Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
74,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất và chất là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, khi chất thay đổi sẽ tạo nên những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Đây là quy luật tất yếu, khách quan, phổ biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. 1. Lý do chọn đề tài. Mơ ước của mỗi học sinh khi còn cắp sách đến trường là có thể đậu vào trường đại học mình mong muốn hay chí ít là được bước vào môi trường đại học để được nghiên cứu, học tập, được đào tào để có kĩ năng cho công việc sau này. Thế nhưng đậu đại học là một chuyện, học đại học lại là chuyện khác. Đối với nhiều bạn học sinh sau khi trở thành sinh viên thì cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy ngợp và không còn giữ được phong độ như xưa nữa do môi trường đại học quá khác so với môi trường phổ thông. Nếu cứ tiếp tục học tập bằng phương pháp truyền thống thì sinh viên không thể tồn tại trong môi trường đại học khắc nghiệt được, đặc biệt là trường ĐHBKHN. Do đó, chúng em chọn đề tài này với mong muốn có thể giúp đỡ một phần nào cho các bạn sinh viên ĐHBKHN nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN nói chung và quy luật lượng - chất nói riêng, từ đó có thể giúp cho chúng ta hình dung được phương thức học tập mới phù hợp với bản thân và rút ra nhiều kinh nghiệm cho mình trong việc học tập. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa môn một phần môn triết học Mác- Lênin ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống. Giúp cho chúng ta hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn này. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tóm gọn trong việc phân tích sự chuyển hóa giữa chất - lượng và áp dụng cho sinh viên ĐHBKHN. 4. Kết cấu của đề tài. *Gồm các phần : Mở đầu. Nội dung. Kết Luận. Mục lục. Tài liệu tham khảo. NỘI DUNG I. Lượng và Chất trong triết học Mác-lênin . Sự chuyển đổi lượng và chất. 1.Khái niệm chất và lượng. 1.1 Khái niệm về chất. - Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng. - Mọi sự vật hiện tượng đều được cấu thành bởi các thuộc tính khách quan vốn có của nó, là căn cứ để ta phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Chẳng hạn cái bàn có những thuộc tính riêng giúp ta phân biệt nó với cái ghế. Tuy nhiên không thể đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Phụ thuộc vào những mối quan hệ cụ thể mà thuộc tính cơ bản và không cơ bản mới được phân biệt rõ ràng. - Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được quyết định bởi thành phần cấu tạo mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng. Ví dụ : Ví dụ với C,H,O thì ta khi chúng liên kết ắt hẳn ta sẽ có chất khác so với khi các nguyên tố P,O khi chúng liên kết. Ngoài ra, với 3 chất C,H,O nếu chúng liên kết theo nhiều kiểu khác nhau ta lại được các chất khác nhau như CH3–CH2–COOH và CH3-COO-CH3., Một sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính thể hiện một chất như vậy một sự vật, hiện tượng có thể có rất nhiều chất. Giữa sự vật, hiện tượng và các chất của nó là luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời chúng. Như những gì phân tích ở trên, việc phân biệt giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính chất tương đối. 1.2 Khái niệm về lượng. - Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về số lượng, yếu tố cấu thành, quy mô, tốc độ, nhịp điệu của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. - Nói đến lượng là nói đến chiều dài, ngắn; quy mô lớn,nhỏ; trình độ cao thấp, của sự vật, hiện tượng. Lượng thường được đo bởi các đơn vị đo cụ thể ( cao 166cm, vận tốc là 1m/s, ) nhưng cũng có thể được hiểu một cách trừu tượng hóa ( trình độ văn hóa cao hay thấp, ). Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối : có cái trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ kia lại là lượng. 2. Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại mối quan hệ giữa lượng và chất trong một chỉnh thể. Chúng tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng sẽ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất song không phải lúc nào lượng thay đổi thì chất sẽ thay đổi. Nếu lượng được cung cấp chưa đủ để vượt qua giới hạn nhất định thì chất vẫn chưa thể thay đổi. Khoảng giới hạn đó được gọi là độ. - khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Như vậy muốn chất thay đổi ta phải cung cấp một lượng sao cho nó đạt đến một điểm nhất định. Điểm đó gọi là nút. - Điểm nút chính là ranh giới giữa lượng và chất mà tại đó khi sự thay đổi về lượng đạt đến thì sự thay đổi về chất bắt đầu được hình thành. Độ mới và điểm nút mới của sự vật, hiện tượng cũng được hình thành. Ví dụ : Nước bình thường khi đun lên đến hơn 100 o C thì bốc hơi. Vậy từ 0 o C đến 100 o C là độ của nước, 100 0 C chính là điểm nút của nó. Thời điểm mà lượng chuyển sang chất được gọi là bước nhảy. - Bước nhảy là một phạm trù triết học để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. * Đặc điểm của bước nhảy: Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. * Các hình thức cơ bản của bước nhảy : Với bản chất của mỗi sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của nó với các sự vật, hiện tượng khác, để đủ lượng tác động làm thay đổi chất thì ta cần thực hiện một lượng bước nhảy xác định, từ đó tạo nên sự phong phú và đa dạng của bước nhảy. Dựa trên nhịp điệu bước nhảy ta chia thành Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. + Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian ngắn làm thay đổi cơ bản toàn bộ kết cấu của sự vật, hiện tượng. + Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ thông qua việc tích lũy chất mới và loại bỏ chất cũ. Tuy nhiên bước nhảy dần dần khác với thay đổi dần dần. Bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa dần dần từ chất này sang chất khác còn thay đổi dần dần là sự tích lũy dần về lượng để vượt qua điểm nút tạo nên sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng đó. Căn cứ vào quy mô ta phân chia làm bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ. + Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt ,những yếu tố riêng rẻ của sự vật, hiện tượng. + Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi toàn bộ chất của sự vật, hiện tượng. Trên thực tế, muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ ta phải thực hiện bước nhảy cục bộ. - Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất về chất; với sự tích lũy về lượng khi vượt qua giới hạn nào đó gọi là điểm nút thì bước nhảy được hình thành và chất của sự vật, hiện tượng bắt đầu được thay đổi. Khi chất được hình thành thì sẽ có tác động trở lại tới lượng của sự vật, hiện tượng, quy định nên điểm nút và độ mới. Qúa trình đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, phát triển. 3. Ý nghĩa phương pháp luận. - Với bất kì sự vật, hiện tượng nào đều có 2 phần chất và lượng. Chúng quy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn phải coi trọng cả 2 loại lượng và chất. - Vì lượng và chất có khả năng tác động lẫn nhau nên trên thực tế, ta phải dựa vào mối quan hệ của sự vật, hiện tượng đó với bên ngoài để thực hiện sự thay đổi dần về lượng hoặc phát huy tác dụng của chất mới làm thay đổi lượng của sự vật, hiện tượng. - Chất chỉ được biến đổi khi lượng đạt tới một mức độ nhất định, tức phải vượt qua khoảng độ của nó, khoảng độ này tùy vào sự vật, hiện tượng mà dài hay ngắn do vậy trong thực tiễn cần tránh tư tưởng nôn nóng tả khuynh. Khi vượt qua điểm nút thì ta có thể tác động được đến chất của sự vật, hiện tượng nên cũng cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu huynh - Cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với tình hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt trong xã hội quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất. II. Vận dung vào việc học tập cho sinh viên ĐHBKHN. 1. Sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và đại học. Khi bạn đã vào đại học thì bạn đã trưởng thành hơn. Do đó, thầy cô cũng không còn những “ưa ái” như ngày xưa nữa. Cụ thể : - Thầy cô không còn đọc cho ta chép: Mỗi tiết học thầy cô đều giảng bài một cách liền mạch và không có chuyện dừng lại đọc từng chữ một nữa nên chúng ta cần học cách ghi chép hiệu quả. - Không kiểm tra thường xuyên : Ở phổ thông, bằng việc hay bị kiểm tra miệng, kiểm tra 15p hay 1 tiết ,ta mới bắt tay vào học bài cũ, soạn bài mới. Nhưng khi lên đại học, chuyện này không còn xảy ra nữa. Sinh viên chỉ có kiểm tra giữa kì và cuối kì. Thậm chí không chép bài cũng không sao cả nên từ đó có thể khiến ta trì hoãn việc học. - Tự học là chính : Ngày xưa, nếu muốn giỏi rất dễ, chỉ cần bỏ tiền đi học thêm là được, tự học đóng góp phần nhỏ thôi nhưng bước chân vào cánh cổng đại học rồi thì phải tự thân lo lấy. Đối với những sinh viên xa nhà thì nay cũng phải tự nhắc nhở mình học tập chứ gia đình không còn kè kè ở bên nữa. - Lớp học đông hơn : Một giảng đường là cả hằng trăm học sinh, thầy cô do đó cũng khó có thể quan sát, quan tâm đến nhiều sinh viên như các thầy cô ở phổ thông được. - Chương trình học nặng hơn : Tiếp nối kiến thức phổ thông là kiến thức sâu rộng hơn dành cho sinh viên đại học. Nghiên cứu, tu duy nhiều hơn, đòi hỏi phải siêng năng hơn. -Tự chọn lịch học : Với mô hình đào tạo theo tín chỉ, sinh viên sẽ phải tự đang kí lịch học với thời gian của mình, điều này khiến nhiều bạn năm nhất bỡ ngỡ. -Tự do hơn, trách nhiệm cao hơn : Đã là sinh viên thì ít khi các bậc phụ huynh xen vào đời sống và học tập của ta, nhất là các bạn xa nhà thì càng tự do. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc ta cần phải tự giác cao hơn. Một phút ăn chơi, sa ngã là đi luôn đời sinh viên. 2. Mô hình và chương trình đào tạo của ĐHBKHN. Mô hình đào tạo và chương trình đào tạo áp dụng từ các khóa nhập học năm 2009 (K54) được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện theo những chuẩn mực quốc tế, chú trọng tính thiết thực của nội dung chương trình và năng lực làm việc của người tốt nghiệp, đồng thời có tính mềm dẻo và tính liên thông cao, phát huy tối đa khả năng cá nhân của mỗi sinh viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội trong xu thế nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Trừ một số ít ngành, sau năm thứ ba sinh viên có hai lựa chọn để đăng ký tốt nghiệp: Chương trình cử nhân hoặc Chương trình kỹ sư. Tất cả sinh viên ĐHBK Hà Nội bắt buộc phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 450 điểm theo chuẩn TOEIC (trừ một số chương trình đặc biệt có ngoại ngữ khác thay thế), trước khi được làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp. Sinh viên khóa mới phải thi đầu vào để xếp lớp học tiếng anh, đến khi đăng ký làm đồ án tốt nghiệp phải đạt ít nhất 450 điểm. Từ năm học 2007-2008 Trường ĐHBK Hà Nội áp dụng quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Sinh viên được chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân. 3. Hình thành động cơ học tập. Việc xác định động cơ học tập cho bản thân là vô cùng quan trọng. Trong môi trường đòi hỏi phải tự giác học tập thì động cơ chính là mồi lửa châm ngòi cho sức mạnh, niềm đam mê học tập cho mỗi chúng ta. Động cơ là kim chỉ nam xác định hành động và quy định thái độ của con người đối với hành động ấy. Ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần xác định mình “học làm gì ?” “ học cho ai?” “học vì cái gì?”. Biết được mục tiêu giáo dục của Bộ và quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước. Việc hình thành động cơ học tập cần phải đi sâu vào tâm tư, tình cảm của con người và tùy thuộc vào hoàn cảnh, bộ môn học tập của mỗi sinh viên. Có thể nói, hình thành động cơ học tập đúng đắn là tính chất quyết định nội dung, hình thức, phương hướng học tập tốt. 4. Phương pháp học tập tối ưu. Sau khi hình thành động cơ học tập thành công thì bước tiếp theo là xác định phương pháp học đúng đắn. Nếu phương thức học tập chính xác thì với động cơ có sẵn từ trước sẽ giúp ta phóng như bay về địch,luôn luôn hứng thú, hăng say học tập,cháy hết mình sự nghiệp, sứ mệnh làm sinh viên. 4.1 Tích luỹ tri thức dần dần và kiên trì học hỏi. Với lượng kiến thức vô cùng lớn ở đại học thì ta phải học từ từ từng bài một. Học từ dễ đến khó để có thể hiểu thấu được bài học. Giống như việc bạn ăn một con voi vậy. Vì nó quá to nên ta cần phải ăn từ từ, ăn từng miếng một mới xong được, và đương nhiên là cần thời gian để làm điều đó. Nếu ta cố ăn một lúc thì chắc hẳn sẽ bội thực mà chết. Việc học ở đây cũng vậy. Với lượng kiến thức đồ sộ, ta cần có thời gian để hấp thu. Do kiến thức khó nên ta sẽ lâu thấy sự tiến bộ. Đơn giản vì ta chưa cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để có thể thấu hiểu được tri thức ấy. Có nghĩa là ta đang trong khoảng giới hạn ( độ ) của tri thức ấy. Vậy nên ta cần kiên trì học hỏi, không được chán nản để có thể cung cấp đủ lượng làm chuyển hóa chất. 4.2 Siêng năng, nổ lực không ngừng, xậy dựng kế hoạch học tập tốt. Học là quá trình hợp tác giữa người nói và người nghe cho nên mỗi chúng ta cần phải chuẩn bị tâm thế cho việc tiếp nhận tri thức. Để có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách đọc qua tài liệu, giáo trình, nghiên cứu thêm các nguồn tài liệu. Cái gì không hiểu thì để đó, trong quá trình nghe giảng trên lớp thể nào cũng có thể giải đáp cho bạn những thắc mắc ấy, không thì chí ít ta có thể hỏi bạn bè, thầy cô. Nắm bắt rõ những phần khó trong bài học sẽ giúp ta thuận lợi hơn cho việc ôn tập sau này. Còn những gì mà ta cho là đã hiểu ở nhà thì sau khi nghe giảng bạn sẽ thấu hiểu hơn hoặc là nhận ra mình đã hiểu sai và từ đó nhớ lâu hơn. Với bộn bề công việc hằng ngày với đống bài tập về nhà thì bạn nên có một kế hoạch học tập cụ thể cho mình để giải quyết vấn đề dễ dàng và toàn diện hơn. Lập kế hoạch cụ thể cho từng công việc trong một ngày một cách rõ ràng. Xây dựng kế hoạch học tập cần phải dựa trên thời gian mình có và khả năng thực hiện được. Đừng quá ảo tưởng sức mạnh mà xây dựng một kế hoạch học tập quá sức để từ đó bỏ cuộc và cho rằng mình dốt. Hãy lên một kế hoạch lý tưởng với ước mơ lý tưởng để có được một tương lai lý tưởng. 4.3 Nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập và trung thực trong thi cử. Ai ai cũng có thể lên được một kế hoạch hoàn hảo, nhưng có mấy ai thực hiện được kế hoạch đó. Người có ý chí kiên định thực hiện nó hằng hằng, hằng tháng, hằng năm là người chiến thắng. Hãy chính chắn và bước đi vững vàng theo con đường mình đã vạch ra dù có bất cứ chông gai gì. Bước nhảy trên con đường tiến tới khám phá tri thức toàn nhân loại có thực hiện được hay không là do ta có nghiêm túc thực hiện kế [...]... tích luỹ đầy đủ về lượng phải quyết tâm tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang thay đổi mang tính cách mạng Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng Bên cạnh đó, với thói tự mãn Khi tiếp thu một lượng... chất trong ta đã thay đổi, mà chất thay đổi dẫn đến lượng mới cũng hình thành, nhưng lại theo chiều hướng xấu Ta đâm đầu vào làm các việc vô bổ khác thay vì học tập, lượng tri thức cạn dần và rồi sẽ đẩy ta ra khỏi cánh cổng đại học Trung thực trong thi cử vừa giúp ta tránh gặp phải tình trạng trên vừa giúp ta rèn luyện đạo đức, giữ vững đức tính tốt đép của mình Nếu chất là đạo đức mà thay đổi thì thật... những gì ta đã tiếp thu bởi bạn tiếp thu lượng kiến thức nhiều đâu có nghĩa chất đã thay đổi, nhưng khi dừng lại, biết đâu đã sắp đủ lượng để thực hiện bước nhảy Như vậy không phải công sức bỏ ra để tiếp thu tri thức ấy là phí công sao ? 4.5 Nâng cao kĩ năng mềm Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được rằng, sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự... Lượng và Chất trong triết học Mác-lênin Sự chuyển đổi lượng và chất .1 1 Khái niệm chất và lượng 1.1 khái niệm chất 1.2 Khái niệm lượng 2 2 Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại 3 Ý nghĩa phương pháp luận .3 II Vận dung vào việc học tập cho sinh viên ĐHBKHN 1 Sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và . qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng sẽ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất song không phải lúc nào lượng thay đổi thì chất sẽ thay đổi. Nếu lượng được cung cấp chưa đủ. tâm tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy mới. thể thay đổi. Khoảng giới hạn đó được gọi là độ. - khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay