THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT TIÊU BIỂU 1. Voi (Tên khoa học: Elephas maximus) Cách đây 30 năm, Việt Nam có tới 2000 con voi. Hiện nay còn khoảng 150 con. Đàn voi bị phân tán thành nhiều đàn nhỏ, khả năng sinh sản rất thấp vì thiếu con đực, do bị săn bắt để lấy ngà. Ngày nay mối đe doạ lớn nhất của voi là bị thu hẹp sinh cảnh sống do hoạt động của con người. Voi rừng của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, nếu không kịp thời hàng động để bảo vệ chúng. Trên toàn quốc có khoảng 9 tỉnh có voi rừng sinh sống là Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận. Đặc điểm chung. Voi đực cao 2,5 – 3,0 . Voi cái cao: 2,0 – 2,5 m. Trong lượng 3500 kg đến 5000 kg. Da màu nâu sẫm đến xám. Tuổi trưởng thành trên 15 năm. Tuổi thọ bình quân 60 – 80 năm. Toàn thân có lông ngắn. Vòi dài dùng để nhặt thức ăn. Tao to luôn quạt để giảm thân nhiệt. Con đực có ngà, con cái không có. Đặc điểm sinh thái. Có khả năng thích nghi với nhiều loại rừng. Sống gần nguồn nước.Voi ưa thích sống ở dạng rừng thứ sinh, rừng hỗn giao tre, nứa, gỗ, dây leo xen với các trảng cỏ.Voi ăn thực vật,hàng ngày một con voi trưởng thành cần khoảng 200 kg thức ăn và khoảng 100 – 150 lít nước. Tập tính. Voi sống theo đàn có tổ chức, đầu đàn thường là con cái trưởng thành. Voi đực trưởng thành hoặc giá yếu thường tách đàn để sống đơn lẻ. Voi di chuyển theo mùa để kiếm thức ăn, nước và đất mặn để bổ sung muối khoáng cho cơ thể. Mùa khô hiếm thức ăn, một ngày đàn voi có thể di chuyển tới 30 km, trên diện tích rộng khoảng 40 000 ha và thường tập trung ở những điểm nhiều thức ăn, nơi ít bị quấy nhiễu. Ban ngày Voi tường tránh nóng trong rừng gần nguồn nước, ban đêm đi ăn từ 18-19 giờ đến 3-4 giờ sáng hôm sau. Thời gian kiếm ăn sớm hay muộn, dài hay ngắn còn phụ thuộc thời tiết, mùa tròng trong năm, vùng khí hậu. Khi mất nơi sống thích hợp thì voi có thể ra ruộng, rẫy để kiếm ăn, dẫn đến xung đột giữa voi và người. Voi có trí nhờ tốt, tập tính bảo vệ đồng loại cao, có khả năng “nhớ dai” và “trả thù”, nhất là khi bị săn lùng, bẫy, bắn, bị thương hoặc bị xua đuổi ra khỏi vùng sống. Đàn voi thường quay lại những nơi đã tìm thấy nguồn thức ăn, nước và muối. Voi có khứu giác, thính giác phát triển hơn thị giác, nên có khả năng phát hiện mùi từ xa trước khi có thể nhìn thấy. 2. Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) Kích thước: Chiều dài đuôi: 300 mm. Chiều cao đến vai: 840 mm Trọng lượng: 80 – 100 g Đặc điểm: Là loài thú mới phát hiện ở Việt Nam. Ngoại hình giống Dê và Sơn dương. Bộ lông ngắn màu nâu sẫm. Điểm nổi bật là có vằn trắng trên mặt. Sừng dài cong, nhọn, sắc, sừng cá thể trưởng thành dài 500 mm. Tuyến dưới mắt to tiết ra chất để thông tin với con cái. Phân bố: ở Lào và Việt Nam Đặc điểm sinh thái. Sống và kiếm ăn đơn độc vào sáng sớm và xế chiều. Đôi khi kiếm ăn đêm. Sống trong rừng xanh ẩm ướt. 3. Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) Đặc điểm. Ngoại hình giống Hoẵng thường, nhưng cở lớn hơn. Nhiều màu lông từ nâu cam đến nâu đen. Con đực có sừng. Đặc điểm nổi bật là sừng to, có con sừng có 3 nháng, có con 2 nhánh. Đầu gốc sừng dày hơn gốc sừng Hoẵng thường. Phân bố: Lào, Camphuchia, Việt Nam. Đặc điểm sinh thái. Kiếm ăn lẫn đêm cả ngày. Thức ăn giống như Hoẵng thường. Mang lớn thường sống ở rừng ẩm ướt, rừng khô, rừng hỗn giao hoặc ở nơi có độ cao khoảng 800 m so với mặt nước biển. 4. Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) Đặc điểm. Ngoại hình giống Hoẵng nhưng cở nhỏ hơn. Mặt và 4 chân có màu đen. Lần đầu tiên thấy ở Việt Nam vào năm 1997. Có thể chúng sống trong rừng sâu trên dãy Trường Sơn cả Lào và Việt Nam 5. Hổ (Panthera tigris) Kích thước: Chiều dài đầu đến thân: 140 – 2800 mm. Chiều dài đuôi: 600–950 mm. Trọng lượng: 150 – 200 kg. Đặc điểm. Cở to nhất trong các loài thú họ mèo ở châu Á. Bộ lông màu vàng kim đến vàng xám tuỳ thuộc vào môi trường sống và tuổi của từng con. Có vằn màu đen chạy ngang thân. Lông bụng màu nhạt hơn. Đầu tròn, mắt màu vàng kim. Lông trên mặt màu trắng. Đệm thịt dưới chân to, móng sắc, nhọn. Đuôi dài và có vằn nằm ngang từng khúc màu đen. Phân bố: Thái Lan, Lào, Camphuchia, Việt Nam, Mianam, Malaixia. Đặc điểm sinh thái. Sống ở rừng thấp, gần nguồn nước, có thức ăn dồi dào. Thích nghi với nhiều loại rừng như rừng ẩm ướt, rừng hỗn giao. Săn các con mồi to và vừa như bò rừng, trâu rừng, nai, bò mộng; thường ăn thịt mông trước, còn thừa đem giấu đi, sau đó quay trở lại ăn hết. Săn mồi cả đêm lẫn ngày. Bơi rất giỏi. Con đực thường dùng móng cào đất hoặc tiểu tiện vào cây để đánh dấu lãnh thổ của mình. 6. Chà Vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus ) Kích thước. Chiều dài của đầu đến thân 530 – 630 mm Đặc điểm. Cà vá chân nâu là một loại Voọc được coi là đẹp nhất thế giới. Chân có lông màu đỏ hung, bụng và lưng có màu trắng lẫn đen, phần dưới cổ và bả vai có màu đen, tay có hai màu: từ khuỷ tay đến cổ tay màu trắng, phần từ khuỷ tay đến nách màu xám. Lông quanh má và miệng màu trắng, dài ở má, quanh khoé mắt có màu vàng gạch, đuôi màu trắng bẩn. Phân bố. Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam thường tập trung ở toàn bộ vùng sinh cảnh Trung Trường Sơn. Đặc điểm sinh thái. Thường sống ở rừng ẩm ướt, rừng hỗn giao và rừng có độ cao từ 200 1400 m so với mặt biển. Sống thành bầy đàn. Thức ăn chính là các loại hoa, ngọn cây non, lá non, một số loại trái cây. Chà vá chân nâu có thể ăn tới 450 loại thảo mộc 7. Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea) Kính thước và trọng lượng. Tương tự Chà vá chân nâu Đặc điểm. Tương tự Chà vá chân nâu, nhưng lông ở đùi màu xám sẫm chứ không đỏ như Chà vá chân nâu. Phân bố. Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam phân bố ở phía Nam đèo Hải Vân trong khu vực Trung Trường Sơn Đặc điểm sinh thái. Cũng giống như Chà vá chân nâu. Sống ở rừng ẩm ướt, rừng nguyên sinh, trên núi cao; sống thành bầy đàn, bao gồm nhiều voọc đực và voọc cái. Mỗi đàn có khoảng 4-5 con. 8. Vượn đen má trắng (Hylobates concolor leucogenys) Kích thước. Chiều dài đầu đến thân 450 –630 mm Trọng lượng. Thường con cái nặng 5,8 kg. Con đực nặng 5,6 kg Đặc điểm. Không có đuôi. Có thể phân biệt con cái và con đực qua bộ lông. Con đực có lông thân màu đen, má màu trắng rõ hơn. Con cái có lông màu vàng, hoặc trắng đục, ngoại trừ thóp hoặc đỉnh đầu màu đen. Phân bố. Miền bắc nước Lào và Ở Việt Nam có ở phía bắc khu vực đèo Hải Vân. Đặc điểm sinh thái.Sống và kiếm ăn trên ngọn cây cao, kiểu gia đình nhỏ, gồm con bố, con mẹ và khoảng 2-3 con con, có lãnh thổ riêng. Tiếng kêu giữa con đực và con cái có sự phối hợp với nhau, tiếng kêu của con đực thường gấp gáp hơn con cái. 9. Vượn đen má hung (Hylobates gabriellae). Kích thước. Tượng tự vượn đen má trắng. Trong lượng. Thường có trọng lượng 5,75 kg. Đặc điểm.Có sự phân biệt giữa con đực và con cái; bộ lông con đực màu đen, quanh má lông màu đồng đỏ, cằm lông màu trắng. Con cái bộ lông vàng nhạt hoặc trắng đục. Khi còn nhỏ, thân có lông trắng mịn kể cả con đực và con cái. Phân bố: Vùng đông bắc Camphuchia và miền Nam Việt Nam. Đặc điểm sinh thái. Sống trên cây cao giống vượn đen. Thức ăn gồm trái cây và các lá non. Kiếm ăn ban ngày, bằng cách đu hoặc chuyền trên các cành cây. Tiếng kêu của con đực và con cái có sự phối hợp với nhau, thường thì con cái kêu xong rồi con đực mới lên tiếng. Những bản tính khác của loài vượn này tương tự như loại Vượn đen và Vượn đen má trắng. 10. Gấu ngựa (Ursus thibetanus) Kích thước. Chiều dài đầu đến thân 1200 – 1500mm. Chiều dài đuôi: 65 – 100mm. Trọng lượng. 150 –160 kg. Đặc điểm. Gấu lớn, đầu to, mắt đỏ, tai tròn, chân to, béo, khoẻ, đuôi ngắn, có 5 ngón dài, móng ngắn và thô. Bộ lông dài, thô, đen, Lông ngực có hình chữ V màu trắng. Con đực lớn hơn con cái một ít. Phân bố. Thái Lan, Lào, Việt Nam Nhật Bản, Trung Quốc Đặc điểm sinh thái. Sống ở rừng rậm và có khí hậu mát mẻ, rừng núi đá vôi. Thức ăn gồm thịt động vật, hoa quả, lá cây, măng, xác động vật, sâu bọ, mật ong, hoặc ấu trùng ong. Đôi khi kiếm ăn ở vùng đất canh tác. Kiếm ăn ban đêm, trèo cây không giỏi lắm, thường tước vỏ cây để tìm sâu bọ làm thức ăn, hoặc đó là cách đánh dấu chủ quyền làm lãnh thổ của mình. Sống và kiếm ăn một mình. Chỉ khi mùa động dục hay thời gian nuôi con nhỏ mới kiếm ăn theo đôi, hoặc thành bầy nhỏ. Mang thai khoảng 7- 8 tháng. Mỗi lần đẻ hai con trong các hốc cây hoặc trong hang. Gấu ngựa tương đối dữ, mỗi khi giật mình hoặc nghi ngờ điều gì thì đững lên bằng hai chân sau và dùng hai chân trước vồ lấy kẻ thù, hoặc dùng những chiếc răng rất khoẻ để cắn. 11. Gấu chó (Ursus malayanus). Kích thước. Chiều dài đầu và thân 1000 – 1400 mm. Chiều dài đuôi: 30 –70 mm Trọng lượng. 27 –65 kg Đặc điểm. Nhỏ nhất trong các loài gấu. Bộ lông ngắn, đen, tai tròn nhỏ, xung quanh mặt và mũi màu trắng vàng hoặc trắng đục, trước ngực có lông màu trắng hình chữ U hay lưỡi liềm. Phân bố:Thái Lan, Lào, Việt Nam Nhật Bản, Trung Quốc Đặc điểm sinh thái. Sống ở nhiều loại rừng, thường ở những vùng đất thấp hơn vùng Gấu ngựa sống. Thức ăn gồm động vật lẫn thực vật, có khi ăn dừa, quả cọ, hoặc cây ở nương rẫy, thức ăn ưa thích nhất là ong và mật ong. Kiếm ăn đơn độc ban đêm, sống ghép đôi vào mùa động dục. Tầm nhìn không tốt, nhưng khứu giác tốt. Ngũ trên cây. Khi nghi ngờ hoặc ngửi thấy mùi thì đứng lên bằng hai chân sau và hếch múi lên hít. Giao phối quanh năm, mỗi lần đẻ 2-3 con, con mới sinh chưa mở mắt và không có lông, khi lớn tách mẹ sống đơn độc. . Vượn đen và Vượn đen má trắng. 10 . Gấu ngựa (Ursus thibetanus) Kích thước. Chiều dài đầu đến thân 12 00 – 15 00mm. Chiều dài đuôi: 65 – 10 0mm. Trọng lượng. 15 0 16 0 kg. Đặc điểm. Gấu lớn, đầu. THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT TIÊU BIỂU 1. Voi (Tên khoa học: Elephas maximus) Cách đây 30 năm, Việt Nam có tới 2000 con voi. Hiện nay còn khoảng 15 0 con. Đàn voi bị phân tán. sống. Thức ăn gồm động vật lẫn thực vật, có khi ăn dừa, quả cọ, hoặc cây ở nương rẫy, thức ăn ưa thích nhất là ong và mật ong. Kiếm ăn đơn độc ban đêm, sống ghép đôi vào mùa động dục. Tầm nhìn