1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án sinh học 11 bài 7 thực hành - thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

5 14,1K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Tuần: 7Tiết: 7-cb BÀI 7: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN I.. - HS biết bố trí thí nghiệm để xác định vai trò của phân NPK đối với cây trồng..

Trang 1

Tuần: 7

Tiết: 7-cb

BÀI 7: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC

VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN

I Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS cần:

- Sử dụng giấy Coban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau qua hai mặt lá

- HS biết bố trí thí nghiệm để xác định vai trò của phân NPK đối với cây trồng

- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm

II Chuẩn bị

1 Thí nghiệm 1:

- 1 chậu cây của loài cây bất kì hoặc cây mọc trong vườn trường có lá với phiến

lá to

- Cặp nhựa hoặc cặp gỗ

- Giấy lọc

- Đồng hồ bấm giây

- Dung dịch Coban clorua 5%

- Bình hút ẩm để giữ giấy tẩm coban clorua

2 Thí nghiệm 2.

- Hạt thóc (ngô, đậu ) đã nảy mầm 2-3 ngày Số lượng hạt đã nảy mầm 2-3 ngày tuổi tuỳ thuộc vào số nhóm (2 chậu/nhóm)

Trang 2

- Chậu (cốc nhựa)

- Bình nhựa hoặc thuỷ tinh đựng nước

- Tấm xốp tròn

- Ống đong và đũa thuỷ tinh

* Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng (phân NPK)

III Tiến trình bài học

1 Ổn định tổ chức

Ngày

Vắng

2 Kiểm tra bài cũ

- Hãy cho biết nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho thực vật?

- Trình bày quá trình chuyển hóa nitơ trong đất?

- Trình bày quá trình cố định nitơ phân tử?

3 Bài mới

Hoạt động GV và HS Nội dung

Thí nghiệm 1 So sánh tốc độ thoát hơi nước ở

hai mặt lá

1 Thí nghiệm 1 So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá

Trang 3

GV hướng dẫn Hs các bước thực hiện thí

nghiệm:

Bước 1: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua

đã sấy khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng

nhau qua hai mặt lá

Bước 2: Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép hai

bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả hai mặt của

lá tạo thành hệ thống kín

Bước 3: Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian

giấy chuyển màu từ màu xanh da trời sang màu

hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và

mặt dưới lá trong cùng thời gian

- HS tổ chức theo từng nhóm và tiến hành thí

nghiệm với một cây và chọn cây ở vườn trường

làm thí nghiệm

- Ghi kết quả thu được vào bảng

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân

bón NPK

GV hướng dẫn Hs các bước thực hiện thí

nghiệm:

+ B1: Pha một chai phân NPK với nồng độ 1g/l

+ Cách pha: Cân 1g phân NPK hoặc 0,5 g phân

NPK (chai 0,5l) cho vào đáy chai Dùng ống

đong đong đủ lượng nước cần thiết và rót vào

bình Đậy chặt nắp bình rồi lắc nhẹ họăc dùng

que sạch để khuấy cho phân hò tan hết

- B2: Rót dung dịch phân NPK vào chậu thí

nghiệm

- B3: Đặt tấm xốp vào chậu trồng cây đã chứa

Báo cáo thực hành theo mẫu

Tên nhóm

Ngày, giờ

Tên cây,

vị trí của lá

Thời gian chuyển màu

Mặt trên

Mặt dưới

2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK

Tiến hành quan sát và đo chiều cao của cây trong các chậu thí nghiệm và chậu đối chứng, ghi kết quả quan sát được vào vở

Báo cáo thực hành theo mẫu

Trang 4

môi trường nuôi cấy.

- B4: Chọn các hạt với cây mầm có kích thước

tương đương nhau Số lượng hạt đã nảy mầm tuỳ

vào các lỗ trong tấm xốp

- B5: xếp các hạt đã nảy mầm vào trong các lỗ

của tấm xốp, cho rễ mầm chui vào lỗ hướng

xuống dung dịch dinh dưỡng trong chậu Mỗi lỗ

chỉ xếp một hạt, cân thao tác nhẹ nhàng

HS: tổ chức theo từng nhóm và tiến hành thí

nghiệm ở nhà Theo dõi 2-3 tuần và ghi kết quả

thu được vào bảng

GV: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của

các nhóm sau 2 - 3 tuần

Tên cây

Công thức Thí nghiệm

Chiều cao (cm/

cây)

Nhận xét

Mạ lúa

Chậu đối chứng

Chậu thí nghiệm

IV Củng cố và hướng dẫn HS học ở nhà

- Gv nhấn mạnh lại vai trò của phân bón đối với đời sống cây trồng

- Các nhóm theo dõi ghi chép các số đo của thí nghiệm 2 hàng tuần (trong 2-3 tuần liên tiếp)

- Hoàn thành bài thu hoạch thực hành và nộp lại cho GV

- Xem tiếp bài 8 quang hợp ở thực vật

Ngày đăng: 05/11/2014, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w