1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

tính năng bpdu guard, uplink fast, backbone fast và root guard

8 748 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 60 KB

Nội dung

RootGuard Khi STP topology đã hội tụ và tạo thành một sơ đồ mạng không bị loop (loop-free topology) thì các cổng của switch sẽ đóng một số loại vai trò trong spanning tree. Rootport là cổng của switch có đường đi về rootswitch thấp nhất. Designated port là cổng trên một phân đoạn mạng có đường đi ngắn nhất về rootswitch. Cổng này có nhiệm vụ truyền các BPDUs xuống cho các switch ở nhánh dưới. Blocking port là những cổng không phải là root hay designated. Alternated port là những cổng ở trạng thái blocking, sẽ thay thế root port ngay lập tức nếu root port bị hỏng hóc hay sự cố. Alternated port là khái niệm được dùng khi sử dụng tính năng UplinkFast. Forwarding port là cổng bình thường của switch cho phép thiết bị đầu cuối kết nối vào. Sau khi rootswitch được tạo ra, nó sẽ gửi ra các BPDU xuống cho các switch ở nhánh dưới. Các switch nhánh dưới sẽ luôn luôn theo dõi các BPDUs được gửi ra từ root switch nhằm xem xét xem root switch có còn hoạt động bình thường nữa không. Nếu BPDU không còn nhận được nữa, các switch ở nhánh dưới sẽ cho rằng root switch đã bị sự cố hoặc đường dẫn đến root không còn tồn tại nữa. Giải thuật STP được chạy lại và tạo lại một sơ đồ mạng khác. Vị trí của RootSwitch trong STP topology rất quan trọng. Nó quyết định đường đi của các switch nhánh dưới lên Rootswitch là có tối ưu hay không. Do đặc điểm bầu chọn Root là dựa vào các BPDUs nên khi có một switch mới được thêm vào trong sơ đồ mạng STP thì sơ đồ mạng STP lúc này thay đổi. Các switch cần phải tính toán và bầu chọn lại RootSwitch cũng như đường đi mới đến RootSwitch. Trong BPDUs có chứa BridgeID, trong BridgeID lại chứa độ ưu tiên của switch. Switch nào có priority nhỏ nhất sẽ trở thành Root switch. Tuy nhiên, nếu có một switch lạ đã được cấu hình với priority thấp hơn cả priority của RootSwitch hiện tại, switch này gắn vào mạng và sẽ trở thành RootSwitch. Tính năng Root guard ra đời cho phép admin luôn giữ được vị trí Root switch theo ý đã chọn mà không sợ bị bất kì một switch lạ nào gắn thêm vào làm thay đổi STP topology. Với tính năng này, nếu có một switch lạ quảng bá một Superior BPDU cho root switch, Rootswitch sẽ không cho phép switch lạ này trở thành New Root Switch. Nó sẽ đưa cổng nhận superior BPDU trước đó trở về trạng thái Root-inconsistent. Data sẽ không được gửi nhận ở trạng thái này. Khi superior BPDUs không còn nhận được trên cổng này, cổng này sẽ trải qua các trạng thái của STP để đưa về sử dụng bình thường. Ta chỉ cấu hình root guard trên Root switch hoặc các switch nào mà ta không muốn nhận BPDUs của một switch lạ, không cấu hình rootguard trên swich có tính năng uplinkfast. Vì khi cấu hình RootGuard trên switch này sẽ làm cho các alternated port rơi vào trạng thái Root-inconsistent. Điều này làm cho các alternated port không thể chuyển sang trạng thái forwarding. Cấu hình Rootguard trên interface nào muốn bảo vệ bằng câu lệnh: Switch(config-if)# spanning-tree guard root Nếu áp đặt tính năng RootGuard lên cổng thì cho dù Switch mới có Bridge ID ưu tiên hơn (về trị số sẽ là thấp hơn) thì vẫn không ảnh hưởng gì đến mạng. Tính năng này rất mạnh, nó cấm hoàn toàn Switch lạ vào mạng không thực hiện được telnet, ping …Khi kiểm tra láng giềng trên Switch mới này, bạn sẽ không thấy được Switch trong mạng. Switch(config-if)#spanning-tree guard root Root Guard và BPDU Guard là hai phương pháp nhằm ngăn chặn gói BPDU lạ đi vào mạng. Nói rõ hơn khi có Switch lạ cắm vào mạng thì Switch này không thể trao đổi với các Switch khác trong mạng nếu như có bật tính năng này lên. Các tính năng này chỉ có tác dụng trên cổng, có nghĩa là bạn phải cấu hình trên từng cổng. Nếu bạn cấu hình trên cổng f0/1 mà lại đi cắm Switch lạ vào cổng f0/2 thì Switch mới này vẫn có thể trao đổi thông tin với mạng một cách bình thường. BPDU Guard Vấn đề lớn cần quan tâm là khi có switch lạ nối vào mạng campus của ta, switch lạ này sẽ truyền gói BPDU của nó vào mạng. Các switch sẽ đồng bộ với nhau về sơ đồ mạng thông qua các gói tin BPDU. BPDU được truyền đến cổng của các Switch khác trong mạng, làm thay đổi quan điểm của những Switch này về mạng mà nó đang hoạt động và điều này có thể dẫn đến vòng lặp có thể xảy ra. Khi BPDU bị mất, cổng cũng thay đổi trạng thái của nó làm ảnh hưởng đến mô hình mạng ban đầu. Cả hai trường hợp vừa nêu ra ở trên đều có thể gây ra trạng thái lặp vòng và điều làm chúng ta lo lắng đó là mô hình cũ của mạng bị thay đổi. Tính năng BPDUGuard cũng tương tự như RootGuard. Tính năng BPDUGuard được khuyến cáo sử dụng ở cổng có tính năng portfast. Tính năng portfast cho phép cổng của switch có thể vào trạng thái Forwarding ngay lập tức khi link kết nối với cổng đó up lên. Tính năng portfast được sử dụng khi kết nối với PC tại access-layer. Portfast được bật lên chỉ khi ta chắc chắn rằng trên cổng đó không thể xảy ra lặp vòng. Ta bật portfast lên không có nghĩa là đã tắt STP trên cổng đó. Nếu có một switch mới bị cắm nhầm vào cổng có tính năng portfast thì loop có thể xảy ra vì portfast cho phép chuyển cổng sang trạng thái forwarding ngay lập tức. Trong khi đó để phát hiện ra vòng lặp thì phải trải qua một khoảng thời gian và các trạng thái khác nhau thì cổng mới đưa vào sử dụng bình thường được. BPDUGuard sẽ cấm không cho switch lạ trao đổi BPDU với mạng. Khi switch nhận được BPDU trên portfast với tính năng BPDUGuard thì cổng sẽ bị đưa vào trạng thái errdisable. Muốn sử dụng lại cổng này thì phải cho phép cổng một cách thủ công hoặc đợi khoảng thời gian errdisable hết hạn. Tóm lại, bpdu guard thường được dùng kết hợp với portfast. Nếu có một bpdu xuất hiện trên những cổng có bật bpdu guard thì cổng của switch sẽ rớt vào trạng thái errdisable. Backbonefast Backbonefast tối ưu thời gian hội tụ cho bất kỳ sơ đồ mạng nào, cải tiến thời gian hội tụ khi có các hỏng hóc gián tiếp xảy ra. Khi một vài kết nối trực tiếp xảy ra, switch sẽ không chờ cho khoảng thời gian MaxAge hết. Các switch không nhận được hello BPDU sẽ chờ khoảng thời gian MaxAge trôi qua thì mới bắt đầu thử thay đổi topology. Tính năng backbonefast sẽ làm các switch học các sự cố gián tiếp của spanning tree và hỏi các switch upstream là các switch này có biết về sự cố hay không. Để thực hiện việc này, khi gói tin hello đầu tiên bị mất, switch sẽ gửi ra các frame truy vấn Root Link Query trên tất cả các cổng mà lẽ ra phải nhận được hello. RLQ sẽ hỏi switch láng giềng rằng switch láng giềng có còn nhận hello BPDU từ root. Nếu switch láng giềng đó đang gặp sự cố hỏng hóc trực tiếp, nó sẽ trả lời là đường đi từ nó về root đã mất. Khi biết được điều này, switch ban đầu sẽ tiếp tục tính toán lại mà không chờ khoảng thời gian MaxAge. Tất cả các switch trong sơ đồ mạng sẽ phải cấu hình tính năng backbonefast. Vài vấn đề đặt ra: Bình thường, nếu không dùng backbone fast, điều gì sẽ xảy ra nếu có một link bị down? Thời gian max age là gì? indirect link failure (hỏng hóc gián tiếp) là gì? tính năng này tiết kiệm bao nhiêu giây? Tính năng UDLD Giao thức Unidirectional Link Detection (UDLD) cho phép các thiết bị đang kết nối với nhau bằng cáp quang hoặc cáp đồng có thể quan sát và phát hiện được các vấn đề về trạng thái kết nối vật lý của hệ thống cáp khi có hiện tượng kết nối theo một hướng duy nhất (Unidirectional Link) xảy ra. Bình thường, dữ liệu trên các đường cáp quang hoặc cáp đồng được truyền theo hai chiều. Với cáp quang, có thể một sợi truyền và một sợi sẽ nhận tín hiệu. Nếu, vì một lý do nào đó ở mức vật lý, chỉ một sợi quang thực hiện truyền tín hiệu, sợi còn lại bị hỏng hóc và không thực hiện đúng chức năng, dòng dữ liệu sẽ chỉ được truyền theo một chiều một cách chập chờn. Một hệ quả của vấn đề nêu trên là thiết bị switch ở đầu bên kia không nhận được các dạng frame cần thiết, ví dụ như BPDU chằng hạn, switch đầu bên kia sẽ nghĩ rằng, nó cần thiết phải chuyển port đó (là port gắn cáp quang và không nhận được BPDU) sang trạng thái forwarding. Lúc này, hiện tượng bridging loop có thể xảy ra do thuật toán Spanning tree đã quyết định sai trạng thái của port của switch (lẽ ra vẫn nên tiếp tục blocking nhưng switch lại quyết định chuyển sang forwarding). Hiện tượng Unidirectional link này gây ra nhiều hệ quả khác nhau không có lợi cho môi trường LAN, bao gồm cả việc gây ảnh hưởng đến khả năng chống loop trong giao thức spanning-tree. Khi hiện tượng Unidirectional Link được phát hiện, tính năng UDLD sẽ shutdown các cổng của switch bị ảnh hưởng, và phát ra cảnh báo cho các người dùng biết được tình trạng hiện tại của interface này. UDLD là giao thức hoạt động tại lớp 2 nhưng lại làm việc và giúp phát hiện những vấn đề ở lớp physical với các thiết bị lớp một để có thể xác định trạng thái kết nối vật lý của một kết nối nào đó. Tại lớp 1, các phương thức tự động thương lượng (autonegotiation) đảm trách các tín hiệu vật lý và phát hiện lỗi. Khác với quá trình autonegotiation, UDLD thực thi các tác vụ mà các phương thức tự động dò tìm autonegotiation không thể thực thi. Ví dụ như phát hiện tình trạng hiện tại của các neighbor và shutdown các "misconnected interface". Khi ta bật lên đồng thời "autonegotiation" và UDLD, lớp 1 và 2 sẽ làm việc cùng nhau để ngăn ngừa các hiện tượng kết nối theo một hướng về mặt vật lý và luận lý. Hiện tượng Unidirectional Link xảy ra khi có "local device" nào đó phát ra các tín hiệu và được tiếp nhận bởi "neighbor" nhưng "local device" này lại không thể tiếp nhận các tín hiệu do "neighbor" này trả về. Nếu một trong các mạch quang trong một cặp dây bị ngắt , khi mà autonegotiation đã được active, kết nối không ở trạng thái UP. Nếu cặp dây cáp quang này hoạt động bình thường ở lớp 1, thì giao thức UDLD tại lớp 2 sẽ xác định các cáp quang này có được kết nối đúng hay không và các traffic có đang truyền theo cả hai hướng giữa các neighbor hay không. Quá trình Autonegotiation không thể thực thi khả năng này bởi vì quá trình negotiation hoạt động ở lớp 1. Về cơ chế hoạt động và cách cấu hình của UDLD. Switch truyền các gói UDLD tới các thiết bị láng giềng neighbor theo chu kỳ khi giao thức UDLD vừa được bật lên. Các thiết bị ở cả hai đầu kết nối phải hổ trợ giao thức UDLD để giao thức này có thể định nghĩa, nghĩa là, bạn phảicấu hình UDLD ở cả hai thiết bị ở hai đầu. Mặc định, giao thức UDLD được tắt trên giao diện kết nối bằng cáp đồng để tránh việc gửi các traffic điều khiển không cần thiết. Switch B có thể nhận được các traffic từ Switch A trên interface kết nối cụ thể. Tuy nhiên Switch A không thể nhận được traffic từ Switch B trên cùng interface tương tự. UDLD phát hiện ra vấn đề này và disable interface này. Các cấu hình mặc định trên Switch Cisco 4500 series: + ULDL global enable state : Globally disabled + UDLD per-interface enable state for fiber-optic media: Enabled + UDLD per-interface enable state for Twisted-pair (cooper) media : Disabled Để Bật giao thức UDLD toàn cục cho tất cả các interface quang, dùng lệnh sau: Switch(config)# [no] udld enable Chú ý: dòng lệnh này chỉ cấu hình các interface quang để chạy giao thức UDLD. Bật giao thức UDLD trên interface cụ thể: Switch(config-if)# udld enable Để xem lại cấu hình: Switch# show udld interface Disable UDLD trên các interface không phải là giao diện quang(twisted pair,…): Switch(config-if) no udld enable Để xem lại cấu hình: Switch# show udld interface Chú ý: trên các interface quang, dòng lệnh no udld enable sẽ trả lại cấu hình của các interface thành udld enable. Disable UDLD trên các interface quang: Switch (config-if)# udld disable Resetting các interface bị shutdown bởi UDLD: Switch# udld reset port-fast Khi một máy trạm kết nối vào một switch-port, switchport sẽ không ở trong trạng thái sử dụng được ngay mà phải trãi qua các trạng thái từ BLOCKING đến FORWARDING. Nếu các thông số thời gian của STP không thay đổi, khoảng thời gian phải chờ này tốn chừng 30 giây (15 giây từ listening sang learning và 15 giây từ learning sang forwarding). Vì vậy, port đó sẽ không thể truyền hay nhận dữ liệu cho đến khi nào port đã hoàn toàn chuyển sang trạng thái forwarding. Để cấu hình port-fast: Current configuration : 1545 bytes ! version 12.1 no service pad service timestamps debug uptime service timestamps log uptime no service password-encryption ! hostname Switch ! spanning-tree extend system-id system mtu 1546 ! interface FastEthernet0/1 no ip address spanning-tree portfast ! Để kiểm tra, ta có thể un-plug cáp ra khỏi port của switch. Nếu port-fast là enable, sau khi cắm cáp vào port, port ngay lập tức sẽ chuyển sang trạng thái forwarding (đèn led màu xanh). Khi nào thì dùng BackboneFast 1. Các đặc điểm như port-fast, uplink-fast hay backbone-fast đều là những đặc điểm giúp spanning tree hội tụ nhanh hơn khi có một link nào đó bị down. 2. Hiện nay đã có Rapid SPT giúp cải tiến rất nhiều thời gian hội tụ. Các đặc điểm XXX- fast nêu trên ít được dùng. 3. Backbone-Fast sẽ hoạt động bằng cách xác định sẵn một đường đi về root switch. Indirect link-failure: là một kết nối nào đó bị down mà kết nối đó không liên quan đến access-layer switch hiện tại. Inferior BPDU: là các BPDU được gửi ra khi một switch mất đường đi về root và switch đó sẽ công bố nó là ROOT. Làm thế nào để một switch (anh Lúa nên hình dung là switch mà anh đang xét nằm ở access-layer) xác định được indirect-link failure? Đó là khi nó nhận được Inferior BPDU. Ở trạng thái bình thường, Access-layer switch trên sẽ phải chờ đợi một khoảng thời gian là MAX_AGE timers để có thể bắt đầu tính toán lại SPT. Tuy nhiên, Backbone-fast sẽ cải tiến đáng kể thời gian chờ đợi này bằng cách chỉ dựa trên PORT mà switch nhận được Inferior BPDU. Nói cách khác, nếu access-layer switch trên nhận được inferior BPDU từ một block-port, access-layer switch sẽ kết luận ngay rằng, root-port hiện tại và các blocking-port khác sẽ là đường đi về ROOT. Nếu access-layer switch nhận được inferioe BPDU từ root-port thì switch sẽ kết luận ngay là các BLOCKING port khác sẽ là đường đi có thể về ROOT. Như vậy, điểm mấu chốt để hiểu backbone-fast là anh phải hiểu inferior BPDU sẽ có trong trường hợp nào. Và cũng nên hình dung một sơ đồ mạng cho ví dụ nêu trên với đầy đủ ba lớp có core sw, distribution sw và access. Một distribution switch sẽ bị down, access-layer switch sẽ tìm đường về root nằm ở core. backbone fast phải enable trên tất cả các switch. Khi STP topology đã converge và tạo thành một loop-free topology thì các port của switch sẽ trở thành các dạng port sau : - Root port : port của switch có root path cost đến Root switch là thấp nhất . - Designated port : Đây là port trên một LAN segment có lowest path cost đến Root switch . Port này có nhiệm vụ forward ra các BPDUs xuống cho các switch ở nhánh dưới . - Blocking port : là những port không phải là root port hay designated port . - Alternated port : là những port ở trạng thái blocking , sẽ thay thế root port ngay lập tức nếu root port bị fail . Alternated port là khái niệm được dùng khi sử dụng tính năng uplink fast . - Forwarding port : Port này là normal port của switch cho phép end-user kết nối vào . Trong mạng chạy STP thì các switch sẽ giao tiếp với nhau thông qua BPDUs . Sau khi root switch được tạo ra , nó sẽ gửi ra các BPDUs xuống cho các switch ở nhánh đưới . Các switch nhánh dưới sẽ luôn luôn theo dõi các BPDUs được gửi ra từ root switch nhằm xem xét xem root switch có available nữa không . Nếu BPDUs không còn nhận được nữa . Các switch ở nhánh dưới sẽ cho rằng root switch đã bị fail hoặc đường dẫn đến root không còn tồn tại nữa . Giải thuật STP được chạy lại và tạo lại 1 loop-free topology khác . Ta đã biết rằng , vị trị của Root Switch trong STP topology rất quan trọng . Nó quyết định đường đi của các switch nhánh dưới lên Root switch là có tối ưu hay không . Do đặc điểm bầu chọn Root là dựa vào các BPDUs . Khi có một switch mới được add thêm vào trong STP topology của mình thì STP topology lúc này đã thay đổi , các switch cần phải tính toán và bầu chọn lại Root switch cũng như đường đi mới đến Root switch . Trong BPDUs có chứa BID , trong BID lại chứa priority của switch . Switch nào có priority nhỏ nhất sẽ trở thành Root switch . Vì lí do muốn tối ưu cho STP topology , admin đã chọn lựa ra một vị trí thích hợp nhất để đặt Root Switch . Admin đã cấu hình root switch với priority thấp nhất so với priority của các switch còn lại . Tuy nhiên , nếu có một switch lạ đã được cấu hình với priority thấp hơn cả priority của Root switch hiện tại , switch này gắn vào STP topology và sẽ lên thay thế Root switch . Ý đồ muốn tối ưu về vị trí của Root switch của admin đã thất bại . Tính năng Root guard ra đời cho phép admin luôn giữ được vị trí Root switch theo ý đã chọn mà không sợ bị bất kì một switch lạ nào gắn thêm vào làm thay đổi STP topology . Với tính năng này , nếu có một switch lạ quảng bá một Superior BPDU cho root switch . Root switch sẽ không cho phép switch lạ này trở thành New Root Switch . Nó sẽ đưa port nhận superior BPDU trước đó trở về trạng thái Root-inconsistent . Data sẽ không được gửi nhận ở trạng thái này . Khi superior BPDUs không còn nhận được trên port này , port này sẽ trải qua các trạng thái của STP để đưa về sử dụng bình thường . Chỉ cấu hình root guard trên Root switch hoặc các switch nào mà ta không muốn nhận BPDUs của một switch lạ , không cấu hình root guard trên swich có tính năng uplink fast . Vì khi cấu hình Root Guard trên switch này sẽ làm cho các alternated port rơi vào trạng thái Root- inconsistent . Điều này làm cho các alternated port không thể chuyển sang trạng thái forwarding . Cấu hình Root guard trên interface nào muốn protect bằng câu lệnh : Switch(config-if)# spanning-tree guard root Với tính năng port fast cho phép switch port có thể vào trạng thái Forwarding ngay lập tức khi link kết nối với port đó up lên . Tính năng port fast được sử dụng khi kết nối với PC tại access-layer . Port past được enable lên khi chắc chắn rằng trên port đó không thể xảy ra loop . Ta enable port fast lên không có nghĩa là đã disable STP trên port đó . Nếu có một Switch mới bị cắm nhầm vào port có tính năng port fast thì switch-loop sẽ xảy ra vì port fast cho phép forwarding ngay lập tức . Trong khi đó để detect ra switching –loop thì phải trải qua 1 khoảng thời gian và các trạng thái khác nhau thì port mới đưa vào sử dụng bình thường được . Tính năng BPDU guard được đi kèm với port fast . Khi switch nhận được BPDU trên port fast thì port sẽ bị đưa vào trạng thái errdisable . Muốn sử dụng lại port này thì phải manual no shut hoặc đợi khoảng thời gian errdisable timeout hết hạn . . thay đổi. Tính năng BPDUGuard cũng tương tự như RootGuard. Tính năng BPDUGuard được khuyến cáo sử dụng ở cổng có tính năng portfast. Tính năng portfast cho phép cổng của switch có thể vào trạng. nhận BPDUs của một switch lạ, không cấu hình rootguard trên swich có tính năng uplinkfast. Vì khi cấu hình RootGuard trên switch này sẽ làm cho các alternated port rơi vào trạng thái Root- inconsistent nhận BPDUs của một switch lạ , không cấu hình root guard trên swich có tính năng uplink fast . Vì khi cấu hình Root Guard trên switch này sẽ làm cho các alternated port rơi vào trạng thái Root- inconsistent

Ngày đăng: 16/11/2014, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w