1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KẾT CẤU THÉP 2

11 5,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 224 KB

Nội dung

@Copyright by Trần Thị Hương – Khoa Kiến trúc & công trình - ĐH Phương Đông Câu hỏi trắc nghiệm Môn thi : Kết cấu thép 2 Nội dung hỏi Đáp án Nội lực của thanh xiên là do a. Lực cắt thực tế tại tiết diện chân cột gây ra b. Mô men và lực dọc chân cột gây ra c. Cả hai phương án trên Sơ đồ tính toán của thanh giằng xiên a. Chịu nén – kéo đúng tâm b. Chịu nén lệch tâm c. Chịu uốn Khi tăng góc α giữa nhánh cột và thanh xiên thì khả năng chịu lực của cột a. không thay đổi b. tăng lên c. giảm đi Vai trò của hệ bụng thanh giằng đối với sự làm việc của cột rỗng a. Liên kết hai nhánh cột để hai nhánh cột làm việc và chịu lực cùng với nhau b. Tăng độ cứng của cột rỗng c. Tăng khả năng chống xoắn của cột Liên kết giữa cột rỗng với móng có thể là a. Liên kết khớp cố định b. Liên kết ngàm c. Liên kết ngàm đàn hồi Chiều dài tính toán của từng đoạn cột phụ thuộc a. Sơ đồ tính (phụ thuộc liên kết giữa cột và móng, đầu cột và các sườn ngang) b. Sự thay đổi tiết diện của từng đoạn cột c. Tuỳ thuộc vào trục chính đang xét của tiết diện (trong mặt phẳng khung hay ngoài mặt phẳng khung) d. Độ mảnh của từng đoạn cột hệ giằng liên kết với nhánh bằng a. Liên kết hàn b. Liên kết bu lông c. Cả liên kết hàn và liên kết bu lông Độ mảnh tương đương λ tđ là độ mảnh thực của cột rỗng khi bị uốn theo trục ảo. Độ mảnh tương đương λ tđ phụ thuộc a. Độ mảnh theo trục ảo của từng nhánh b. Kích thước của bản giằng hay thanh giằng c. Khoảng cách trọng tâm hai nhánh cột d. Khoảng cách trọng tâm các bản giằng e. Cách bố trí hệ giằng f. Chỉ a-b-c là đúng Khi kiểm tra tiết diện cột rỗng của nhà công nghiệp theo các phương trục ảo không thoả mãn thì a. Chọn lại tiết diện cột b. Thay đổi khoảng cách hai nhánh cột để tăng độ cứng c. Vừa thay đổi khoảng cách hai nhánh cột, vừa thay đổi tiết diện Có thể nối hai phần trên và dưới ở vị trí nào, mối nối khuyếch đại có thể bố trí ở đâu a. Gần sát với vai cột ở phía cột dưới b. Cách vai cột khoảng 500mm, trên vai cột c. Cách vai cột khoảng 1000mm, trên vai cột d. Tại vai cột Các mối nối có thể tiến hành như thế nào (mối nối cánh ngoài, cánh trong và bụng cột) của hai phần cột trên và cột dưới a. Trên cùng một tiết diện b. ở các tiết diện khác nhau c. Để tránh biến hình và ứng suất hàn, phải tiến hành theo trình tự nối phần bụng trước rồi mới nối hai bản cánh ngoài và hai bản cánh trong Cánh ngoài cột trên có thể nối với cánh ngoài cột dưới bởi a. Đường hàn đối đầu b. Đường hàn góc trong ghép chồng c. bằng bu lông thông qua các bản ghép Bụng của cột trên thì a. Liên kết với dầm vai bởi sườn lót và các đường hàn góc b. Không liên kết với dầm vai c. Liên kết với dầm vai bởi sườn lót và các đường hàn đối đầu Vai trò của dầm vai là a. Liên kết 2 nhánh của cột dưới rỗng b. Liên kết giữa hai đoạn cột có tiết diện khác nhau c. Chỗ dựa cho dầm cầu trục d. Tăng độ cứng toàn bộ cột và đảm bảo liên kết ngàm giữa hai phần của cột Có thể chọn dầm vai chỉ là một bản thép có chiều dày tương đối lớn được không? a. Được, chỉ cần chiều dày bản đảm bảo được điều kiện ép mặt gây ra b. Không được. Vì chiều cao dầm vai phải đảm bảo để thoả mãn điều kiện ngàm giữa hai phần cột trên và cột dưới c. Không được, vì cấu tạo như trên không đủ để chứa các đường hàn liên kết dầm vai với bản K ( nối hai phần của cột) Liên kết bản cánh trên của dầm vai với bản đậy trên mút dầm cầu chạy là a. Liên kết hàn bằng đường hàn góc b. Liên kết hàn bằng đường hàn đối đầu c. Liên kết hàn bằng đường hàn góc kết hợp với liên kết bulông Liên kết giữa dầm vai và bản K có thể là a. Bốn đường hàn góc nối bản bụng dầm vai với bản K b. Bốn đường hàn góc nối bản cánh trên của dầm vai với bẩn K Liên kết giữa bụng dầm vai và bụng nhánh cầu trục của cột dưới là a. Đường hàn đối đầu b. Bốn đường hàn góc Những điều kiện cần phải kiểm tra của dầm vai là a. Điều kiện ép mặt gây ra bởi dầm cầu trục b. Điều kiện ép mặt gay ra bởi lực S ng và S trong c. Điều kiện chịu uốn trên một dầm đơn giản gây ra bởi S trong : cần kiểm tra điều kiện chịu uốn gây ra bởi mômen max là ¼.S tr . b d và điều kiện chịu cắt ½ S tr d. Điều kiện liên kết giữa dầm vai với bản K và các vị trí ở gối tựa Chiều cao của dầm vai h dv >= ½ h d vì a. Để đủ khả năng chịu lực S tr b. Để đủ chiều dài liên kết giữa các cấu kiện c. Để cho phù hợp với sơ đồ tính khung Đối với cột rỗng, khi thiết kế bản đế và dầm đế a. Có thể dùng chung bản đế và dầm đế cho cả hai nhánh cột b. Không thể dùng chung bản đế và dầm đế cho hai nhánh cột c. bản đế có thể dùng chung nhưng dầm đế thì phải tách rời Khi thiết kế, cần thiết kế bản đế phân cách của cột rỗng theo a. Bản đế của cấu kiện chịu nén đúng tâm b. bản đế của cấu kiện chịu nén lệch tâm c. Bản đế của cấu kiện vừa nén lệch tâm, vừa chịu nén đúng tâm Những bộ phận liên kết chân cột rỗng với móng a. bản đế, sườn đế, dầm đế, móng và chân cột b. bản đế, hệ giằng chân cột, sườn đế, dầm đế, bu lông neo và giá đỡ bulông neo c. bản đế, sườn đế, dầm đế, giá đỡ bu lông neo và bu lông neo Vai trò của dầm đế và sườn đế a. Phân bố đều lực tập trung gối tựa cho bản đế chịu uốn bởi phản lực móng b. Nếu không có dầm đế và sườn đế, ứng suất trong bản đế sẽ quá lớn và không chọn được kích thước phù hợp để chịu lực c. Tăng độ cứng toàn chân cột d. Dùng để đỡ bu lông neo Kích thước của bản đế xác định sơ bộ thông qua a. Điều kiện chịu ép mặt cục bộ của bê tông móng b. Điều kiện chịu nén lệch tâm của bê tông móng c. Điều kiện chịu uốn của cột thép rỗng Kích thước của bản đế (B,L) sẽ a. Nhỏ hơn kích thước của mặt móng b. bằng kích thước của mặt móng c. Lớn hơn kích thước của mặt móng Sơ đồ tính toán của các ô bản a. bản kê 4 cạnh b. bản kê hai, ba cạnh liền kề c. Dầm consol Momen uốn lớn nhất của bản phụ thuộc vào : a. Sơ đồ tính toán của ô bản và kích thước các ô bản b. Chiều dày và kích thước của sườn đế c. Độ lớn của nội lực chân cột d. Kích thước của bản đế Chiều dày của bản đế được chọn lựa a. Dựa vào cấu tạo b. Dựa vào mômen lớn nhất Mmax trong số các ô của bản đế c. Dựa vào chiều cao đường hàn liên kết giữa bản đế và sườn đế Chọn chiều cao của dầm đế theo a. Cấu tạo b. Đủ để chứa đường hàn liên kết c. Càng cao càng tốt Trong sơ đồ sau của chân cột nhánh cầu trục, khi chọn sơ đồ tính toán của sườn đế, chọn sơ đồ tính toán là gì? 360 180 642 550 12 a. Con sol với ngàm tại vị trí liên kết hàn giữa sườn đế vào cột b. Dầm liên tục c. Dầm đơn giản Đối với sơ đồ như hình vẽ trên, khi tính toán sườn đế, kiểm tra đường hàn liên kết giữa sườn đế và cột như một cấu kiện a. Chịu nén đúng tâm b. chịu nén lệch tâm c. chịu uốn với mômen và lực cắt tại ngàm Cho sơ đồ chân cột, nhánh mái Sơ đồ tính toán đối với sườn B là a. Ngàm hai đầu b. Consol ngàm 1 đầu tại liên kết sườn A1 c. Dầm đơn giản hai gối tựa Tại sao có thể cắt vát tiết diện sườn A1, sườn A3 hay các dầm đế a. Tiết diện cắt vát đã đủ bố trí các đường hàn b. Cắt vát như thế để đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ ở chân cột c. Cắt vát như vậy thì hợp lý về yêu cầu truyền lực Đối với nhà công nghiệp có cầu trục loại nhẹ, trung bình, có thể KHÔNG sử dụng bu lông neo liên kết chân cột và đế móng không? a. Có thể, khi mà nội lực chân cột nhỏ b. Có thể, bất cứ trường hợp nào vì đường hàn đã đủ chịu lực c. Không thể Bu lông neo có thể a. bắt trực tiếp vào bản đế b. Không xuyên qua bản đế mà liên kết với móng thông qua các sườn ngang được hàn chặt với sườn đế hoặc dầm đế Bu lông neo chân cột của 2 nhánh mái và nhánh cầu trục a. Kích thước phải giống nhau b. Kích thước có thể khác nhau, do nội lực 2 nhánh khác nhau c. Kích thước có thể giống nhau, chiều dài neo khác nhau Khi tính toán nội lực để thiết kế bu lông neo cần phải a. Giảm tải với nội lực gây ra bởi tải trọng tĩnh b. Giảm tải với nội lực gây ra bởi tải trọng gió c. Giảm tải với nội lực gây ra lực nén trong bulông Trong nhà công nghiệp cột liên kết ngàm với móng, bu lông neo liên kết a. Trực tiếp với bản đế b. Thông qua sườn đế được liên kết vào dầm đế c. cả hai phương án trên Những loại tải trọng tác dụng lên công trình tháp - trụ a. Tải trọng thường xuyên, các hoạt tải do thiết bị và tải trọng gió b. tải trọng động đất, cháy nổ và do thi công c. tải trọng do nhiệt độ và lực căng trước của các dây neo Tải trọng nào nguy hiểm nhất đối với các công trình tháp - trụ a. Tải trọng động đất và tải trọng do thi công b. tải trọng gíó c. tải trọng của nhiệt độ và lực căng trước của các dây neo Thành phần tĩnh của tải trọng gió đối với công trình tháp và trụ phụ thuộc vào các yếu tố sau a. Diện tích hình bao của dàn khôgn gian b. Vị trí của mặt dàn đang xét với hướng gió c. Hướng gió tác dụng Nguyên nhân gây ra các thành phần động của gió với công trình tháp trụ a. Do chuyển động của các luồng gió b. Thành phần động của gió là do vận tốc của luồng không khí thay đổi mà công trình lại cao và ngàm chặt với đất c. Công trình có độ mảnh lớn nên dễ dàng bị rung động d. Lực quán tính do dao động tự do Độ lớn của thành phần động đối với công trình a. Phụ thuộc vào sự phân phối khối lượng trên công trình và độ cứng của công trình. Công trình càng cứng thì lực quán tính càng lớn do tần số lớn b. Công trình càng có độ cứng lớn thì càng phải tính toán thàn phần động của công trình c. Công trình càng cứng thì lực quán tính càng nhỏ do tần số dao động lớn. Sự khác biệt giữa công trình tháp và trụ là a. các công tình tháp tự đứng, các công trình trụ thì đứng bằng dây neo b. Tải trọng tác đọng chính lên tháp là gió, còn đối với trụ, tải trọng quan trọng nhất là lực căng của dây neo c. tải trọng chủ yếu tác dụng lên công trình tháp là tải trọng ngang, còn đối với công trình trụ, tải trọng chủ yếu là tải trọng đứng Số lượng mặt bên của một công trình tháp có thể là a. hai b. ba c. bốn d. Nhiều nhất là bốn e. Ít nhất là bốn a. Tháp 4 mặt là thông dụng nhất vì chế tạo đơn giản b. Tháp 3 mặt tiết kiệm vật liệu hơn nên hay được sử dụng hơn tháp 4 mặt c. Tháp nên làm bằng thép ống vì đẹp, chống rỉ tốt và tiết kiệm vật liệu d. Thép có thể làm từ rất nhiều loại tiết diện : thép ống, thép góc, thép hình và cả thép thanh e. Chiều rộng của đỉnh tháp trụ a. Phụ thuộc vào hhu cầu sử dụng không gian bên trên b. Phụ thuộc vào yêu cầu gá lắp công trình c. rất hạn chế do không thể làm rộng được do yêu cầu chịu lực Chiều rộng của chân tháp phụ thuộc vào a. yêu cầu chịu lực b. Yêu cầu thẩm mỹ c. Khả năng cung cấp vật liệu của thanh cánh chân tháp d. Diện tích đất chiếm dụng và khả năng của đất nền Tăng khả năng chống lật cho tháp bằng cách a. tăng trọng lượng bản thân tháp b. tăng trọng lượng kết cấu móng của tháp c. đắp đất lên chân tháp d. tăng khoảng cách giữa các chân tháp Hình dạng tháp thon theo chiều cao để a. cho đẹp b. Phù hợp với sự làm việc của kết cấu c. Phù hợp với công năng của công trình Thiết kế tháp thép theo các điều kiện sau a. Độ bền b. Ổn định cục bộ c. Ổn định tổng thể toàn tháp và ổn định lật đổ công trình d. Biến dạng (độ võng, góc nghiêng của các sàn ngang) e. Chỉ có 3 đáp án đúng là a,b,d vì điều kiện ổn định tổng thể và điều kiện lật đổ đương nhiên được thoả mãn Đối với các công trình tháp của cột tải điện vượt sông, cần lưu ý nhữung đặc điểm sau : a. Cần kể thêm tải trọng gió trên dây b. Cần kể them lực căng dây khi bị đứt và khi căng c. Bỏ qua tải trọng gió động tác động lên công trình d. Kể thêm trọng lượng của dây dẫn, dây chống sét và các chuỗi sứ treo trên dây e. Cần kể đến sự tham gia của các dây dẫn và phụ kiện kèm theo khi xác định dao động riêng của thân cột Tải trọng do các angten chảo khi bị treo lệch khỏi tâm cột thép a. Tải trọng gió tác dụng vào ăng ten chảo sẽ gây xoắn cột thép b. Không được kể đến khi tính toán dao động của cột thép c. Trọng lượng riêng của thiết bị gây uốn cột thép Khi sử dụng chương trình SAP2000 để tính toán tháp thép a. các thanh trong sơ đồ hoá giống như trong sơ đồ thực (giữ nguyên vị trí trong không gian) b. tải trọng được gắn vào nút hoặc phân bố trên phần tử theo phương bất kỳ c. phần tử là thanh, tấm, khối và nút d. cần phải chạy nhiều lần mới cho kết quả chính xác e. Chương trình cho kết quả về chu kỳ, tần số dao động nhưng không cho kết quả về nội lực của các thanh Việc tổ hợp nội lực là a. Xác định các trường hợp các tải trọng cùng tác dụng gây ra bất lợi cho tiết diện b. Việc nhân hệ số tổ hợp có ý nghĩa thể hiện xác xuất cùng xảy ra các giá trị max của các tải trọng c. Các trường hợp tải trọng tuy khác nhau nhưng đều cho các giá trị nội lực như nhau Những điều kiện chịu lực của kết cấu thép bản a) Áp lực bên trong b) Chân không c) Chịu tác động nhiệt độ - môi trường Những vị trí cần kiểm tra ổn định cục bộ : a) Chân b) Những nơi có thay đổi tiết diện c) Tại các vị trí nối Đối với kết cấu thép vỏ mỏng a) tại một tiết diện không có thành phần mô men uốn M1, M2 và mô men xoắn M12, M21 và không có lực cắt Q1, Q2 b) tại một tiết diện không có thành phần mô men uốn M1, M2 và mô men xoắn M12, M21 c) tại một tiết diện chỉ có lực dọc và lực cắt Tính toán thân bể theo a) Theo điều kiện phi mô men rồi kiểm tra hiệu ứng biên b) Theo điều kiện phi mô men rồi kiểm tra đối với các tiết diện chịu mô men uốn và xoắn c) Theo điều kiện chịu mô men uốn và xoắn Chọn tiết diện của đáy bể dựa vào những điều kiện a) Yêu cầu khi hàn b) Yêu cầu chống ăn mòn c) Yêu cầu chịu lực Đối với một công trình cho trước, giá trị tiêu chuẩn thành phần động của tải trọng gió ở vị độ cao z phụ thuộc vào các yếu tố gì a. Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tĩnh tại độ cao bất kỳ, hệ số áp lực động b. Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tĩnh tại độ cao z, hệ số áp lực động c. Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tĩnh ở độ cao z, hệ số áp lực động, hệ số tương quan không gian của áp lực động Thành phần động của tải trọng gió đối với một công trình có chiều cao H = 45m và tỷ lệ H/L > 1,5 : a. Có liên quan mật thiết đến thành phần tĩnh của tải trọng gió b. Hoàn toàn độc lập với thành phần tĩnh của tải trọng gió c. Những phần công trình có chiều cao nhỏ không có thành phần động của tải trọng gió Giá trị tần số dao động riêng cơ bản của một công trình phụ thuộc a. Sơ đồ kết cấu tính toán (sơ đồ không gian, sơ đồ phẳng) b. Sự phân bố khối lượng và giá trị khối lượng của công trình c. Cách dồn tải trọng gió vào công trình f L là tần số giới hạn cho phép không cần tính đến lực quán tính sinh ra khi công trình dao động; Xét với công trình có f 1 < f 2 < f L < f 3 < f 4 . Nếu X p là giá trị tính toán nội lực (lực cắt, lực dọc, mômen uốn, mômen lật) hoặc các giá trị ứng suất pháp, ứng suất tiếp trên tiết diện do tải trọng gió sinh ra, X p được xác định theo công thức. X P TINH giá trị đại lượng X P trên tiết diện do thành phần tĩnh của tải trọng gió gây ra X i DONG giá trị của đại lượng X P (nội lực hoặc ứng suất của tiết diện khảo sát) do thành phần động ở các dạng dao động thứ i, lấy với s dạng dao động cần phải tính. a. Giải nội lực 1 lần và tổng kết tất cả các trường hợp nội lực của các dạng dao động mod1, mod2, mod3, mod4 thành một thành phần nguy hiểm duy nhất DONGDONGDONGDONGTINH PP XXXXXX 4321 ++++= b. Ứng với mỗi dạng dao động 1,2,3,4 giải một trường hợp nội lực. Sau đó, khi tính toán tổ hợp nội lực sẽ có các trường hợp : gió tĩnh và gió động mod1, gió tĩnh và gió động mod2, gió tĩnh và gió động mod3 , gió tĩnh và gió động mod4 X P là giá trị lớn nhất trong các giá trị sau ứng với từng tiết diện xét X P = max( X P + X 1 DONG , X P + X 2 DONG , X P + X 3 DONG , X P + X 4 DONG ) c. Ứng với dạng dao động 1,2, giải một trường hợp nội lực. Sau đó, khi tính toán tổ hợp nội lực sẽ có các trường hợp : gió tĩnh và gió động mod1, gió tĩnh và gió động mod2 X P = max( X P + X 1 DONG , X P + X 2 DONG ) d. Ứng với dạng dao động 1,2, giải một trường hợp nội lực. ∑ = += 2 1 2DONG )( i i TINH PP XXX Xét thành phần động của công trình cao 45m và có tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng H/L > 1,5. Công trình có sử dụng hệ thống lõi cứng chống xoắn để truyền một cách liên tục tải trọng và biến dạng từ phần này sang phần khác của công trình. Khi tính toán, chọn hai phương án sơ đồ khung không gian và sơ đồ khung phẳng để tính toán. a. Việc chọn hai sơ đồ khung không gian và khung phẳng sẽ cho hai giá trị rất khác nhau về tần số dao động riêng. b. Tuỳ cách chọn khung không gian hay khung phẳng tính toán theo độ cứng tương đương, kết quả thu được từ hai phương án với thành phần động của công trình sau khi tổ hợp nội lực cho kết quả nội lực gần với nhau. c. Tuỳ theo sơ đồ tính toán chấp nhận để tính nội lực mà việc chia các phần công trình để xác định thành phần động sẽ khác nhau Vai trò của hệ giằng đối với nhà công nghiệp a) Tạo sự làm việc tổng thể không gian của hệ cột, và hệ dàn mái b) Tăng độ cứng của nhà trong quá trình lắp dựng và sử dụng c) Tăng độ cứng của nhà chỉ trong quá trình sử dụng d) Tiếp nhận lực và phân phối lực theo phương ngang e) Đảm bảo sự ổn định đối với các cấu kiện chịu nén f) Tạo ra sự đơn giản và an toàn trong quá trình lắp dựng Đối với nhà công nghiệp có những hệ giằng sau a) Chỉ gồm hệ giằng mái b) Chỉ gồm hệ giằng giữa các cột c) Hệ giằng liên kết giữa mái và hệ cột d) Hệ giằng mái và hệ giằng cột Bố trí hệ giằng cánh trên ở a) Hai đầu của các khối nhà độc lập chia cắt nhau bởi khe nhiệt b) Trong các mặt phẳng cánh của dàn c) Nếu khoảng cách giữa các khe nhiệt xa nhau thì phải đặt thêm một hệ giằng cánh trên ở giữa khối nhà d) Bố trí sao cho khoảng cách giữa hai hệ giằng cánh trên không vượt quá 30m Hệ giằng cánh trên có vai trò a) Giảm chiều dài tính toán của các thanh cánh trên b) Giảm chiều dài tính toán của các thanh cánh dưới c) Đảm bảo điều kiện ổn định đối với các thanh cánh trên khi bị nén d) Tạo những điểm tựa ngoài mặt phẳng của dàn Hệ giằng cánh dưới dọc nhà có vai trò a) Chỉ có tác dụng tăng độ cứng không gian của nhà chứ không tham gia chịu lực b) Tăng cường sự làm việc không gian với vai trò nối các khung ngang nhằm giảm biến dạng theo phương ngang khi có tải trọng theo phương ngang tác động c) Đảm bảo sự làm việc cùng nhau của các khung, truyền tải trọng cục bộ tác dụng lên một khung sang các khung lân cận. Hệ giằng đứng của mái được bố trí a) Khi không sử dụng hệ giằng cánh dưới b) Khi không sử dụng hệ giằng cánh trên c) ở phương đứng của các dàn Hệ giằng đứng của mái có vai trò a) Cùng với các hệ giằng khác tạo độ cứng không gian của nhà b) Làm việc độc lập với các hệ giằng khác c) Nối các hệ giàn trong quá trình lắp dựng để tạo sự ổn định Vai trò của hệ giằng cột a) tạo độ cứng và sự ổn định theo phương dọc của nhà b) Nhận các tải trọng theo phương ngang c) Đảm bảo sự bất biến hình học d) Đảm bảo sự ổn định của cột Vai trò của khe nhiệt độ a) Giảm ứng suất do thay đổi nhiệt độ b) Chia cắt nhà thành những khối nhiệt độ riêng biệt c) Chống lún lệch của nhà Khi tính toán khung nhà công nghiệp, sơ đồ tính toán như sau a) Khung không có chuyển vị ngang và dàn coi như cứng vô cùng b) Đối với tải trọng không phải là tải trọng đứng đặt trực tiếp lên dàn, có thể bỏ qua các biến dạng của dàn – coi dàn có độ cứng vô cùng nếu dàn đủ cứng. Sơ đồ làm việc khung chuyển về sơ đồ cột hai đầu ngàm. c) Khi khung có 3 nhịp trở lên, khi tính toán với các tải trọng đứng, tải trọng ngang cục bộ đặt vào cột, có thể bỏ qua chuyển vị ngang của đỉnh cột. d) Đối với các tải trọng là tải trọng đứng tác dụng trực tiếp lên dàn, thay [...]... đến biến dạng của các thanh bụng Liên kết giữa dàn và cột là a) Chỉ là liên kết khớp b) Chỉ là liên kết ngàm c) Có thể là liên kết ngàm, có thể là liên kết khớp d) Vừa là liên kết ngàm, vừa là liên kết khớp Sự làm việc trong không gian của khung được kể đến khi a) Có hệ thống hệ giằng cánh dưới, cánh trên, hệ giằng gió, hệ giằng cột b) Có mái cứng (mái bê tông cốt thép đúc toàn khối hoặc lắp ghép từ

Ngày đăng: 12/11/2014, 08:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w