1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SỰ TÍCH CÂY TIM VUÔNG

2 135 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 17,84 KB

Nội dung

SỰ TÍCH CÂY TIM VUÔNG Ở làng tôi, có một cây cổ thụ giữa đồng vắng, mọc kề bên hai nấm mộ nằm sát nhau, quanh năm rợp mát. Cây rất lạ là có hoa vuông vức, chia ra làm bốn cánh đều nhau, màu đỏ rực và thơm bát ngát. Đến khi kết trái, trái có hình tim, ban đầu nhỏ xíu, hồng nhạt, sau lớn thì đỏ thẫm như máu, cỡ như trái tim người. Những trái khi chín rụng xuống thì bẹp dí, nhầy nhụa như khối thịt sống, mùi vị oi oi, lờ lợ và tuyệt nhiên không hề có hột. Đó là biểu tượng của làng tôi, người ta đặt là cây tim vuông, mà sự tích của nó lại gắn liền với truyền thuyết của một chuyện tình không hay ho lắm. Thuở nhỏ, cây tim vuông đã in sâu vào tiềm thức bọn trẻ con chúng tôi với những trò chơi thơ ấu. Mỗi hè, cánh đồng lúa ở làng tôi đã cắt xong rất đẹp, chân ruộng khô ráo, mùi rơm rạ thơm lừng quyện trong không khí, xen lẫn mùi hương bát ngát của hoa tim vuông, quả thật là mảnh sân chơi rất lý tưởng. Dưới bóng mát của cây tim vuông, bọn trẻ chúng tôi hồn nhiên chơi những trò chơi tình yêu, mà chuỗi hoa tim vuông, bao giờ cũng được xâu thành những vòng hoa cưới. Người lớn thường rầy la chúng tôi, không cho ra đồng vắng vào giữa trưa để đùa giỡn, vì họ cho rằng, giữa trưa, ma quỷ ở đồng vắng, và linh hồn của cây tim vuông sẽ theo đuổi, phá phách và cám dỗ chúng tôi vào những chuyện ngang trái, loạn luân và tội lỗi như trong chuyện tình của đôi tình nhân đã nằm dưới mộ-đôi mộ ở giữa đồng vắng, dưới bóng mát cây tim vuông. Nhưng có lẽ họ đã lầm. Cây tim vuông rất thân thiện và tốt lành với bọn tôi. Nó đã cho chúng tôi những kỷ niệm tốt đẹp khó phai về những cuộc hôn nhân sau này, khi mà những đứa trẻ ngày xưa từng lấy hoa tim vuông kết vòng hoa cưới tặng nhau trong trò chơi cô dâu chú rể nay đã trở thành những cặp vợ chồng hạnh phúc. Nó là hiện thân của một cặp tình nhân trong một chuyện tình lãng mạn, bi thương nhưng cũng có phần loạn luân trong tư tưởng. Có lẽ vì đó mà linh hồn của nó đã phù hộ những tình yêu của chúng tôi sau này nhằm chuộc lại những tội lỗi của nó, xóa sạch sự lên án của mọi người cũng như làm thỏa mãn tâm nguyện chuyện tình yêu trai gái mà ngày xưa nó- cặp tình nhân trong câu chuyện-đã không may mắn được thỏa nguyện. Ngày xưa, vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, ở làng Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An, có một đôi trai gái xứng đôi vừa lứa. Người con gái tên Bảo Châu, một hoa khôi tuyệt sắc của làng. Và người con trai tên là Hoàng Hạc, một thi sỹ lãng mạn. Lúc nhỏ, đôi trẻ học chung trường và phần nào thân thiết, quyến luyến nhau. Họ lại là người cùng xóm, gần nhà nên những kỷ niệm của tuổi ấu thơ cũng ít nhiều in sâu trong ký ức họ. Lớn lên, họ cùng lên thị xã, học chung trung học và tình yêu của họ cũng lớn dần theo năm tháng. Tình yêu của họ thơ ngây, trong sáng và lãng mạn như bao cặp tình nhân khác trên đời. Khung trời đại học mở cửa ra cho họ với bao ước mơ tươi đẹp. Lên Sài Gòn, người con trai theo học ngành báo chí vì có chút ít tài mọn về thơ văn, còn người con gái trở thành sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ. Tình yêu của họ lại càng đẹp hơn, lãng mạn hơn, lý tưởng hơn với bao nhiêu là ước vọng đẹp đẽ ở tương lai… Nhưng rồi thời gian và hoàn cảnh đã vô tình chia cắt họ. Đã có thêm một kẻ thứ ba-bất chấp mối tình lý tưởng kia-đã dùng mọi thủ đoạn để xen vào cuộc tình và gây chia cách. Hắn đã dung một thế lực rất ghê gớm, một thế lực mà bất kỳ ai cũng phải nể sợ, một thế lực mà một kẻ lãng mạn, trắng tay như Hoàng Hạc phải kinh khiếp và nhường bước, thế lực đồng tiền. Vì những hiểu lầm nhỏ, Châu và Hạc đã chia tay nhau, để rồi sau đó, Hoài Ân, người đã dùng mọi thủ đoạn để tách đôi họ, lại nghiễm nhiên bước vào tim Châu thay cho hình bóng Hạc. Đương nhiên là Hạc vẫn còn tha thiết yêu Châu, giờ lại cay đắng với mối tình giờ đã trở nên chua cay, tuyệt vọng. Nhưng đó vẫn chưa là đoạn cuối của sự tích cây cổ thụ ở làng tôi… Sau khi ra trường, cô gái trở thành vợ Ân, và cả hai vợ chồng họ trở về làng Khánh Hậu sống, xây nhà và làm việc ở một công ty nước ngoài gần đó. Sự xuất hiện trở lại của họ đã gây ra một cú sốc rất lớn cho chàng thi sỹ, lúc đó đã là một nhà báo đang làm việc ở tỉnh nhà. Và chẳng biết đó có phải là lý do dẫn đến cái chết của chàng thi sỹ không? Khi người ta đã tìm thấy xác củ chàng thi sỹ sấp mặt trên một con rạch nhỏ trong một đêm trăng sang, trong mình nồng nặc mùi men… Rồi mọi chuyện cũng chìm vào quên lãng nếu như không có những chuyện động trời sau đó. Sau khi Hạc chết tròn năm, Châu đã sinh ra một bé trai kháu khỉnh, và đáng sợ là, khi vừa mới đươc sinh ra, trong lòng bàn tay trái của nó có bốn chữ in hoa ‘HH-BC’ lồng trong hình trái tim, tất cả đều đỏ như son (hệt như hình vẽ trong lòng bàn tay trái của Hoàng Hạc khi người ta tìm ra xác chết). Mọi người ngạc nhiên đoán già đoán non rằng sau này đứa bé sẽ làm quan, làm tướng hay là gì đó tương tự. Thằng bé không khóc, cứ nhìn mẹ mình đăm đắm, như cái nhìn của một người con trai dành cho người yêu, rồi ứa hai giọt nước mắt. Đó là những giọt nước mắt đầu đời của nó. Và cũng chính đôi mắt đó, nó đã nhìn cha mình, tức là Ân, bằng một cách căm hờn, khi Ân đón nó từ tay Châu… Càng lớn lên, nó càng giống Hoàng Hạc ngày nào như đúc. Và những vết son trên lòng bàn tay trái vẫn chẳng hề phai. Đặc biệt, nó cũng rất giỏi thơ văn như Hạc thuở trước, điều đó càng làm cho Châu đau khổ, day dứt, bàng hoàng. Trong khi nó hết mực yêu thương mẹ nó, thì nó lại tỏ ra ghét cay ghét đắng cha mình. Cũng vì đó mà gia đình từ từ rạn vỡ: con ghét cha, Châu nguội lạnh chồng vì ân hận chuyện tình xưa. Đến năm nó 16 tuổi, thì Ân ngày càng bỏ bê nhà cửa, sa đà vào nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc, đàn đúm trác táng như bản chất của hắn ngày xưa, trong khi Châu vẫn còn đương sắc. Không ai biết, trời xui đất khiến thế nào đó, nó-thằng con trai nghiệp chướng, đã trở thành nhân tình của chính mẹ mình. Sự việc chỉ vỡ lỡ cho đến một ngày, sau 24 năm ngày Hạc chết, Ân, trong một cơn say, bắt gặp đôi nhân tình đang âu yếm trong vòng tay nhau, đã hóa cuồng mà ra tay giết họ, rồi tự sát. Xác của Châu và đứa con nghiệp chướng được chôn tận ngoài đồng vắng, vì dân làng rất ghê sợ và nguyền rủa, xa lánh… Sau này, kề bên đôi mộ mọc lên một loài cây thân mộc, có hoa hình vuông nhưng trái lại hình tim. Cả hoa và trái đều đỏ rực và thơm bát ngát. Khi chúng tôi còn nhỏ, nó đã là một cây cổ thụ gần trăm tuổi, sừng sững giữa cánh đồng làng, không ai dám đốn. Những người cùng thời với câu chuyện ấy giờ đã ra người thiên cổ, những người già biết được chuyện này cũng không nhiều… Chắc hẳn, ít ai ngoài chúng tôi, lớp trẻ hậu sinh này, biết đươc rằng trong câu chuyện truyền thuyết, đứa con trai của Bảo Châu chính là vong hồn của Hoàng Hạ hóa thành vì tiếc nuối tình xưa. Và tuy có hoang đường, nhưng sự thật chuyện là như vậy… Đến giờ, cây cổ thụ-cây tim vuông-vẫn đứng hiên ngang tỏa bóng giữa đồng vắng, vi vu ca hát, ôm ấp đôi mộ cổ và tỏa hương như vỗ về, ru giấc cho cặp tình nhân (hay là ru giấc cho linh hồn cho người mình yêu?) ngủ say-yên giấc trong một giấc mơ oan cừu, cay đắng./. VINH.NTBC. Thủ Đức, hè 1999 . SỰ TÍCH CÂY TIM VUÔNG Ở làng tôi, có một cây cổ thụ giữa đồng vắng, mọc kề bên hai nấm mộ nằm sát nhau, quanh năm rợp mát. Cây rất lạ là có hoa vuông vức, chia ra làm. tượng của làng tôi, người ta đặt là cây tim vuông, mà sự tích của nó lại gắn liền với truyền thuyết của một chuyện tình không hay ho lắm. Thuở nhỏ, cây tim vuông đã in sâu vào tiềm thức bọn trẻ. bát ngát của hoa tim vuông, quả thật là mảnh sân chơi rất lý tưởng. Dưới bóng mát của cây tim vuông, bọn trẻ chúng tôi hồn nhiên chơi những trò chơi tình yêu, mà chuỗi hoa tim vuông, bao giờ cũng

Ngày đăng: 03/11/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w