1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài những vấn đề liên quan đến phá sản được quy định như thế nào trong luật phá sản

20 397 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Trang 1

LMỞ ĐẦU

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các nền kinh tế thế giới cho thấy phá sản ra đời và tồn tại troAng những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định

Tuy nhiên, với tư cách là một hiện tượng phổ biến thì nó chỉ xuất hiện trong nền

kinh tế thị trường Nền kinh tế mà tôn trọng các quyền tự do của công dân trong khuôn khổ pháp luật, trong đó có quyền tự do kinh doanh và tất nhiên có tự do

kinh doanh tất yếu sẽ có tự do cạnh tranh, việc tự do cạnh tranh sẽ là cơ hội tốt dé

các chủ thê kinh đoanh phát huy tính năng động của mình, luôn tìm tòi những cái

mới lạ, để cạnh tranh với các đối thủ của mình Và việc tự do cạnh tranh đó như một cuộc chơi, sẽ có kẻ thắng cuộc, và cũng có những kẻ thua cuộc Đồng thời,

trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tất yếu sẽ có sự sắp xếp lại đối trọng trong thị trường, bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tiếp tục tồn

tại và phát triển, một bộ phận không nhỏ những doan nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính buộc phải chấm dứt hoạt động, rút khỏi thị trường Để đảm bảo sự bình ồn của thị trường, lành mạnh hóa

hoạt động kinh doanh, nhà nước khơng thê đứng ngồi cuộc, buộc phải can thiệp

thông qua hoạt động ban hành pháp luật, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hiện

tượng này, qua đó thực hiện chức năng quản lý của mình, chính vì vậy Luật phá sản ra đời Vậy những vấn đề liên quan đến phá sản được quy định như thế nào trong Luật phá sản, sau đây chúng ta cùng đi vào phân tích và tìm hiểu

ILNOI DUNG CHINH 1 Đối tượng áp dụng của Luật phá sản 2004

Đối tượng áp dụng của LPS 2004 được quy định cụ thê tại điều 2 LPS 2004,

theo đó Luật phá sản được áp dụng đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật

Trang 2

thể kinh đoanh là đoanh nghiệp mà không áp dụng cho bất cứ một chủ thể kinh doanh nào khác Tuy nhiên, LPS 2004 có một cái mới duy nhất trong việc giải quyết vấn đề phạm vi áp đụng của LPS 2004 so với LPSDN 1993 là đã liệt kê Hợp

tác xã, liên hiệp Hợp tác xã bên cạnh khái niệm doanh nghiệp

Vậy, có bao nhiêu loại hình chủ thể kinh doanh được gọi là doanh nghiệp? Vấn đề này được quy định cụ thé tai Diém 1.1 chương [ Nghị định số 03/ 2005/

NQ - HĐTP ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của LPS Theo đó LPS được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là:

- _ Công ty nhà nước;

- _ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- _ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; - Cong ty cé phan;

- Céng ty hop danh; - Doanh nghiép tư nhân;

- Doanh nghiép của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Hop tac xa;

- Lién hiép hợp tác xã;

- _ Doanh nghiệp 100% vốn đâu tư nước ngoài;

- Cac loai hình doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo quy định của pháp luật

Việt Nam

Như vậy, có thể đưa ra một kết luận rằng Luật phá sản chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam chứ

không áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là Luật phá sản có áp dụng đối với các đối

tượng: Hộ kinh doanh cá thể, Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, Doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài khi các chủ thể

Trang 3

này lâm vào tình trạng phá sản hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần đi vào từng loại hình tổ chức kinh tế cụ thể và đưa ra kết luận có hay không áp

dụng quy định của Luật phá sản đối với các tổ chức này khi lâm vào tình trạng phá sản

Thứ nhất: Hộ kinh doanh cá thể không phải là một doanh nghiệp, mặc dù có

đăng ký kinh doanh nhưng việc thành lập hoạt động của hộ kinh doanh cá thể không theo quy định của luật doanh nghiệp cho nên hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng áp dụng Luật phá sản khi bị lâm vào tình trạng phá sản

Thứ hai: Theo nghị định 03/2005 thì Công ty nhà nước cũng là một loại hình doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của LPS 2004 Tuy nhiên, công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì có là đối tượng của PLS 2004 khi nó lâm vào tình trạng phá sản hay không ?

Ta thấy, Công ty nhà nước đã thỏa mãn dấu hiệu là một doanh nghiệp thuộc

đối tượng điều chỉnh của LPS 2004 mà công ty nhà nước này lại hoạt động trong

lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia tức là nó là một đoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng an ninh quốc gia Do đó nó cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của LPS Chính phủ quy định cụ thể về việc áp đụng LPS đối với đối tượng này tại Nghị định số 67/2006/ NÐ - CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng

luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt động của tổ quản lý,

thanh lý tài sản Do vậy có thể khẳng định Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh

vực quốc phòng, an ninh quốc gia cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phá

sản 2004 khi chủ thể này lâm vào tình trạng phá sản

Thứ ba: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải xem xét nếu doanh nghiệp đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì đương nhiên sẽ trở

Trang 4

Theo quy định của Luật phá sản 2004 thì các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

- Chủ nợ không có đảm bảo hoặc đảm bảo một phần ( Điều 13 LPS)

- Người lao động ( Diéu 14 LPS)

- Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ( Điều 16 LPS) - Các cô đông công ty cô phần ( Điều 17 LPS)

- Thành viên hợp danh công ty hợp danh ( Điều 18 LPS)

Như vậy, so với Luật phá sản 1993, LPS 2004 đã quy định mở rộng thêm 3 đối

tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là : Chứ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước ( Điều I6 LPS); Các cổ đông công ty cổ phân ( Điều 17 LPS); Thành viên hợp danh công ty hợp danh ( Điều 18 LPS) bên cạnh 2 đối tượng có quyền nộp đơn

yêu cầu mở thủ tục phá sản là Chủ nợ và người lao động

Sau đây chúng ta cùng đi vào phân tích các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo LPS 2004 và đánh giá những khác biệt về vấn đề này so với LPS 1993

2.1 Quyền nộp đơn yêu cầu mở thú tục phá sản của chủ ng:

Chủ nợ bao gồm 3 loại là:

+ Chủ nợ có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của

doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba

Trang 5

+ Chủ nợ không có bao dam là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng

tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba

Tuy nhiên, theo quy định của luật phá sản năm 2004 thì không phải tất cả các chủ nợ đều có quyền nộp đơn theo yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ quy định cho

chủ nợ có bảo đảm một phần hoặc chủ nợ không có bảo đảm khi thấy doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không quy định chủ nợ có bảo đảm có quyền đó

So với LPS 1993, LPS 2004 vẫn quy định chỉ có chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ( Điều 13) Việc LPS 1993 cũng như LPS 2004 quy định không cho phép chủ nợ có đảm bảo được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là xuất phát từ quan điểm

cho rằng, đối với chủ nợ có đảm bảo thì lợi ích của họ đã được đảm bảo bằng tài sản

thế chấp, cầm cô của doanh nghiệp hay của người thứ ba, vì vậy trong trường hợp

doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì lợi ích của họ vẫn không bị ảnh

hưởng Đây là một quy định hợp lý và đúng đắn, đảm bảo lợi ích cho những chủ nợ

không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phan, tránh tình trạng các chủ nợ rơi vào thế bị động, trắng tay, không đòi được nợ của các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn

2.2 Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động

LPS 2004 tiếp tục khẳng định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của

người lao động, nhằm thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động

Tuy nhiên, để khắc phục các hạn chế trong quy định của LPS 1993 về quyền nộp đơn của người lao động, LPS 2004 đã có một số sửa đổi cơ bản sau:

Thứ nhất: Bỏ thời hạn nợ lương của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với người lao

Trang 6

được doanh nghiệp trả lương trong 3 tháng liên tiếp Như vậy, điều kiện để người lao động thực hiện quyền của mình được LPSDN 1993 quy định là rất khó đạt được,

vì vậy trên thực tế đã hạn chế quyền của họ trong việc làm đơn yêu cầu mở thủ tục

phá sản đối với doanh nghiệp nơi họ đang làm việc Khắc phục được nhược điểm này, Điều 14 LPS 2004 đã quy định: Người lao động có quyền nộp đơn yêu cẩu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi họ không được trả lương cũng

như các khoản nợ khác và họ nhận thấy rằng, doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực sự

lâm vào tình trạng pha san

Thứ hai: Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động được

thực hiện thông qua đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động trong trường hợp khơng có cơng đồn Như vậy, so với LPSDN 1993 thi LPS 2004 da bé sung

quy đinh về việc cứ đại diện người lao động ở những doanh nghiệp không có cơng đồn để thực hiện quyên nộp đơn yêu cẩu mở thủ tục phá sản Theo quy định tai Điều 14 của LPS 2004 thì: “ Đại điện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tản thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô

lớn, có nhiễu đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quả nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán

thành ”

2.3 Luật phá sản 2004 đã mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho một số chủ thể khác

Bên cạnh việc quy định về quyền, nghĩa vụ nộp đơn cho ba chủ thể là: Con nợ, chủ nợ và người lao động giống như LPSDN 1993 đã ghi nhận, LPS 2004 còn mở

Trang 7

góp phần chấm dứt tình trạng có doanh nghiệp thực chất đã không thể hoạt động

trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý

> Theo Diéu 16 LPS 2004, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản nhưng doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ

nộp đơn của mình Vậy, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là

ai? Theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Hội đồng quản trị công ty nhà nước là đại điện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước Khi các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành

lập không tự làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Thủ tướng với tư cách là đại

diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp được quyền làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản Tương tự như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Hội đồng quản trị

công ty nhà nước thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các

doanh nghiệp do mình quyết định thành lập Còn theo quy định tại Điều 9 Luật phá sản năm 1993 thì trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn

về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kế cả hoãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mat kha năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì

chủ doanh nghiệp hoặc đại điện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn yêu cầu đến toà án nơi đặt trụ sở chính dé yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp Như vậy có thê thấy Luật phá sản năm 2004 đã bổ sung quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, điều kiện để quyền này của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước xuất hiện là khi doanh nghiệp không nộp đơn theo yêu cầu và như vậy mục đích của quy định này nhằm khắc phục tình trạng doanh nghiệp không nộp đơn làm ảnh hưởng đến tình trạng của

những người có liên quan

> Trong trường hợp, nhận thấy công ty cô phần lâm vào tình trạng phá

sản , cô đông hoặc nhóm cô đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo

quy định của điều lệ công ty Nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì việc

Trang 8

nộp đơn mở thủ tục phá sản được thực hiện theo Nghị quyết của đại hội đồng cổ

đông Trong trường hợp không tiễn hành được đại hội cổ đông hoặc nhóm cổ đông

công ty cổ phần sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít

nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thú tục phá sản khi công ty lâm vào tình trạng phá sản ( Điều 17 LPS 2004)

> Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó khi nhận thấy công ty lâm vào tình

trạng phá sản ( Điều 18 LPS 2004) Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh không phụ thuộc vào việc đại diện hợp pháp của công ty hợp

danh có thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không Quy

định này xuất phát từ bản chất của công ty hợp danh là công ty mà các thành viên hợp danh của công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của công

ty

Tuy nhiên, đối với các cơ quan như: Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán, cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình phát hiện thấy

doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản thì không có quyền nộp đơn nhưng phải thông báo cho đối tượng có quyền nộp đơn biết Đây là điểm mới so

với LPSDN 1993, khắc phục được thực tiễn đo tâm lí e ngại nộp đơn hoặc có

trường hợp vì không biết doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản hay do doanh nghiệp che dấu

3 Các giấy tờ mà các chú nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở thú tục phá sản và ý nghĩa của từng loại giấy tờ đó

3.1 Các giấy tờ mà chủ nợ phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá

san

Theo quy định tại Điều 13 LPS 2004, khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ không có đảm bảo hoặc chủ nợ có đảm bảo

Trang 9

một phần đều có quyền nộp đơm yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hợp tác xã đó Nội dung đơn yêu cầu, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 là rõ ràng, đơn giản và dễ thực hiện đối với người làm đơn, bao gồm:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Tên, địa chỉ của người làm đơn;

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

- Các khoản nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;

- Quá trình đòi nợ;

- Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản

Ngoài quy định về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, LPS 2004 không quy định chủ nợ phải nộp thêm các giấy tờ nào khác kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Như vậy, LPS 2004 đã đơn giản hóa các điều kiện mà họ phải đáp ứng khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ thực hiện quyền của mình LPSDN 1993 ( khoản 3 Điều 7) quy định khi gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản thì các chủ nợ phải cung cấp cho Tòa án các giấy to, tai liéu để chứng mình rằng doanh nghiệp đã mắt khả năng thanh toán nợ đến hạn Quy định

này đã thực sự gây khó khăn cho các chủ nợ trong việc nộp đơn vì họ chỉ có thể biết

được rằng mình đã gửi giấy đòi nợ đến hạn nhưng không được doanh nghiệp mắc nợ trả, không thê có đủ chứng cứ để chứng minh rằng doanh nghiệp đó đã lâm vào tình

trạng mắt khả năng thanh toán nợ đến hạn vì thực tế bản thân chủ nợ không tham giã quá trình lao động, cũng không trực tiếp tham gia quá trình quản lý điều hành đoanh nghiệp, hợp tác xã đó nên không thể nào năm bắt được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó được Vì vậy đề tạo thuận lợi cho chủ nợ trong việc nộp

Trang 10

Chủ nợ chỉ có trách nhiệm phải gửi giấy đòi nợ cho Tòa án trong thời hạn 60 ngày ( trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan khác) kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản ( Điều 51 LPS

2004) Giấy đòi nợ phải nêu rõ khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có

đảm bảo và không có đảm bảo mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả, kèm theo các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó Chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Tòa án

thì bị coi là từ bỏ quyền đòi nợ

3.2 Các giấy tờ mà người lao động phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Về cơ bản, cũng giống như chủ nợ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,

người lao động mà cụ thể là đại diện người lao động cử hoặc đại diện cơng đồn sẽ

phải nộp đơn lên Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản Nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động cũng đơn giản giống như đơn yêu cầu mở thủ tục

phá sản của chủ nợ, cụ thé nội dung của Đơn được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 14 LPS 2004, bao gồm các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm làm don;

- Tên, địa chỉ của người làm đơn;

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

- Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh

nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;

- Căn cứ của việc yêu câu mở thủ tục phá sản

Ngoài đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, LPS 2004 không có quy định về các

giấy tờ kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người lao động phải nộp Việc không quy định nộp kèm theo các giấy tờ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, theo ý kiến của nhóm là đúng đắn vì lý do cơ bản sau: có thể nói, người lao

Trang 11

động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, hợp tác xã đồng thời lại là đội ngũ lực lượng đông đảo nhất Do đó khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng, cụ thê họ không được trả lương thì sẽ khiến đội ngũ nhân công lâm vào tình trạng khó khăn,

khó khăn về tài chính, chất lượng công việc không được đảm bảo vì họ đi làm với

mục đích mưu sinh mà đi làm bị doanh nghiệp, hợp tác xã nợ lương lâu không trả thì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống của

những thân trong gia đình của họ đặc biệt đối với những gia đình còn khó khăn,

đồi sống gia đình chưa cao, cả gia đình nương tựa chủ yếu vào đồng tiền lương của người lao động chính trong gia đình Mà nếu người lao động bị nợ tiền lương không được công ty, doanh nghiệp trả mà lại còn phải làm nhiều giấy tờ thủ tục

rườm rà thì liệu bản chất sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động có thực sự trở thành hiện thực hay không? Chính vì lí do đó nên cần có sự đơn giản, nhanh gọn trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động đối với

doanh nghiệp, hợp tác xã mình đang làm việc

3.3 Các giấy tờ mà doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở

thủ tục phá sản

Theo quy định tại khoản 4 Điều 15 LPS 2004, thì ngoài việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo các giấy tờ, tài liệu

Sau:

> Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó

giải trình nguyên nhán và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mắt khả năng thanh

toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

LPS 2004 được áp dụng cho các doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá

sản Vậy thế nào là lâm vào tình trạng phá sản và làm thế nào để chứng minh được

doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản ?

Trang 12

Điều 3 LPS 2004 quy định : « Doanh nghiệp, HTX không có khả năng thanh toán được nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản »

Để chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì phải thông qua bản

báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lỗ lãi Bản báo cáo này sẽ chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập ( doanh thu) và chỉ phí trong từng kỳ kế toán, nó phản ánh tông hợp tình hình hoạt động và kêt quả của hoạt động sản xuất kinh

doanh Bản báo cáo còn được sử dụng như một sự điều chỉnh cho những kế hoạch

kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai Qua báo cáo có thê đánh giá doanh nghiệp làm ăn phát đạt hay đang rơi vào tình trạng khó khăn Vì vậy, việc quy định phải nộp kèm theo Đơn đề nghị mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mắc nợ là rất

cần thiết Nó chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền về tình trạng không trả được

nợ của doanh nghiệp thông qua việc giải trình nguyên nhân, hoàn cảnh liên quan

đến tình trạng mat kha năng thanh toán Đây là dấu hiệu đầu tiên cần được làm rõ

khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì chỉ khi chứng minh được rằng doanh

nghiệp đang lâm vào tình trạng này thì khi đó mới đủ điều kiện để cơ quan có thâm

quyền xem xét có nên hay không giải quyết cho đoanh nghiệp được phá sản

> Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mắt khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

Báo cáo về các biện pháp khắc phục của doanh nghiệp nhằm góp phần đảm

bảo việc phá sản không đo ý kiến chủ quan, không mong muốn của doanh nghiệp, mặc đù đã có các biện pháp song việc phá sản của doanh nghiệp là không thê tránh

khỏi, và buộc phải mở thủ tục phá sản Ngoài ra việc nộp các báo cáo về các biện pháp khắc phục doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp không còn khả năng phục

hồi, và nếu tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp không thể có lợi, nếu hoạt động tiếp không thể thanh toán nợ cũ và có thé phát sinh thêm khoản nợ mới vì thé can cham dứt hoạt động của doanh nghiệp

> Bảng kê chỉ tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản

nhìn thấy được;

Trang 13

Việc xác định phạm vi của khối tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng

phá sản có ý nghĩa quan trọng vì không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ

mà còn là cơ sở để Tòa án quyết định phương hướng giải quyết một vụ việc phá sản cụ thê

Việc kiểm kê tài sản nhằm đánh giá đúng trực trạng, số lượng, cơ cấu, giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại, qua đó cho thấy rằng doanh nghiệp

không còn khả năng thanh toán nợ

Việc kê khai chỉ tiết tài sản của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tránh trường hợp doanh nghiệp tâu tán tài sản hoặc định giá giá trị tài sản sai không đúng giá trị thực tế gây thiệt hại đến lợi ích của các chủ nợ ví dụ như nếu doanh nghiệp không nộp bản kê khai chỉ tiết tài sản hiện có của đoanh nghiệp thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tự ý bán, chuyển đổi cô phần hoặc chuyền đổi quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp mà đáng lẽ ra khoản tài sản đó phải được ưu tiên thanh toán cho

chủ nợ của doanh nghiệp khi đến hạn trả nợ

> Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ

của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo

đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

> Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ

tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo

đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có

bảo đảm;

Danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ phải xác định rõ SỐ nợ phải trả

cho từng chủ nợ; số nợ phải đòi của doanh nghiệp trong đó phân định rõ các khoản

nợ có đảm bảo, các khoản nợ không có đảm bảo, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn

Danh sách này góp phần cho Tòa án nắm rõ được những chủ nợ mà doanh nghiệp đang mắc nợ và những người mắc nợ doanh nghiệp để thông qua đó giúp cho Tổ thanh quản lý, thanh lý tài sản do Toa án lập ra lập nên danh sách chủ nợ và danh

Trang 14

sách người mặc nợ đê niêm yêt công khai tại trị sở Tòa án và trụ sở của doanh

nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Thông qua danh sách chủ nợ mà doanh nghiệp phải nộp mà Thẩm phán có thé triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ dé quyết định các vấn đề liên quan đến chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ

Ngoài ra, danh sách chủ nợ, người mắc nợ còn đảm bảo tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình xử lí tài sản, đề biết được chủ nợ nào được ưu tiên thanh toán

trước, chủ nợ nào thanh toán sau có tác dụng thống kê nắm bắt đầy đủ đề tòa án giải quyết

> Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp

mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản

nợ của doanh nghiệp;

Danh sách các thành viên liên đới chịu trách nhiệm có ý nghĩa vô cùng quan

trọng trong quá trình yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp Nó Thể hiện

trách nhiệm liên đới của các thành viên trong công ty, xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp phá sản Qua đó cho biết quyền và nghĩa vụ các thành viên trong công ty: Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp Theo quy định tại Điều 94 luật Phá sản năm 2004 thì những người giữ các chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty, tổng công ty 100% vốn

nhà nước bị tuyên bó phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ

doanh nghiệp nhà nước nào, kế từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản Người được giao đại diện phần vốn góp của nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức

vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của nhà nước Chủ doanh nghiệp tư

nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm

Trang 15

người quản lý đoanh nghiệp trong thời gian từ một đến ba năm kế từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

> Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật

4 Nguyên tắc và trình tự thanh toán các khoán nợ cúa các chú nợ ( phân tích rõ cả việc thanh toán nợ mới phát sinh.nợ có đảm bảo )

LPS 2004 vẫn quy định thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ như điều 39

LPSDN 1993, các khoản thanh toán chi phí cho thủ tục phá sản và các khoản thanh toán chi phi cho người lao động vẫn được ưu tiên thanh toán trước tuy nhiên, LPS

2004 đã bỏ sự ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ thuế mà coi đó là một khoản nợ

thông thường và được thanh toán cùng hàng với các chủ nợ không có đảm bảo

khác theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp ( Điều 37) Theo LPS 2004, nguyên tắc và thứ tự thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ

được quy định như sau:

Đối với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp cầm có của doanh

nghiệp và hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xác lập trước ngày Tòa án

thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó nếu: tài sản có yêu cầu xử lý là tài sản bảo đảm cho khoản nợ đã đến hạn thanh toán, việc xử lý tài sản bảo đảm có đơn yêu cầu trình bày các lý do của việc xin xử lý tài sản bảo đảm và xét thấy lý do đó chính đáng và cần thiết Nếu giá trị tài sản thế chấp cầm cố không đủ để thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh

nghiệp, hợp tác xã như khoản nợ không có đảm bảo

Đối với chỉ phí phá sản căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ hợp pháp, tổ quản lý thanh toán tài sản sẽ thanh toán các chi phí đó cho Tòa án thụ lý và các khoản

chi phí khác có liên quan đến phá sản như: chi phí bảo quan tài sản, lưu kho bãi tài

sản

Trang 16

Đối với người lao động, họ sẽ được thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định củ pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký Người lao động được xác

định là đối tượng ưu tiên trước chủ nợ cho thấy chính sách ưu đãi của Nhà nước ta

đối với người lao động Về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh

nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Nghị định 94/2005/NĐ-CP ngày 15/07/2005 của Chính phủ đã quy định tiền doanh nghiệp, hợp tác xã nợ người lao động gồm:

lương, phụ cấp lương, trợ cấp thôi việc, tiền chi phí y tế, tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp

đồng lao động (nếu có) Người lao động có nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ và được thanh toán theo quy định của pháp luật

Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước lâm vào tịnh trạng phá sản đã

được nhà nước áp dụng biệt pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không phục hồi được và khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn mà phải áp dụng thủ tục thanh lý tài sản thì phải hoàn trả lại giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đảm bảo cho nhà nước trước khi thực hiện việc phân chia tài sản

Đối với các khoản nợ của chủ nợ không có bảo đảm và phần còn thiếu của

các chủ nợ có bảo đảm và những khoản nợ khác được coi như nợ không có đảm

bảo thì sẽ được thanh toán theo nguyên tắc: “nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán

các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình, nếu gid tri khong du để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phân khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng” Các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm có quyết định mở thủ tục phá sản và được thanh toán như các chủ nợ khác

nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn

Hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải thanh tốn bằng toàn bộ tài sản còn lại của

doanh nghiệp, hợp tác xã mình Riêng chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên

công ty hợp danh phải thanh toán đến hết nợ Tuy nhiên, Luật phá sản 2004 không

Trang 17

quy định thời gian giới hạn việc trả nợ đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên công ty hợp danh Như vậy, sau khi họ đã thanh toán bằng tất cả tài sản của doanh nghiệp và của mình rồi mà vẫn chưa trả hết nợ thì thời điểm chấm dứt việc

trả nợ của họ là bao lâu? Về vấn đề thời gian có hiệu lực của nghĩa vụ thanh toán nợ được Luật phá sản doanh nghiệp Úc quy định rõ: “sau thời hạn 3 năm kể từ

ngày có quyết định phá sản, cá nhân bị tuyên bố phá sản mới lấy lại được tất cả các

quyền của công dân, trong thời hạn đó, nếu có phát sinh tài sản thì phải tiếp tục

thanh toán” Song, thiết nghĩ doanh nghiệp tư nhân thường nhỏ lẻ, quy mô và vốn nhỏ vậy mà luật phá sản quy định trách nhiệm cho chủ Doanh nghiệp tư nhân là vô hạn liệu có công bằng? Để khuyến khích cá nhân kinh doanh có lẽ quy định này

cân được điêu chỉnh

Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp còn thì sẽ thuộc về xã viên hợp tác xã, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu

Doanh nghiệp nhà nước, thành viên công ty, cổ đông của công ty cổ phần

Hiện nay, mặc dù các quy định của pháp luật về phá sản là khá chặt chẽ,

song ta nhận thấy có một số điểm vướng mắc trong thực tiễn thanh toán nợ như sau: LPS 2004 cũng như trước đây chỉ có điều luật quy định về thứ tự thanh toán nhưng chưa có quy định cụ thể về thời hạn thanh toán và thời điểm bắt đầu việc

thanh toán, nên việc thanh toán nợ có thể kéo dài gây tốn kém cho đoanh

nghiệp,hợp tác xã mắc nợ và có thể gây ra mất mát, hao hụt taì sản

Các khoản nợ cần được thanh toán cũng rất khó xác định như: nợ lương của

người lao động, vì trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ kông ký hợp đồng với người lao động,không có thỏa ước lao động tập thể nên việc thanh

toán nợ cho người lao động nhiều khi bị các doanh nghiệp chối bỏ khơng chịu

thanh tốn hoặc thanh toán thấp hơn gây thiệt hại cho người lao động Luật chưa có quy định thời điểm tính các khoản nợ trên cho người lao động Hơn nữa vấn đề

thời hiệu thanh toán, Luật phá sản 2004 chưa có quy định trách nhiệm thanh toán

Trang 18

đến hết nợ của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp đanh của công ty hợp

danh

Từ những vướng mắc trên, ta có hướng hoàn thiện sau: cần có văn bản

hướng dẫn về thời điểm tính lãi đối với nợ đã đến hạn mà chưa được thanh toán và

thời điểm tính nợ cho người lao động Đối với nợ có đảm bảo cũng cân phải quy định rõ phương thức thanh toán, thời điểm thanh tốn, có lẽ khơng nên thanh toán trước các khoản nợ khác đề tránh tình trạng doanh nghiệp, hop tac xa loi dung co

hội tấu tản tài sản Luật cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể về thanh tốn cho

người lao động khơng có hợp đồng lao động vì người lao động làm việc ngắn hạn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có hợp đông lao động nhưng họ vẫn cân được pháp luật bảo vệ, trong khi đó, chủ nợ thường khước từ thanh toán các khoản nợ này

II KÉT LUẬN

Thông qua quá trình phân tích ở trên, ta thấy sơ với LPSDN 1993 thì về cơ bản LPS 2004 đã có những quy định rõ ràng, đầy đủ hơn Tuy nhiên, trong tương lai cần mở rộng phạm vi áp dụng của Luật phá sản ra cả các chủ thể kinh doanh khác, trước hết là hộ kinh đoanh cá thể đồng thời cần nới lỏng một số quy định trong LPS 2004 chẳng hạn như quy định tại Điều 90 LPS 2004 là một chế tài quá khắt khe và thiếu hợp lý hay quy định phải tạm đình chỉ thi hành tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

là cứng nhắc, không đảm bảo lợi ích chính đáng của một số chủ nợ có liên quan

đến việc giải quyết phá sản Nói tóm lại, khắc phục được một số hạn chế đó sẽ giúp cho LPS càng trở nên hoàn thiện hơn và có giá trị cao trong quá trình áp dụng

thực tiễn

Trang 19

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO * Giao trinh 1 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật Thương mại, Tập II, Nxb CAND, Hà Nội, 2006 * Sach 2 PGS TS Duong Đăng Huệ, “ Pháp luật phá sản của Việt Nam” NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005

* Văn bản quy phạm pháp luật

Luật Phá san nam 2004

Luat doanh nghiép 2005

Luật doanh nghiệp nhà nước 2003

Nghị định số 03/ 2005/ NQ - HĐTP ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành

nn

FY

một số quy định của luật phá sản

7 Nghị định s6 67/2006/ ND — CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dung

Ngày đăng: 26/11/2014, 18:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w