Bảng so sánh chi tiết các loại hình doanh nghiệp rất hữu ích Đây là tài liệu cần thiết để các bạn đối chiếu từ đó giải các bài tập tình huồng, nhận định. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Được thành lập hợp pháp;2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lậpBên cạnh đó, Điều 100 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về các loại pháp nhân bao gồm:1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.3. Tổ chức kinh tế.4. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự 2005.+ Nếu mục đích của câu lạc bộ tình nguyện này là hoạt động xã hội thì có thể thành lập quỹ xã hội.+ Nếu mục đích của câu lạc bộ tình nguyện này từ thiện thì có thể thành lập quỹ từ thiện+ Nếu mục đích hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện này là để kinh doanh thì bạn có thể thành lập tổ chức kinh tế
SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Loại hình ưu điểm Hạn chế Công ty TNHH 2 tv 1.Có tư cách pháp nhân ( các tv chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn của mình) 2. Số lượng thành viên không nhiều, thường quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lí điều hành công ty ko phức tạp. 3. Chế độ chuyển nhượng được kiểm soát chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát việc thay đổi các tv, hạn chế người lạ vào. 4. Cơ cấu gọn nhẹ. 5. Có nhiều chủ sở hữu hơn DN tư nhân nên có thể có nhiều vốn hơn. 1. Chế độ TNHH nên uy tín của công ty trước đối tác bị ảnh hưởng. 2. Chịu sự ảnh hưởng chặt chẽ của pháp luật hơn congty hợp danh. 3. Việc huy động vốn bị hạn chế do ko có quyền phát hành cổ phiếu ( được phát hành trái phiếu) 4. Thiếu bền vững và ổn định chỉ cần một TV gặp rủi ro hoặc có suy nghic không phù hợp sẽ dẫn đến phá sản công ty. Công ty trách nhiệm hh1 tv 1.Chủ sở hữu công ty có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. - Khi muốn huy động vốn của cá nhân hoặc tổ chức khác phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang cty TNHH 2 thành viên. Cổ phần 1. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp góp nên mức độ rủi ro không cao. 2. Khả năng hoạt động rộng , hầu hết lĩnh vực và nghành 3. Dễ huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ra công chúng. 4. Ổn định trong hoạt động KD và ko hạn chế tg hoạt dg. 5. Không hạn chế số lượng tviên. 6. Có tư cách pháp nhân 7. Chuyển nhượng vốn tương dối dễ, phạm vi đối tượng tham gia rộng. Cán bộ công chức cũng có thể mua cổ phiếu của công ty. 8. trình độ , kĩ năng quản lí tốt, cơ chế quản lí tập trung cao. 1. Việc quản lí, điều hành phức tạp do số lượng cổ đông lớn. 2. Chế độ kiểm tra, báo cáo phức tạp 3. Khó giữ bí mật vì lợi ích của cổ đôg, dễ lộ thông tin ra ngoài -> phải minh bạch thông tin cho các cổ đông 4.Thuế trùng: Thuế lợi tức phải nộp 2 lần, lần 1 do công ty nộp,lần 2 do cổ đông nộp với tư cách là thuế thu nhập cá nhân trên số cổ tức họ nhận được từ công ty. 5. Sự tranh giành quyền kiểm soát: Do việc phát hành cổ phiếu và sự dễ dàng trong chuyển nhượng vốn nên dễ gây ra cạnh tranh trong kiểm soát quyền công ty. 6. Cơ cấu phức tạp 7. Chịu sự quản lí, ràng buộc chặt chẽ của pháp luật hơn các loại hình doanh nghiệp khác do ảnh hưởng lớn đối với thị trường và lợi ích của nhiều người. 8. Chi phí thành lập lớn. Hợp danh 1.Kết hợp uy tín cá nhân của nhiều người. 2. Chế độ liên đới chịu TN -> tạo uy tín cho bạn hàng. 3.Quyền quyết định hoạt động KD chỉ dựa trên số TV không dựa vào số vốn góp. 4. Việc điều hành công ty ko quá phức tạp vì các TV quen biết nhau, có uy tín quản lí. 5. Có thể lựa chọn là Tv góp vốn – chịu TNHH về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp hoặc Tv hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình. 1. Hoạt độngtrong 1 số ngành nghề hteo QĐ của pháp luật. 2. Chế độ liên đới chịu trách nhiệm nên mức độ rủi ro cao. 3. Loại hình DN chưa phổ thông 4.Khả năng huy động vốn kém nhất do ko có quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. 5. Nhiều người QL nên dễ gây tranh chấp, bất đ 6. Không được làm chủ DN tư nhân hoặc công ty HD khác trừ TH có sự đồng ý của TV 7. Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để KD cùng ngành nghề CTy để tư lợi hoặc phục vụ mục đích tổ chức, cá nhân khác. SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 6.Nhiều người góp vốn-> thu hút đầu tư. 7. Trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp tư nhân 1.Một chủ đầu tư, thuận lợi ra các quyết định của DN 2.Trách nhiệm vô hạn -> tạo uy tín ,niềm tin cho khách hàng. 3. Tính linh hoạt cao do có qui mô nhỏ, quyền quyết định tập trung vào 1 cá nhân. Nhanh chon và dễ dàng đổi mới thiết bị hiện đại. -Vốn đầu tư ít, thu hồi nhanh. -Hệ thống điều hành gọn nhẹ, công tác điều hành mang tính trực tiếp. -Thành lập dễ dàng, nhanh chóng-> tự cá nhân toàn quyền quyết định, lựa chọn hình thức, điều lệ, số vốn -Dễ ks các hoạt động của công ty-> cá nhân toàn quyền quyết định mọi hoạt động sx kinh doanh. Qui mô nhỏ, vốn nhỏ-> dễ kiểm soát -Có quyền thưởng phạt trực tiếp -Giải thể phá sản nhanh chóng dễ dàng. 1. Không có tư cách p nhân-> rủi ro cho doanh nghiệp 2. Chủ doanh nghiệp chịu TN toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ ko phải giới hạn số vốn mà DN đầu tư vào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DN tư nhân. 4. Khó phát triển thành một DN do qui mô nhỏ, vốn ít 5. Rủi ro KD do phải chịu trách nhiệm liên đới hoạt động KD bằng toàn bộ tài sản. 6. Không có chuyên môn hóa do chỉ một người ra quyết định 7.Giới hạn tồn tại của 1 doanh nghiệp bị hạn chế do phụ thuộc vào 1 cá nhân. 8. Hạn chế trong huy động vốn SO SÁNH ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Đặc điểm ss Công ty TNHH Công ty cổ phần Công ty hợp danh DN tư nhân Từ 2 TV trở lên 1 TV Bản chất -Công t đối vốn mang yếu tố trọng nhân. - Vừa đối vốn vừa đối nhân Công ty đối vốn Công ty đối nhân -Doanh nghiệp 1 chủ Chủ DN -Là tổ chức, cá nhân -Cá nhân, tổ chức -Cá nhân, tổ chức - Vốn điều lệ được chia thành nhều phần bằng nhau gọi là cổ phần. -Cổ đông là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là 3 và ko hạn chế số lượng tối đa. -Phải là cá nhân. Có ít nhất 2 TV là chủ sở hữu chung của công ty( TV hợp danh), có thể cá thành viên góp vốn. - 1 cá nhân làm chủ. Số lượng 2<= SL<=50 1 thành viên Tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa. Tối thiểu là hai 1 Thành viên -Giới hạn TN - TN về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN -Chịu TN về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn -Cổ đông chịu TN về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của DN -Thành viên hợp danh phải là cá nhân có uy - Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP trong phạm vi số vốn góp điều lệ của công ty. trong phạm vi số vốn đã góp. tín, chuyên môn cao, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ công ty. -TV góp vốn: chịu TN về khoản nợ công ty trong phạm số vốn mình đã góp. động của công ty bằng tài sản của mình. -Tư cách pháp lí -Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận KD -như CTTTHH 2 tv / / không có tư cách pháp nhân Huy động vốn -Không được phát hành cổ phần -Không được phát hành cổ phần -phát hành trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác được qui định tại điều lệ công ty theo qui định của PL. + Cổ phiếu. -Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. -Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. -Tăng hoặc giảm vốn điều lệ. - Có thể tăng vốn điều lệ, không được giảm vốn điều lệ. -Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ. +Tăng vốn điều lệ: Tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phần. +Giảm vốn điều lệ: Theo nghị định 102/2010/NĐ-CP cho phép công ty cổ phần giảm vốn điều lệ nếu số cổ phần được quyền chào bán trong 3 năm mà không bán hết( khoản 9, DD23-cổ đông sáng lập) - Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ -Tăng hoặc giảm vốn đầu tư và ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Vốn -Vốn điều lệ do thành viên góp vào hoặc cam kết góp không nhất thiết bằng nhau. -Vốn do chủ sở hữu công ty là một các nhân hay tổ chức góp vào - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. -Vốn điều lệ do thành viên góp vào hoặc cam kết góp không nhất thiết bằng nhau. -Vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp đầu tư SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Chuyển nhượng vốn -Thành viên có quyền chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn góp -Chủ sở hữu cty ko được rút 1 phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào cty. Chủ sở hữu cty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc người khác. -Tự do chuyển nhượng chuyển nhượng cổ phần trừ TH qui định tại khoản 3, điều 81, khoản 5 dd84. -Cổ đông phổ thông được quyền chuyển nhượng cổ phần. -Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần. -TV hợp danh só quyền rút vốn nếu được hội đòng tv chấp nhận.TV góp vốn có quyền chuyển nhượng phần góp vốn của mình tại công ty cho người khác. -Chuyển quyền sở hữu dn tư nhân cho người khác để nhận tiền( bán DN tư nhân) Tổ chức điều hành -Hội đồng thành viên -Chủ tịch hội đồng tvien. -Giám đốc( tổng giám đốc) -Thành viên là tổ chức: Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm 1 hoặc một số đại diện ủy quyền( hội đòng thành viên) theo ủy quyền không quá 5 năm. Trường hợp có ít nhất 2 người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu của công ty: Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên. -Thành viên là cá nhân:Cơ cấu gồm: +CHủ sở hữu công ty là chủ tịch công ty. + Giám đốc hoặc tổng giám đốc. -Đại hội đồng cổ đông. -Hội đồng quản trị. -Giám đốc( tổng giám đốc) -Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng tv , giám đốc hoặc tổng giám đốc. -Chủ DN tư nhân, giám đốc DN tư nhân( do chủ doanh nghiệp tư nhân kiêm nhiệm hoặc thuê), các phòng ban chức năng, người lao động trong DN. Ban kiểm soát -Công ty có từ 11 thành viên trở lên phải lập ban kiểm soát. Thành viên là tổ chức: Có kiểm soát viên -Thành viên là cá nhân: Không có kiểm soát viên. _Công ty cổ phần có trên 1 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chưc sở hữu trên 50% cổ phần của công ty phải có ban kiểm soát. - Không có ban kiểm soát mà các tv hợp danh phân công nhau kiểm soát công ty. -Không có ban kiểm soát Người đại diện theo pháp luật của công ty. -Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch cty ^ giám đốc, tổng giám đốc. -Chủ tịch HĐTV, giám đốc^ tổng giám đốc. -Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc TGĐ. -Mọi thành viên hợp danh -Chủ tịch doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ thành lập Giấy đề nghị đăng kí KD -Dự thảo điều lệ công ty Giấy đề nghị đăng kí KD -Giấy đề nghị đăng kí KD Đơn đăng kí KD SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP -danh sách TV -Văn bản xác nhận vốn vốn pháp định -Chứng chỉ hành nghề Dự thảo điều lệ công ty - danh sách cổ đông sáng lập -Văn bản xác nhận vốn pháp định( nghề mà pháp luật qui định có vốn pháp định) -Chứng chỉ hành nghề -Dự thảo điều lệ công ty Danh sách TV -Văn bản xác nhận vốn pháp định( nghề mà pháp luật qui định có vốn pháp định) -Chứng chỉ hành nghề -Bản sao CMND, hộ chiếu ^ chứng thực hợp pháp khác. -Văn bản xác nhận vốn pháp định( nghề mà pháp luật qui định có vốn pháp định) Chứng chỉ hành nghề Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều 142. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp 1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. 2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều 143. Quản lý doanh nghiệp 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp So với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần (hình thức pháp lý liên kết các nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh cùng nhau hùn vốn để thành lập và tổ chức vận hành công ty theo những mục đích nhất định) có nhiều lợi thế hơn hẳn. Lợi thế hơn hẳn đó xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lý mà pháp luật qui định và được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Công ty cổ phần là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công ty cổ phần với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng chính tài sản của mình; với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của mình theo qui định của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án. Khi công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì lúc này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài sản của cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị của công ty cổ phần như:quyền tham gia quản lý, điều hành công ty theo qui định, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể … Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty. - Các cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã chuyển dịch vốn của mình theo những phương thức nhất định vào công ty cổ phần và trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân, công ty có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo qui định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì công ty là chủ thể của quyền sở hữu công ty. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Xét về phương diện sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Cả công ty cổ phần lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu phát hành. Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ thể kinh SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (theo pháp luật Việt Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các nước thì các thành viên hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình, bất kể tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay không. Như vậy, xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ đông nên công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu mà cổ đông đó đầu tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân thì mức độ rủi ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ phần nên họ ít sợ rủi ro hơn người đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, những người này phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào. Chính lợi thế này mà các công ty cổ phần có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình . - Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho phép chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhượng các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhượng trước hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người muốn đầu tư vào công ty cổ phần chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. - Công ty cổ phần có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công ty cổ phần sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP chính của công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong công ty cổ phần là yếu tố năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Điều này đặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn. Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa dạng của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất vốn có của công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch các phần vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì sự chuyển nhượng đó mà bị thay đổi. Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu. Đây sẽ là những loại chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của công ty thì các công ty thường xác lập mệnh giá của cổ phiếu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư dù cho khả năng tài chính không nhiều nhưng vẫn có khả năng tham gia đầu tư vốn vào công ty cổ phần. - Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại Với các loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, sự tồn tại của các doanh nghiệp này luôn luôn gắn liền với tư cách của chủ sở hữu doanh nghiệp hay các thành viên hợp danh; bởi vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể sẽ bị kết thúc cùng với cái chết, sự rút lui hay sự khánh tận của chủ doanh nghiệp tư nhân hay của một trong các thành viên hợp danh của công ty. Nhưng đối với công ty cổ phần thì hoạt động kinh doanh của công ty hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì có thể xảy ra đối với các cổ đông trong công ty; bởi vì công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí cái chết có xảy ra đối với các cổ đông thì công ty cổ phần vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn toàn không hề bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định. Mặt khác, các luật công ty hiện đại của một số nước đều không hạn chế thời gian tồn tại của công ty cổ phần trừ những trường hợp như: công ty phá sản hoặc các cổ đông cùng thỏa thuận chấm dứt hoạt động hay vì một lý do nào khác mà điều lệ công ty qui định. Chính sự ổn định trong kinh doanh và thời gian hoạt động lâu dài đã tạo cho các công ty cổ phần có được sự thu hút mạnh mẽ và được ưa chuộng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác . - Công ty cổ phần có cơ chế quản lý tập trung cao Với tư cách là một pháp nhân độc lập, trong công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty cổ phần. Như vậy, trong công ty cổ phần việc quản lý được tập trung hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều việc quản lý cho các cổ đông như đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty hợp danh việc quản lý công ty được thực hiện bởi các thành viên hợp SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP danh với tư cách là những người chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty và nhân danh công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn được thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho phép giám đốc quản lý công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một mặt thu hút được những người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công tác quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo cho công ty cổ phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại, lành nghề nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn. Khác với doanh nghiệp tư nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, công ty cổ phần có một cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng. Vì sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp vì nó không có sự độc lập về tài sản ( giống công ty hợp danh). Tuy nhiên DNTN cũng không có tư cách pháp nhân vì không chịu trách nhiệm độc lập đối với nợ nần trong kinh doanh. Người chịu trách nhiệm là chủ doanh nghiệp : “DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” (Điều 99 Luật doanh nghiệp). Nếu thua lỗ nghiêm trọng, chủ DNTN phải dùng cả tài sản riêng không đầu tư kinh doanh để chi trả cho kỳ hết nợ mới thôi. Như vậy, DNTN không thể tiếp tục hoạt động khi chủ của nó mất năng lực trách nhiệm dân sự (phát bệnh tâm thần, tử vong,…). Ngoài ra, một trong những nét đặc trưng của pháp nhân theo pháp luật Việt Nam là phải có một khối tài sản riêng độc lập với tất cả chủ thể khác, kể cả những người đã tạo lập ra nó. Điều này nhằm đảm bảo năng lực trách nhiệm dân sự độc lập như đã nêu trên. Thế nhưng, DNTN lại không sở hữu bất kỳ một tài sản nào vì “Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp” (Điều 22.2 Luật doanh nghiệp). DNTN chỉ được quyền sử dụng tài sản (thông qua người quản lý ) mà không có quyền sở hữu, nên vì thế nó không có quyền độc lập về tài sản trong kinh doanh. Như vậy, không phải tổ chức nào cũng có tư cách pháp nhân. Có thể hiểu DNTN có tư cách pháp lý hạn chế trong kinh doanh, hoạt động phụ thuộc vào danh nghĩa và năng lực pháp lý của người chủ doanh nghiệp. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Bên cạnh đó, Điều 100 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về các loại pháp nhân bao gồm: 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. 2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 3. Tổ chức kinh tế. 4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự 2005. + Nếu mục đích của câu lạc bộ tình nguyện này là hoạt động xã hội thì có thể thành lập quỹ xã hội. + Nếu mục đích của câu lạc bộ tình nguyện này từ thiện thì có thể thành lập quỹ từ thiện + Nếu mục đích hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện này là để kinh doanh thì bạn có thể thành lập tổ chức kinh tế Thứ nhất, việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì theo Điều 8 và Điều 9 Nghị định 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì điều kiện thành lập hai quỹ trên bao gồm: 1. Sáng lập viên thành lập quỹ phải có đủ điều kiện sau đây: - Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự được thành lập quỹ; - Tổ chức của Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có khả năng đóng góp tài sản cho quỹ theo cam kết, được ban lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp nhất trí thành lập quỹ bằng văn bản và quyết định cử người đại diện đứng ra lập quỹ; - Cá nhân, tổ chức được thừa kế theo di chúc mà có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu lập quỹ của người để lại tài sản hoặc yêu cầu của người hiến tặng tài sản thông qua hợp đồng để lập quỹ thì được đại diện đứng ra lập quỹ; - Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam. 2. Quỹ có từ 2 (hai) sáng lập viên trở lên: - Các sáng lập viên phải thành lập Ban sáng lập quỹ; - Ban sáng lập quỹ bao gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các sáng lâp viên; - Ban sáng lập lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 10 và gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 148/2007/NĐ-CP. 3. Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây: - Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 2 Nghị định 148/2007/NĐ-CP; - Có cam kết đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức là sáng lập viên; - Có Điều lệ, cơ cấu tổ chức phù hợp với các quy định tại Nghị định 148/2007/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan; - Có trụ sở giao dịch. Bên cạnh đó, bạn cần hoàn thiện Hồ sơ thành lập quỹ bao gồm: 1. Đơn đề nghị thành lập quỹ. 2. Dự thảo Điều lệ quỹ. 3. Đề án thành lập và hoạt động của quỹ. 4. Cam kết có trụ sở chính của quỹ. 5. Cam kết về tài sản đóng góp để thành lập quỹ. [...].. .SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 6 Tư cách sáng lập viên: a) Đối với sáng lập viên cá nhân là công dân Việt Nam phải có: lý lịch tư pháp; cam kết đóng góp tài sản, tài chính để thành lập quỹ; b) Đối với sáng lập viên là... thành lập tổ chức kinh tế thì bạn hoàn toàn có thể thành lập được bởi lẽ, tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư ... kèm theo Quyết định về số tài sản đóng góp thành lập quỹ, Điều lệ của tổ chức, Quyết định cử đại diện tham gia hoặc là sáng lập viên thành lập quỹ; d) Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài: tên đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của tổ chức; Điều lệ của tổ chức; có cam kết góp tài sản, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Việt Nam và mục tiêu hoạt động của quỹ; lý lịch người đại diện của tổ chức tham . nghiệp. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp So với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần (hình thức. động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn. SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Loại hình ưu điểm Hạn chế Công ty TNHH 2 tv 1.Có tư cách pháp nhân ( các tv chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động