Chăm sóc cơ thể trong mùa đông

13 1.8K 0
Chăm sóc cơ thể trong mùa đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chăm sóc cơ thể trong mùa đông Đầu Đông Y cho rằng đầu là phần dương khí tích tụ cho cơ thể, dương khí toàn thân đều xuất phát từ phần đầu. Gội đầu xong mà ra gió lạnh sẽ gây thu co các mạch máu trên da đầu, kích thích thần kinh, từ đó gây đau đầu. Khuyếnnghị: Sáng thức dậy gội đầu xong nên sấy khô rồi mới đi ra ngoài. Buổi tối cũng cần chờ cho tóc khô rồi mới ngủ. Khi đi ra ngoài tốt nhất nên đội lên đầu một chiếc mũ xinh đẹp, như thế toàn thân cũng sẽ ấm lên. Cổ Cổ lạnh sẽ gây lạnh toàn thân. Với những người thường xuyên dùng máy tính sẽ dễ bị cứng cổ. Nếu gió lạnh “tập kích” vào lưng sẽ khiến cơ bắp dễ co rút, đau nhức tới tận vai và gây ra các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, cứng cổ và các bệnh xương cổ. Khuyến nghị: Dù bạn cổ cao 3 ngấn thì cũng nên quàng khăn hay mặc áo cao cổ. Giữ ấm vùng cổ không chỉ giúp tẩy trừ mệt mỏi mà còn giúp giảm nhẹ các chứng mất ngủ, bệnh tim mạch hay cao huyết áp. Tay Chúng ta đều nói tay là khuôn mặt thứ 2 của phụ nữ vì tay “nói” rõ công việc và tuổi tác của chủ nhân. Vào mùa lạnh, tay cũng rất dễ bị lạnh vì thế nên mang găng tay khi ra ngoài. Khuyến nghị: Nhìn từ góc độ giữ ấm và thoải mái, găng tay nhung mềm mại tốt hơn găng tay da. Găng tay nhung có thể co giãn đàn hồi theo kích cỡ của tay, giúp duy trì tuần hoàn máu ở toàn bàn tay. Da Hầu hết các chị em đều thích sạch sẽ, vì vậy khi tắm, ngoài việc sử dụng sữa tắm, rất nhiều người còn dùng kem/sữa tắm có hạt Jojoba hoặc lấy miếng bông tắm, khăn tắm chà khắp cơ thể cho tới khi da ửng đỏ mới thôi. Ngâm nước nóng vào mùa đông cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu nhưng nước ngâm cũng không nên quá nóng và chỉ nên thực hiện 2 lần/tháng và chỉ nên ngâm 5-10 phút. Khuyến nghị: Tắm vào mùa đông không cần phải quá sạch sẽ, bởi vì mùa đông da rất khô, chà xát sẽ làm tổn hại đến lớp bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da, làm cho da ngứa ngáy. Vì vậy, tắm vào mùa đông, không nên tắm sạch hết các chất dầu trơn trên cơ thể. Dưỡng da từ bên trong cũng rất quan trọng. Vì thế nên ăn các thực phẩm ích âm, nhuận mát để có tác dụng dưỡng âm huyết, làm trơn da, ví dụ như rau quả có màu vàng, xanh, các loại củ quả có hạt hay các loại canh giúp mượt da như canh móng giò, canh xương… Bụng Mặc váy trời lạnh đẹp nhưng phần chịu khổ nhất sẽ là phần eo bụng. Vùng bụng lại là nơi rất quan trọng đối với phụ nữ, toàn bộ hệ thống sinh sản nằm ở đây. Nếu vùng bụng bị lạnh sẽ dễ dẫn tới các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến sinh nở. Khuyến nghị: Nên mặc quần áo ấm. Nếu mặc váy thì nên thêm đồ dùng bảo vệ vùng bụng. Chân Ngâm chân trước khi ngủ cần trở thành thói quen hằng ngày vì trong đông y, ngâm chân giống như là uống thuốc bổ, rất có ích cho phụ nữ. Phụ nữ có thể chất âm, chân rất dễ bị lạnh, tuần hoàn máu không tốt, chân lại là nơi cách xa tim nhất trong cơ thể, cho nên cần phải chú ý giữ ấm nhất. Đồng thời, ngâm chân mùa đông còn giúp giảm nứt nẻ, cải thiện tuần hoàn máu ở chân, giúp chân được bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Khuyến nghị: Dùng nước có nhiệt độ khoảng 40 o C, ngâm cho tới lúc phần lưng chân có chút mồ hôi chảy ra là được. Khuyế n khích tính đ ộc lập ở bé Mặc quần áo, ăn uống, ngồi bô và đánh răng là 4 cột mốc quan trọng trên con đường phát triển độc lập cho bé. Tất nhiên bé ở tuổi chập chững chưa sẵn sàng để tự mình làm lấy mọi việc, các bé chỉ có thể thu xếp với người phụ tá của bé - là cha mẹ. Hãy ở bên cạnh bé, khuyến khích và giúp đỡ khi bé học những kỹ năng mới. Nên nhớ, sự phát triển ở mỗi bé là khác nhau. Bạn hãy đợi cho đến khi bé bắt đầu quan tâm đến tự chăm sóc bản thân mới nên động viên bé thử. 1. Tự ăn Sau sinh nhật đầu tiên, bé đã biết cầm thìa và xúc thức ăn vào miệng nhưng phải đến 15-18 tháng tuổi, thức ăn mà bé tự xúc vẫn còn rơi vãi trên sàn nhà. Khoảng 2 tuổi, khi kỹ năng phối hợp mắt - tay tốt thì bé mới biết cách ăn bằng thìa hoàn thiện hơn. Cách giúp bé - Đưa cho bé một cái thìa như một món đồ chơi càng sớm càng tốt, càng thực hành với thìa sớm, các kỹ năng ở bé càng tốt lên. - Chuẩn bị tâm lý cho một đống hỗn độn vì nó làm bạn không bị stress. - Nên chọn thức ăn dạng khô hơn là dạng nước để bé dễ ăn bằng thìa lại hạn chế rơi, chảy. - Ăn cùng bé để bé thấy được khả năng ăn uống "chuyên nghiệp" từ mẹ. 2. Mặc - cởi quần áo 18 tháng tuổi, bé chưa thể linh hoạt đủ để đóng cúc hoặc đóng khóa kéo nhưng bé có thể kéo khóa xuống dễ dầng. Khi hoạt động này xuất hiện, kéo khóa cởi đồ là trò chơi yêu thích của bé. Đến 3 tuổi, bé có thể tự mặc quần áo khá tốt, dù có khi bé vẫn khá lúng túng với những cái cúc và dây khóa. Cách bạn giúp bé - Tạo một trò chơi liên quan: chẳng hạn, đề nghị bé đi tất vào tay. Bé mới biết đi thích những thử thách mới và không muốn bị bắt ép làm gì. - Cho bé cơ hội tự chọn quần áo. - Cho bé nhiều thời gian để học cách cởi - mặc quần áo. 3. Đánh răng Khoảng 2 tuổi, bé đã có gần như đủ răng sữa, với 10 cái mỗi hàm trên - dưới. Dù bé chưa biết bóp kem đánh răng và đánh răng đúng cách cho đến 5 tuổi nhưng đây cũng là lúc, bạn nên động viên bé tự đánh răng. Nhớ kiểm tra lại sau đó để đảm bảo công việc suôn sẻ và dạy bé nhổ kem đánh răng ra ngoài. Cách bạn giúp bé - Để việc đánh răng vui vẻ: Sử dụng kem đánh răng có mùi dễ chịu và những chiếc bàn chải màu sắc tươi tắn - Cùng đánh răng với bé để bé có thể bắt chước những chuyển động lên - xuống từ mẹ. - Để bé soi gương khi đánh răng vì điều này thật thú vị. 4. Ngồi bô Trung bình bé bắt đầu biết tự ngồi bô khi 2 tuổi tưỡi. Nhưng luyện thói quen ngồi bô cho con nên được bắt đầu từ sớm. Khoảng 6 tháng tuổi, khi bé biết ngồi thì việc luyện ngồi bô sẽ thuận lợi. Cách bạn giúp bé - Để bé tự chọn nơi sẽ đặt bô. - Khi bé ngồi bô, hãy hỏi bé: "Con đi xong chưa?". - Khi bé đi xong, hãy giúp bé vệ sinh thật sạch sẽ. 5 bư ớc giúp bé dậy muộn vào buổi sáng Có những lúc vì một lý do nào đó bé bị mất ngủ ban đêm. Vì thế, mẹ bé hãy áp dụng những mẹo sau để con thức giấc muộn hơn vào buổi sáng hôm sau. Có nhiều lý do khiến bé sơ sinh có thể bị thức giấc mỗi đêm. Có thể vì đói, vì lạnh, vì khó chịu trong người hoặc bị ốm Khi ấy, mẹ bé mong muốn buổi sáng hôm sau con có thể thức dậy muộn hơn. Nếu bà mẹ trẻ nào đang ở trong tình trạng trên, hãy áp dụng các mẹo đơn giản sau để giúp con thức dậy trễ hơn mọi ngày một chút. Như vậy cả mẹ và bé đều có thời gian nghỉ ngơi. Bước 1: Cho bé ngủ ban ngày ít hơn Để bắt đầu kế hoạch cho bé thức giấc muộn hơn vào sáng hôm sau, mẹ hãy lên một thời gian ngủ ban ngày ngắn và ít hơn cho con nhé. Điều này giúp có một giấc ngủ ban đêm dài hơn cho trẻ. Hãy thử cho con ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối. Hoặc mẹ cũng nên tạo một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ cho bé như hát ru, đọc một cuốn sách nội dung nhẹ nhàng để dễ dàng đưa bé vào giấc ngủ sâu và ngon ban đêm. Bước 2: Trang bị giấc ngủ đêm hoàn hảo nhất Để con ngủ ngon và sâu giấc ban đêm cho tới sáng, hãy chắc chắn phòng của bé tối và không cho phép ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm le lói chiếu vào trong phòng trẻ. Kiểm tra bất cứ vật dụng, âm thanh trong nhà có thể tác động làm bé dậy sớm hơn. Hoặc hãy chắc chắn bé đang không bị ốm, không khó chịu. Bước 3: Thiết lập thời gian cụ thể cho giấc ngủ Nếu muốn con ngủ dậy muộn vào buổi sáng hôm sau thì mẹ nên thiết lập thời gian cụ thể cho giấc ngủ bình thường của bé sơ sinh là khoảng 9 - 10 giờ. Đây là số giờ kể từ thời điểm bạn muốn con ngủ cho đến khi thức dậy. Sau khi đặt ra thời gian cụ thể cho giấc ngủ của bé, hãy cố cho con thử nghiệm để thích ứng với lịch trình giấc ngủ này. Luôn chắc chắn con bạn được nghỉ ngơi khỏe mạnh. Bước 4: Để bé ngủ nơi ít tiếng ồn Bạn hãy đặt bé ở phòng riêng của mình nếu việc làm này có thể giúp giảm bớt tiếng ồn hoặc những phiền nhiễu ít hơn hẳn so với địa điểm khác trong nhà. Nếu bé nhà bạn đã lớn hơn, hãy để con ngủ với một tấm chăn yêu thích hoặc đồ chơi mềm mại bên cạnh sẽ giúp bé có cảm giác ấm áp hơn khi ngủ. Điều này sẽ giúp có giấc ngủ dài cho con. Bước 5: Cho bé bú no trước khi ngủ đêm Để có giấc ngủ ban đêm dài, mẹ hãy cho con bú no vào buổi tối trước khi đưa con vào giấc ngủ. Bởi nếu không ăn no, bé có thể bị đói và thức giấc giữa đêm hoặc ngủ dậy sớm hơn thường lệ. Lưu ý: - Nếu có một âm thanh du dương nhẹ nhàng, bé sẽ ngủ nhanh và sâu hơn. - Cho ngậm một núm vú giả để giúp bé tiếp tục ngủ trở lại nếu thức dậy quá sớm. - Đừng để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian giấc ngủ ban đêm. - Bạn cảm thấy mệt mỏi khi bé thức dậy vào giữa đêm hoặc sáng sớm. Nhưng bạn có thể cho bé nằm khóc một thời gian ngắn nếu bé thức dậy vào ban đêm hoặc trước thời điểm thức dậy bình thường. Chỉ cần kiểm tra nếu bé khóc nhiều. - Đừng để bé đi ngủ với một cái cái bình sữa trên môi vì nó có thể khiến răng của trẻ bị sâu trầm trọng. Chứng táo bón ở trẻ nhỏ Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng rất hiếm. Thế nào là đại tiện bình thường? Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần. Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày. Làm sao để biết trẻ bị táo bón? Dấu hiệu trẻ bị táo bón: - Bé dường như rất khó khăn để có thể đi cầu. - Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ. - Chất thải rất cứng và khô. Nguyên nhân gây ra táo bón Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất. Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình. Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn. Thêm vào đó, nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toi-let bẩn sẽ góp phần dẫn tới chứng táo bón. Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần. Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí gia đình thường xuyên căng thẳng. Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này. Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa. Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức. Giúp trẻ bị táo bón như thế nào? Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi. Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau: - Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng. - Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé. - Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 - 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn. - Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 - 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng. Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày. Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt. Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường). Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn. Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi nào cần tới bác sĩ? Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi. Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ. Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục suy/lấy bô mà bé không ị. Nhưng táo bón không phải là lỗi của trẻ và càng không phải là sự cố ý. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé. Hơn thế, bị tiêu chảy mới thực sự là vấn đề lớn còn táo bón cũng chỉ là hiện tượng nhất thời mà thôi. Bác sĩ có thể làm gì Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không. Với thuốc nhuận tràng, một chu trình của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần. Bệnh về da thư ờng gặp ở trẻ Da trẻ rất non nớt. Chính vì vậy, nếu không được vệ sinh tốt, trẻ rất dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da. Một số bệnh thường gặp là: Chàm sữa: Thường gặp ở trẻ sau 3 tháng tuổi. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, những vết vỡ sẽ bị đóng vảy, da trẻ đỏ nhiều hơn, trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, có người cho rằng bệnh nổi theo tuần trăng. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp, khó phát hiện được, người ta cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này. Nhưng bệnh này không nguy hiểm lắm, đến khoảng 2 tuổi, bệnh có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì. Chốc lở: Bệnh xuất hiện với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Đây là do sự nhiễm khuẩn da nguyên phát do liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn tụ cầu gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ. Chốc có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết gần đó. Sau khi bong vảy, thường để lại vết thâm lâu dài. Mụn nhọt: Đây là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ. Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, nóng nực, tình trạng vệ sinh kém và sử dụng nhiều chất ngọt, uống ít nước, ăn ít rau xanh, trái cây thì rất dễ mắc bệnh. Ghẻ: Da trẻ rất non nớt, vì vậy nếu trong gia đình có người bị ghẻ thì trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường thấy là các mụn nước ở kẽ tay, chân, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm khiến trẻ quấy khóc. Viêm da do tã lót: Bệnh thường thấy ở trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi, hay gặp hơn ở những bé gái và trẻ em béo. Trẻ nuôi dưỡng bằng sữa bò có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ bú mẹ do phân của những trẻ này có nồng độ pH cao hơn những trẻ được bú mẹ. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng tiếp xúc với quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới… Da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch, sau đó bong vảy. Bệnh còn có các biểu hiện khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan toả, giảm sắc tố, vết trợt và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, đặc biệt ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính. Vệ sinh cơ thể là biện pháp phòng bệnh quan trọng Yếu tố vệ sinh cơ thể hằng ngày cho trẻ là một biện pháp quan trọng, mặt khác những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể vì dễ lây bệnh cho trẻ. Hơn nữa, môi trường sống cũng cần thoáng mát. Các bà mẹ cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đi đại, tiểu tiện. Nên hạn chế dùng bỉm và phải thay thường xuyên. Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho trẻ bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để cho trẻ có đủ chất dinh dưỡng hơn trong sữa mẹ. Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây ra những bội nhiễm nguy hiểm. Vì sao trẻ dư ới 3 tuổi không nên xem ti vi? Tại Pháp, việc cho trẻ em chưa đến 3 tuổi xem ti vi là hành vi phạm pháp. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là gây tổn thương cho não. Các nhà tâm lý học của Anh cũng đã đưa ra lời kêu gọi nên khống chế thời gian xem ti vi mỗi ngày của thiếu niên nhi đồng. Sở dĩ các chuyên gia cho rằng việc xem ti vi có ảnh hưởng xấu đến trẻ là do 4 nguyên nhân dưới đây: 1.Sự phát triển của đại não và hệ thần kinh bị tổn thương Xem ti vi là một hành vi tiếp thu thụ động, sẽ gây cản trở cho việc tiếp xúc với thế giới thật của trẻ, làm hạn chế khả năng tưởng tượng của bé. Trước 3 tuổi, sự phát triển của đại não cần đạt được 80%, nhưng việc xem ti vi thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát triển của đại não, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ. 2. Ngủ không ngon giấc, cơ thể không phát triển Chất melatonin có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ, và cũng có tác dụng không thể xem thường trong [...]... tuổi phát triển chiều cao trong khi ngủ Nghiên cứu đã chứng minh, xem ti vi trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình bài tiết melatonin Nếu liên tục dừng xem tivi trong 1 tuần, nồng độ melatonin trong cơ thể bé có thể tăng lên 30% 3 Dễ mắc các bệnh tim mạch Theo 1 nghiên cứu của Úc với 290 trẻ ở độ tuổi 15, những trẻ mỗi ngày xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch... ngày của trẻ Các chuyên gia cũng nhắc nhở không nên đặt ti vi trong phòng ngủ, để tránh tạo thói quen xấu nằm xem ti vi cho trẻ Bữa ăn cũng không nên xem ti vi, để trẻ có thể tập trung ăn cơm Các bậc phụ huynh tốt nhất nên xem tivi cùng bé, nhắc lại cho trẻ những đặc tính hay đặc điểm tốt được nói đến trong chương trình Ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã xem, cùng trẻ . Chăm sóc cơ thể trong mùa đông Đầu Đông Y cho rằng đầu là phần dương khí tích tụ cho cơ thể, dương khí toàn thân đều xuất phát từ phần đầu nghị: Tắm vào mùa đông không cần phải quá sạch sẽ, bởi vì mùa đông da rất khô, chà xát sẽ làm tổn hại đến lớp bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da, làm cho da ngứa ngáy. Vì vậy, tắm vào mùa đông, không. vì trong đông y, ngâm chân giống như là uống thuốc bổ, rất có ích cho phụ nữ. Phụ nữ có thể chất âm, chân rất dễ bị lạnh, tuần hoàn máu không tốt, chân lại là nơi cách xa tim nhất trong cơ thể,

Ngày đăng: 15/11/2014, 21:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thực đơn của bé tháng 01/2014

    • Từ 30/12/2013 đến 04/01/2013

    • Từ 06/01/2013 đến 11/01/2013

    • Từ 13/01/2013 đến 18/01/2013

    • Từ 20/01/2013 đến 25/01/2013

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan