Luận văn nước dưới đất

40 771 5
Luận văn nước dưới đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn nghiên cứu nước dưới đất. tổng quan.. chi tiết..đầy đủ..Đá macma gồm hai loại: đá xâm nhập và đá phún xuất có xuất xứ từ quá trình hoạt động của núi lửa. Đá trầm tích là kết quả tác động của những cấu tử (có thành phần trong khí quyển hoặc thủy quyển) lên bề mặt vỏ trái đất và là kết quả của quá trình lắng. Những đá trầm tích quan trọng là nham thạch, cát và đá vôi.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 2 DANH MỤC HÌNH 2 DANH MỤC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 MỞ ĐẦU 2 Tính cấp thiết 2 Mục tiêu 4 Nội dung 4 Phương pháp 4 Kế hoạch 4 Kết quả 5 Ứng dụng 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP 5 1.1. Khái quát về nước dưới đất 5 1.1.1. Khái niệm và cấu trúc nước dưới đất 5 1.2. Hóa học nước dưới đất 13 1.2.1. Định luật tác động khối lượng 13 1.2.2. Ảnh hưởng ion chung 18 1.2.3. Các hoạt tính hóa học 20 1.2.4. Hằng số ion hóa của nước và axit yếu 23 1.2.5. Cân bằng cacbonat 23 1.2.5.1. Cân bằng cacbonat trong nước có áp suất riêng phần CO2 cố định 23 1.2.5.2. Cân bằng cacbonat và sự khống chế pH bên ngoài 25 1.2.6. Năng lượng tự do 26 1.2.7. Thủy văn chất đồng vị 26 1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần hóa học nước dưới đất 27 1.2.9. Hóa học của các loại nước dưới đất 28 1.3. Lý học nước dưới đất 30 1.3.1. Nước có áp 30 Dòng chảy vào giếng có áp 31 1.3.2. Nước không áp 32 1.3.3. Nước (giếng) bán áp 32 Tầng chứa nước bán áp 34 1.3.4. .Phương trình cơ bản dòng chảy vào giếng không áp 34 1.3.5. Mô hình lý học nước dưới đất 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC A: HÌNH ẢNH KHẢO SÁT 40 PHỤ LỤC B: BẢNG TÍNH 40 PHỤ LỤC C: BẢN VẼ 40 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Nước dưới đất gồm tất cả nước tồn tại dưới dạng khác nhau phân bố trong các chỗ trống, các khe nứt của đất đá nằm dưới mặt đất. Nước dưới đất có diện tích phân bố rộng rãi từ vùng ẩm ướt cho đến các sa mạc, ở núi cao, vùng cực của trái đất. Nước dưới đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tự nhiên và xã hội con người. ở những nơi khí hậu khô hạn, vào mùa cạn khi nước trên bề mặt rất hiếm thì nước dưới đất trở nên nguồn cung cấp cực kỳ quý giá. Nước dưới đất thực chất là một loại khoáng sản lỏng, cung cấp cho các ngành công nghiệp, cho sinh hoạt dân dụng, phục vụ cho nông nghiệp. Quy lụât hoạt động và di chuyển của nước dưới đất có ảnh hưởng đến các công trình khai thác, kiến trúc xây dựng, giao thông .v.v Cần phân biệt nước dưới đất với nước ngầm mà chúng ta hay dùng để chỉ chung các loại nước không tồn tại trên mặt đất. Nước ngầm chỉ là một loại trong nước dưới đất. Nước ngầm được sử dụng cho khoảng 2 tỷ người trên thế giới. Nó được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng đơn giản nhất. Nước dưới đất có thể chứa một lượng muối có lợi cho sức khoẻ. Khi nước dưới đất có chứa các nguyên tố hoá học với hàm lượng thích hợp thì nó trở thành một loại nước khoáng chữa bệnh hoặc giải khát có lợi cho sức khoẻ con người. Nước có nhiệt độ cao cũng là nguồn năng lượng quan trọng. Theo thống kê, nguồn năng lượng nhiệt của nước dưới đất tương đương với năng lượng của 2900 tỷ tấn than. Vậy nước dưới đất do đâu mà có? Nước dưới đất hình thành do mưa, nước của lớp băng phủ hoặc từ các tầng chứa nước của các sông hồ ngấm xuống. - Nước dưới đất hình thành do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại trong các lỗ hổng, khe nứt của đá. Quá trình xảy ra khi có sự không cân bằng giữa hơi nước trong không khí với hơi nước trong các đá. Khi nhiệt độ của lỗ hổng và khe nứt của đá thấp hơn ở ngoài không khí thì nước ngưng tụ lại. Đó cũng là trường hợp có những thấu kính nước ngọt phân bố trong các hoang mạc. - Nước dưới đất còn có nguồn gốc biển, hình thành cùng trầm tích biển, sau đó trải qua nhiều quá trình thành đá, quá trình kiến tạo Nhiều nhà khoa học cũng khẳng định rằng nước ở vùng khoáng hoá cao (nước muối) cũng là có nguồn gốc biển. Nước biến đổi mạnh trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. - Nước dưới đất cũng có nguồn gốc nguyên sinh. Nước có nhiệt độ cao, có khí và các thành phần khác với các loại nước trên mặt đất. Hơi nước trong magma bốc lên trong các đứt gẫy, các khe nứt kiến tạo đến vùng có nhiệt độ lạnh thì lắng đọng lại, tập trung thành nước. Cũng có ý kiến giải thích sự đặc biệt trong thành phần nói trên như sau: nước ngấm thấu từ trên mặt xuống sâu, chạy qua vùng nhiệt độ cao và chứa nhiều thành phần khoáng hoá và các khí. - Nước dưới đất có nguồn gốc thuỷ phân, nước phân giải tách ra từ các khoáng vật có chứa nước kết tinh. Nước dưới đất có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Ngoài những lợi ích to lớn, nước dưới đất còn có những ảnh hưởng tiêu cực. Về mặt tác dụng phá hoại, nước dưới đất chủ yếu là ăn ngầm (Tiềm thực) các đất đá xung quanh. Có cả tác dụng cơ học nhưng chủ yếu là tác dụng hoà tan đóng vai trò to lớn. Nước dưới đất hoà tan các đất đá thành dung dịch vận chuyển đi và gây ra sự phá hoại. Phá hoại cơ học của nước dưới đất không lớn vì nó chảy chậm, lượng nước bé, không ồ ạt. Tuy vậy ở nơi đá có nhiều khe nứt bở rời, nước dưới đất có thể ngấm và chảy, mở rộng các khe nứt nẻ dần dần làm cho đá xê dịch sụp đổ. ở những chỗ có khe nứt lớn có hang động, nước dưới dưới đất có thể chảy ngầm với lưu lượng và vận tốc lớn, thực sự là một dòng ngầm, do đó có thể phá hoại khoét rộng khe nứt hoặc hang động gây sụp lở đất đá. Phá hoại hoá học là có tác dụng ăn mòn phá hoại đối với đất đá của nước dưới đất. Hiện tượng này cũng xảy ra cả ở trên mặt. Kết quả là tạo ra các hang động với địa hình đặc biệt gọi là địa hình cactơ (karst). ở Việt Nam, trong khu vực Bắc Bộ đến Quảng Bình phát triển khá nhiều đá vôi. Do tác dụng hoà tan của nước nên hình thành các dạng địa hình cáctơ, các hang động, nhiều nơi trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng như động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Phong Nha (Quảng Bình), Chùa Hương.v.v. Nước dưới đất mang các ion và các chất keo chứa trong nước đưa đến biển hoặc hồ ao. Thông thường trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, áp suất lớn, tốc độ chảy nhanh, nước có chứa nhiều CO2 và các vật chất chứa axit thì nước dưới đất dễ vận chuyển. Các vật chất được vận chuyển có liên quan đến khí hậu và thành phần đất đá nơi nước đi qua. Nước dưới đất đi qua vùng khoáng sản kim loại nào thì vận chuyển các nguyên tố kim loại ấy. Nước ô nhiễm có thể vận chuyển bệnh tật và mang hoá chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Trong nhiều trường hợp nước dưới đất sạch hơn nước mặt. Nước dưới đất thường được bảo vệ chống lại ô nhiễm từ bề mặt bởi đất và các tầng đá. Điều này giải thích tại sao hầu hết nước sinh hoạt ở nhiều nơi trên thế giới là nước dưới đất. Tuy nhiên do tình trạng gia tăng dân số, sử dụng đất thay đổi và công nghiệp hoá nhanh chóng nước dưới đất đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước dưới đất nhiễm bẩn chỉ có thể được khử sạch bằng một quá trình lâu dài. Xử lý nhanh chỉ là biện pháp mang tính tạm thời. Thực tế này đã được con người nhận thức trên toàn thế giới. Cộng đồng quốc tế và các nhà khoa học đang được khuyến khích để giúp đỡ tránh các hậu quả xấu, bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất quý hiếm và quản lý chặt chẽ để sử dụng bền vững lâu dài. Nếu xã hội tiếp tục sử dụng tài nguyên nước ngầm quý hiếm mà không có bồi hoàn, thảm hoạ cạn kiệt nước dưới đất sẽ gia tăng. Chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ về sự quý giá của nguồn tài nguyên nước dưới đất và cần chung tay quản lý sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Các hành vi gây ô nhiễm nước dưới đất phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời thích đáng theo quy định của pháp luật. Mục tiêu Nội dung Phương pháp Kế hoạch Kết quả Ứng dụng CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1.1. Khái quát về nước dưới đất 1.1.1. Khái niệm và cấu trúc nước dưới đất Hình 1. Sự tang trử của nước dưới đất. a. Thành phần, cấu tạo của nước Nước là một hợp chất hoá học rất đặc biệt, trong đó mỗi nguyên tử hiđro góp một điện tử vào đôi điện tử dùng chung với nguyên tử oxy để tạo thành liên kết cộng hóa trị. Trong mỗi phân tử nước có hai nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxy. H 2 + O 2  3000C H 2 O Hai nguyên tử hiđro liên kết với oxy tạo góc liên kết 105 o . Trong nguyên tử oxy, hạt nhân của nó thường có điện tích rất mạnh. Chính vì thế nó có xu hướng kéo điện tử bật khỏi nguyên tử hiđro nhỏ hơn. Kết quả là chúng có ưu thế trong mối liên kết cộng hóa trị. Do đó, trong phân tử nước có điện tích dương gần với nguyên tử hiđro và có điện tích âm gần với nguyên tử oxy. Hyđro có 3 đồng vị Proti (1H), Dơtri (2H) và Triti (3H). Trong thiên nhiên 1H chiếm từ 99,985 ÷ 99,986% tổng số nguyên tử; 2H chiếm từ 0,0139 ÷ 0,0151% tổng số nguyên tử; đồng vị 3H có tính phóng xạ, với chu kỳ bán hủy là 12,4 năm. Oxy cũng có 6 đồng vị: 14O, 15O, 16O, 17O, 18O, 19O nhưng chỉ có 3 đồng vị thiên nhiên là 16O (chiếm 99,759% tổng số nguyên tử), trong khi đó 17O (chiếm 0,037%) và 18O (chiếm 0,037%). Hiđro được phát hiện vào thế kỷ thứ 16, do nhà giả kim thuật người thụy sỹ là paraxen (1493-1541). Oxy được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1711 do Karl Wilhem Scheele do một nhà hóa học người thụy điển (1742-1786). Nước có M = 18 là nước thường, chiếm 99,8% tổng lượng nước tự nhiên. Nước có M ≥ 19 là nước nặng, chiếm 0,2% tổng lượng nước tự nhiên. Hàm lượng các loại nước nặng trong tự nhiên phân bố rất khác nhau. Nguyên nhân là do hàng loạt các quá trình vật lý, hóa học, sinh học xảy ra khác nhau tạo ra sự phân bố các đồng vị (H và O) khác nhau. Nước là một phân tử phân cực, nên các phân tử nước có tính chất hấp dẫn lẫn nhau nhờ lực hút tĩnh điện. Sự hấp dẫn này tạo nên mối liên kết hiđro, nhờ đó ở nhiệt độ thường chúng ở trạng thái lỏng. Giữa các nhóm phân tử nước tồn tại xen kẽ với các phân tử nước đơn lẻ: mH2O ⇔ (H2O)m có ΔH < 0. Giá trị m thay đổi theo nhiệt độ (ở thể hơi m = 1; ở thể rắn m = 5; ). Ở trạng thái rắn, cấu trúc cơ bản gồm một phân tử nước ở trung tâm và bốn phân tử xung quanh, tập hợp thành hình tứ diện (hình 1).2 Sự bền hóa cấu trúc của nước đá không những do có mặt các ion lỗ trống của nó, mà còn do đưa thêm vào những phân tử tạo được liên kết hiđro với các phân tử nước. Mặt khác, cấu trúc của nước được làm bền, khi nước còn nằm ở trạng thái lỏng và khi trộn lẫn nó với chất khác. b. Một số tính chất của nước - Nước thường và nước nặng có những tính chất vật lý khác nhau: - Ở áp suất khí quyển là 1 atm, nước đông đặc ở O o C, sôi ở 100 o C, rất cao so với điểm sôi của các hợp chất tương tự cùng nhóm. - Nhiệt độ sôi của nước giảm khi áp suất bên ngoài giảm (Bảng 2) Bảng 2. Mối liên hệ giữa nhiệt độ sôi và áp suất của nước thường - Nước là một loại dung môi rất tốt, có khả năng hòa tan một số chất rắn, khi nồng độ chất tan trong nước càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao và nhiệt độ đông đặc của dung dịch càng thấp. - Độ hoà tan của các khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. - Sức căng bề mặt của nước lớn hơn sức căng bề mặt của các chất lỏng khác. - Nước là chất lỏng không có màu, trong suốt, cho ánh sáng và sóng dài đi qua (hấp thụ ánh sáng sóng ngắn mạnh hơn) giúp cho quá trình quang hợp có thể thực hiện ở độ sâu trong nước. - Nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cực đại ở 3,98 o C (≈ 4 o C) không phải là điểm đóng băng, do vậy mà nước đã nở ra khi đóng băng. Tỷ trọng của nước thay đổi theo nhiệt độ. Đối với nước tinh khiết sự thay đổi này như sau: - Nhiệt bay hơi của nước (540 cal/g) lớn hơn nhiệt bay hơi của các chất khác, cho nên nước được sử dụng rộng rãi trong các quá trình truyền nhiệt. - Nhiệt hòa tan của nước cao hơn các chất lỏng khác (trừ NH 3 ) và tạo điều kiện giữ nhiệt ở điểm kết tinh của nước. - Nhiệt dung riêng của nước (1cal/g.oC) cao hơn của các chất lỏng khác (trừ NH 3 ) nên có thể ổn định nhiệt độ ở các vùng địa lý khác nhau. - Nước có thể đóng vai trò là một chất khử, chất oxy hoá: 2H 2 O - 4e ⇔ 4H+ + O 2 E0 = - 1,230V 2H 2 O + 2e ⇔ 2OH- + H2 E0 = - 0,828V - Tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào phải thông qua nước, bao gồm: Các quá trình đồng hoá; các quá trình dị hoá và lên men. - Nước là trung tâm cuộc sống của vi khuẩn. 1.1.2. Các loại nước dưới đất * NƯỚC THƯỢNG TẦNG: Nước thượng tầng nằm trên thấu kính không thấm nước có diện phân bố giới hạn • Do điều kiện tàng trữ của mình, nước thượng tầng có những đặc điểm sau: • - Diện phân bố bị hạn chế của mặt nước, thành phần, trữ lượng của nó phụ thuộc bởi khí hậu. • - Rất dễ bị nhiễm bẩn bởi các loại nước khác như nước thổ nhưỡng, nước lầy • - Trong đa số trường hợp, nước thuộc loại này không thể làm nguồn cung cấp nước thường xuyên được. • Nguồn cung cấp cho nước thượng tầng là nước khí quyển (nước mưa, nước tuyết tan). *NƯỚC THỔ NHƯỠNG. • Nước thổ nhưỡng là nước nằm trong lớp thổ nhưỡng. Lớp thổ nhưỡng là phần trên cùng của vỏ phong hóa, trong đó thường chứa ít nhiều mùn do cây cỏ bị phân giải thành. Loại nước này tồn tại dưới dạng: nước liên kết, nước mao dẫn, hơi nước. Tất cả chúng đều tạo nên độ ẩm của lớp thổ nhưỡng, song chỉ có nước mao dẫn là giúp cho thực vật phát triển. • Khi khu vực ở vào giai đoạn mưa, trong lớp thổ nhưỡng còn có nước thấm lọc và nước chảy rò. Chính các loại nước này gây ra hiện tượngg rửa lửa thổ nhưỡng. Kết quả của các quá trình rửa lửa là một số cation như K+, Na+, Ca++, Fe++, bị mang xuống sâu, khỏi lớp thổ nhưỡng. • Trong những vùng mà mặt thoáng nước ngầm gần mặt đất thì lớp thổ nhưỡng có thể nằm trùng với đới mao dẫn . *NƯỚC LẦY Hiện tượng lầy hóa có thể xuất hiện trong những vùng sau đây: - Tại những vùng có lớp cách thủy (sét) nằm gần mặt đất. Lớp cách thủy này ngăn không cho nước ngầm hoặc nước khí quyển thấm sâu xuống phía dưới, làm cho phần đất trên cách thủy này luôn luôn thừa ẩm, gây ra lầy hóa mặt đất ở đây. - Tại những chỗ lộ nước (nguồn nước) có điều kiện thuận lợi phát triển lầy hóa phần bề mặt quanh nguồn nước. - Tại phần cuối của nón phóng vật MỘT ĐIỂM LỘ NƯỚC (HÀM THUẬN NAM-BÌNH THUẬN) *NƯỚC TRONG CÁT VỤN BỜ BIỂN • Trong các dãi cát, đụn cát ven biển thường có những tầng nước ngọt. Bề mặt thoáng của tầng nước lượn theo bề mặt của đụn cát • Nguồn cung cấp của nước ngọt là nước khí quyển, một phần ít hơn thì được thấm từ những vùng cao lân cận. • Các nghiên cứu đã xác định rằng, trong những đụn cát và đảo cát như vậy, nước ngọt sẽ dần dần được thay thế bằng nước mặn ở độ sâu nào đấy. Ta có thể xác định được độ dày của lớp nước ngọt này [...]... thoáng của nước ngầm Lớp đất (hoặc đá) chứa nước ngầm gọi là lớp chứa nước hay tầng chứa nước Lớp không thấm nước phía dưới tầng chứa nước gọi là lớp cách thủy (lớp sét, đá nguyên khối) • Người ta quan sát thấy có những loại nước ngầm chủ yếu sau: - Nước ngầm bồi tích - Nước ngầm trầm tích băng hà - Nước ngầm ở vùng đồng cỏ, bán sa mạc và sa mạc - Nước ngầm ở miền núi *NƯỚC TỰ LƯU( NƯỚC ACTEGI) • Nước tự... của nước khi tiếp xúc với đất: Thành phần hóa học của đất phụ thuộc vào từng loại đất và vị trí loại đất đó tồn tại Nước trong đất lưu thông nhờ những rãnh nhỏ với đường kính trên 10 μm Khi nước thấm qua các loại đất khác nhau thì sự thay đổi thành phần hóa học của nước cũng khác nhau Nước khi tiếp xúc lâu dài với đất, ngoài khả năng hòa tan các chất trong đất còn có khả năng trao đổi chất với đất. .. chất thuỷ văn Nước từ trên đất thấm xuống tới tầng nước ngầm này thường rất chậm, đặc biệt là với tầng nham thạch ít thấm nước Vì vậy, nước tầng này là nước chậm giao lưu Trong tầng này, thành phần nguyên thuỷ của nước ban đầu bị thay đổi nhiều do nướcvà nham thạch tác dụng mật thiết với nhau hoặc do sự trộn lẫn các nguồn nước khác c Nước tầng dưới Nước tầng này cách biệt hoàn toàn với mặt đất và hầu... giữa nước nhạt và nước khoáng không rõ rệt Có những loại nước có độ khoáng hoá rất thấp, nhưng có chứa một số chất có tác dụng chữa bệnh nên vẫn được gọi là nước khoáng Người ta cũng có thể phân loại nước khoáng theo nhiệt độ: nước lạnh (nhiệt độ của nước < 253oK), nước ấm (nhiệt độ của nước từ 253 -310oK), nước nóng (nhiệt độ của nước > 315oK) b Nước có thành phần đặc biệt Trong nước ngầm có loại nước. .. Nước ngầm ở miền núi *NƯỚC TỰ LƯU( NƯỚC ACTEGI) • Nước tự lưu là nước dưới đất có áp lực và tàng trữ giữa 2 lớp vật liệu không thấm nước Khi có lỗ khoan được đặt vào tầng nước tự lưu, thì nước này dưới áp lực của mình sẽ dâng cao lên khỏi mái tầng chứa nước, có khi dâng lên khỏi mặt đất dưới dạng giếng phun *NƯỚC KHE NỨT • • Nước khe nứt là nước tàng trữ trong các đá mácma, biến chất và trầm tích nứt... hóa của nó sẽ tăng lên *NƯỚC NGẦM • Nước ngầm là lớp nước đầu tiên kể từ mặt đất xuống Nó tàng trữ trong lớp đá chứa nước (cát, cát kết), mà phía dưới là lớp đá không chứa nước (sét, phiến sét) Phía trên của lớp nước ngầm không bị phủ bởi lớp cách thủy, do đó bề mặt của nước ngầm thì thoáng, không có áp lực Nước ngầm thường không phân bố trong toàn bộ lớp chứa nước • Bề mặt của nước ngầm gọi là gương... tầng nước này: - Do nước ở tầng trên thấm xuống - Do nước biển thấm vào mà có - Do nước từ rất lâu bị chôn vùi bởi các tầng nham thạch hình thành mà có - Do dưới áp lực rất lớn mà nước trong các nham thạch hay bùn tách ra mà có… 1.4.3 Nước khoáng và nước có thành phần đặc biệt a Nước khoáng Nước khoáng là loại nước ngầm có chứa nhiều chất có tính chất kích thích về phương diện sinh học Các loại nước. .. phần hóa học của lớp tầng đất chứa nó, khí hậu, thời tiết… Do sự bay hơi của nước mặt đất, nước ngầm ở tầng trên có thể theo các mao dẫn lên gần hoặc thậm chí lên tới mặt đất mang theo nhiều muối khoáng, khi nước bay hơi để lại phần muối khoáng này cho đất Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho đất khô hạn biến thành đất chua mặn b Nước tầng giữa Nước tầng này nằm ở bên dưới mặt gốc xâm thực,... thành phần hoá học của nước Cụ thể: - Đất hấp phụ các cation của nước: Đất là một hệ keo, các hạt keo đều mang điện tích âm Vì vậy keo đất có khả năng hấp phụ các cation của nước rất mạnh - Đất có khả năng trao đổi các ion với nước: Khi hàm lượng một loại cation nào đó của nước khá cao thì có thể trao đổi với cation khác trong đất * Ảnh hưởng của chất hữu cơ: Chất hữu cơ trong nước được hiểu là tàn... ngầm cao hơn nước mặt, điển hình là ô nhiễm Fe, Mn, As, F-, Br-, S2-,… 1.2.9 Hóa học của các loại nước dưới đất 1.4.1 Đặc điểm chung Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham thạch: nước ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần từ nhỏ bé của đất, nham thạch; là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá; nước ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong

Ngày đăng: 10/11/2014, 22:15

Mục lục

    Dòng chảy vào giếng có áp

    Tầng chứa nước bán áp

    DANH MỤC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP

    1.1. Khái quát về nước dưới đất

    1.1.1. Khái niệm và cấu trúc nước dưới đất

    1.2.1. Định luật tác động khối lượng

    1.2.2. Ảnh hưởng ion chung

    1.2.3. Các hoạt tính hóa học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan