1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

da dang thuc vat sau nuong ray

75 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

mở đầu Các nguồn tài nguyên mà trái đất cung cấp có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con ngời, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Rừng đã đem lại cho con ngời những nguồn lợi vô giá: cung cấp gỗ, vật liệu xây dựng, dợc liệu, năng lợng, động thực vật hoang dại. Rừng có tác dụng phòng hộ đảm bảo nguồn nớc, hạn chế lũ lụt, giảm cờng độ xói mòn, điều hoà khí hậu, giữ vững sự cân bằng sinh thái và sự phát triển của sự sống trên trái đất [24], [36]. Tuy vậy diện tích rừng ngày càng giảm sút một cách nhanh chóng, chỉ tính trong giai đoạn 1990 - 1995 ở các nớc đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất đi, đến năm 1995 diện tích rừng trên toàn thế giới chỉ còn 3,454 triệu ha (FAO 1997), tỷ lệ che phủ còn khoảng 35%. Hiện nay mỗi tuần trên thế giới có khoảng 500.000 ha rừng tự nhiên bị mất hoặc bị thoái hoá. ở Việt Nam, trớc đây rừng và đất rừng chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Tài nguyên rừng với thành phần động, thực vật đa dạng, phong phú. Đến năm 1943, diện tích rừng nớc ta còn 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26% [25], [45]. Năm 1999 con số này đã tăng lên 33,2% [6] nh- ng vẫn cha đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nớc. Mặc dù, hàng năm chúng ta vẫn bổ sung thêm một diện tích rừng trồng mới, song hơn nửa thế kỷ qua rừng nớc ta đã giảm đi 5 triệu ha. Những nguyên nhân làm cho rừng nớc ta bị giảm sút nhanh cả về số lợng cũng nh chất lợng, đó là một phần do chiến tranh kéo dài, mặt khác do dân số nớc ta gia tăng nhanh, nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu, đồng bào dân tộc miền núi vẫn duy trì cuộc sống du canh, du c đốt nơng làm rẫy, vấn đề sử dụng đất đai cha hợp lý, hình thức quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế cha phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy mất rừng dẫn đến thiên tai (hạn hán, lũ lụt ) xảy ra liên tiếp, nạn ô nhiễm môi trờng gia tăng, nguồn gen quý hiếm dang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trớc tình hình đó Chính phủ đã có nhiều chơng trình trồng rừng và đặc biệt ngày 29/7/1998 Chính phủ có quyết định về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong đó diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng là 1 triệu ha [5], điều đó chứng tỏ khả năng tái sinh tự phục hồi của rừng tự nhiên nhiệt đới nớc ta là vô cùng to lớn. 1 Vờn QG Bến En là một trong 104 khu vực bảo tồn thiên nhiên trong cả nớc, đợc thành lập ngày 27/1/1992 theo quyết định số 33/CP của Thủ tớng Chính phủ thuộc địa phận hai huyện Nh Thanh và Nh Xuân tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 29000 ha trong đó có 16.634 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt, 12000 ha vùng đệm [11]. Trong vùng đệm có dân tộc Kinh, Thái, Mờng, Thổ sinh sống chủ yếu dựa vào các hoạt động canh tác nông lâm nghiệp. Các hoạt động canh tác này đã gây ảnh hởng rất lớn đến việc bảo vệ và phát triển khu bảo tồn. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của hệ thực vật bậc cao có mạch ở vùng đệm Vờn Quốc gia Bến En - tỉnh Thanh Hoá. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao tại địa điểm nghiên cứu. Nhiệm vụ đặt ra: - Điều tra thành phần loài, lập danh lục thực vật. - Đánh giá tính đa dạng về phổ dạng sống của hệ thực vật. - Đánh giá tính đa dạng về giá trị sử dụng cũng nh mức độ quý hiếm của các loài thực vật. Chơng I Tổng quan về tình hình nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật 1.1. Trên thế giới Diễn thế tái sinh các loài thực vật là một quy luật tự nhiên gắn liền với điều kiện ngoại cảnh sinh trởng và phát triển của chúng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì chúng tái sinh rất nhanh, còn ngợc lại nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi chúng sinh trởng và phát triển chậm nhng không phải là không có quá trình tái sinh. Hình thức tái sinh tự nhiên là hình thức đạt kết quả cao nhất, tái sinh nhân tạo không thể thay thế quá trình này, vì vậy nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau nơng rẫy là việc làm rất có ý nghĩa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế mà trên thế giới việc nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm với hàng loạt các công trình diễn thế ở miền ôn đới. Có một số công trình gần đây nh: Stickney 2 (1984) [39] đã nghiên cứu sau một vụ cháy rừng ở Bắc Ihado ( USA) [39] đã phát hiện rằng trên những khu trớc đây có rừng thứ sinh phát triển tốt, chủ yếu là các loài cây tiên phong chiếm u thế, trong khi những khu trớc đó rừng thứ sinh cha khép tán u thế lại thuộc về các loài sống sót. Theo Buschel và Huss (1997) [39] nhấn mạnh rằng diễn thế không phải bao giờ cũng đi theo quy luật mà thờng do những yếu tố ngẫu nhiên của điều kiện ban đầu quyết định, còn riêng đối với rừng nhiệt đới vấn đề này chỉ mới đợc đề cập đến từ những năm 30 của thế lỷ XX trở lại đây. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Richard P.W (1964) [42] đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về cây tái sinh, trong các ô dạng bản cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số khác có phân bố Poisson. Cũng theo Richard P.W. thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hoặc khác biệt với lớp cây mẹ. Bava (1954) và Catinot (1956) [8] khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á cho thấy dới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số l- ợng cây tái sinh có giá trị kinh tế. Theo Vanstennit (1956) [28] tái sinh phổ biến, dễ thấy và dễ hiểu của rừng ma nhiệt đới phổ biến là tái sinh vệt. Lamprecht H. (1989) [66] căn cứ vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài cây trong đời sống, ông đã phân chia cây rừng nhiệt đới thành các nhóm cây a sáng, nhóm nửa chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Một số tác giả cho rằng, ở rừng nhiệt đới ẩm Châu Phi có số cây tái sinh thiếu hụt (Barnard, 1955 [10]; Taylor, 1954 [10]) Nhng một số tác giả khác nh Antinot (1965) [10], Bava (1954), Budowski (1956) lại có ý kiến trái ngợc cho rằng nhìn chung có đủ số lợng cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế ( Dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1995 [10]). Tác giả Saldarriagia (1991) [72] khi nghiên cứu tại 24 địa điểm thuộc rừng nhiệt đới ở Colombia và Venezela đã nhận xét rằng sau quá trình bỏ hoá số lợng loài thực vật tăng dần từ rừng tái sinh ban đầu đến rừng thành thục.Thành phần các loài cây rừng trởng thành phụ thuộc vào tỷ lệ các loài nguyên thủy mà nó đợc sống sót từ giai đoạn đầu của quá trình tái sinh.Thời gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ tần số canh tác của khu vực đó. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả Lambert et al, 1989 [65], Warner 1991 [64]; Roww, 1991 [71]; Sayer, 1991 [73]; Augucta et al, 1991 [61] cho rằng quá trình diễn thế sau nơng rẫy nh sau: 3 Đầu tiên nơng rẫy đợc các loài cỏ xâm chiếm, sau một năm, các loài cây gỗ tiên phong loại dần chúng qua che bóng, dần các cây gỗ bị loại và thích hợp phát triển các cây con. Tác giả Long Chun - Lin và mnk (1993) [67] khi nghiên cứu Đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nơng rẫy tại Xishuangbanna (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã cho biết sự thay đổi thành phần loài thực vật qua quá trình diễn thế từ 1 năm đến 19 năm và sự thay đổi các loài u thế qua từng năm bỏ hoá. Thời gian bỏ hóa càng dài thì thành phần loài thực vật ngày càng đa dạng hơn. Khi so sánh quá trình tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau khi nơng rẫy bỏ hoá tại Baka và Yanuo, các tác giả cũng cho thấy chu kỳ canh tác và bỏ hoá có ảnh hởng trực tiếp đến khả năng tái sinh của thảm thực vật. Theo Ramaksishman (198, 1982) [68], [69] khi nghiên cứu khả năng tái sinh của thảm thực vật sau canh tác nơng rẫy từ 1 đến 20 năm ở Tây bắc ấn Độ đã cho biết, chỉ số đa dạng loài diễn ra rất thấp, đầu tiên là ở rừng tái sinh 5 năm đến 10 năm, nhng sự tăng của 10 năm sau đó sẽ ít hơn. Chỉ số loài u thế lại trái ngợc lại là đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm xuống rõ ràng với thời kỳ bỏ hoá. Sự liên hệ của những loài khác nhau và sự tái sinh của chúng có thể thay đổi phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ canh tác nơng rẫy, thành phần loài và cấu trúc của thực vật trớc khi chặt cho canh tác. 1.2. ở Việt Nam Nớc ta nằm ở vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho sự sinh trởng và phát triển của các loài thực vật vì vậy thành phần loài thực vật của nớc ta rất đa dạng phong phú và đặc biệt điều kiện khí hậu nh thế rất có lợi cho khả năng tái sinh tự nhiên cả thực vật, mặc dù tái sinh tự nhiên là một quá trình phức tạp. Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [28] tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng - Biểu hiện đặc trng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con cả những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Vì vậy vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới ở nớc ta đã đợc nghiên cứu từ đầu những năm 60 của thế kỷ trớc. Trong công trình nghiên cứu tái sinh tự nhiên vùng sông Hiếu do Viện điều tra quy hoạch rừng và các chuyên gia Trung Quốc thực hiện (1962 - 1963) [39] bằng phơng pháp đo đếm điển hình, dựa vào số lợng cây tái sinh trên ha, các tác giả đã phân chia khả năng tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới thành 5 cấp. Năm 1962 - 1969, viện điều tra quy hoạch 4 rừng ở các vùng khác nhau trên miền Bắc nớc ta, đã điều tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các loại hình thực vật u thế rừng thứ sinh Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969), Lạng Sơn (1969). Kết quả điều tra đã đợc Vũ Đình Huề (1975) [23] tổng kết trong báo cáo khoa học Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên rừng Miền Bắc Việt Nam cũng mang những đặc điểm của tái sinh rừng nhiệt đới. Nguyễn Vạn Thờng (1991) [53] đa ra kết luận rằng hiện tợng tái sinh d- ới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục không mang tính chu kỳ. Bất kỳ ở đâu có hiện tợng tái sinh tự nhiên thì ở đó có sự sống chung của những các thể khác loài, khác chi, thậm chí khác cả họ. Đặc điểm này xuất hiện cả ở loại hình thứ sinh và loại hình nguyên sinh ít bị tác động. Những loài cây gỗ mềm và a sáng mọc nhanh có khuynh hớng lan tràn và chiếm u thế trong lớp tái sinh, trong khi đó các loài cây gỗ cứng sinh trởng chậm chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp và phân bố tản mạn, thậm chí một số loài hoàn toàn vắng bóng ở thế hệ sau trong những trạng thái tự nhiên (Lê Ngọc Công) [9]. Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) [56] đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của các yếu tố ngoại cảnh đối với các giai đoạn phát triển của cây con, theo tác giả thì ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh. Đinh Quang Diệp (1993) [18] cho biết tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easup - Đắklắk chịu ảnh hởng tổng hợp của nhiều nhân tố. Tái sinh hạt hàng năm của các loài cây họ dầu phụ thuộc vào năm sai quả, chất l- ợng hạt giống, thời tiết khô nóng, ma sớm hay muộn, khả năng giữ ấm của đất và đặc biệt là vai trò của thảm tơi, cành khô lá rụng làm quả không tiếp đất. Sự khô hạn và lửa rừng là hai nhân tố tạo nên hiện tợng cây đòi chồi đặc biệt ở rừng Khộp. Vũ Biệt Linh và các cộng sự khi Nghiên cứu các cơ sở khoa học kỹ thuật để kinh doanh tổng hợp rừng Khộp Tây Nguyên [59], các nhà khoa học đã đa ra kết quả về nhân tố sinh thái ảnh hởng đến quá trình tái sinh tự nhiên của rừng Khộp cũng chịu phụ thuộc rõ rệt vào lập địa, tình trạng thảm tơi và độ chặt của đất. Viện điều tra quy hoạch rừng [7] đánh giá khả năng phục hồi rừng sau 10 năm thực hiện dự án đầu t xây dựng rừng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà 5 Bình đã có kết luận rằng có hai phơng thức tái sinh, tái sinh dới tán rừng của các loài cây a bóng mọc chậm và tái sinh lỗ trống của các loài cây a sáng mọc nhanh. Có nhiều yếu tố ảnh hởng tới quá trình tái sinh tự nhiên, trong đó đối với quá trình tái sinh dới tán rừng thì yếu tố chủ đạo là ánh sáng, còn tái sinh lỗ trống thì yếu tố chủ đạo chị phối là độ mầu mỡ của đất. Phó Đức Đinh [19] cho biết tái sinh tự nhiên có thể xúc tiến nơi hoàn cảnh sinh thái còn dới tán rừng có thể còn hay không còn tầng cây u thế, còn hay không còn tầng cây gỗ nhỏ lá rộng, thảm cỏ xen cây bụi hay thảm cỏ dày rậm hoặc thảm cỏ xen cây bụi tha, đất hạng còn tốt (I, II), còn tầng thảm mục hay không còn. Nơi sinh thái không còn tán rừng lá trảng cỏ lá thấp, là ô trống giữa rừng thông hay cỏ xen thông, đờng kính lớn mọc rải rác, đất hạng III, độ dày lớn hơn 50 cm. Vũ Tiến Hinh (1991) [22] nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên cho thấy nhìn chung toàn lâm phần tự nhiên cây rừng tái sinh liên tục và càng ở tuổi nhỏ số cây càng tăng. Nguyễn Ngọc Lung và Đỗ Đình Sâm [59] khi nghiên cứu về cơ sở bớc đầu để xây dựng quy phạm khai thác gỗ đã đề cập đến quan hệ giữa điều chế và khai thác với tái sinh tự nhiên và tác động của con ngời đã nêu Quy luật thay đổi và phân hoá của cây tái sinh rất mạnh. Trong điều chế và khai thác rừng cho phép lấy tái sinh tự nhiên, con ngời chỉ hỗ trợ hoặc làm lấy khi nào khả năng tái sinh tự nhiên kém hoặc cần đa những loài cây mới vào Mối quan hệ giữa cấu trúc rừng với lớp cây tái sinh trong rừng hỗn loài đợc đề cập trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Chơng (1983) [55]. Trần Xuân Thiệp [54] đã kết luận Rừng tự nhiên miền bắc có khả năng đảm bảo cho phục hồi rừng tự nhiên. Trần Đình Lý và các cộng tác viên [37] đã kết luận: Khoanh nuôi phục hồi rừng là quá trình lợi dụng triệt để quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con ngời. Mặt khác, thời gian khoanh nuôi phục hồi rừng phụ thuộc vào đối tợng rừng và mục đích kinh doanh. Nguyễn Ngọc Lung và Lâm Phúc Cố [33] đã kết luận: Chỉ có bằng con đờng khoanh nuôi phục hồi rừng, con ngời mới lợi dụng đợc khả năng to lớn về tái sinh tự nhiên của rừng và mới tạo đợc các khu rừng hỗn loài bền vững theo hớng rừng cao đỉnh mà ngời ta gọi là rừng đại ngàn, rừng ba tầng điển hình của hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. 6 Trần Ngũ Phơng (1970) [40] nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam đã có ý kiến rằng, cần phải nhận định rõ về tình hình tái sinh nên phân phiệt hai trờng hợp lớn: Trờng hợp các loại rừng khí hậu và trờng hợp các loại rừng thứ sinh nhân tác. Trong trờng hợp rừng khí hậu, rừng có thể đợc tái sinh ở dạng căn bản giống rừng cũ. Ví dụ: Rừng Nghiến tái sinh rừng Nghiến, rừng Dẻ tái sinh rừng Dẻv v Nhng rừng cũng có thể tái sinh dới một dạng rừng thứ sinh tự nhiên không giống dạng cũ. Ví dụ: Rừng Huỳnh không tái sinh rừng Huỳnh mà tái sinh dới dạng một loại rừng thứ sinh phức tạp và dới bóng che của dạng rừng thứ sinh này rừng Huỳnh sẽ xuất hiện lại. Trong trờng hợp là rừng thứ sinh nhân tác, thành phần thực vật có thể đơn giản (sau nơng rẫy) và cũng có thể phức tạp (sau khi rừng khí hậu bị chặt tỉa). Nguyễn Duy Chuyên (1991) [16] nhận thấy rừng lá rộng hỗn loài trung bình và nghèo cũng nh ở rừng tre nứa có số cây tái sinh tự nhiên không hợp lý. Tác giả còn nghiên cứu tơng quan số lợng cây quan sát đợc trên ô đo đếm và số lợng ô đo đếm ở rừng trung bình quan hệ này đợc thể hiện bằng phân bố Poisson, các loại rừng khác nhau đợc thể hiện bằng phân bố nhị thức. Lê Đồng Tấn (2000) [45] nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nơng rẫy ở Sơn La có kết luận: Mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên đỉnh đồi. Tổ hợp loài cây u thế trên ba vị trí địa hình và ba cấp độ dốc là giống nhau. Sự khác nhau chính là tỷ lệ tổ thành của các loài trong tổ hợp đó. Đỗ Hữu Th, Trần Đình Lý và cộng sự (1995) [46] khi nghiên cứu năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì ở Việt Nam đã nhận xét: Về số lợng và chất lợng của lớp tái sinh tự nhiên trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi thảm thực vật rừng thì các dạng thực bì ở ba trạng thái IB, IC, IIA, IIB đều có thể xếp vào đối tợng có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng. Ân Văn Thanh (2000) [52] đã góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận của phơng pháp định lợng bằng toán sinh học trong nghiên cứu cấu trúc tái sinh rừng tự nhiên Nghiên cứu về diễn thế phải kể đến các tác giả sau: Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Th, Lê Đồng Tấn (1997) [37]. Nghiên cứu diễn thế thảm thực vật sau cháy rừng ở Fanxipan. Các tác giả cho rằng quá trình diễn thế ở đây là rất chậm, có thể kéo dài tới 200 đến 300 năm. 7 Nguyễn Văn Bái (1994) [1] khi nghiên cứu ở Mai Sơn, Hà Bắc, cho biết việc lợi dụng khả năng tái sinh từ chồi gốc, chồi rễ của cây dẻ có thể trên nhiều dạng lập địa khác nhau. Ban đầu là Sim, Mua, Ràng Ràng, Ngành Ngạnh và các cây gỗ dạng bụi, sau đó là Dẻ, Lim xanh, Trám, Bứarừng chỉ có một tầng. Đây là dạng phục hồi không chỉ cho cây dẻ để lấy quả mà cả các cây gỗ khác có nhiều triển vọng tạo rừng hỗn loại thờng xanh. Nguyễn Ngọc Lung (1994, 1994a) [32] [33] quá trình tái sinh sau nơng rẫy có năm cấp tuổi: Cấp 1 (sau nơng rẫy từ 1 đến 5 năm); Cấp 2 (sau nơng rẫy 6 đến 10 năm); Cấp 3 (sau nơng rẫy 11 đến 15 năm); Cấp 4 (sau nơng rẫy 16 đến 20 năm); Cấp 5 (sau nơng rẫy sau 21 năm). Quá trình thay thế các loài cây từ trảng cỏ, cây tiên phong a sáng chịu hạn, chịu lửa, sang cây gỗ mềm mọc nhanh, a sáng, sau đó xuất hiện các loại gỗ cứng, gỗ quý rồi dần dần tiếp cận với tổ thành của rừng cao đỉnh. Trần Xuân Thiệp (1995) [54] khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở Hơng Sơn (Hà Tĩnh và ở Kon Nà Nừng, Lê Sáu (1995)) [43] cho biết hớng tái sinh phát triển theo xu hớng diễn thế rừng ở từng vùng. Nhóm cây tái sinh chỉ thị môi trờng khô hạn xuất hiện nhiều ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc nh Sau Sau, Lành ngạnh, Trâm, Thầu Tấu, Vối thuốc, Đỏ lòng, Ba chạc. Trờng Đại học Vinh một số tác giả nghiên cứu về tái sinh nơng rẫy nh Nguyễn Văn Luyện Thực trạng thảm thực vật trong phơng thức canh tác của ngời ĐanLai vùng đệm Pù Mát - Nghệ An đã công bố 251 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 178 chi, 77 họ ở vùng đệm Pù Mát [35]. Hoàng Văn Sơn (1998) [44] cho biết sự biến động về thành phần thảm thực vật ảnh hởng rất rõ đến chế độ dinh dỡng của đất. Hàm lợng một số yếu tố dinh dỡng đất suy giảm dần từ rẫy bỏ hoá 1 năm đến 2, 3, 6 năm. Phạm Hồng Ban (2000) [3] cho biết, hớng diễn thế của thảm thực vật sau nơng rẫy tại vùng đệm Pù Mát đi theo hai hớng nhng cũng dẫn đến rừng kín thờng xanh nhiệt đới ma mùa. Quá trình diễn thế của các quần xã thực vật sau nơng rẫy theo xu hớng số lợng loài thực vật tăng dần theo thời gian bỏ hoá từ quần xã sau nơng rẫy 1 năm đến quần xã thực vật diễn ra cao nhất ở chân đồi, lên sờn đồi, đến đỉnh đồi. 1.3. ở Thanh Hoá 8 Các chơng trình nghiên cứu khoa học ở Vờn Quốc Gia Bến En từ khi thành lập vờn đến nay còn ít, mới tập trung vào chơng trình điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học, thông qua việc hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nớc và thêm một số nội dung khác nh: Điều tra cơ bản khu hệ động thực vật Bến En, xây dựng bộ danh lục Lê Mộng Chân (1993) [10] và một số cộng sự đã nghiên cứu hệ thực vật Bến En trên diện tích 16.634 ha và đã phát hiện 462 loài thuộc 4 ngành thực vật bậc cao. Nguyễn Hữu Hiến (1995) [26] và một số tác giả Viện điều tra quy hoạch rừng, bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành nghiên cứu bổ sung hệ thực vật Bến En làm cơ sở lập dự án xây dựng Vờn Quốc gia Bến En mở rộng trên diện tích 38.153 ha. Kết quả của đợt nghiên cứu này là bảng danh lục thực vật Bến En gồm 134 họ, 412 chi, 597 loài và dới loài thuộc 4 ngành thực vật bậc cao là ngành Dơng xỉ (Polipodiophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta), ngành Hạt kín (Magnoliophyta). So với lần nghiên cứu trớc, Nguyễn Hữu Hiến đã phát hiện thêm 155 loài 9 họ cả hai lần nghiên cứu, các tác giả đều chỉ ra một số cây gỗ quý hiếm làm thuốc, cây cảnh Lê Vũ Khôi, Nguyễn Hữu Hiến (1996) [26] đã tiến hành nghiên cứu đặc tính đa dạng sinh học hệ sinh thái Vờn Quốc gia Bến En. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hiến (1995), kết hợp khảo sát bổ sung, các tác giả đẫ đi sâu phân tích đặc điểm đa dạng sinh học của hệ thực vật Bến En về cấu trúc tổ thành loài, về quan hệ địa lý, về tài nguyên thực vật và các quần xã thực vật. Tổ chức Frontier - Viet nam (1997), [63] đã tiến hành điều tra đa dạng sinh vật tại Vờn Quốc gia Bến En cũng trên cơ sở bảng danh lục thực vật Bến En (1995), các tác giả đã điều tra bổ sung và đa ra bảng danh lục mới gồm 748 loài, bổ sung thêm 151 loài thực vật bậc cao có mạch so với lần điều tra trớc (1995). Nguyễn Minh Đức (1998) [20] đã công bố đặc điểm một số nhân tố sinh thái dới tán rừng và ảnh hởng của nó đến tái sinh loài Lim xanh. Phan Kế Lộc và các đồng sự (2005) [30] đã công bố 1.109 loài, 477 chi, 152 họ. 9 Viện điều tra quy hoạch rừng, phân viện Bắc Trung Bộ (2000) [57] đã công bố 1.357 loài thực vật bậc cao (trừ ngành Rêu cha nghiên cứu), 902 chi, 196 họ. Các công trình nghiên cứu kể trên đã có rất nhiều đóng góp nhng nghiên cứu về tái sinh tự nhiên còn tản mạn cha mang tính hệ thống vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Chơng 2 điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại Vờn Quốc gia bến en 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Vờn Quốc gia Bến En nằm ở phía tây bắc hyện Nh Thanh, cách thành phố Thanh Hoá 46km về phía Tây Nam, cách biển đông 60km và có toạ độ địa lý: 19 0 28 -19 0 41 vĩ độ bắc. 105 0 20 105 0 35 kinh độ đông. 10 [...]... M Tử quả nhỏ Ph Họ Hồ Đào 163 4 Iodes vitigera (Hance) Hemsl 42 Juglandaceae 164 43 1 Engelhardtia spicata Lesch ex Blume Lauraceae Chẹo bông Ph M,T Họ Long Não 165 1 Actinodaphne sesquipedalis Hook f et Thoms ex Meisn Bộp lá dài Ph T 166 2 Beilschmiedia laevis Allen Chắp trơn Ph 167 3 Beilschmiedia percoriacea Allen Két rất dai Ph T 168 4 Beilschmiedia poilanei H Liu Két poilane Ph 169 5 Cinamomum... 215 1 Antiaris toxicaria (Pers ) Lesch Dây sóng rắng Ph Họ Dâu Tằm Sui Ph M.T Da cuống mảnh Ngái giấy Da trụi Ph Ph Ph Vú bò Ch M 6 Ficus hirta Vahl var hirta Ngái phún Ph M 221 7 Ficus vasculosa var undulatifolia Merr Da lá đơn Ph 222 8 Maclura cochinchinensis (Lour ) Corner Mỏ quạ Ph M,F 223 9 Streblus ilicifolia (Vidal) Corner Ôzô núi Ph 224 10 Trophis scandens (Lour ) Hook et Arn Duối leo Ph... Chua Me Me đất nhỏ Ph 58 Oxalidaceae 248 1 Oxalis corniculata L 59 Pandaceae Họ Chanh ốc 34 249 1 Microdesmis caseariaefolia Planch Ph Họ Lạc Tiên Lạc tiên Ch M Họ Hồ Tiêu Tiêu biến thể He Họ quắn hoa Chẹo thui Ph T Chanh ốc 60 Passifloraceae 250 1 Passiflora foetida L 61 Piperaceae 251 1 Piper mutabile C DC 62 Proteaceae 252 1 Helicia hainanensis Hayata 253 2 Helicia obovatifolia Merr et Chun Quắn... 3 Sida rhombifolia L 197 4 Urena lobata L 49 Melastomataceae 198 1 Blastus eglandulosus Stapf ex Spare 199 200 Ch Ch M Ké hoa đào Ch Họ Mua 196 Bái chùm 2 Sida mysorensis Wight et Arn M Bo không tuyến Ph 2 Otanthera annamica (Guill ) C Hansen Nhĩ hùng trung bộ Ph 3 Sporoxeia blastifolia (Guill ) C Hansen Vi tử leo Th Họ Xoan Ngâu tây nguyên Ph 50 Meliaceae 201 1 Aglaia taynguyenensis T Dai 202... setulosa Hickel et A Camus 154 5 Quercus thorelii Hickel et A.Camus 38 156 39 157 Ph T Sồi Thorel Flacourtiaceae Sồi cung Ph Họ Mùng Quân 1 Hydnocarpus ilicifolia King Lọ nồi ozô Hamamelidaceae Ph M,T,Oi l Họ Sau Sau 1 Distylium annamicum (Gagnep ) Airy Shaw Lỡng th trung bộ Ph 40 Hernandiaceae 158 1 Illigera parviflora Dunn Họ Liên Đằng Liên đằng hoa nhỏ Ph 159 2 Illigera thorelii Gagnep 41 Icacinaceae... Sòi tía Ph 139 31 Sauropus macranthus Hassk Bồ ngót hoa to Ph 140 32 Vernicia fordii (Hemsl ) Airy Shaw Trẩu lùn Ph Oil Mát tía Ph T Trắc trắng xa Ph Trắc giây Ph Cổ rùa Ph M,Mp Cóc kèn sét Ph Cóc kèn bắc bộ Ph Tràng quả Griffith Ch Tràng quả lông Ch Dây đông đậu Ph Họ Dẻ 36 Fabaceae Họ Đậu 141 1 Callerya atropurpurea (Willd ) Schot 142 2 Dalbergia boniana Gagnep 143 3 Dalbergia rimosa Roxb... 6 Erythrofloeum fordii Oliv Lim xanh Ph T,M,F 25 79 Pelthophorum dasyrrachis var 7 tonkinensis (Pierre) K et S S Larsen 80 8 Saraca dives Pierre 23 Ph T,M, Or Vàng anh Capparaceae Lim vàng bắc bộ Ph M,T,F, Or Họ Màn Màn 81 1 Capparis micrantha DC subsp korthalsiana (Miq ) Jacob 82 83 Ph M,F 2 Stixis balansae A DC Dây cám Ph 3 Stixis ovata (Korth ) Hall f subsp fasciculata Gagnep 24 Cáp hoa nhỏ Hăm... 24,9 - Tổng năng lợng bức xạ 120 Kcal / cm2 / năm - Tổng số giờ nắng hàng năm 1600 - 1800 giờ - Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10 Đôi khi có đợt gió Lào khô nóng vào tháng 6 hoặc tháng 7, khoảng 19-22 ngày Biên độ dao động nhiệt là 12,3 0C, Nóng nhất là tháng 7, trung bình là 28,9 0C, đôi khi lên đến 41,7 0C Lạnh nhất vào tháng giêng, trung bình 16,9... nguyên tắc thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [48] và R.M.Klein (1979) [41] 3.4.3 Phơng pháp xác định tên cây Chúng tôi sử dụng phơng pháp hình thái so sánh, đợc tiến hành theo các buớc sau: - Phân chia mẫu theo họ và chi: Sau khi thu mẫu, phân loại sơ bộ ngay tại hiện trờng dựa vào các bảng chỉ dẫn nhận nhanh các họ trong Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [48] và Cẩm nang... [21] Cây cỏ Việt Nam 3 quyển; Cây cỏ thờng thấy ở Việt Nam tập I -VI (Lê Khả Kế và nnk, 1969 -1976) [27]; Cây gỗ rừng Việt Nam của Viện điều tra quy hoạch rừng (1970-1986) [58] 3.4.4 Lập danh lục thành phần loài Danh lục thành phần loài đợc lập theo từng phần họ, chi, loài theo vần A, B, C sắp xếp theo Brummitt (1992) [62] 3.4.5 Phơng pháp xác định dạng sống Xác định dạng sống theo thang phân loại . sinh sau nơng rẫy có năm cấp tuổi: Cấp 1 (sau nơng rẫy từ 1 đến 5 năm); Cấp 2 (sau nơng rẫy 6 đến 10 năm); Cấp 3 (sau nơng rẫy 11 đến 15 năm); Cấp 4 (sau nơng rẫy 16 đến 20 năm); Cấp 5 (sau nơng. [73]; Augucta et al, 1991 [61] cho rằng quá trình diễn thế sau nơng rẫy nh sau: 3 Đầu tiên nơng rẫy đợc các loài cỏ xâm chiếm, sau một năm, các loài cây gỗ tiên phong loại dần chúng qua. thiên tai (hạn hán, lũ lụt ) xảy ra liên tiếp, nạn ô nhiễm môi trờng gia tăng, nguồn gen quý hiếm dang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trớc tình hình đó Chính phủ đã có nhiều chơng trình trồng rừng và

Ngày đăng: 03/11/2014, 12:00

Xem thêm: da dang thuc vat sau nuong ray

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w