Câu 1: tại sao sinh viên cần học tập, nghiên cứu Triết? sinh viên cần học tập môn này ntn để đạt được hiệu quả? * sinh viên cần học tập, nghiên cứu Triết - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức. - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng của Tư tưởng HCM và đường lối CM của ĐCSVN - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin để giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin để xây dựng niềm tin lý tưởng cho sinh viên * yêu cầu cơ bản để học tập môn này: - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của CN M-L với thực tiễn đất nước và thời đại - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin cần phải hiểu đúng tinh thần thực tiễn của nó, tránh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các ng.lý cơ bản đó trong thực tiễn. - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin trong mối quan hệ giữa các ng.lý khác. Mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú của CN M-L đồng thời cũng cần nhận thức các ng.lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại. Câu 2: triết học là gì? Theo triết học M-L, vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề nào? Tại sao gọi đó là vấn để cơ bản của triết học? - khái niệm triết học: + Ở phương Tây: theo tiếng Hy Lạp cổ đại, triết học là philosophia có nghĩa là “yêu mến sự thông thái ”. + Ở phương Đông: triết học được bắt nguồn từ chữ “triết” trong nguyên từ chữ hán, có nghĩa là “trí” là sự hiểu biết sâu rộng về thế giới. trong lịch sử triết học Ấn Độ, K/N triết học là “darshana” có nghĩa là “ con đường suy nghĩ để dẫn dắt con ng tìm kiếm chân lý ”. Tóm lại, Triết học là hệ thống tri thức chung nhất của con ng về thế giới, và về vị trí vai trò của con ng trong TG ấy. - vấn đề cơ bản của triết học là: MQH giũa tư duy và tồn tại hay MQH giữa vật chất với ý thức thể hiện ở 2 mặt: - Mặt thứ nhất: Bản thể luận: vật chất và ý thức cái nào là tính thứ nhất: ý thức là tính thứ nhất hay vật chất là tính thứ nhất (duy tâm và duy vật ) - Mặt thứ 2: Nhận thức luận: có thể nhận thức được TG k?: nhận thức được hay ko nhận thức được( duy vật và duy tâm) + khả năng nhận thức của con ng: có thuyết khả tri và thuyết bất khả tri - Đó được gọi là vấn đề cơ bản vì triết học cũng có 1 số vấn đề và việc giải quyết vấn đề này là nền tảng, cơ sở để gq các vấn đề khác. + Tất cả các nhà tư tưởng dù muốn hay ko thì vẫn phải trả lời câu hỏi “ vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào qđ cái nào?” + Việc gq vấn đề này là cơ sở, tiêu chí để phân biệt các đường lối và trường phái triết học khác nhau Câu 3: CMR định nghĩa vật chất của Lê nin đã khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác. - Kế thừa những tư tưởng của các nhà triết học duy vật trước đó về vật chất, vận dụng thành tựu khoa học tự nhiên và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Lê nin đã viết tác phẩm “ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán ”, trong đó trình bày định nghĩa kinh điển về vật chất: - Đ/N vật chất của Leenin: “vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con ng trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại ko phụ thuộc vào cảm giác”. Đ/N này cần phân biệt 2 khía cạnh + Một là: cần phân biệt v/c với tư cách là 1 phạm trù triết học với quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu trúc của các dạng v/c. v/c với tư cách là 1 phạm trù triết học là để chỉ v/c nói chung, tồn tại vĩnh viễn vô hạn và vô tận, còn các dạng v/c cụ thể do khoa học tự nhiên nghiên cứu thì có quá trình sinh ra,tồn tại và mất đi, chuyển hóa cho nhau. + Hai là: trong nhận thức khi đem đối lập v/c với ý thức, thuộc tính quan trọng nhất để nhận biết v/c là tồn tại khách quan, tức là tồn tại độc lập, bên ngoài ý thức con ng thể hiện trong xã hội là: tồn tại XH ko phụ thuộc vào ý thức xã hội. - Đ/N v/c của Lê nin bao gồm những nội dung cơ bản sau: + v/c là tất cả những cái gì tồn tại khách quan độc lập với ý thức cảm giác, dù sự tồn tại đó con ng biết hoặc chua biết. + v/c là tất cả những cái gì khi tác động vào giác quan con ng dù trực tiếp hay gián tiếp thì gây ra cảm giác. Tuy nhiên, có những dạng v/c cụ thể nhưng ko gây ra cảm giác là do liều lượng, mức độ, quy mô nhỏ chưa đủ gây ra cảm giác, hoặc do năng lực giác quan của những cá thể ng. + cảm giác, tư duy, ý thức con ng chỉ là sự phản ánh của v/c. - ý nghĩa khoa học của đ/n v/c + đã khắc phục được tính chất trục quan,máy móc siêu hình trong quan niệm về v/c của chủ nghĩa duy vật trước Mác, tức là ko đồng nhất v/c với các dạng v/c cụ thể hay thuộc tính của chúng. + GQ 1 cách duy vật triệt để cả 2 mặt v/đề cơ bản của triết học + Góp phần định hướng cho sự phát triển của khoa học + Định nghĩa là cơ sở để nghiên cứu v/c trong lĩnh vực xã hội. Câu 4: tự bản than ý thức có khả năng phát huy vai trò tác động trở lại đối với v/c được hay ko? Tại sao? Lấy VD minh họa. - chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chất và ý thức có MQH biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó v/c là cái có trước sinh ra và qđ ý thức, còn ý thức có tính độc lập tương đối, có khả năng tác động trở lại v/c. - Vai trò của vật chất đối với ý thức: + v/c qđ nội dung của ý thức; nội dung của ý thưc là sự phản ánh đối với v/c. + v/c qđ sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của v/c. + v/c qđ khả năng sang tạo của ý thức + v/c là nhân tố qđ, phát huy tính năng động sang tạo của ý thức trong hđ thực tiễn. - vai trò của ý thức đối với v/c. + ý thức do v/c sinh ra và qđ, nhưng sau khi đã hình thành, ý thức có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh trở lại v/c thông qua hđ thực tiễn của con ng. + ý thức tác động trở lại v/c, hiện thực khách quan theo 2 hướng: Nếu ý thức phản ánh đúng quy luật vận động của hiện thực khách quan, sẽ giúp con ng xác định đúng mục tiêu, phương hướng và biện pháp thực hiện, do đó sẽ cải tạo và biến đổi được sự vật; nếu ý thức phản ánh ko đúng quy luật vận động của hiện thực khách quan, sẽ dẫn đến việc con ng xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp ko đúng và dẫn đến sẽ ko cải tạo, biến đổi được sự vật. - ý thức ko thể tác động trở lại v/c. tuy nhiên, nếu thông qua các điều kiện v/c cụ thể thì tự bản thân ý thức vẫn có thể tác động trở lại đối v/c. - Ví dụ: ý muốn đi thi đạt kq cao thì e phải học tập đàng hoàng. + ở đây v/c là kết quả học tập cao và quá trình lỗ lực học tập của bản than + ý thức là mong muốn đạt được kq cao trong kỳ thi tới. Câu 5: trình bày quan điểm của CNDV biện chứng về nguồn gốc hình thành ý thức. VD - nguồn gốc tự nhiên + dựa vào các thành tựu của KHTN, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức được hình thành từ 1 thuộc tính phổ biến nhất của mọi dạng v/c – đó là thuộc tính phản ánh. Tuy nhiên, ko phải mọi dạng v/c đều có khả năng sinh ra ý thức, mà chỉ là thuộc tính của 1 dạng v/c có tổ chức cao là bộ óc ng. bộ óc ng là cơ quan v/c của ý thức, còn ý thức là chức năng của bộ óc ng. + phản ánh là sự tái hiện những đặc điểm của 1 dạng v/c này ở 1 dạng v/c khác khi chúng tác động vào nhau. Nội dung và hình thức phản ánh phụ thuộc vào trình độ tổ chức của cái phản ánh và cái được phản ánh + phản ánh vật lý, hóa học: là hình thức phản ánh đơn giản nhất đặc trưng cho giới tự nhiên. + phản ánh sinh học: đặc trưng cho giới hữu sinh.trong đó có tính kích thích và tính cảm ứng. + phản ánh tâm lý ở động vật: là hình thức phản ánh ở đ/v bậc cao( gồm cảm giác, tri giác và biểu tượng ). Như vậy, bộ óc con ng cùng TG xung quanh tác động vào bộ óc thông qua cơ chế phản ánh đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. - nguồn gốc xã hội: + vai trò của lao động đối với sự ra đời của ý thức: lao động có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển và tồn tại của con ng cũng như hình thành ý thức con ng. nhờ có quá trình lao động mà con ng dần tách mình ra khỏi giới động vật. các giác quan của con ng dần hoàn thiện trong quá trình lao động, đặc biệt là sự hoàn thiện bộ óc với tư cách là cơ quan v/c của ý thức. trong lao động, trình độ tư duy trừu tượng của con ng ngày càng cao đưa lại khả năng phản ánh sang tạo TG. Mặt khác, sự hình thành , phát triển ý thức ko phải là quá trình thu nhận thụ động, đơn giản và là kq hđ chủ động sang tạo của con ng. nhờ có lđ con ng tác động vào TG khách quan, bắt các sự vật hiện tượng phải bộc lộ thuộc tính, những quy luật vận động của chúng; những thuộc tính những mối lien hệ này được tác động vào giác quan con ng thông tin lên bộ óc tạo nên những tri thức, những biểu tượng tinh thần về TGKQ, từ đó ý thức được hình thành, phát triển. Như vậy, ý thức được hình thành, p/t chủ yếu trong quá trình con ng hđ cải tạo, biến đổi thế giới, tức là trong hđ thực tiễn. ko có hđ thực tiễn, con ng ko có ý thức. + Vai trò của ngôn ngữ đối với sự xuất hiện ý thức: Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của lđ và nhờ có lđ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu v/c mang nội dung ý thức. ngôn ngữ là vỏ của ý thức, tư duy. Ko có ngôn ngữ cũng ko có ý thức. tóm lại: nguồn gốc trực tiếp, quan trọng nhất qđ sự hình thành, phát triển của ý thức là lao động, ngôn ngữ và thực tiễn xã hội. Câu 6: giải thích câu thành ngữ “ gần mực thì đen gần đèn thì rạng ” - “ gần mực thì đen gần đèn thì rạng ”- nội dung triết học là mối lien hệ phổ biến. ngoài ra còn có quan điểm lịch sử cụ thể. - Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng, hay giữa các mặt,các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong TG. - Mối liên hệ phổ biến là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng của TG. - Tính chất của MLH: + tính phổ biến: MLH là thuộc tính vốn có của TGKQ, tức là tồn tại độc lập ko phụ thuộc ý thức con ng. cơ sở của MLH giữa các sự vật, hiện tượng chính là tính thông nhất v/c của TG + Tính phổ biến: nghĩa là MLH ko phải là 1 hiện tượng cá biệt mà ngược lại, MLH tòn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. + Tính đa dạng: Tính đa dạng của MLH do tính đa dạng của TG quy định. Nghĩa là, mỗi sự vật, hiện tượng đềutồn tại trong nhiều MLH, thậm chí những MLH ấy tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau. Đó là các MLH bên trong – bên ngoài,; trực tiếp – gián tiếp; MLH về ko gian; MLH thời gian… - ý nghĩa phương pháp luận: + nguyên lý vềMLH phổ biến là cơ sở khoa học của quanđiểm toàn diện. quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật phải đặt nó trong MLH phổ biến với các sự vật khác. Quan điểm này chống lại tư tưởng phiến diện, 1 chiều, nhận thức ko đầy đủ về đối tượng. + đồng thời khi nhận thức sự vật phải có quan điểm lịch sử cụ thể, tức là phải đặt trong những MLH cụ thể, phải xác định vị trí, vai trò của từng loại MLH và xu hướng tác động của nó. - giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. Câu 7: phân tích cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Liên hệ bản thân. Nguyên nhân và kết quả tồn tại ở cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy. ở mỗi lĩnh vực mang 1 tên gọi khac nhau. VD trong lĩnh vự XH có tên gọi là “ quả báo ”… + nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhaug giữa các mặt trong cùng 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định. + Kết quả là những biến đổi do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. - MQH biện chứng giữa NN và KQ: + NN sinh ra KQ, nên NN luôn có trước KQ, còn KQ chỉ xuất hiện sau khi có NN tác động. tuy nhiên, ko phải bất kỳ 2 hiện tượng nào nối tiếp về mặt thời gian cũng là NN và KQ của nhau. Do vậy để xác định quan hệ nhân quả thì phải chú ý đến quan hệ sản sinh. + NN sinh ra KQ còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nên có thể có trường hợp sau: 1 NN sinh ra 1 KQ; 1 NN sinh ra nhiều KQ; nhiều NN sinh ra 1 KQ; nhiều NN sinh ra nhiều kết quả. + nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau + kết quả sau khi ra đời sẽ tác động trở lại NN theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. - ý nghĩa phương pháp luận: + MLH nhân – quả có tính khách quan, phổ biến, nghĩa là mọi sự vật hiện tượng đều có NN. Vì vậy nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra được NN để giải thích và cải biến hiện tượng đó. + phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. + cần có cách nhìn toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân quả. Câu 8: quy luật nào của phép biện chứng nói lên cách thức của sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng? phân tích nội dung quy luật đó và rút ra bà học bản thân. Quy luật nói lên cách thức của sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng là quy luật lượng chất. - Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của các yếu tố, các thuộc tính làm cho sự vật nó là nó, chứ ko phải cái khác. - Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, khối lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật, cũng như các thuộc tính của sự vật. - Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: + Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất hữu cơ của 2 mặt chất và lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật biến đổi, sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất diễn ra cùng với sự vận động phát triển của sự vật. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật đang còn là chính nó. Điểm nút là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đủ làm thay đổi về chất. Bước nhảy là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó tạo ra. Bước nhảy là sự kết thúc giai đoạn phát triển, đồng thời mở đầu cho giai đoạn phát triển mới tiếp theo, nó là sự gián đoạn trong quá trình p/t liên tục của sự vật Như vậy, sự p/t của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút thì có sự chuyển hóa về chất thông qua bước nhảy. song cần lưu ý điểm nút chỉ có ý nghĩa tương đối, được xét trong từng quan hệ cụ thể, đối với từng sự vật cụ thể. Mặt khác, khi chất mới ra đời , nó có tác động trở lại đối với lượng của sự vật, nó có thể làm thay đổi quy mô, kết cấu, trình độ nhịp điệu của sự vật. Tuy nhiên ko phải mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn đến sự thay đổi về chất. - Ví dụ: để trở thành sinh viên e phải tích lũy nhiều kiến thức từ lớp 1-12… Câu 9: tại sao nói: sản xuất v/c là cơ sử cho sự tồn tại và p/t của XH? Lấy VD chứng minh. Điều này có ý nghĩa gì về mặt phương pháp luận: - Sản xuất là h/đ dặc trưng riêng có của con ng và XH loài ng. - SX bao gồm: SX vật chất; SX tinh thần; SX ra bản thân con ng. - SX v/c là quá trình con ng sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng của tự nhiên nhằm tạo ra của cải v/c thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phts triển của con ng Ví dụ: sx v/c chi phối sx tinh thần và sx ra bản thân con ng: Hè những gia đình có điều kiện thì đi nghỉ mát để thư giãn… Những đứa trẻ ở VN với những đứa tre ở nước Mỹ có thể chất khác nhau do sự chăm sóc các bà mẹ mang thai ở 2 quốc Gia là khác nhau… - sản xuất v/c là cơ sử cho sự tồn tại và p/t của XH: + sxvc là yêu cầu tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại và p/t của XH loài ng. + SXCV là cơ sở để hình thành toàn bộ các mặt của đời sống xã hội như quan hệ giai cấp, quan hệ nhà nước, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học… VD: quan hệ giữa thầy giáo và sinh viên. Để có mối quan hệ này thì những ng như e muốn làm những kỹ sư tương lai, muốn tạo ra các sản phẩm về cơ khí hay về điện hay 1 số sản phẩm khác và làm ng có ích cho xã hội thì phải học trong trường đại học. nếu ko học trong trường dại học thì e đã ko được gặp thầy giáo và đã ko được làm sinh viên… + sự p/t của sxvc quyết định sự biến đổi phát triển các mặt của đời sống XH, qđ p/t XH từ thấp đến cao VD: ở tp Thái Nguyên có lực lượng SX có trình độ cao hơn và luôn phát triển hơn ở huyện Đại Từ. Giữa VN với Mỹ… - Ý nghĩa… Câu 10: trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ SX. Trong các yếu tố đó, yếu tố nào quan trọng nhất? tại sao? Liên hệ VN. - Quan hệ sx là quan hệ giữa ng với ng trong quá trình sx - Quan hệ sx được cấu thành bởi 3 yếu tố: + Quan hệ sở hữu đối với tư liệu SX: lúc này thuộc về ai? + Quan hệ về tổ chức và quản lý SX: ai đứn ra quản lý quá trình SX + Quan hệ về phân phối sp SX ra: những SP làm ra thuộc về ai? - trong 3 bộ phận thì quan hệ sở hữu có vai trò quan trọng nhất vì nó quyết định đến 2 quan hệ còn lại. - VD về Quan hệ sở hữu đối với tư liệu SX qđ đối với Quan hệ về phân phối sp SX ra Ông chủ của xưởng SX cơ khí là ng mà có quyền tổ chức xem cưởng của mình cần bao nhiêu thợ, cần bao nhiêu máy móc thiết bị, cần những phòng ban nào, những ai ở phòng đó… và ông ấy có thể bán sp của xưởng mình đi những nơi nào. Nơi nào ko bán - liên hệ VN: ở VN có 2 quan hệ sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước: + trong đó: sở hữu nhà nước thì bình đẳng và ở nước ta đang dần xóa bỏ dần sở hữu tư nhân. VD: trong lĩnh vực ruộng đất: nhà nước đang dần xóa bỏ sở hữu tư nhân trong lĩnh vực ruộng đất. mọi ng có ruộng thì phải nộp thuế cho nhà nước và trồng trọt những giống cây trồng mà nhà nước ko cấm và tạo nguồn lợi cho đất nước. phát triển đất nước… Câu 11: ý thức XH là gì? Trình bày các hình thái ý thức XH. Trong các hình thức XH ở VN hiện nay, hình thái nào có vai trò chi phối các hình thức ý thức còn lại? tại sao? - ý thức XH là mặt tinh thần của đời sống XH, bao gồm toàn bọ những quan điểm tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống XH, nảy sinh từ tồn tại XH và phản ánh XH tồn tại ở những giai đoạn lịch sử nhất định. - Các hình thái ý thức XH: + Ý thức chính trị: Nó xuất hiện trong XH có GC và nhà nước, nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, XH giữa các GC, các dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các GC đối với quyền lực nhà nước. ý thức c.trị thể hiện ở 2 cấp độ: tâm lý c.trị và hệ tư tưởng c.trị. + ý thức pháp quyền: cũng như ý thức c.trị, ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước. ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm củ 1 GC về bản chất và vai trò của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức XH và công dân, về tính hợp pháp và ko hợp pháp của hành vi con ng trong XH. Ý thức pháp quyền luôn mang tính giai cấp, nó củng cố và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong XH có GC. + ý thức đạo đức: tồn tại trong suốt quá trình tồn tại loài ng. nó là toàn bộ những quan niệm thiện ác, lương tâm, trách nhiêm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với XH, giữa cá nhân với cá nhân trong XH. Tuy nhiên, trong XH có GC và đấu tranh GC, ý thức đạo đức bao giờ cũng mang tính GC. + Ý thức khoa học: là hình thái tri thức phản ánh chân thực dưới dạng logic trừu tượng về TG đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù định luật, quy luật. Phân loai khoa học: căn cứ vào đối tượng nghiên cứu chia thành: khoa học tự nhiên va khoa học XH và nhân văn; căn cứ và vai trò tác dụng thì chia thành: khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng; căn cứ vào cấp độ: kinh nghiệm và lý luận. + Ý thức thẩm mỹ: ra đời rất sớm ngay từ khi Xh chưa phân chia GC. Là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con ng trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sang tạo cái đẹp. + Ý thức tôn giáo: phản ánh 1 cách hư ảo với hiện thực khách quan trong đầu óc con ng nguồn gốc của tôn giáo: Nguồn gốc của nhận thức:trình độ chinh phục tự nhiên thấp kém -> bất lực -> tin có lực lượng thần bí tồn tại chi phối họ. Nguồn gốc XH: do áp bức GC -> nhân dân cự khổ -> cầu cứu ở trời, lực lượng siêu nhiên, tin vào số mệnh… Ý thức tôn giáo là hình thái ý thức XH có tính tiêu cực, nó thực hiện chức năng chủ yếu của mình là đền bù hư ảo trong 1 XH cần đến sự đền bù hư ảo. - Ở VN hiện nay, hình thái ý thức XH có vai trò chi phối đến các hình thức XH còn lại là hình thái ý thức c.trị vì nó đóng vai trò qđ và chi phối các ý thức còn lại. VD:… Câu 12: phân tích vai trò của CMXH đối với sự vận động p/t của XH có đối kháng GC. Liên hệ VN. - K/N CMXH: + theo nghĩa rộng: CMXH là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống XH, là phương thức thay thế hình thái kinh tế XH này bằng hình thái kinh tế XH cao hơn. + Theo nghĩa hẹp: CMXH là 1 việc lật đổ 1 chế độ c.trị đã lỗi thời, thiết lập 1 chế độ c.trị khác tiên bộ hơn. - vai trò của CMXH đối với sự vận động p/t của XH có đối kháng GC: + chỉ có CMXH mới thay thế được quan hệ SX cũ bằng quan hệ SX mới thúc đẩy lực lượng SX p/t, mới thay thế được hình thái kinh tế - XH cuxbawngf hình thái kinh tế XH mới cao hơn + CMXH là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống XH về kinh tế, c.trị, văn hóa.CMXH là đầu tầu của lịch sử. trong thời kỳ CM , năng lực của quần chúng được phát huy cao độ. + lịch sử p/t của XH loài ng đã trải qua 4 cuộc CMXH, trong đó CM vô sản là kiểu CMXH mới về chất. CM tư sản: tư sản mâu thuẫn với Phong kiến -> GC TBCN CM vô sản: GC vô sản mâu thuẫn với GC tư sản. Ở chế độ TBCN ko xóa bỏ được hoàn toàn sự bóc lột Với CM vô sản – CNXH xóa bỏ triệt để sự áp bức bóc lột trong XH. - Liên hệ VN: ĐCSVN từ khi ra đời đã xác định cuộc CM mà nhân dân ta đi theo là cuộc CMVS đi lên XHCN Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN chúng ta đã hoàn thành cuộc CMGP dân tộc với con đường CM là CMVS. Sau khi GPDT Đảng và nhân dân ta đã đi lên XD XHCN cho đến ngày nay. Tuy nước ta vẫn đang trên con đường XD và cũng bước đầu thấy được sự ưu việt của CMVN – đi lên XD CNXH. Câu 13: từ vấn đề con ng theo quan điểm của triết học M-L, cho biết “ thời thế tạo anh hung ” hay “ Anh hung tạo thời thế ”? - Con người là động vật cấp cao nhất, là sp của sự tiến hóa lâu dài của giới sinh vật - Như mọi ĐV khác con ng cũng chịu sự chi phối bởi các quy luật sinh học như: quy luật tiến hóa, biến dị, di truyền, môi trương… nghĩa là con ng cũng phải tìm thức ăn, nước uống, phải đấu tranh để tồn tại, con ng cũng sinh đẻ con cái… - con người luôn chịu sự tác động của 3 hệ thống quy luật: + Hệ thống quy luật tự nhiên: trao đổi chất, biến dị, di truyền -> quy định mặt sinh học của con ng + Hệ thống quy luật tâm lý, ý thức: hình thành tình cảm, hoài bão, ước mơ, sự hiểu biết và niềm khao khát vươn tới những tri thức ngày càng tiến bộ. + Hệ thống quy luật XH: quan hệ SX – lực lượng SX, cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng; đạo đức. quy định những mối quan hệ giữa ng với ng trong XH. Ba hệ thống quy luật này có mối quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau tạo nên bản chất con ng hiện thực có sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt XH. . Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin để xây dựng niềm tin lý tưởng cho sinh viên * yêu cầu cơ bản để học tập môn này: - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin cần. Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng của Tư tưởng HCM và đường lối CM của ĐCSVN - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin để giúp. tập, nghiên cứu và vận dụng các ng .lý cơ bản đó trong thực tiễn. - học tập nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – lê nin trong mối quan hệ giữa các ng .lý khác. Mỗi bộ phận cấu thành trong