1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình dữ liệu không gian áp dụng cho mạng lưới cấp nước 3

25 532 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 831,16 KB

Nội dung

47 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ÁP DỤNG CHO MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC 3.1 ĐẶC ĐIỂM DỮ LIỆU CỦA MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG ỐNG CẤP NƢỚC Hệ thống cấp nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Việc quy hoạch nó được gắn liền với quy hoạch đô thị và không thể tách rời trong bất cứ công trình nào trong xây dựng cơ bản. Là một phần của công trình xây dựng cũng như đô thị, hệ thống cấp nước đòi hỏi phải được thiết kế và quy hoạch đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp với công năng, nhu cầu sử dụng. Về cơ bản khi quy hoạch đô thị, hệ thống cấp nước cho đô thị phải đảm bảo phù hợp với sơ đồ cấp nước của quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, đảm bảo việc bảo vệ và sử dụng tổng hợp các nguồn nước. Khi cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước, phải đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và điều kiện vệ sinh của các công trình cấp nước hiện có và dự kiến khả năng sử dụng tiếp. Phải xét đến khả năng sử dụng đường ống, mạng lưới và công trình theo từng đợt xây dựng. Hình 3.1: Hệ thống cấp nước (nguồn: Dương Thanh Lượng (2006)) Mạng lưới cấp nước là 1 bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường ống với các cỡ kích thước khác nhau và các hạng mục công trình liên quan xây dựng theo hệ thống trục giao thông chính của khu vực cấp nước 48 làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế. Mạng lưới cấp nước được chia làm 2 loại chính là: mạng lưới cụt và mạng lưới vòng. - Mạng lưới cụt (hay phân nhánh) chỉ cho nước chảy đến một điểm nào đó theo một chiều nhất định và kết thúc tại các đầu nút của các tuyến ống. Vì vậy, nếu một chỗ nào đó trên đường ống bị hỏng thì toàn bộ khu vực phía sau (theo hướng nước chảy) bị mất nước, tức mức độ an toàn thấp. Song mạng lưới cụt lại có ưu điểm là tổng chiều dài ngắn nên chi phí xây dựng thấp. (Tham khảo [1]) - Mạng lưới vòng có thể cung cấp nước tới một điểm nào đó bằng hai hay nhiều đường khác nhau. Các tuyến ống của mạng lưới vòng đều liên hệ với nhau tạo thành các vòng khép kín liên tục, cho nên đảm bảo cung cấp nước an toàn và như thế tất nhiên sẽ cần nhiều đường ống hơn dẫn đến chi phí xây dựng cao hơn. Trong mạng lưới vòng khi có sự cố xảy ra hay ngắt một đoạn ống nào đó để sửa chữa thì nước vẫn có thể theo một đường ống khác song song với đường ống bị sự cố để cung cấp cho các điểm dùng nước phía sau. (Tham khảo [1]) Trong thực tế mạng lưới hỗn hợp được sử dụng phổ biến do kết hợp được ưu điểm của 2 loại: Mạng lưới vòng dùng cho cấp truyền dẫn và những đối tượng tiêu thụ nước quan trọng; Mạng lưới cụt phân phối cho những điểm ít quan trọng hơn. Hình 3.2: Sơ đồ mạng lưới cấp nước cụt Hình 3.3: Sơ đồ mạng lưới cấp nước vòng (nguồn: Nguyễn Lan Phương, Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp) 49 Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước đến các điểm tiêu thụ. Mạng lưới đường ống phân phối nước gồm mạng cấp I là mạng truyền dẫn, mạng cấp II là mạng phân phối và mạng cấp III là mạng đấu nối với các ống cấp vào nhà. - Mạng hay tuyến ống cấp I làm nhiệm vụ truyền dẫn và điều hòa áp suất vì có tổn thất cột nước nhỏ, độ chênh áp suất ở đầu và cuối tuyến ít. Nước mạng lưới cấp I được lấy ra các ống cấp II ở những điểm nhất định theo từng khu vực, tại các điểm này đặt các van để điều tiết áp suất và lưu lượng tùy theo quy mô của mạng lưới cấp nước, tuyến ống cấp I có đường kính từ 300 mm trở lên. (Tham khảo[1]) - Mạng hay tuyến ống cấp II dẫn và phân phối nước cho từng khu vực, mạng đưa nước vào các tuyến cấp II bằng tê chờ, sau tê chờ có van để điều chỉnh lưu lượng và áp suất cho các tuyến ống cấp III. Đường kính của tuyến ống cấp II thường từ 150 đến 250 mm. Tuyệt đối không cho phép đấu nối các tuyến ống lấy nước vào nhà trực tiếp từ các tuyến ống cấp I và cấp II. (Tham khảo[1]) - Mạng hay tuyến ống cấp III (còn gọi là mạng phục vụ) là mạng lưới cụt dạng nhánh cây gồm các tuyến ống có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 150 mm đi vào các ngỏ, tiểu khu để phân phối vào các hộ tiêu thụ. Các nhánh lấy nước vào nhà có thể nối trực tiếp trên ống cấp III bằng các tê chờ lắp sẵn hoặc dùng đai khởi thủy. (Tham khảo[1]) Các thành phần cơ bản nhất trong một mạng lưới cấp nước được xác định đó là: Đường ống cấp nước và Các thiết bị được gắn trên các điểm nối của đường ống như đồng hồ đo nước, van khóa/mở nước, trụ cứu hỏa v.v Hình 3.4: Quan hệ giữa đường ống và thiết bị lắp đặt (nguồn: tác giả) Đƣờng ống Thiết bị - Van hệ thống - Đồng hồ tổng Điểm Nối ống Thiết bị - Đồng hồ khách - Van điều khiển Thiết bị - Trụ cứu hỏa Điểm Nối ống 50 3.2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỮ LIỆU MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG ỐNG CẤP NƢỚC Mô hình dữ liệu mạng lưới cấp nước là một tập hợp của nhiều loại đối tượng phục vụ cho nhu cầu quản lý mạng lưới đường ống cấp nước và các tiện ích khác. Mô hình dữ liệu mạng lưới cấp nước đề nghị sử dụng công nghệ đối tượng cốt lõi của ArcGIS kết hợp dữ liệu và mô hình hóa hành vi ứng dụng. Kết quả của mô hình không chỉ bao gồm một bộ thiết yếu của các lớp đối tượng nước và đặc tính của nó mà còn bao gồm các quy tắc và các mối quan hệ để xác định hành vi của đối tượng. Việc sử dụng công nghệ đối tượng cốt lõi trên nền tảng của ArcGis để xây dựng mô hình cấp nước có nhiều thuận lợi khi ta áp dụng các mối quan hệ topo giữa các đối tượng địa lý đã được xây dựng sẵn và có thể tùy chỉnh trong mô hình thiết kế của mình. Ngoài ra, mô hình đối tượng cũng dễ dàng mở rộng, cho phép người sử dụng mở rộng mô hình, xây dựng thêm các phương thức hoặc giao diện người dùng của hệ thống một cách nhanh chóng. Trong thực tế có rất nhiều đối tượng cùng tham gia hoạt động trong hệ thống cấp nước, các đặc điểm chung của các đối tượng này càng trở nên rõ ràng hơn khi ta tiến hành nhóm các thuộc tính phổ biến và tên của các đối tượng trong khi phân tích. Mô hình phân tích được tạo ra bắt đầu với chính các lớp đối tượng ArcGIS và thiết lập các tên, các đối tượng trong thế giới thực được mô hình hóa. Việc tạo ra mô hình phân tích thường bắt đầu với cách tiếp cận từ trên xuống, trong đó danh sách các các đối tượng được đặt tên và chia thành các nhóm hợp lý. Các đặc điểm quan trọng để phân chia của các nhóm này là nó có chung các thuộc tính và (hoặc) phương thức hoạt động. Ví dụ: các loại ống nối có thể được nhóm lại với nhau vì tất cả nó dùng để kết nối các đường ống với nhau. Van có thể được nhóm lại với nhau bởi vì nó dùng để kết nối đường ống và có khả năng kiểm soát các dòng chảy của nước trong hệ thống mạng. 51 Sau khi các nhóm cơ bản của các đối tượng được xác định, ta bắt đầu xác định sự tương đồng cụ thể hơn giữa các đối tượng. Trong khi phân tích quá trình này các lớp mới được xác định và một số các lớp được sáp nhập. Kết quả cuối cùng là một tập hợp các lớp cơ sở, các lớp trung gian, lớp lá, và các mối quan hệ. Bằng việc xác định các thuộc tính của từng loại Class, thuộc tính chung xuất hiện. Một lớp bậc cao được tạo ra chứa các thuộc tính chung. Quá trình này cuối cùng dẫn đến một tập các lớp trung gian, thường là các lớp trừu tượng. Việc tạo ra một mô hình phân tích là một quá trình lặp đi lặp lại theo cả hai hướng phân tích từ trên xuống và phân tích từ dưới lên để xác định cấu trúc của mô hình đối tượng. Với cách tiếp cận như trên ta xác định được các thành phần cấu thành nên mạng lưới cấp nước là:  Nhóm chuyên đề đường ống.  Nhóm chuyên đề thiết bị cơ sở . 3.2.1 Nhóm chuyên đề đƣờng ống Complex Edges Feature là lớp cơ sở cho tất cả các đường ống. Lớp DuongOng được khởi tạo như là lớp tổng quát đầu tiên cho bất kỳ lớp đường ống nào khác. DuongOng là một lớp trừu tượng, nói cách khác tất cả các lớp bên dưới lớp DuongOng sẽ được thừa kế tất cả các thuộc tính của lớp này. Hệ thống ArcGIS tự động duy trì các mối quan hệ giữa đường ống với các thiết bị kèm theo và các đường ống khác. 3.2.2 Nhóm chuyên đề Thiết bị cơ sở Nhóm chuyên đề Thiết bị cơ sở bao gồm tất cả các điểm mạng cơ sở như van, đồng hồ và các loại phụ kiện. Nó cũng chứa các điểm mạng khác như trạm bơm và bể điều hòa. Các thiết bị thuộc nhóm Thiết Bị Cơ Sở tham gia trực tiếp vào các điểm nối đơn (simple Junction). Đặc điểm quan trọng ở đây là các thiết bị tham gia mối nối đơn thuộc nhóm Thiết Bị Cơ Sở không dẫn đến sự phân chia vật lý của đường ống. 52 3.3 CẤU TRÚC DỮ LIỆU CỦA MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG ỐNG CẤP NƢỚC 3.3.1 Các Lớp đối tƣợng của nhóm chuyên đề đƣờng ống Đường ống là tập hợp của các loại đường ống với kích cỡ và chức năng khác nhau hình hành nên mạng lưới cấp nước tham gia trong một hệ thống cấp nước. Hinh 3.5: Nhóm chuyên đề đường ống (nguồn: tác giả) 3.3.1.1 Lớp DuongOng Cấp độ gốc của nhóm chuyên đề Đường Ống là lớp trừu tượng DuongOng. Lớp DuongOng là một phân lớp của lớp ComplexEdgeFeature trong mô hình chung Geodatabase của Arcgis. Là một phân lớp, nó sẽ kế thừa các thuộc tính, phương thức của Lớp ComplexEdgeFeature, đáng chú ý nhất là khả năng tham gia trong hình học mạng. Ma ChieuDai VatLieu NamLapDat TinhTrang ĐVQuanLy DuongOng ComplexEdgeFeature Hình 3.6: Mô tả lớp DuongOng (nguồn: tác giả) Lớp trừu tượng DuongOng có kiểu dữ liệu polyline, xác định có các thuộc tính sau: • Ma: (string) - mã ống. ComplexEdgeFeature DuongOng OngTruyenDan OngNhanhOngPhanPhoi 53 • ChieuDai: (double) - chiều dài. • VatLieu: (string) - vật liệu. • NamLapDat: (integer) - năm lắp đặt. • TinhTrang: (string) -Tình trạng ống. • ĐVQuanLy: (string) - đơn vị quản lý. 3.3.1.2 OngTruyenDan Ống truyền dẫn là các đường ống có đường kính lớn (từ 300mm trở lên) vận chuyển nước ở những khoảng cách xa vào mạng lưới hệ thống phân phối. Ống truyền dẫn thường chạy theo một đường thẳng từ điểm đến điểm. Các đường ống nhánh không được nối kết với ống truyền dẫn. Ma ChieuDai VatLieu NamLapDat TinhTrang ĐVQuanLy DuongOng DuongKinh ĐoNham ĐoSau NuocSanXuat OngTruyenDan Hình 3.7: Mô tả lớp OngTruyenDan (nguồn: tác giả) Lớp cụ thể OngTruyenDan có các thuộc tính sau: • DuongKinh: (double) - đường kính. • DoSau: (double) - độ chôn sâu. • NuocSanXuat: (string) - nước sản xuất. • NhaSanXuat: (string) - nhà sản xuất. 3.3.1.3 Lớp OngPhanPhoi Ống phân phối là ống trung bình có đường kính (từ 150 - 250 mm) vận chuyển nước sạch từ các ống truyền tải và phân phối nước trong khư vực cấp nước. Các ống nhánh được kết nối vào ống phân phối. 54 Ma ChieuDai VatLieu NamLapDat TinhTrang ĐVQuanLy DuongOng DuongKinh ĐoNham ĐoSau NuocSanXuat NhaSanXuat OngPhanPhoi Hình 3.8: Mô tả lớp OngPhanPhoi (nguồn: tác giả) Lớp OngPhanPhoi xác định các thuộc tính sau: • DuongKinh: (double) - đường kính. • DoSau: (double) - độ chôn sâu. • NuocSanXuat: (string) - nước sản xuất. • NhaSanXuat: (string) - nhà sản xuất. 3.3.1.4 Lớp OngNhanh Ống nhánh là đường ống có đường kính nhỏ (từ 150mm trở xuống) chạy từ các ống phân phối để đến các điểm tiêu thụ nước. Các loại đường ống nhánh là ống đến hộ gia đình, trụ cứu hỏa, vòi nước công cộng. Ống nhánh là một lớp cụ thể. Ma ChieuDai VatLieu NamLapDat TinhTrang ĐVQuanLy DuongOng DuongKinh DuongPho Phuong Huyen GhiChu OngNhanh Hình 3.9: Mô tả lớp OngNhanh (nguồn:tác giả) Lớp OngNhanh có các thuộc tính như sau : • DuongKinh: (double) - đường kính. • DuongPho: (string) - đường phố. 55 • Phuong: (string) - phường/xã. • Huyen: (string) - huyện/thị. • GhiChu: (string) - ghi chú. 3.3.2 Xác định các lớp nhóm chuyên đề Thiết bị cơ sở SimpleJunctionFeature ThietBiCoSo Van DongHo VanHeThong VanDieuKhien DongHoTong DongHoCon TruCuuHoa OngNoi VoiCongCong Hình 3.10: Nhóm chuyên đề thiết bị cơ sở (nguồn: tác giả) Thiết bị cơ sở là các đối tượng địa lý được sử dụng trong việc truyền tải và phân phối nước, thường được sử dụng tại các điểm nối của các đường ống nước. Thiết bị cơ sở có vị trí hình học và tham gia vào các hoạt động mạng (mạng hình học - geometry network). 3.3.2.1 Lớp ThietBiCoSo Cấp cơ sở của nhóm chuyên đề Thiết bị cơ sở là lớp trừu tượng ThietBiCoSo. Lớp ThietBiCoSo là một lớp con của Geodatabase simple junction feature. Là một phân lớp, nó sẽ kế thừa hầu hết các hành vi của Simple junction feature. Các đối tượng của lớp ThietBiCoSo có đại diện hình học kiểu Point và khả năng tham gia trực tiếp trong mạng hình học. SimpleJunctionFeature Ma ViTri NamLapDat ThietBiCoSo Hình 3.11: Mô tả lớp thiết bị (nguồn: tác giả) 56 Lớp trừu tượng ThietBiCoSo xác định những các thuộc tính sau: • Ma: (string) - mã. • NamLapDat: (integer) - năm lắp đặt. • Vitri: (string) - vị trí. 3.3.2.2 Lớp OngNoi Lớp OngNoi là các phụ kiện được sử dụng tại điểm nối chung giữa hai đường ống và ở các nút mạng để tách, nhập các đường ống hoặc nối kết với các thiết bị khác. Một số loại phụ kiện tiêu biểu là: Coupling (khớp nối), nối uốn cong(Bend), nối chữ thập(Cross), nối chữ T(Tee), nối chữ Y(Wye). Ma ViTri NamLapDat ThietBiCoSo DuongKinh LoaiOngNoi Duong Phuong Huyen DonViQuanLy OngNoi Hình 3.12: Mô tả lớp OngNoi (nguồn: tác giả) Lớp OngNoi có các thuộc tính sau: • DuongKinh: (integer) - đường kính họng. • LoaiOngNoi: (string) - loại. • Duong: (string) - đường phố. • Phuong: (string) - phường/xã. • Huyen: (string) - huyện/thị. • DonViQuanLy: (string) - đơn vị quản lý. 3.3.2.3 TruCuuHoa Trụ cứu hỏa cho phép lực lượng chữa cháy gắn ống cứu hỏa vào mạng lưới phân phối nước. Trụ cứu hỏa cũng được sử dụng cho việc xả nước dòng chính và ống nhánh cung cấp một nguồn nước tạm thời cho công việc xây dựng. [...]... giả) 3. 4 .3 Mô hình dữ liệu: Đối với các ứng dụng về Gis nói chung, ứng dụng cho mạng lưới cấp nước nói riêng, do đặc thù không gian của nó các thông tin về dữ liệu thuộc tính và dữ liệu hình học của các đối tượng sẽ được tổ chức, quản lý trong một Geodatabase Với định dạng này, khi CSDL được tích hợp trong hệ quản trị CSDL MS SQL Server, mỗi lớp đối tượng được lưu trữ trong các bảng dữ liệu và cung cấp. .. cụ XMI Export hỗ trợ xuất mô hình dữ liệu sang chuẩn XMI - Mô hình mẫu ArcInfo UML Model 3. 4.1 Mô tả chi tiết các lớp không gian + Lớp đường ống Tên: DuongOng Kiểu dữ liệu: Polyline Bảng 3. 1: Thuộc tính lớp đường ống STT 1 2 3 Tên trường NamLapDat TinhTrang VatLieu Kiểu dữ kiệu esriFiedTypeInteger esriFiedTypeString esriFiedTypeString Mô tả Năm lắp đặt Tình trạng ống Vật liệu ống (nguồn: tác giả) +... lưu trữ trong các bảng dữ liệu và cung cấp đầy đủ các tính năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu CSDL mạng lưới cấp nước sử dụng hệ quản trị CSDL SQL Server 2008 kết hợp với phần mềm ArcSDE của hãng ESRI để quản trị dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính cũng được lưu trữ trong cùng một CSDL với dữ liệu không gian 70 Các đối tượng nhóm đường ống và các đối tượng nhóm thiết bị được tổ chức thành các... vật liệu van • ChieuDongVan: (string) - chiều đóng van • NuocSanXuat: (string) - nước sản xuất • NhaSanXuat: (string) - nhà sản xuất • Duong: (string) - đường phố • Phuong: (string) - phường/xã • Huyen: (string) - huyện/thị 62 • DonViQuanLy: (string) - đơn vị quản lý • GhiChú: (string) - ghi chú 3. 4 THIẾT KẾ MÔ HÌNH DỮ LIỆU Mô hình dữ liệu mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế theo phương pháp... được thiết kế theo phương pháp hướng đối tượng Cơ sở dữ liệu của mạng lưới đường ống cấp nước được tổ chức theo mô hình tập trung, toàn bộ cơ sở dữ liệu lưu trữ trong một Geodatabase được xây dựng trên nền tảng công nghệ đối tượng của ArcGis Các công cụ hỗ trợ thiết kế: - Phần mềm hỗ trợ ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language) UML Sử dụng Microsoft Visio - Bộ ArcGis desktop của Esri:... sử dụng để xả không khí hoặc chân không hòa lẫn vào dòng nước trong đường ống - Van độ cao là một van điều khiển để kiểm soát nước chảy vào bể, tháp chứa nước Van độ cao tự động chặn đứng dòng nước khi mực nước trong bể chứa (hoặc tháp) đạt đến một độ cao cài sẵn Van DuongKinh LoaiVan VanDieuKhien LoaiVan VatLieu ChieuDongVan NuocSanXuat NhaSanXuat Duong Phuong Huyen DonViQuanLy GhiChu Hình 3. 19: Mô. .. SC_DongHoCon Workspace::SCDongHoCon Network Feature Class::DongHoCon * 1 * Duong_TruCuuHoa * SC_TruCuuHoa Workspace::SCTruCuuHoa * Network Feature Class::TruCuuHoa 1 Hình 3. 20: Mô hình CSDL mạng lưới cấp nước mức logic (nguồn: tác giả) 1 1 71 Mô hình dữ liệu mức vật lý: Workspace::SCOngNhanh Workspace::SCDongHoCon Workspace::SCDongHoTong Workspace::SCVanDieuKhien -MaSuaChua : esriFieldTypeString -MaOngNhanh... esriFiedTypeString esriFiedTypeInteger esriFiedTypeString STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Mô tả Mã Đường kính Số vòi trên trụ Xuất xứ Xuất xứ Đường phố Phường/xã Huyện/thị Đơn vị quản lý Kế thừa từ ThietBiCoSo (nguồn: tác giả) 3. 4.2 Mô tả các đối tƣợng dữ liệu thuộc tính Bảng 3. 14 :Mô tả các đối tượng thuộc tính Đối tƣợng Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Mô tả MaDuong Huyen Mã đường TenDuong esriFiedTypeString Tên đường esriFiedTypeString... tượng nhóm thiết bị được tổ chức thành các Feature Class lưu trữ trong cùng một FeatureDataset để có cùng một hệ tọa độ của bản đồ nền địa chính Dữ liệu thuộc tính tổ chức là các Object Class lưu trữ dưới dạng bảng trong CSDL Mô hình dữ liệu mức Logic: Mô hình dữ liệu mức logic SC_OngTruyenDan Workspace::SCOngTruyenDan Network Feature Class::OngTruyenDan * OngTruyenDan_Duong 1 * SC_OngPhanPhoi Workspace::SCOngPhanPhoi... esriFiedTypeString Mô tả Năm lắp đặt Vị trí (nguồn: tác giả) + Lớp Van Tên: Van Kiểu dữ liệu: Point Bảng 3. 6: Thuộc tính lớp van STT 1 2 3 4 Tên trường LoaiVan DuongKinh NamLapDat ViTri Kiểu dữ kiệu esriFiedTypeString esriFiedTypeDouble esriFiedTypeInteger esriFiedTypeString Mô tả Loại van Đường kính Kế thừa từ lớp ThietBiCoSo (nguồn: tác giả) + Lớp Van hệ thống Tên: VanHeThong Kiểu dữ liệu: Point Bảng 3. 7: Thuộc . 3. 2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỮ LIỆU MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG ỐNG CẤP NƢỚC Mô hình dữ liệu mạng lưới cấp nước là một tập hợp của nhiều loại đối tượng phục vụ cho nhu cầu quản lý mạng lưới đường ống cấp nước. - ghi chú. 3. 4 THIẾT KẾ MÔ HÌNH DỮ LIỆU Mô hình dữ liệu mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế theo phương pháp hướng đối tượng. Cơ sở dữ liệu của mạng lưới đường ống cấp nước được tổ. 47 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ÁP DỤNG CHO MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC 3. 1 ĐẶC ĐIỂM DỮ LIỆU CỦA MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG ỐNG CẤP NƢỚC Hệ thống cấp nước có vai trò đặc biệt quan

Ngày đăng: 28/11/2014, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w