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế VN khi mà đồng đô la Mỹ giảm? 3. Kinh tế vĩ mô trong dài hạn a. Sử dụng mô hình Solow để giải thích hiện tượng sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức và Nhật nhanh hơn so với Anh, Pháp, Mỹ. b. Để duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, cần phải thiết kế một khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô như thế nào trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam? Đề thi kinh tế vi mô K14-Đêm 1 Câu 1: Phần lớn SV chuyên ngành kinh tế tỏ ra bận tâm khi đọc thông tin trên báo cho rằng đồng đô la mất giá và tình trạng thâm hụt mậu dịch kéo dài của Mỹ có nguy cơ làm cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái. A/c hãy cho lời giải thích về vấn đề này với những câu hỏi cụ thể như sau: (1) Tại sao nền kinh tế Mỹ thâm hụt mậu dịch ? Tại sao đồng đô la lại mất giá mà cán cân mậu dịch Mỹ không được được cải thiện ? Tại sao nền kinh tế toàn cầu suy thoái chỉ do sự mất cân đối vĩ mô trong nền kinh tế Mỹ? Câu 2: Nước cộng hòa Grance đang phải đối diện với vấn đề kinh tế vĩ mô đầy khó khăn. Thâm hụt ngân sách là 5% GDP mức cao chưa từng có trong một thập niên qua. Hầu như các nhà kinh tế đều nhất trí rằng thâm hụt như vậy là đáng báo động và cần phải làm gì đó để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên vấn đề không dựng lại ở đó, nền kinh tế Crance lại vừa mới trải qua một cuộc suy thoái kinh tế 2003-2004 và đang còn là nổi ám ảnh đến người tiêu dung và nhà đầu tư trong nước, lãi suất và giá cả trong những qua giảm liên tục. Cho dù năm nay tốc độ tăng sản lượng là dương song nỗi lo suy thoái đối với vẫn chưa chấm dứt, nhất là khi nhìn vào tình trạng ngân sách thâm hụt. Thực trạng đó đặt các nhà chính sách trước vấn đề là làm sao giảm được thâm hụt ngân sách song vẫn phải duy trì và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng. A/c cho biết bằng chính sách nào Grance có thể vượt qua vấn đề khó khăn này? HD sử dụng mô hình IS-LM. Câu 3: Hãy cho biết mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong mô hình Keynesian và mô hình cổ điển. Có ý kiến cho rằng tiết kiệm đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng. Có tiết kiệm mới có tích lũy vốn và mở rộng khả năng sản xuất. Song cũng có ý kiến cho rằng tiết kiệm sẽ làm giảm tổng cầu và làm cho nền kinh tế bị suy thoái. Những ý kiến này có mâu thuẫn với nhau ko ? Hãy giải thích. Câu 4: Hãy cho biết cơ chế tác động đến lãi suất giá cả, tỷ giá và dự trữ ngoại tệ khi chính phủ và ngân hàng nhà nước nơi lỏng sự kiểm soát tài khoản vốn? Theo các anh chị những gì cần phải làm để giảm áp lực lên tỷ giá , lãi suất và dự trữ ngoại tệ khi chính phủ thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn ? Hãy giải thích tại sao các nhà kinh tế cho rằng trong nền kinh tế chính sách tiền tệ độc lập không thể duy trì được trong bối cảnh chế độ tỷ giá cố định cùng với tài khoản vốn trong cán cân thanh toán mở ? Câu 5: Hãy tóm tắt các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái trong ngân sách ? Giải thích nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tỷ giá tăng quá mức (overshooting exchange rule) trong nền kinh tế. Trong các nước đang phát triển người ta quản lý tỷ giá như thế nào nếu người muốn sử dụng nó như một công việc cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ? Câu 6: Hãy trình bày các đồng nhất thức liên quan đến cán cân tài khoản vãn lai và chỉ ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt trong cán cân tài khoản vãn lai ? Phân tích tác động kinh tế vĩ mô của các nguồn tài trợ cho sự thâm trong cán cân tài khoản vãng lai ? Trong những trường hợp nào sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai có nguy cơ dẫn đến khủng hoãng trong thanh toán quốc tế ? Câu 7: Sử dụng mô hình Solow để giải thích về sự hội tụ mức thu nhập bình quân đầu người giữa các nước như Đức, Nhật so với Mỹ từ sau giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II ? Tại sao trong thực tế không có khuynh hướng hội tụ về mức sống vật chất giữa các nước nghèo và nước giàu ? Câu 8: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình tăng trưởng Solow và mô hình tăng trưởng nội sinh ? Dựa vào lý thuyết tăng trưởng, a/c hãy đưa ra lời giải thích tại sao có sự tăng trưởng thần kỳ trong các nước Đông Á ? Câu 9: Trong công cuộc cải cách ngoại thương theo hướng tự do, một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô mà chính phủ Việt Nam lo ngại là tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch khi mà các rào cản thương mại giảm xuống diều này có thể đẩy nền kinh tế đi vào bất ổn và làm nả lòng các nhả cải cách. Hãy cho biết những trở ngại này có phù hợp với những tiên liệu trong mô hình kinh tế vĩ mô không ? Hãy giải thích ? Câu 10: Hãy giải thích tại sao chính sách tiền tệ tác động đến khu vực sản xuất trong ngắn song lại trung lập trong dài hạn ? Đề thi môn KINH TẾ VĨ MÔ - LỚP Đ2K17 – Ca 01 ngày 13/04/2008 GV: Mr Trương Quang Hùng. (thi đề đóng) Câu 1: Dựa vào cơ sở nào mà Kent bác bỏ lập luận của các nhà kinh tế cổ điển về mối quan hệ tự động giữa tiết kiệm và đầu tư và cho rằng tiết kiệm là nguyên nhân của suy thoái kinh tế. Keynes lập luận rằng trong điều kiện suy thoái, khi lãi suất rất thấp, thay đổi trong lượng cung tiền có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế. Do vậy ông cho rằng chính sách tiền tệ - dựa vào việc thay đổi lượng cung tiền để điều khiển nền kinh tế - sẽ không hiệu quả. Câu 2: Thực tế NHTW kiểm soát tiền tệ như thế nào, dựa vào bài đọc “Điều gì đang diễn ra” trong tạp chí Economist 07/06/07, hãy giải thích vì sao ngày nay các NHTW không còn kiểm soát tiền để ổn định giá. TL: - Nền kinh tế phải được điều hành thông qua các mục tiêu tiền tệ, tiền phải được chuyển theo vòng xoay cố định (tỷ lệ GDP danh nghĩa/ tổng lượng tiền), thực tế tốc độ này có biến động cao, không chỉ thế người ta không rõ mục tiêu chính xác phải như thế nào? Vì tiền được xác định theo nhiều cách, như: khi tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn được giữ trong các NHTM, kể cả tiền gửi tiết kiệm ở các tổ chức tài chính khác. Và nếu NHTW tìm cách kiểm soát tiền, bằng cách nhắm mục tiêu cho cơ sở tiền tệ - là tiền mặt lưu thông và dự trữ của NHTM gửi ở NHTW, thì họ mất kiểm soát đối với lãi suất ngắn hạn, mà lãi suất ngắn hạn có thể chuyển dịch mạnh và gây thiệt hại cho nền kinh tế, do đó việc ấn định mục tiêu lạm phát tỏ ra có hiệu quả, thay vì tìm cách kiểm soát lạm phát gián tiếp, NHTW công khai nhắm đến ổn định giá, nhằm đảm bảo cân đối dàn trải giữa tổng cung và tổng cầu trong trung hạn. - Nhưng trong dài hạn, khi các thị trường Tài chính ngày càng kết nối hơn, giá cả tài sản ngày càng do các nhà đầu tư quốc tế định đoạt và do đó phản ánh điều kiện tiền tệ toàn cầu. Do vậy, NHTW ngày càng lo lắng rằng tác động của các chính sách tiền tệ quốc gia có thể góp phần làm cho thị trường thế giới ngày càng phù phiếm hơn và điều này có thể dẫn đến lạm phát cao hơn. Câu 3: Giải thích tại sao có sự hoảng loạng trên thị trường tín dụng của Mỹ gần đây, tại sao Cục Dự trữ liên bang Mỹ lại ra tay cứu các nhà đầu tư và ngân hàng trong khi họ là những nhà kinh doanh trên thị trường với mục tiêu lợi nhuận. - Do sự suy giảm mạnh mẽ của cung ứng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự hoảng loạng tiền trên thị trường tín dụng. Cung ứng tiền tệ bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn, và được quyết định bởi 3 yếu tố: Cơ sở tiền mặt, tỷ lệ dự trữ/tiền gửi và tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi. Sự gia tăng cơ sở tiền tệ dận tới sự gia tăng tỷ lệ thuận trong cung ứng tiền tệ. Sự suy giảm trong tỷ lệ dự trữ/tiền gửi hoặc tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi làm tăng nhân tử tiền tệ và qua đó làm tăng cung ứng tiền tệ. - Vị Fed muốn thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách sử dụng 3 công cụ chính sách: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ chiết khấu. Nó có thể làm tăng cơ sở tiền tiện bằng cách mua trái phiếu qua thị trường mở hoặc giảm tỷ lệ chiết khấu. Nó có thể giảm tỷ lệ dự trữ/tiền mặt bằng cách nới lỏng yêu cầu dự trữ bắt buộc. Câu 4: Tiết kiệm đi vào đầu tư bằng cách nào, tại sao tồn tịa trung gian tài chính. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa “mất khả năng thanh khoản – illiquidity” và “mất khả năng thanh toán – insolvency”. Liệu bơm tiền vào nền kinh tế có giải quyết được vấn đề mất khả năng thanh toán của các tổ chức trung gian tài chính. TL: - Tiết kiệm đi vào đầu tư bằng cách kinh doanh tiền tệ và chênh lệch giá, bằng cách cho vay ngắn và trung hạn thông qua các NHTM. - Tại sao tồn tại trung gian tài chính? Vì Trung gian tài chính là thị trường hoàn hảo, thông tin mất cân xứng, rủi ro. Đồng thời, trung gian tài chính có chức năng huy động tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cho vay hoặc đầu tư. - Sự khác biệt giữa “mất khả năng thanh khoản” và “mất khả năng thanh toán”. Mất khả năng thanh khoản nghĩa là có các tài sản, tiền tệ nhưng lại không có tiền mặt để thanh toán. Mất khả năng thanh toán nghĩa là không có tài sản, ko có tiền để thanh toán. Câu 5: Những yếu tố nào quyết định lãi suất thực trong nền kinh tế nhỏ và mở. Tại sao thực tế có sự khác biệt lãi suất trong nước và lãi suất trên thị trường thế giới ngay cả đối với nền kinh tế mở. TL: - Lãi suất thực trong nền kinh tế nhỏ và mở quyết định bởi yếu tố cung (tiết kiệm) và cầu (đầu tư) quỹ cho vay trên thị trường quốc tế. Khi tiết kiệm hoặc đầu tư trong nền kinh tế thế giới thay đổi sẽ làm thay đổi lãi suất thế giới. - Tại sao …? Do thay đổi chi tiêu trong nước và ngoài nước, chính sách tài khoá, đầu tư, Tiết kiệm trong và ngoài, chính sách thuế đánh vào NK. Câu 6: Trong dài hạn yếu tố nào quyết định khối lượng vốn và quy mô sản xuất. tại sao các chính sách lại phải chọn mức vốn ở trạng thái hoàng kim. Điều kiện để đạt được mức vốn ở trạng thái này là gì. Muốn đạt được trạng thái này cần làm gì. TL: - Trong dài hạn tỷ lệ tiết kiệm (s’) quyết định khối lượng vốn và quy mô sản xuất. Tỷ lệ tiết kiệm càng cao thì khối lượng vốn và quy mô sản xuất càng cao. - Tại sao các c/s lại chọn mức vốn ở trạng thái hoàng kim, nhằm xem nền kinh tế có đạt hiệu quả Pareto không và sử dụng hết nguồn lực từ đó XD mức tiêu dùng và phúc lợi kinh tế cao nhất. - Điều kiện để đạt được mức vốn ở trạng thái hoàng kim là: Đầu tư thực tế = Cầu đầu tư vừa đủ để giữ K không đổi (s’y* = (б + n)k*). - Muốn đạt được trạng thái hoàng kim cần: điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm (s’) + Nếu k* > kg: nền kinh tế không đạt hiệu quả Pareto, do đó cần điều chỉnh s giảm xuống sẽ mang lại lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. + Nếu k* < kg: nền kinh tế không đạt hiệu quả Pareto, do đó cần điều chỉnh s tăng lên thế hệ tương lai tiêu dùng nhiều hơn nhưng thế hệ hiện tại tiêu dùng ít hơn. Câu 7: Một số các nhà kinh tế cho rằng khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế của Châu Á 1997 thực chất là khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư về tương lai của những nền kinh tế này khi mà hệ thống ngân hàng của họ tài trợ cho những dự án mang tính cính trị hơn là kinh tế. Khủng hoảng làm tăng chi phí bù rủi ro của những tài sản tài chính Châu Á kéo theo sự gia tăng lãi suất và sự sụp đỗ giá trị của đồng tiền trong nước. Hãy giải thích kết hợp đồ thị tại sao khủng hoảng niềm tin lại làm sụp đỗ giá trị của đồng tiền. Đề thi Kinh tế vĩ mô Lớp Cao Học Đêm 4 Thời gian 120 phút Đề thi gồm 3 câu hỏi. Đề nghị các học viên trả lời ngắn gọn 1. Hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia (4đ): a. Hãy viết các đồng nhất thức liên quan đến cán cân tài khoản vãng lai và giải thích mối quan hệ trong đồng nhất thức đó ? Thông qua đồng nhất thức, hãy cho biết nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai và chỉ ra nguồn tài chính bù đắp ? b. Tiền trong nền kinh tế được đo lường như thế nào ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng cung tiền trong nền KT ? Ngân hàng nhà nước VN có thể hoàn toàn kiểm soát được lượng cung tiền trong nền kinh tế không ? Hãy giải thích ? c. Hãy phân biệt các khái niệm sau đây trong cán cân thanh toán: • Giao dịch vãng lai • Giao dịch vốn • Chuyển giao d. Thâm hụt ngân sách là gì ? Nguyên nhân nào có thể dẫn đến sự thâm hụt ngân sách ngoài dự tính ? Nguồn tài chính nào được sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách ? 2. Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở (4 điểm) a. Trong bối cảnh luồng vốn nước ngoài vào VN khá lớn trong những năm gần đây, để duy trì tỉ giá VND/USD ổn định. Ngân hàng NN phải phát hành thêm tiền để mua USD(tốc độ dự trữ ngoại tệ VN bình quân những năm gần đây là 20,3%). Anh/chị hãy đánh giá tác động của chính sách ổn định tỉ giá đối với giá cả, lãi suất trong nước, tình trạng xuất khẩu và thất nghiệp? b. Đề cập đến hậu quả của sự tăng giá VND, một số các nhà kinh tế cho rằng: “ Sự bất nhất giữa mục tiêu của chính sách tiền tệ và diễn biến thực tế của cán cân thanh toán quốc tế đã làm tăng áp lực lên giá của VND so với USD trong thời gian qua. VND lên giá so với USD đã góp phần hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, dẫn đến việc tài khoản vãng lai tiếp tục thâm hụt, ở trong khoảng từ 1,7% đến 4,9% trong 3 năm qua” (Thời báo kinh tế Việt Nam, Phan Minh Ngọc, Đại học Kyuhu, Nhật Bản) Anh chị hãy bình luận phát biểu trên. 3. Kinh tế vĩ mô trong dài hạn (2 điểm) Giả sử rằng lãi suất danh nghĩa ở VN là 8,4 % và ở hoa kỳ là 4,85% trong khi đó lãi suất thực giữa VN và Hoa kỳ là như nhau và lý thuyết ngang bằng sức mua đúng. A/C có thể rút ra kết luận gì về lạm phát dự tính giữa VN và Hoa kỳ ? Trong dài hạn, a/c có dự kiến gì về sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa VND và USD? Có người đề nghị với các a/c rằng nên vay tiền ở NH Hoa Kỳ với lãi suất 4,85% và cho vay ở các NHVN với lãi suất là 8,4% để thu được lợi nhuận 3,55%. A/c suy nghĩ như thế nào ? Nếu a/c kỳ vọng USD trong tương lai giảm giá so với VND, đầu tư vào đồng tiền nào là có lợi hơn hiện nay ? . kế một khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô như thế nào trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam? Đề thi kinh tế vi mô K14-Đêm 1 Câu 1: Phần lớn SV chuyên ngành kinh tế tỏ ra bận tâm khi đọc thông. cải thiện ? Tại sao nền kinh tế toàn cầu suy thoái chỉ do sự mất cân đối vĩ mô trong nền kinh tế Mỹ? Câu 2: Nước cộng hòa Grance đang phải đối diện với vấn đề kinh tế vĩ mô đầy khó khăn. Thâm hụt. với nền kinh tế VN khi mà đồng đô la Mỹ giảm? 3. Kinh tế vĩ mô trong dài hạn a. Sử dụng mô hình Solow để giải thích hiện tượng sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 tốc độ tăng trưởng kinh tế của

Ngày đăng: 02/12/2014, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w