1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH Tổ chức Hội thi “ Người nội trợ khéo tay” và “ Trò chơi dân gian”

7 809 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 23,81 MB

Nội dung

- Với tinh thần tiết kiệm nhưng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng phục vụ sức khỏe cho mọi người trong gia đình... + Các đội tham gia trò chơi dân gian sẽ khai mạc chung, sau đó tiế

Trang 1

LĐLĐ HUYỆN TAM NÔNG CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 05/ KH.CĐGD

Tam Nông, ngày 28 tháng 11 năm 2011

KẾ HOẠCH Tổ chức Hội thi “ Người nội trợ khéo tay” và “ Trò chơi dân gian”

Trong công nhân viên chức ngành giáo dục&Dào tạo ( Mừng Đảng – Mừng Xuân Nhâm Thìn )

Để thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng công sản Việt Nam ( 3/2/1930 - 3/2/2012) và Mừng Đảng - Mừng Xuân Nhâm Thìn, đồng thời tạo điều kiện cho công nhân viên chức ngành giáo dục và đào giao lưu học hỏi về những kiến thức nữ công gia chánh, Công đoàn giáo dục huyện Tam Nông tổ chức Hội thi “ Người nội trợ khéo tay” và “Trò chơi dân gian” trong công nhân viên chức ngành giáo dục năm 2012 như sau:

A/ KẾ HOẠCH:

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nhằm nâng cao nhận thức trong CNVC ngành giáo dục về giao lưu học hỏi kiến thức nữ công gia chánh, có những món bánh, mứt ngon để cúng tổ tiên trong ngày lễ, giỗ và tết cổ truyền của dân tộc

- Tạo điều kiện cho CNVC vui chơi giải trí thư giản qua các trò chơi dân gian nhằm chuẩn bị hành trang và kiến thức chuyên môn cho năm mới

- Với tinh thần tiết kiệm nhưng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng phục vụ sức khỏe cho mọi người trong gia đình

- Chọn các món bánh phù hợp với địa phương, phù hợp với truyền thống của dân tộc

- Thông qua hội thi giúp cho toàn thể CNVC nâng cao kiến thức làm bánh để dùng trong những ngày lễ, giỗ và tết cổ truyền của dân tộc

II/ NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:

1/ “Người nội trợ khéo tay”:

a/ Nội dung:

+ Trang trí bánh, mức:

- Mỗi đội tự làm trước 01 món bánh, mứt, rau câu, xôi để dùng trong những ngày lễ, giỗ và tết cổ truyền của dân tộc với số tiền không quá 200.000đ cho 10 người ăn; món bánh phải đảm bảo ngon, rẻ, bổ dưỡng đồng thời trang trí đẹp, có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc

- Mỗi đội trưng bày ra 01 mâm, trang trí mâm sau cho đẹp mắt tại Hội thi

+ Thuyết trình:

- Tự giới thiệu về đội

- Giới thiệu tên gọi sản phẩm ( bằng tiếng việt), nguyên liệu, cách làm, đặc điểm, tượng trưng cho ngày tết

Trang 2

+ Nguyên liệu: bột, nếp, gạo, đường, dừa và loại quả dùng làm được….

b/ Đối tượng dự thi:

- Mỗi xã thành lập 1 đội dự thi gồm có 2 người giao cho đồng chí chủ tịch CĐCS làm cụm trưởng phối hợp với CĐCS các trường trong xã để bàn bạc thống nhất thành lập đội dự thi của xã mình

- Sau khi kết thúc hội thi sẽ tổ chức liên hoan tại chỗ

2/ “Trò chơi dân gian”:

a/ Nội dung:

1/ Trò chơi “Ai khéo hơn”

- Dụng cụ cho mỗi đội tham gia: 30 quả bóng nhỏ, 01 cây vợt Cầu lông, 02 rổ đựng bóng

- Số lượng cho mỗi đội: 2 nam, 2 nữ

* Cách chơi: ( Có thể lệ kèm theo )

2/Trò chơi “Cua tha mồi”

- Dụng cụ cho mỗi đội: 30 quả bóng nhỏ, 4 cái dĩa, 02 rổ đựng bóng

- Số lượng cho mỗi đội: 3 nam, 2 nữ

* Cách chơi: ( Có thể lệ kèm theo )

3/ Trò chơi “Thị rơi bị bà”

- Dụng cụ cho mỗi đội: 30 quả bóng nhỏ, 02 rổ đựng bóng

- Số lượng cho mỗi đội: 3 nam, 3 nữ

* Cách chơi: ( Có thể lệ kèm theo )

b/ Đối tượng dự thi:

- Mỗi xã thành lập 1 đội dự thi theo số lượng đã nêu trên, giao cho đồng chí chủ tịch Công đoàn cơ sở làm cụm trưởng phối hợp với các trường trong xã để bàn thống nhất thành lập đội dự thi của xã mình.(Một người có thể thi được nhiều môn)

- Sau khi kết thúc hội thi, sẽ liên hoan cùng hội thi khéo tay

III/ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, DỤNG CỤ THI ĐẤU:

1/ Thời gian:

- Các đội có mặt lúc 7 giờ, 15 phút để chuẩn bị khai mạc

- Thời gian: Khai mạc bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút ngày 19 / 01 / 2012.( Nhằm ngày 26 tết )

+ 8 giờ – 9 giờ: Các độ sẽ trưng bày và trang trí món bánh trên bàn

+ 9 giờ: Ban giám khảo tiến hành chấm điểm và nghe các đội thuyết minh về món bánh

+ 10 giờ, 30 phút công bố kết quả và phát thưởng ( Sau cùng các đội cùng liên hoan nhẹ và giao lưu )

+ Các đội tham gia trò chơi dân gian sẽ khai mạc chung, sau đó tiến hành thi đấu

2/ Địa điểm: Hội trường và sân của Phòng GD&ĐT

3/ Dung cụ thi đấu:

- Dụng cụ thi đấu do ban tổ chức chuẩn bị

- Các đội mang theo khăn bàn để trang trí, muỗng dĩa bằng nhựa để dùng trong lúc liên hoan

IV/ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

Trang 3

a/ “Người nội trợ khéo tay”

- 01 giải nhất: 300 000 đ

- 01 giải nhì: 200 000 đ

- 01 giải ba: 150 000 đ

- Giải khuyến khích: 100 000 đ

b/ “Trò chơi dân gian”

- 01 giải nhất: 200.000đ/ nội dung thi đấu

- 01 giải nhì: 150.000đ/ nội dung thi đấu

- 01 giải ba: 100.000đ/ nội dung thi đấu

V/ BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO HỘI THI:

* Ban tổ chức:

1/ Ông: Phan Ngọc Thành CT CĐGD Trưởng ban

2/ Ông: Nguyễn Văn Rơi P CT CĐGD P.Trưởng ban

4/ Bà: Võ Lê Ngọc Thảo Chuyên viên PGD Thành viên

5/ Ông: Nguyễn Quốc Công Nhân viên PGD Thành viên

* Ban giám khảo:

1/ Bà: Lê Thị Mộng Tuyền P Trưởng phòng Trưởng ban

2/ Ông: Nguyễn Văn Rơi P CT CĐGD P.Trưởng ban

5/ Ông: Trần Thanh Sang Chuyên viên PGD Thành viên

6/ Ông: Nguyễn Thị Thúy Hằng Chuyên viên PGD Thành viên

7/ Ông: Lý Bảo Toại Chuyên viên PGD Thành viên

8/ Ông: Nguyễn Quang Trung Chuyên viên PGD Thành viên

B/ THỂ LỆ:

1/ Món bánh dùng cho 10 người đảm bảo được ngon, rẻ, bổ dưỡng, hợp vệ sinh

2/ Trang trí và trình bày đẹp

3/ Thuyết minh hay, rõ ràng, có ý nghĩa, thời gian từ 3 – 5 phút

4/ Đảm bảo thời gian trưng bày

- Các loại bánh, mứt dự thi đều tự làm ở nhà, nhưng không được mua

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không được dùng gia vị, phẩm màu trong danh mục cấm sử dụng

- Trang trí mâm bánh tại Hội thi ( phải là Mâm nhôm INOC lớn hay dùng để cơm và thức ăn cho cả gia đình)

Ghi chú:

+ Khi chấm điểm Ban giám khảo sẽ hỏi thêm về các nguyên liệu cần dùng

và tổng giá tiền để làm bánh nếu vượt quá 200 000 đ/1 món bánh sẽ bị trừ điểm; ( có bảng kê chi tiết số lượng tiền mua để trên bàn )

+ Trong quá trình dự thi nếu phát hiện đội nào mua bánh sẻ bị trừ điểm + Trong suốt thời gian thi cổ động viên không được phụ hay giúp trang trí bánh cho các đội thi, nếu phát hiện vi phạm đội thi đó sẽ bị trừ điểm

+ Hết thời gian trưng bày ( 60 phút ) nếu chưa xong sẽ bị trừ điểm

Trang 4

+ Ban giám khảo khi chấm điểm phát hiện các món bánh chưa chín sẽ bị trừ điểm

+ Phát hiện sử dụng các loại hóa chất như: hàn the, phẩm màu… sẽ bị trừ điểm

+ Bảng điểm sẽ thông báo sau

C/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Ban tổ chức của Công đoàn giáo dục huyện chuẩn bị chương trình, bàn, ghế và kinh phí trao giải thưởng

2/ Ban Chấp hành CĐCS trong cụm phối hợp với nhau và cùng với Thủ trưởng các đơn vị tạo điều kiện để tham gia dự thi “ Người nội trợ khéo tay” và “ Trò chơi dân gian”

3/ Kinh phí dự thi, đi lại các đội tự lực

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi “ Người nội trợ khéo tay” và “Trò chơi dân gian” năm 2012 trong công nhân viên chức ngành giáo dục, rất mong được sự tham gia dự thi của các đơn vị để hội thi thành công tốt đẹp

- CĐN(b/c) CHỦ TỊCH

- LĐLĐ (b/c) ( Đã ký )

- CĐCS trực thuộc(t/h)

Trang 5

TRÒ CHƠI MỪNG XUÂN 2012

1 Trò chơi “Ai khéo hơn”

- Dụng cụ cho mỗi đội tham gia: 30 quả bóng nhỏ, 01 cây vợt Cầu lông, 02 rổ đựng bóng

- Số lượng cho một đội: 2 nam, 2 nữ

- Cách chơi:

Mỗi đội 2 nam, 2 nữ xếp hàng dọc tại điểm xuất phát cùng với một rổ bóng Người đầu tiên cầm vợt, khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, dùng tay lấy 01 quả bóng và tưng bóng liên tục sao cho không rơi Vừa tưng bóng vừa di chuyển về đích cho vào rổ bóng Chạy trở về đưa vợt cho người thứ hai, rồi chạy về cuối hàng Người thứ hai tiếp tục như người thứ nhất Cứ thế trong 1 phút đội nào có số bóng nhiếu nhất sẽ thắng

Nếu trong lúc di chuyển, làm rơi bóng thì phải bỏ và chạy về cho người thứ 02 thực hiện Bóng không vào rổ không được tính

Trang 6

2 Trò chơi “Cua tha mồi”

- Số lượng cho một đội: 3 nam, 2 nữ.

- Dụng cụ cho mỗi đội: 30 quả bóng nhỏ, 4 cái dĩa, 02 rổ đựng bóng.

- Cách chơi:

Mỗi đội 3 nam, 2 nữ xếp hàng dọc ở tư thế ngồi tại điểm xuất phát cùng với một rổ bóng Mỗi người có 01 cái dĩa Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu Người đầu tiên dùng miệng cắn dĩa và lấy

01 quả bóng cho vào dĩa, di chuyển về đích với tư thế bò ngữa bằng 2 tay và 2 chân Tới đích có

thể dùng tay lấy bóng cho vào rổ rồi chạy trở về cuối hàng Người thứ hai tiếp tục như người thứ nhất Cứ thế trong 2 phút đội nào có số bóng nhiếu nhất sẽ thắng.

Nếu trong lúc di chuyển, làm rơi bóng thì phải bỏ và chạy về cho người thứ 02 thực hiện Bóng không vào rổ không được tính

3 Trò chơi “Thị rơi bị Bà”

Trang 7

- Số lượng cho một đội: 3 nam, 3 nữ.

- Dụng cụ cho mỗi đội: 30 quả bóng nhỏ, 02 rổ đựng bóng.

- Cách chơi:

Mỗi đội 06 người, 05 người xếp hàng dọc tại điểm xuất phát cùng với một rổ bóng

01 người còn lại đứng ở điểm về đích, đeo trên người 01 cái rổ

Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, người đầu tiên dùng tay lấy 01 quả bóng chạy thật nhanh về

đích (có vạch giới hạn 2m) và ném vào rổ người bạn đang đeo trên người rồi chạy trở về đứng

cuối hàng, người thứ hai tiếp tục như người thứ nhất Người đeo rổ hứng bóng với mọi tư thế nhưng không được dùng tay.

Cứ thế trong 1 phút đội nào có số bóng nhiếu nhất sẽ thắng.

Bóng ném không vào rổ không được tính.

Ngày đăng: 03/11/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w